Trang chủChính trịNgoại giaoHậu bầu cử, Đức thêm "đòn đau" vì hai từ yêu thích...

Hậu bầu cử, Đức thêm “đòn đau” vì hai từ yêu thích của ông Trump, Mỹ và châu Âu có nhiều thứ để mất

Với việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ đã khiến nhiều doanh nghiệp châu Âu lo ngại về làn sóng thuế quan có thể dẫn đến chiến tranh thương mại. Các doanh nghiệp có phản ứng thái quá hay Liên minh châu Âu (EU) cần chuẩn bị tốt hơn?

Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump cùng đồng minh và gia đình xuất hiện trên sân khấu tại Trung tâm Hội nghị West Palm Beach ở Florida, ngày 6/11. (Nguồn: AFP)
Ông Trump từng tuyên bố rằng, thuế quan là hai từ mà ông yêu thích nhất. (Nguồn: AFP)

Vị Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ là người thích thuế quan. Ông Trump từng tuyên bố rằng, thuế quan là hai từ mà ông yêu thích nhất.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên tại vị với tư cách là tổng thống Mỹ, ông đã đưa quy định thuế quan với một loạt các mặt hàng như máy giặt, tấm pin Mặt trời, thép và nhôm nhập khẩu… Điều này gây ảnh hưởng đến các quốc gia trên khắp thế giới, dù là đồng minh chính trị hay không.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống 2024, ông đã hứa hẹn nhiều hơn thế. Ông tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau đó tăng lên 20%. Bất kỳ hàng hóa nào từ Trung Quốc đều sẽ bị đánh thuế 60%.

Thuế quan – mối đe dọa với châu Âu

Ông Trump đã tập trung nhiều sự chú ý vào Trung Quốc, nhưng theo hãng tin DW, EU là “Trung Quốc thu nhỏ” với ông.

Mỹ đang có mức thâm hụt thương mại 240 tỷ USD với châu Âu. Các nước như Đức, Italy, Ireland và Thụy Điển là những nhà xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ và chiếm phần lớn mức thâm hụt này.

Trong khi đó, nền kinh tế hàng đầu thế giới cũng là đối tác thương mại lớn nhất của EU và dầu khí là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Mỹ sang khối 27 thành viên.

Vào cuối tháng 10, “người đàn ông thuế quan” cảnh báo rằng, ông không hài lòng với cán cân thương mại này và khẳng định châu Âu sẽ phải “trả giá đắt” nếu không nhập khẩu thêm hàng hóa từ Mỹ.

EU bán hàng hóa cho Mỹ nhiều hơn là mua từ nước này, nhưng cả hai có nhiều điểm chung và cũng có nhiều thứ để mất.

Xung đột thuế quan giữa hai bên cũng có thể trở thành vấn đề lớn đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nếu ông Trump tung loạt thuế quan mới, chắc chắn sẽ dẫn đến sự trả đũa tương ứng từ khối 27 thành viên. Điều này sẽ khiến hàng hóa châu Âu đắt hơn đối với người tiêu dùng Mỹ, đẩy giá cả nói chung lên cao và góp phần gây ra lạm phát.

Thuế quan cao của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc cũng có thể gây tổn hại cho châu Âu. Nếu Bắc Kinh không xuất khẩu sang Washington, họ sẽ tìm đến châu Âu, bán hàng hóa với giá rẻ hơn.

Đức thiệt hại nặng nề

Các chuyên gia cho biết, chính sách kinh tế mà ông chủ Nhà Trắng mới đề xuất sẽ gây ra những vấn đề lớn cho EU và đặc biệt là Đức.

Nhấn mạnh điều này, Niclas Poitiers, nghiên cứu viên tại viện nghiên cứu Bruegel chuyên về thương mại và kinh tế quốc tế nói, thuế quan của ông Trump là mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền kinh tế châu Âu, đặc biệt là các quốc gia hướng tới xuất khẩu như Đức.

