Trang chủChính trịNgoại giaoÔng Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền...

Ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Các nhà kinh tế Mỹ và người dân nước này dường như sống trong hai thực tế khác nhau – sự bất đồng quan điểm này cuối cùng có thể quyết định ai sẽ là chủ nhân mới của Nhà Trắng, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris.

Bầu cử Mỹ: Ông Trump và bà Harris đều ‘đánh’ vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng
Khi ngày bầu cử Mỹ đến gần và cử tri liên tục nói rằng nền kinh tế là vấn đề quan tâm số một của họ, thì việc tìm hiểu lý do tại sao cử tri lại cảm thấy buồn như vậy chưa bao giờ trở nên cấp thiết đến thế. (Nguồn: The Guardian)

Kinh tế – vấn đề quan tâm hàng đầu của cử tri

Theo các nhà kinh tế Mỹ, vài tháng qua tràn ngập những tin tức lạc quan với quốc gia này. Lạm phát chỉ cao hơn một chút so với mức trước đại dịch Covid-19 (2020), tỷ lệ thất nghiệp gần mức thấp nhất trong 50 năm. Thị trường chứng khoán liên tục đạt mức cao kỷ lục.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất vào tháng trước, lần đầu tiên kể từ năm 2020. Một số nhà nghiên cứu thậm chí còn nói rằng nền kinh tế Mỹ hiện đang là một trong những nền kinh tế tốt nhất trong nhiều thập niên.

Tuy nhiên, khi nước Mỹ càng ở thời khắc của cuộc bầu cử Tổng thống 2024, với cuộc đua tranh sít sao giữa ứng viên đảng Dân chủ, đương kim Phó Tổng thống Kamala Harris và đại diện đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump, nhiều người dân quốc gia này tin rằng nền kinh tế đang kém lạc quan.

Paul Spehar, 62 tuổi, kỹ thuật viên một công ty bảo trì có trụ sở tại Daytona Beach, Florida, cho biết, trong khi các báo cáo chỉ ra rằng nền kinh tế đang hoạt động tốt thì ông lại chỉ thấy tiền tiết kiệm của mình giảm đi. Số tiền chi cho bảo hiểm ô tô đã tăng gấp ba lần trong ba năm qua và ông đã phải gánh khoản nợ 2.000 USD thanh toán viện phí một ca phẫu thuật gần đây. Khi Spehar nghỉ hưu, ông sẽ phải hoàn toàn dựa vào an sinh xã hội.

Ông Spehar nói: “Hệ thống này không phù hợp với những người như tôi”.

Đây là một quan điểm chung. Trong một cuộc thăm dò do Harris Poll thực hiện độc quyền cho tờ The Guardian vào tháng 9 vừa qua, gần 50% người Mỹ được hỏi tin rằng đất nước đang trải qua suy thoái; hơn 60% cho rằng lạm phát đang gia tăng và 50% nhận định tỷ lệ thất nghiệp cũng đang gia tăng.

Ngay cả những người có thể biết các nhà kinh tế đang nói gì cũng không cảm thấy lạc quan: 73% cho biết thật khó để vui về bất kỳ tin tức kinh tế tích cực nào khi họ cảm thấy bị siết chặt về tài chính mỗi tháng.

Khi ngày bầu cử đến gần, và cử tri liên tục nói rằng nền kinh tế là vấn đề quan tâm số một của họ, thì việc tìm hiểu lý do tại sao cử tri lại cảm thấy buồn như vậy chưa bao giờ trở nên cấp thiết đến thế. Vậy tại sao các nhà kinh tế và người dân Mỹ dường như sống trong hai thực tế khác nhau? Câu trả lời có thể phụ thuộc vào cách họ nhìn nhận về lạm phát.

Đối với các nhà kinh tế, lạm phát là “một thứ mang tính danh nghĩa”, Stefanie Stantcheva, một nhà kinh tế tại Đại học Harvard cho biết.

Nói cách khác, đối với họ, lạm phát là một thước đo – một thước đo quan trọng, đặc biệt là dưới quan điểm của Fed, cơ quan có nhiệm vụ điều chỉnh chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Nhưng đối với người dân Mỹ bình thường, lạm phát là một trải nghiệm sống.

