Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc sinh nhờ AI, ChatGPT để học bài

Học sinh nhờ AI, ChatGPT để học bài

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong học tập đang ngày càng phổ biến với học sinh. Hầu như học sinh nào cũng sử dụng AI, ChatGPT nhưng làm sao để không bị lạm dụng, “đối phó” trong việc học tập và làm bài?

Từ học sinh lớp 5 tới lớp 12 đều dùng ChatGPT để học văn

Nguyễn Thị Phương Thảo, sinh viên năm 2 ngành sư phạm tiểu học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho hay khi làm gia sư cho 2 học sinh (HS) lớp 5, bạn bất ngờ một ngày nhận được 2 bài văn gần như “sinh đôi”. Cùng miêu tả Phú Quốc, 2 bài văn tả cảnh đẹp na ná nhau từ cấu trúc, diễn đạt, hình ảnh… Hỏi ra mới hay, cả hai đều dùng ChatGPT hỗ trợ.

Học sinh nhờ AI, ChatGPT để học bài- Ảnh 1.

Nhiều học trò dùng ChatGPT trong quá trình ôn tập, làm toán, học văn

ẢNH: UYÊN PHƯƠNG LÊ

Cũng dùng AI giúp làm văn, P.H.N, HS lớp 8 Trường THCS Chi Lăng (Q.4, TP.HCM) từng sao chép toàn bộ bài văn tả chuyến tham quan cố đô Huế từ ChatGPT. Lý do là “cô giáo đã yêu cầu tả cảnh ở Huế nhưng trong lớp chưa ai được đến Huế, em không làm được nên đành thú thật với cô là đã dùng ChatGPT làm bài”.

Nguyễn Minh Hùng, lớp 12 và là thành viên đội tuyển HS giỏi văn Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM, thừa nhận có dùng ChatGPT để tìm liên hệ dẫn chứng. “Do cần tìm hiểu nhiều tác phẩm ngoài chương trình, em nhờ ChatGPT tóm tắt những quyển sách dài mà bản thân không có thời gian đọc, ví dụ như Những người khốn khổ của Victor Hugo”, nam sinh chia sẻ.

Theo đánh giá của Hùng, ChatGPT có khả năng tóm tắt tác phẩm sâu sắc, sát với nguyên tác, đặc biệt là các tác phẩm nước ngoài vì nó có khả năng tiếp cận nhiều nguồn tài liệu tiếng Anh, tiếng Pháp. Điều này giúp bạn tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn so với việc tra cứu thủ công trên Google.

CHATGPT VIẾT VĂN, GIẢI TOÁN NHƯ THẾ NÀO ?

Để “thử sức” ChatGPT, chúng tôi nhập thử đề kiểm tra giữa kỳ môn ngữ văn của một lớp 10, Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, TP.HCM vừa qua “Hãy viết bài văn nghị luận bàn về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay”. Kết quả, AI cho chúng tôi bài văn dài 612 chữ trong chưa đầy 10 giây. Bài văn đầy đủ mở, thân, kết với các luận điểm khá chặt chẽ gồm: giải thích khái niệm “lối sống phông bạt”, phân tích hậu quả của lối sống này và đề xuất giải pháp từ góc nhìn khách quan và chủ quan.

Tương tự, với môn toán, chúng tôi nhập câu hỏi trong đề kiểm tra toán giữa kỳ 1, lớp 12 Trường THPT Trưng Vương, Q.1, TP.HCM, nhờ ChatGPT giải thì hiện ra đáp án và hướng dẫn giải bài trong tích tắc. Đây là bài toán thực tế về việc sản xuất sản phẩm thiết bị trường học để đạt lợi nhuận cao nhất, ChatGPT đã nêu từng bước làm: đặt phương trình và tính đạo hàm. Thậm chí, ứng dụng AI này còn giải thích vì sao nên chọn nghiệm là 50 thay vì chọn -16,67.

Song không phải lần nào ChatGPT cũng giải bài đúng. Nguyễn Lê Khôi Việt, lớp 9 Trường THCS Tăng Bạt Hổ, Q.4, kể từng dùng ChatGPT để giải bài tập đọc hiểu nhưng không được điểm. Cụ thể, khi nêu các thao tác lập luận trong một đoạn trích văn bản, ChatGPT đã trả lời là “giải thích, minh họa và so sánh”. HS trên chép đáp án của ChatGPT nhưng không đúng vì không có thao tác “minh họa”, tên chính xác phải là “chứng minh”.