“Nền kinh tế châu Âu vẫn đang chao đảo vì quyết định sai lầm khi mua năng lượng từ Nga và chịu ảnh hưởng từ nhu cầu giảm từ Trung Quốc. Thuế quan của ông Trump càng làm cho triển vọng kinh tế của châu Âu trở nên u ám hơn”, ông khẳng định.

Trong khi đó, ngay sau khi ông Trump đắc cử tổng thống, ông Clemens Fuest, chủ tịch Viện nghiên cứu kinh tế Ifo có trụ sở tại Munich (Đức) đã cảnh báo về một chương trình nghị sự bảo hộ rõ rệt dựa trên mức thuế nhập khẩu cao hơn và những hạn chế lớn hơn đối với thương mại quốc tế. Trung Quốc và có khả năng là cả châu Âu sẽ là những nền kinh tế “chịu trận”.

Viện Ifo tính toán rằng, mức thuế 20% đối với hàng hóa nhập khẩu có thể khiến kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Hoa Kỳ giảm khoảng 15% và gây thiệt hại kinh tế 33 tỷ EUR (tương đương 35,3 tỷ USD).

Viện Kinh tế Đức cũng tính toán, một cuộc chiến thương mại với mức thuế 10% ở cả hai bên có thể khiến nền kinh tế Đức thiệt hại 127 tỷ EUR trong nhiệm kỳ bốn năm của ông Trump tại Nhà Trắng.

Mức thuế 20% có thể khiến nền kinh tế Đức thiệt hại 180 tỷ EUR.

Kinh tế Đức tiếp tục chịu sức ép. (Nguồn: Getty Images)
Kinh tế Đức tiếp tục chịu sức ép. (Nguồn: Getty Images)

Mục đích của ông Trump

Tại châu Âu, đầu tàu kinh tế đang tăng trưởng chậm. Đức – nền kinh tế lớn nhất của EU – hiện đang hướng đến năm thứ hai liên tiếp suy thoái. Đất nước này đặc biệt phụ thuộc vào ngành công nghiệp ô tô để tăng trưởng. Mức thuế quan mới của Mỹ sẽ giáng “đòn đau” với Berlin.

Theo Liên đoàn Công nghiệp Đức công bố, EU cần tăng cường khả năng cạnh tranh của chính mình, củng cố năng lực phòng thủ và giải quyết các thách thức do Trung Quốc đặt ra.

Ưu tiên hàng đầu là ngăn chặn các mức thuế quan mới ngay từ đầu.

Nếu điều đó không hiệu quả thì sẽ cần các biện pháp đối phó, nhưng điều này cũng cần một “mặt trận” thống nhất từ ​​tất cả 27 quốc gia thành viên EU.

Bà Penny Naas, chuyên gia chính sách công tại Quỹ Marshall Đức của Mỹ tại Washington cho hay, ông Trump tin rằng thuế quan là một công cụ hiệu quả để thúc đẩy mục tiêu sản xuất trong nước và tạo đòn bẩy trong các cuộc đàm phán quốc tế.

“Tổng thống đắc cử coi thuế quan là một cách hiệu quả để cân bằng lại thâm hụt thương mại. Các ưu tiên thuế quan hàng đầu của ông có thể sẽ là thép, ô tô”, bà Penny Naas dự báo.

Bà Penny Naas nói thêm rằng, ông chủ Nhà Trắng mới đã sử dụng mối đe dọa về thuế quan để giành được sự nhượng bộ từ các đối tác thương mại trong quá khứ.

“Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu các quốc gia có thâm hụt thương mại đã bắt đầu đàm phán với để mua thêm hàng từ nền kinh tế hàng đầu thế giới”, chuyên gia chính sách công tại Quỹ Marshall Đức của Mỹ nêu quan điểm.

Còn ông Poitiers của Bruegel nhấn mạnh rằng, thuế quan của ông Trump sẽ không dẫn đến sự kết thúc của toàn cầu hóa và thương mại – điều mà một số người lo ngại.

Tuy nhiên, nhiệm kỳ tổng thống sắp tới của ông Trump có thể đánh dấu sự kết thúc của toàn cầu hóa do Mỹ lãnh đạo, ông Poitiers dự báo.