“Những trải nghiệm sống dạy cho chúng ta rất nhiều điều và chúng cho thấy rằng mọi người đang phải chịu đựng rất nhiều từ lạm phát, có lẽ nhiều hơn những con số được công bố”, bà Stantcheva cho biết.

Nhà nghiên cứu nói thêm: “Tôi nghĩ điều quan trọng là không chỉ nhìn vào con số đó và nói rằng, ‘Ồ, đây là những gì về chỉ số giá tiêu dùng (CPI)… Mọi người có trải nghiệm khác với điều đó và những trải nghiệm này nên được coi trọng”.

Bà Stantcheva cho biết, con số “danh nghĩa” gợi lên cảm giác tức giận, sợ hãi, lo lắng và căng thẳng – cùng với cảm giác bất bình đẳng và bất công, khi mọi người được hỏi những câu hỏi mở về việc lạm phát khiến họ cảm thấy thế nào.

Theo chuyên gia này, mọi người “nghĩ rằng tiền lương không theo kịp giá cả, vì vậy, mức sống của họ đang bị xói mòn. Lạm phát ảnh hưởng đến chúng ta với tư cách là người tiêu dùng, người lao động, người nắm giữ tài sản và cả về mặt cảm xúc. Nó ảnh hưởng tới rất nhiều người, đặc biệt là những người có thu nhập thấp”.

Lạm phát tại nền kinh tế lớn số 1 thế giới đã đạt đỉnh vào mùa Hè năm 2022 ở mức 9,1% – cao nhất kể từ đầu những năm 1980. Phải mất hơn hai năm để con số này trở lại mức dưới 3%.

Để giải quyết tình trạng giá cả tăng cao, Fed bắt đầu tăng lãi suất, khiến chi phí vay đắt đỏ hơn. Biện pháp này đã có hiệu quả, nhưng đối với nhiều người, dữ liệu kinh tế và thực tế của những trải nghiệm sống đã không đồng nhất.

Đối với các nhà kinh tế, có vẻ như Fed đã thực hiện được điều mà họ gọi là hạ cánh mềm – một kỳ tích hiếm hoi khi lạm phát giảm, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn tương đối thấp. Ngược lại, hạ cánh cứng – mà nhiều nhà kinh tế đã dự báo – có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng khi lạm phát giảm, gây ra suy thoái.

Nhưng đối với nhiều người Mỹ, đây không phải là hạ cánh mềm.

Lạm phát giảm không có nghĩa là giá cả giảm, mà đó sẽ là giảm phát, đây thực sự là một dấu hiệu xấu cho nền kinh tế. Vì vậy, giá cả đã và sẽ vẫn ở mức cao. Ví dụ, giá thực phẩm đã tăng 25% từ năm 2019 đến năm 2023, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Tác động của lãi suất cao hơn cũng mất thời gian để lan tỏa khắp nền kinh tế, vì vậy, ngoài lạm phát, người Mỹ vẫn đang phải chịu lãi suất cao. Khi giá cả tăng, chi phí vay tiền mua nhà, ô tô và lãi suất trên hóa đơn thẻ tín dụng cũng tăng theo.

Ông John Gerzema, Tổng giám đốc điều hành của Harris Poll, cho biết, những gì các nhà kinh tế gọi là hạ cánh mềm “hoàn toàn trái ngược với người Mỹ bình thường, những người thấy mình đang ở giữa cơn hỗn loạn”.

Trong khi các nhà kinh tế và chính quyền Tổng thống Joe Biden ăn mừng vì tỷ lệ thất nghiệp thấp, thì người Mỹ bình thường khó có thể yên lòng với tin tốt lành này ngay cả khi họ vẫn có việc làm.

Bầu cử Mỹ: Ông Trump và bà Harris đều ‘đánh’ vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng
Có một điều mà cả ông Donald Trump và bà Kamala Harris dường như đều đồng ý là lạm phát đã gây tổn hại cho người Mỹ và họ đang hành động để khắc phục tình trạng này. (Nguồn: Getty Images)

Mục tiêu chung giữa hai ứng viên Tổng thống

Ông Gerzema cho biết, “khi bạn thất nghiệp, đó là vấn đề cá nhân. Đối với hầu hết mọi người, thất nghiệp không phải là yếu tố lớn trong cuộc sống của họ. Nhưng lạm phát là vấn đề cá nhân dai dẳng. Mỗi tuần, nó lại thay đổi mức sống của bạn”.