Còn Nguyễn Vũ Hồng Ân, lớp 11A15 Trường THPT Trưng Vương, Q.1 (TP.HCM), nhớ lại có lần bạn điền đáp án theo sự hướng dẫn của ChatGPT, kết quả chưa được 5 điểm môn hóa. “Các câu trả lời từ AI đều có phần giải thích nhưng thông tin bị sai. Thậm chí, cùng một đề nhưng nếu hỏi 2 lần, AI vẫn có thể cho ra 2 đáp án khác nhau”, Hồng Ân ví dụ.

Nguyễn Minh Hùng, HS Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, cho rằng HS không nên quá phụ thuộc vào công nghệ. “AI chỉ chính xác với các tác phẩm, tác giả, vấn đề phổ biến, quen thuộc. Với những tác phẩm ít được biết đến, AI dễ đưa thông tin sai lệch, vì vậy cần kiểm chứng lại trước khi tiếp nhận”, Hùng lý giải.

Học sinh nhờ AI, ChatGPT để học bài- Ảnh 2.

Sử dụng AI để học tập ngày càng phổ biến với học sinh từ THCS, THPT

ẢNH: UYÊN PHƯƠNG LÊ

SỬ DỤNG AI NHƯ “CON DAO HAI LƯỠI”

Dương Duy Khang, sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM, gia sư tại công ty eTeacher, dạy các môn toán, lý, hóa, sinh thừa nhận HS bậc THCS, THPT hiện nay thường xuyên dùng ChatGPT trong quá trình học tập, ôn luyện.

“Khi đi dạy, để kiểm chứng HS tự làm bài hay đã dùng AI, tôi hỏi em đó giải thích cặn kẽ hơn về quá trình giải bài. Vì sao làm bước này; vì sao dùng công thức này mà không phải công thức kia”, Khang cho biết kinh nghiệm.

“ChatGPT không phải lúc nào cũng cho ra kết quả đúng. Theo tôi, đây có thể là một công cụ học tập ổn nếu HS nắm được kiến thức, hiểu được cách làm. Hoặc với một số bài giải các môn khoa học tự nhiên, ChatGPT cũng cho HS biết với bài này cần lưu ý thông tin gì, sử dụng công thức nào để quá trình ôn tập được dễ dàng. Tuy nhiên, nếu HS chỉ biết “dán” đề bài, chép kết quả thì lúc này, “con dao hai lưỡi” ChatGPT sẽ làm đau chính HS. HS lệ thuộc vào nó, dần dần lười suy nghĩ, không còn tư duy, sáng tạo được”, Duy Khang nhận định.

Nhiều HS cũng cho rằng không nên sa đà, lệ thuộc hoàn toàn vào AI nếu muốn phát triển việc học một cách bền vững hơn. Ngô Gia Huy, lớp 12 Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP.Thủ Đức (TP.HCM), cho biết em dùng ChatGPT để kiểm tra lại kết quả giải bài tập toán, lý, hóa mà mình đã giải xong. Còn trong trường hợp chưa nghĩ ra cách làm, bạn sẽ yêu cầu ChatGPT giải thích cách làm, từng bước chi tiết.

Tương tự, Trần Hoàng Gia Hân, lớp 11 Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, cho hay có thể ứng dụng ChatGPT để học vật lý và hóa học. Theo Hân, ChatGPT cung cấp nền tảng lý thuyết tốt cùng những ví dụ cụ thể. Như khi học bài sóng điện từ, bạn nhờ ChatGPT đưa ví dụ về wifi, GPS, radio… thì được giải đáp cụ thể, nhưng công nghệ này không phù hợp cho bài tập nâng cao vì cách giải khó hiểu và thiếu chính xác.

Một trường hợp khác, Lê Võ Gia Hòa, lớp 12 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, dùng AI để soạn nội dung thuyết trình các môn lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật. Với nam sinh, AI hỗ trợ bạn lên dàn ý chi tiết, thậm chí có công cụ tạo ra slide thuyết trình bài bản. Tuy nhiên, bạn không dùng slide sẵn từ đó mà chỉ tham khảo nội dung rồi tự thiết kế lại vì sản phẩm từ AI khá máy móc và không ấn tượng.