Mặc dù vậy, hầu hết các quốc gia vẫn quan tâm đến việc hợp tác và làm việc cùng nhau. Với châu Âu, điều quan trọng là khu vực này phải tiếp tục thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế sâu sắc hơn. “Châu Âu nên xây dựng liên minh với các quốc gia có cùng chí hướng để duy trì sự thịnh vượng trong tương lai”, ông Poitiers khẳng định.





Nguồn: https://baoquocte.vn/hau-bau-cu-duc-them-don-dau-vi-hai-tu-yeu-thich-cua-ong-trump-my-va-chau-au-co-nhieu-thu-de-mat-293683.html

Cùng chủ đề

Ông Trump bổ nhiệm vệ sĩ “lá chắn sống” làm Giám đốc cơ quan Mật vụ Mỹ

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Donald Trump bổ nhiệm người từng bảo vệ ông trong vụ ám sát hụt hồi giữa năm ngoái làm Giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ. Ngày 23/1, Tổng thống Trump thông báo bổ nhiệm ông Sean Curran làm Giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ. Ông Curran là đặc vụ kỳ cựu, từng bảo vệ Tổng thống trong vụ ám sát hụt vào tháng 7 năm ngoái.Mật vụ Mỹ được xem là "lá...

Ảnh chân dung chính thức của ông Trump gây chú ý

(Dân trí) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump công bố bức ảnh chân dung chính thức và ngay lập tức thu hút sự quan tâm của truyền thông Mỹ vì chi tiết đặc biệt. Chân dung chính thức của tổng thống và phó tổng thống thường được treo trong các tòa nhà liên bang và đại sứ quán Mỹ trên khắp thế giới. Các bức ảnh của ông Trump và ông Vance cũng sẽ được bán ra thị...

Khảo sát: Phần lớn người Mỹ không muốn sáp nhập đảo Greenland

(Dân trí) - Khảo sát do một trang tin Mỹ thực hiện cho thấy hơn 50% người tham gia không muốn sáp nhập hòn đảo lớn nhất thế giới, Greenland. Nguồn: https://dantri.com.vn/the-gioi/khao-sat-phan-lon-nguoi-my-khong-muon-sap-nhap-dao-greenland-20250116100631896.htm

Ông Trump suýt nữa bị kết án nếu không đắc cử

Trong báo cáo được Bộ Tư pháp Mỹ công bố hôm nay (14.1), công tố viên đặc biệt Jack Smith, hiện đã từ chức, kết luận rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump tham gia 'một nỗ lực hình sự chưa từng có'...

Ông Trump nói sẽ gặp Tổng thống Putin “rất sớm” sau khi nhậm chức

(Dân trí) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho hay ông sẽ sớm gặp nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin sau khi nhậm chức vào tuần tới. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết hôm 13/1 rằng ông sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin "rất sớm" sau khi nhậm chức vào tuần tới nhưng ông không đưa ra thời gian cụ thể cho cuộc gặp. Tuy nhiên, đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth công bố các ưu tiên sau khi tuyên thệ nhậm chức

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ngày 25/1 ra tuyên bố nêu rõ những ưu tiên hàng đầu của Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Thủ tướng Slovakia bác lời kêu gọi từ chức vì “lý do thân”… Tổng thống Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 25/1 đã bác bỏ lời kêu gọi từ chức của những người tổ chức biểu tình.

Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Bộ trưởng An ninh nội địa, có quan điểm tương đồng với ông Trump

Thượng viện Mỹ, do đảng Cộng hòa kiểm soát, ngày 25/1 đã phê chuẩn bà Kristi Noem - cựu Thống đốc bang South Dakota - làm Bộ trưởng An ninh nội địa.

