Trang chủKinh tếNông nghiệpLa liệt động vật hoang dã quý hiếm "hiện ra" ở một...

La liệt động vật hoang dã quý hiếm “hiện ra” ở một khu rừng Bình Thuận, có gà rừng, con mang đỏ

Sau thời gian đặt bẫy ảnh, Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đã ghi nhận được 24 loại chim, loài thú là động vật rừng, động vật hoang dã; trong đó, có những loài nguy cấp, quý, hiếm cần phải được bảo tồn.

Viện Sinh thái học miền Nam đã phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) triển khai hoạt động thực địa lắp đặt bẫy ảnh thu số liệu tại lâm phận rừng phòng hộ.

Viện Sinh thái học miền Nam sử dụng bẫy ảnh, thiết bị chụp ảnh tự động dựa trên cảm biến nhiệt và hồng ngoại, để ghi nhận hình ảnh các loài thú kiếm ăn trên mặt đất ở rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc.

Đặt bẫy ảnh

Một con chà và chân đen, một trong những loài động vật rừng quý hiếm, động vật hoang dã đã “lọt” vào ống kính của “bẫy ảnh”. Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc.

Để bảo đảm tính đại diện, các điểm bẫy ảnh được thiết lập theo ô lưới ngoài hiện trường ở sinh cảnh rừng khộp rụng lá. 

Các điểm bẫy ảnh cách nhau khoảng 500 mét. Mỗi điểm bẫy ảnh có một máy ảnh được lắp đặt. 

Các bẫy ảnh được Viện Sinh thái học miền Nam đã phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) gắn chặt vào các thân cây ở chiều cao từ 20 đến 40cm so với mặt đất nhằm tối đa hóa khả năng ghi nhận loài mục tiêu của nghiên cứu. Tổng cộng có 36 máy bẫy ảnh được lắp đặt.

Đặt bẫy ảnh

Một con tê tê Java. Tê tê java là một trong những loài động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ. Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc.

Sau một thời gian, dữ liệu được trích xuất từ bẫy ảnh sau khi được thu hồi đã được tiến hành kiểm kê, định danh.

Qua phân tích bằng các phương pháp thống kê hiện đại đã ghi nhận được 24 loài chim và thú khác được ghi nhận. Trong đó, có những loài nguy cấp, quý, hiếm như: chà vá chân đen, tê tê java, công, sơn dương, khỉ đuôi lợn…

Đặt bẫy ảnh

Hình ảnh một con công đưc. Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc.

Theo Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới có có 5 loài ghi nhận được là loài nguy cấp, quý, hiếm; cực kỳ nguy cấp: chà vá chân đen, tê tê java; nguy cấp: công; sắp nguy cấp: sơn dương, khỉ đuôi lợn.

Bên cạnh đó, 4 loài thuộc Nghị định 64/2019/NĐ-CP; 4 loài thuộc nhóm IB và sáu loài thuộc nhóm IIB của Nghị định 84/2019/NĐ-CP.

Đặt bẫy ảnh

Một con khỉ đuôi lợn trưởng thành. Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc

Theo Viện Sinh thái học miền nam, trong số các loài có giá trị bảo tồn, khỉ đuôi lợn là loài phổ biến, được ghi nhận nhiều nhất với 88 lần tại 22 điểm bẫy ảnh. 

Các loài nguy cấp, quý, hiếm còn lại đều chỉ được ghi nhận không quá 5 lần ở tối đa 2 điểm bẫy ảnh.

Điều đó cho thấy, các loài có giá trị bảo tồn cao này đều không phổ biến ở khu vực khảo sát. chà vá chân đen là loài linh trưởng sống trên cây nên số lượng ghi nhận ít của loài trên mặt đất.

Đặt bẫy ảnh

Một con sơn dương lọt vào “bẫy ảnh” trong rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc.

Sơn dương chỉ có 5 ghi nhận về sinh thái của loài; vì đây là lần đầu tiên động vật này được ghi nhận tại rừng khộp rụng lá ở Việt Nam. 

Sự hiện diện của tê tê và công chỉ có 2 ghi nhận, làm nổi bật giá trị đa dạng sinh học của rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc.

Vấn nạn săn bắt trái phép động vật hoang dã đã dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng của hai loài trên khắp Việt Nam. Bên cạnh đó, bẫy ảnh còn ghi nhận được các hoạt động của con người rất phổ biến trong rừng.

Đặt bẫy ảnh

Bẫy ảnh được một con chồn bạc má. Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc

Đặt bẫy ảnh

Một con mang đỏ trong khu rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc.

Đặt bẫy ảnh

Một con gà rừng (gà rừng trống) lọt vào bẫy ảnh trong khu rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc.