Anh Thái Thanh Tâm, sinh viên ngành sư phạm khoa học tự nhiên, Trường ĐH Sài Gòn, gia sư tại eTeacher, dạy môn toán cho HS lớp 8 cho rằng ChatGPT có thể hỗ trợ HS trong hệ thống kiến thức lý thuyết các môn học, để HS không mất thời gian tổng hợp, tìm kiếm trên các kênh khác. Tuy nhiên, Tâm yêu cầu HS không xem trước lời giải trên AI trước mỗi bài học mà trước đó, hai thầy trò phải học nắm vững kiến thức. HS giải bài xong, có thể tự kiểm tra lại đáp án trên ChatGPT, mở rộng nhiều cách làm khác nhau, có như vậy, HS mới thật sự có được kiến thức của mình mà không “vay mượn”.

“Học trò giỏi, thi đậu các trường tốp, đều không lệ thuộc công nghệ”

Cô Nguyễn Thị Trà My, giáo viên toán, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.Thủ Đức) đã nghỉ hưu, đang ôn luyện toán cho HS lớp 12 nhận định như vậy.

Cô My dẫn chứng nhiều HS của cô đậu các trường như Trường ĐH Công nghệ thông tin, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Kinh tế TP.HCM… đều có điểm chung là “có thể lên mạng lấy đề về để tự giải, trao đổi với bạn bè cùng thảo luận, tìm ra nhiều cách giải, chứ không phải nhờ AI giải giùm. GV là người đặt vấn đề để các HS tìm ra hướng giải quyết, gợi ý chìa khóa để gợi mở, chứ không phải là người giải đề giúp”. Và mục tiêu của các em này khi tới lớp ôn luyện toán, là cần một cộng đồng để cùng nhau ôn tập, có GV là người định hướng để ôn luyện theo từng giai đoạn, tránh bị sa đà.

Đáng chú ý, cô My cho biết nhiều học trò của cô là HS giỏi toán nhưng có điểm thi ngữ văn tốt nghiệp THPT cao, và đều không nhờ ChatGPT. Cô nói: “Các HS đọc nhiều báo chí, theo dõi tin tức trong nước và quốc tế, khi viết văn, các em biết liên hệ thực tiễn, nêu góc nhìn, quan điểm cá nhân khiến bài văn đó có dấu ấn cá nhân, cảm xúc riêng biệt – điều mà máy móc không thể làm được”.

Thúy Hằng




Nguồn: https://thanhnien.vn/hoc-sinh-nho-ai-chatgpt-de-hoc-bai-185241114202030595.htm

Cùng chủ đề

Băn khoăn siết dạy thêm, học thêm

Mặc dù ngày 14/2 quy định về siết dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) mới có hiệu lực, nhưng nhiều trường học tại Hà Nội đã nghiêm túc chấp hành. Dẫu thế, việc dừng dạy thêm, học thêm trong nhà trường có nguy cơ gây bất cập cho nhiều phía: Nhà trường, phụ huynh, học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp. ...

Ra mắt mô hình AI giúp theo dõi khối u ung thư ở cấp độ tế bào

Công ty BioTuring (trụ sở tại bang California, Mỹ) vừa công bố mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) có thể theo dõi thêm các chi tiết về khối u ung thư. ...

Vì sao hơn 150 học sinh Quảng Bình không đến lớp sau Tết?

(Dân trí) - Phản đối việc chuyển học sinh từ điểm trường lẻ đến điểm chính, nhiều phụ huynh tại Quảng Bình không đưa con em mình đến lớp sau Tết Nguyên đán. Vụ việc đang gây xôn xao tại Trường Tiểu học số 1 Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình khi hơn 150 học sinh vẫn chưa trở lại lớp sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.Nguyên nhân xuất phát từ việc phụ huynh phản đối quyết...