Tòa án Hàn Quốc không đồng ý gia hạn giam giữ, luật sư lập tức yêu cầu trả tự do

Ngày 25/1, Tòa án quận trung tâm Seoul một lần nữa bác bỏ yêu cầu của các công tố viên về việc gia hạn thời gian bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Thư pháp tiếng Hàn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Thư pháp Hàn ngữ được Cục Di sản Hàn Quốc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

Được Mỹ bật đèn xanh, Venezuela có thể xuất khẩu khí đốt sang Trinidad & Tobago

Venezuela và Trinidad & Tobago, cùng các công ty tham gia dự án chung ngoài khơi, đã bắt đầu đàm phán giá để xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Caracas sang đảo quốc Caribbean.

Thúc đẩy doanh nghiệp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững

Diễn đàn VCSF 2024 là dịp để cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục chung tay khẳng định niềm tin và những nỗ lực của doanh nghiệp trong tiến trình hiện thực hóa mục tiêu đưa mức phát thải ròng về "0' vào năm 2050.

Cùng chuyên mục

Thí điểm thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Thị trường carbon tại Việt Nam sẽ được triển khai thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028 và giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2029.

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế

Tại cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio khẳng định mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế. Tối 24/1, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio. ...

Tổng thống Trump trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ bước vào thời hoàng kim?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Ngành đường của một quốc gia Đông Nam Á lao đao do lệnh cấm đột ngột từ Trung Quốc

Trung Quốc, thị trường nhập khẩu đường chủ lực của Thái Lan, đột ngột áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đường lỏng và bột trộn sẵn từ quốc gia Đông Nam Á này, gây thiệt hại ước tính lên tới 1 tỷ Baht (tương đương 29,5 triệu USD).

[Video] Quan hệ Việt Nam – Vương quốc Anh qua lời chúc Tết của các nhà ngoại giao

Video chúc mừng năm mới của Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Iain Frew và Tổng Lãnh sự Anh tại Thành phố Hồ Chí Minh Alexandra Smith gửi gắm những thông điệp ý nghĩa về quan hệ đối tác Việt Nam - Vương quốc Anh qua góc nhìn văn hóa và phát triển hiện đại. Mở đầu video, Đại sứ Iain Frew xuất hiện tại Đền Ngọc Sơn, một địa danh biểu tượng...

Mới nhất

Nửa đêm đi làm về thấy mẩu giấy con gái để ở giường, bố mẹ vừa đọc vừa khóc

(Dân trí) - "Con biết ba và mẹ rất vất vả nên con đã bật nước, trải chăn cho ba mẹ cảm thấy thoải mái, để cho lưng của ba và mẹ không bị đau nhé" - đọc mẩu giấy con gái để trên giường, vợ chồng anh Tuấn bật khóc. Đã quá nửa đêm, anh Nguyễn Anh Tuấn (36...

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth công bố các ưu tiên sau khi tuyên thệ nhậm chức

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ngày 25/1 ra tuyên bố nêu rõ những ưu tiên hàng đầu của Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Chứa chan tình cảm, lắng đọng nghĩa tình

Kinhtedothi-Do điều kiện thời tiết không thuận lợi nên đoàn công tác chỉ có thể trực tiếp ghé thăm, chúc Tết, tặng quà 2 nhà giàn. Quãng thời gian dù ngắn ngủi nhưng cũng đủ để trao gửi tình cảm, hơi ấm, nghĩa tình từ đất liền đến với nơi đầu sóng ngọn gió giữa trùng khơi bao la. Nhà...

Giá vàng hôm nay 26/1/2025 tiến sát mốc cao lịch sử

Giá vàng hôm nay 26/1/2025, giá vàng thế giới giao ngay tiến sát mốc cao lịch sử từng lập được trong tháng 10/2024. Nhiều chích sách mới của Tổng thống Donald Trump tác động tới thị trường tài chính. Giá vàng giao ngay chốt tuần ở mức 2.770 USD/ounce, cách không xa mức đỉnh lịch sử 2.788 USD/ounce hồi tháng...

Ukraine bắt giữ một Đại tá

Ukraine bắt giữ một Đại tá; Ukraine tập kích nhà máy dầu Nga,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/1. Đại tá Ukraine bị bắt giữ Cập nhật tình hình chiến sự Nga - Ukraine, tờ Business Insider (Mỹ)...

Mới nhất