Rừng chung đang sở hữu tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, độc đáo, có tiềm năng du lịch sinh thái. 

Các loài có giá trị bảo tồn nhất ở rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận là chà vá chân đen, tê tê java, chim công và loài sơn dương. 

Do đó, tỉnh Bình Thuận cần tăng cường các hoạt động tuần tra, bảo vệ rừng và xây dựng kế hoạch giám sát đa dạng sinh học định kỳ để kịp thời đánh giá, cập nhật hiện trạng và diễn biến đa dạng sinh học, cung cấp thông tin phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững.

Đặt bẫy ảnh

Sóc bụng đỏ. Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Đặt bẫy ảnh

Một loài động vật hoang dã lọt vào máy ảnh là con mèo rừng. Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Ngoài ra, cần thiết có thêm các chương trình giám sát động vật hoang dã bằng bẫy ảnh tại các diện tích rừng tự nhiên của tỉnh Bình Thuận nhằm kịp thời theo dõi diễn biến đa đạng sinh học, cung cấp các thông tin hữu ích phục vụ bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững.





Nguồn: https://danviet.vn/la-liet-dong-vat-hoang-da-quy-hiem-hien-ra-o-mot-khu-rung-binh-thuan-co-ga-rung-con-mang-do-20241107141230546.htm

Cùng chủ đề

Hình ảnh “gia đình thú rừng” nhởn nhơ kiếm ăn trong rừng Quảng Trị

(NLĐO) - Hình ảnh từng đàn thú rừng nhởn nhơ kiếm ăn trong rừng là minh chứng cho thấy môi trường sống của động vật được gìn giữ, bảo vệ tốt ...

Tiết lộ tên gọi của hà mã baby siêu dễ thương ở vườn thú Hà Nội

TPO - Bé hà mã con đầu tiên sinh ra ở Vườn thú Hà Nội đã được đặt tên Mã Nam, tên gọi do một học sinh lớp 2 ở huyện Đông Anh (Hà Nội) đặt với ý nghĩa: “Mã” gợi nhớ đến loài Hà Mã, còn “Nam” thể hiện tâm hồn dân tộc Việt Nam. 22/01/2025 | 11:00 ...

‘Rùa vàng kích tài lộc’ bán trên vỉa hè TP.HCM, kiểm lâm nói là rùa tai đỏ gây hại

Một số người bày bán rùa, ba ba trên vỉa hè ở TP.HCM, giới thiệu 'rùa vàng kích tài lộc', tuy nhiên kiểm lâm nói đây là rùa tai đỏ ngoại lai gây hại. ...

Bẫy ảnh bất ngờ ghi nhận nhiều động vật quý hiếm tại khu bảo tồn ở Quảng Nam

(NLĐO) – Tại Khu bảo tồn voi tỉnh Quảng Nam, ngoài đàn voi 8 con đang sinh trưởng còn có rất nhiều loài động vật quý hiếm khác. ...

Đi tìm kho báu của rừng già

Gần 10 năm kể từ ngày đầu tham gia bảo tồn động vật hoang dã, tôi đã may mắn có cơ hội gặp nhiều loài linh trưởng, trong đó có những loài bí ẩn nhất hành tinh. Chỉ có thể được tìm thấy ở rừng mưa nhiệt đới Việt Nam, rất ít người có cơ hội nhìn thấy và ghi hình được Voọc mũi hếch. Với chiếc mũi đặc trưng và đôi môi dày màu hồng nổi bật trên khuôn mặt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người Mường tỉnh Hòa Bình bước vào lễ hội lớn nhất trong năm: Lễ hội Khai hạ

Sáng 5/2 (mùng 8 Tết Ất Tỵ), tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2025. Lễ hội đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới tham dự. ...

Công bố lịch thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025

Ngày 5/2, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội thông tin về việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) học sinh THPT năm 2025. ...

Một giống ổi mới xuất hiện ở Sóc Trăng, ruột màu đỏ đậm, ăn giòn, ngọt lại ít hạt, năng suất cực “khủng”

Giống ổi mới ở Sóc Trăng cho trái liên tục trong năm với năng suất rất cao, có thể đạt 50-60 tấn/ha/năm. Giống ổi mới cho trái có ruột màu đỏ đậm, hạt ít và mềm, thơm, ăn ngọt và giòn. ...

Hồ Trúc hiện lên như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp ở Đắk Nông

Nằm ngay trung tâm thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, hồ Trúc mang vẻ đẹp thơ mộng như trong phim. Với rừng cây trải dài trên bán đảo, những con đường uốn lượn mềm mại và mặt hồ yên ả soi bóng mây trời, nơi đây trở...