Vì sao hơn 150 học sinh tiểu học sau Tết Nguyên đán chưa thể đến trường

TPO - Chỉ vì phụ huynh phản đối việc chuyển từ điểm trường lẻ về trường chính mà hơn 150 học sinh Trường Tiểu học số 1 Quảng Phúc (phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) kể từ sau Tết Nguyên đán vẫn chưa thể đến trường. TPO - Chỉ vì phụ huynh phản đối việc chuyển từ điểm trường lẻ về trường chính mà hơn 150 học sinh Trường Tiểu học số 1...

Liên hợp quốc coi Việt Nam là đối tác quan trọng về chuyển đổi số và AI

Ngày 5/2, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ, đã có cuộc làm việc ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký, Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Năm mới đẹp mộc mạc với thời trang vải gai dầu

Năm mới là dịp để đón nhận những xu hướng mới trong thời trang, và vải gai dầu...

Rùng rợn ổ rắn độc hơn 100 con ở vườn nhà ngoại ô Sydney

Hôm nay (7.2), một tổ chuyên bắt rắn của Úc thông báo đã tìm ra ổ rắn gồm 102 con rắn độc ở vườn nhà ngoại ô Sydney, thành phố đông dân nhất xứ sở chuột túi. ...

Cách phục hồi sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với toàn bộ cơ thể, không chỉ giới hạn trong hệ tiêu hóa. ...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Lâm Đồng chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng giáo viên trước ngày 7-2

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng cho giáo viên theo nghị định 73 trước ngày 7-2. Chiều 5-2, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết đã chỉ đạo các đơn vị làm...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu công bố phương án tuyển sinh THCS, THPT trong tháng 2-2025

Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện gửi UBND các tỉnh, thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý dạy thêm học thêm ở cấp phổ thông. Theo công điện, Thủ...

Đề xuất bổ sung thêm quy định để siết dạy thêm, học thêm

Thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật cần quy định rõ hơn nữa với các hành vi Nhà giáo không được làm...

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm trường hợp vi phạm dạy thêm, học thêm

Thủ tướng yêu cầu các địa phương chỉ đạo cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh THCS, THPT trong tháng 2/2025 Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm gửi Bộ...

Xử lý nghiêm trường hợp vi phạm dạy thêm, học thêm

Thủ tướng giao lãnh đạo các địa phÆ°Æ¡ng chỉ đạo cÆ¡ sở giáo dục phổ thông thá»±c hiện quy định về dạy thêm, học thêm; xá»­ lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Yêu cầu trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập tại Công điện số 10 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm. Bên cạnh những kết...

Dự Luật Nhà giáo mới nhất: Bỏ đề xuất giáo viên được tăng 1 bậc khi xếp lương lần đầu

Ông Nguyễn Đắc Vinh cho biết dự Luật Nhà giáo mới nhất chỉnh lý theo hướng bỏ quy định cụ thể về tăng 1 bậc lương với giáo viên khi xếp lương lần đầu. Sáng 7-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý...

Mới nhất

Lãnh đạo Thành ủy dự phát động Tết trồng cây tại Quận Hai Bà Trưng

Kinhtedothi-Sáng nay, 7/2, tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô, UBND Quận Hai Bà Trưng tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025. Dự chương trình có: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong. Cùng dự có: Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm...

Đủ cách đối phó với thuế của ông Trump

Giới quan sát nhận định thâm hụt thương mại của Mỹ trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng, khi các doanh nghiệp tranh thủ tích trữ hàng hóa để tránh thuế cao. ...

Lãi suất ngân hàng hôm nay 7/2/2025 tăng mạnh kỳ hạn 9 tháng

Lãi suất ngân hàng hôm nay 7/2/2025, lãi suất huy động chính thức mất mốc cao nhất 6,8%/năm sau khi Eximbank điều chỉnh lãi suất huy động. Trong khi đó, kỳ hạn 9 tháng tăng mạnh tới 0,9%. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa điều chỉnh lãi suất huy động theo hướng tăng lãi suất các...

Ukraine chờ đợi kế hoạch chấm dứt xung đột từ Mỹ, áp lực lại “đè lên vai” Tổng thống Zelensky

Hãng thông tấn Interfax ngày 6/2 dẫn tuyên bố của Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết, người đồng cấp Mỹ Donald Trump chưa có kế hoạch chính thức nhằm chấm dứt chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.

Đề xuất bổ sung thêm quy định để siết dạy thêm, học thêm

Thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Mới nhất