MaryKate, 25 tuổi, cho biết cô vẫn đang sống ở nhà với bố mẹ vì tiền thuê nhà quá đắt. Khi tốt nghiệp đại học vào năm 2021, cô mất một năm để tìm được một công việc toàn thời gian có chế độ phúc lợi và việc tiết kiệm tiền để chuyển ra ở riêng rất khó khăn. Gần đây, cô đã vay tiền mua một chiếc ô tô mới để đi làm hằng ngày.

MaryKate nói: “Tôi không có ý định ở chung với bố mẹ lâu như vậy. Điều đó cản trở sự phát triển cá nhân của tôi”.

Cô nghĩ về cách cha mẹ mình có thể vươn lên từ tầng lớp trung lưu thấp lên tầng lớp trung lưu trong suốt cuộc đời của họ, và không cảm thấy rằng sự linh hoạt mà họ đã trải qua là điều cô có thể áp dụng.

Cô gái trẻ 25 tuổi nói: “Ít nhất là trong gia đình tôi, mọi người luôn có suy nghĩ rằng thế hệ tiếp theo sẽ làm tốt hơn thế hệ trước. Tôi không biết liệu điều đó có nhất thiết đúng với tôi hay không”.

Đây là quan điểm mà nhiều người Mỹ chia sẻ. Trong cuộc thăm dò nói trên, 42% người Mỹ được hỏi cho biết họ không khá giả hơn về mặt tài chính so với cha mẹ khi ở độ tuổi của họ.

Có một điều mà cả ông Donald Trump và bà Kamala Harris dường như đều đồng ý là lạm phát đã gây tổn hại cho người Mỹ và họ đang hành động để khắc phục tình trạng này. Đó là lý do khiến ông Trump đề xuất chấm dứt thuế đối với tiền boa tại một cuộc biểu tình ở Las Vegas, trong khi bà Harris đã chuyển trọng tâm của mình khỏi học thuyết Bidenomics – đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thúc đẩy ngành công nghiệp chip của Mỹ – sang đưa chi phí nhà ở và kiềm chế tình trạng tăng giá vào trọng tâm các đề xuất kinh tế của mình.

Ông Gerzema cho biết những loại chính sách này là “lời kêu gọi có liên quan đến cá nhân” tập trung vào các “điểm ảnh” chi tiết của nền kinh tế, chứ không phải bức tranh tổng thể. Sức mua, cảm nhận cá nhân về an ninh việc làm, các khoản vay sinh viên, giá xăng – tất cả đều là những “điểm ảnh” tạo nên bức ảnh về nền kinh tế cá nhân của một người.

Tổng giám đốc điều hành của Harris Poll nói: “Tôi nghĩ rằng các điểm ảnh trở nên vô cùng quan trọng vì khi bạn nhìn vào nó, bạn thực sự bắt đầu hiểu một bức ảnh khác”.

Cả hai ứng cử viên Tổng thống dường như đều hiểu rằng phần lớn cuộc bầu cử phụ thuộc vào những cảm xúc này và các cử tri của nước Mỹ sẽ chọn người mà họ cho rằng hiểu họ nhất.





Nguồn: https://baoquocte.vn/bau-cu-my-2024-ong-trump-va-ba-harris-deu-danh-vao-diem-anh-cua-nen-kinh-te-nguoi-hieu-cam-xuc-cu-tri-hon-se-chien-thang-292629.html

Cùng chủ đề

Tổng thống Trump tuyên bố sẽ giải quyết sớm xung đột Ukraine

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Donald Trump hy vọng xung đột Ukraine sẽ được giải quyết trong tương lai gần. "Tôi nghĩ chúng tôi cũng đang giải quyết rất thành công với Nga, Ukraine. Chúng tôi hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề này vào một thời điểm nào đó trong tương lai không xa. Đó cũng là một vấn đề phức tạp, nhưng chúng tôi sẽ giải quyết được vấn đề này", Tổng thống Mỹ Donald Trump...

EU và NATO bàn đi, thảo lại vẫn bí

Những quyết sách cầm quyền đầu tiên của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đẩy EU và NATO vào tình thế thêm khó khăn và khó xử. ...