Đây là các đặc sản Bình Phước đạt sao OCOP đang giúp nông dân giàu lên, có món mới toanh

Đặc sản Bình Phước có nhiều sản phẩm chất lượng cao, nổi tiếng cả nước như hạt điều rang, rượu dân tộc S'tiêng...Thời gian qua, nhiều nông dân điển hình xây dựng thành công nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, qua đó tăng thu nhập. ...

Bài đọc nhiều

Kinh đô cổ xưa xây dừng thời nhà Hậu Lê rộng hơn 200ha có chính điện dát vàng lớn nhất Thanh Hóa

Chính điện Lam Kinh (thuộc quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là công trình có quy mô kiến trúc gỗ lim xanh lớn nhất Việt Nam, quan trọng nhất tại Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, nơi để các...

Khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm phù hợp với công việc của từng cục, vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông...

Trồng hẹ thành công, loại rau giàu vitamin nhóm B, lắm canxi, dân Bà Rịa-Vũng Tàu có lương cao

Những ngày này, bà Vũ Thị Hoa, KP Kim Sơn, phường Kim Dinh, (TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đang thu hoạch 3.000m2 hẹ. Theo bà Hoa, nơi đây là vùng đất pha cát, tơi xốp nên phù hợp trồng loại cây ăn lá như...

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan gửi thư chúc mừng 79 năm Ngày truyền thống ngành nông nghiệp

Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (14/11/1945 - 14/11/2024), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan đã gửi thư chúc mừng tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành...

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2025 có gì đặc biệt?

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tại Hà Nam năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 2/2/2025 đến ngày 4/2/2025 (tức ngày 5 - 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều hoạt động ý nghĩa, sôi nổi. ...

Cùng chuyên mục

Người Mường tỉnh Hòa Bình bước vào lễ hội lớn nhất trong năm: Lễ hội Khai hạ

Sáng 5/2 (mùng 8 Tết Ất Tỵ), tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2025. Lễ hội đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới tham dự. ...

Một giống ổi mới xuất hiện ở Sóc Trăng, ruột màu đỏ đậm, ăn giòn, ngọt lại ít hạt, năng suất cực “khủng”

Giống ổi mới ở Sóc Trăng cho trái liên tục trong năm với năng suất rất cao, có thể đạt 50-60 tấn/ha/năm. Giống ổi mới cho trái có ruột màu đỏ đậm, hạt ít và mềm, thơm, ăn ngọt và giòn. ...

Đây là các đặc sản Bình Phước đạt sao OCOP đang giúp nông dân giàu lên, có món mới toanh

Đặc sản Bình Phước có nhiều sản phẩm chất lượng cao, nổi tiếng cả nước như hạt điều rang, rượu dân tộc S'tiêng...Thời gian qua, nhiều nông dân điển hình xây dựng thành công nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, qua đó tăng thu nhập. ...

Lại đón thêm 1 đợt không khí lạnh siêu mạnh, Hà Nội xuống dưới 10 độ C?

Tin không khí lạnh mới nhất: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay (5/2), ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. ...

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự quý 1/2025 tăng cao do thiếu hụt lao động

Bộ LĐTB&XH dự báo, do tình hình thiếu hụt lao động cục bộ quý I/2025, nhu cầu tuyển dụng nhân sự tăng cao, đặc biệt ở các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) năm 2025 diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 7 - 9/2/2025, tức ngày mùng 10 đến ngày 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ.Ngày 4/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí...

Mới nhất

USAID ‘tạm nghỉ’ trên toàn cầu, dự án phòng chống lao, HIV/AIDS tại Việt Nam bị ảnh hưởng

Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã có thông tin chính thức về việc “nghỉ phép hành chính” trên toàn cầu từ 7-2. Điều này đồng nghĩa với việc những dự án USAID đang thực hiện tại Việt Nam cũng bị tạm dừng. ...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc hai dự án cao tốc...

(MPI) - Chiều tối ngày 02/02/2025 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc hai dự án cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) và Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh...

Đề xuất không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, phường trên cả nước

Tại quận, phường, xã thuộc đô thị (gồm thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) mà chỉ tổ chức Ủy ban nhân dân (UBND). ...

khẩn trương xử lý tài sản công, trụ sở làm việc dôi dư

Kinhtedothi - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 1/12/2024, UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các địa phương nhanh chóng lập phương án xử lý đối với tài sản công, trụ sở làm việc không còn sử dụng, hoặc không đúng mục...

Người Mường tỉnh Hòa Bình bước vào lễ hội lớn nhất trong năm: Lễ hội Khai hạ

Sáng 5/2 (mùng 8 Tết Ất Tỵ), tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2025. Lễ hội đã...

Mới nhất