Thế giới chuyển động, giật mình, thích ứng

Từng biết qua nhiệm kỳ một, nghe chương trình tranh cử và sớm dự báo, nhưng cộng đồng quốc tế vẫn có phần bất ngờ trước tuyên bố và hành động của Tổng thống Donald Trump sau 2 tuần chính thức cầm quyền.

Trung Quốc áp thuế trả đũa Mỹ, thổi bùng thương chiến

Ngày 4-2, Trung Quốc thông báo áp thuế trả đũa Mỹ, thổi bùng lại cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo Hãng tin Reuters, mức thuế quan bổ sung 10% của chính quyền Tổng thống Donald Trump...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Báo Uruguay nêu bật sự đa dạng và sáng tạo của văn hóa Việt Nam

Tờ Diario LaR của Uruguay đánh giá, sự phát triển xã hội và những thay đổi về văn hóa ở Việt Nam phản ánh sức bền bỉ và khả năng sáng tạo của người dân trong suốt chiều dài lịch sử.

Nga phản hồi việc ông Trump nói BRICS muốn có đồng tiền riêng, Mỹ sẽ mua lại TikTok? Đầu tàu châu Âu gây bất...

Các nhà đầu tư hàng đầu đang chuẩn bị cho kịch bản suy thoái toàn cầu, Nga nói BRICS không có ý định tạo ra đồng tiền riêng, Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO, châu Âu "ngắm bắn" các nền tảng thương mại điện tử đang "làm mưa làm gió"… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.

4,33 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài “đổ bộ” Việt Nam, Bắc Ninh dẫn đầu

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tháng 1/2025, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 4,33 tỷ USD, tăng 48,6% so với cùng kỳ năm 2024.

DeepSeek sẽ định hình lại cuộc chơi AI toàn cầu, Mỹ “nóng mặt”, EU rơi vào “thế kẹt”

Sự xuất hiện của DeepSeek cho thấy, quyền bá chủ của Mỹ trong lĩnh vực AI đã không còn được đảm bảo và với lực lượng nhân lực tài năng, một khoản đầu tư tài chính nhỏ hơn nhiều rõ ràng có thể đạt được kết quả tương tự.

Thủ tướng Pháp thoát “dớp” của những người tiền nhiệm, bình an vô sự vượt ải khó với thắng lợi

Ngày 5/2, Thủ tướng Pháp Francois Bayrou đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội, sau khi đảng Tập hợp quốc gia (RN) cực hữu và đảng Xã hội trung tả không ủng hộ kiến nghị này.

Bài đọc nhiều

Dự báo hồ tiêu vào chu kỳ tăng giá mới, có thể đạt mức siêu đắt đỏ

Giá tiêu hôm nay 4/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.200 đồng/kg.

Cuộc khủng hoảng năng lượng mới có thể sẽ “cập bến” EU; Nga vẫn muốn bán khí đốt cho châu Âu

Việc Ukraine chấm dứt trung chuyển khí đốt Nga đến châu Âu và nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) hạn hẹp khiến khu vực đứng trước nguy cơ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng mới.

2 kịch bản cập nhật dự báo kinh tế Việt Nam năm 2024

Kể từ đầu năm 2024, Việt Nam đã nhấn mạnh ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.

Giá cà phê robusta ngừng tăng, trong nước lập đỉnh mới, thị trường Mỹ quan trọng thế nào?

Dự báo ngành công nghiệp cà phê tại nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng nhẹ trong năm tới. Lượng tiêu thụ cà phê tại Mỹ vẫn đứng đầu thế giới, ước tính khoảng 24 triệu bao mỗi năm, theo Hiệp hội Cà phê quốc gia Mỹ (NCA).

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình gặp mặt “Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025”

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều tối 3/2, Chính phủ tổ chức chương trình gặp mặt thân mật “Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025”.

Cùng chuyên mục

Nga phản hồi việc ông Trump nói BRICS muốn có đồng tiền riêng, Mỹ sẽ mua lại TikTok? Đầu tàu châu Âu gây bất...

Các nhà đầu tư hàng đầu đang chuẩn bị cho kịch bản suy thoái toàn cầu, Nga nói BRICS không có ý định tạo ra đồng tiền riêng, Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO, châu Âu "ngắm bắn" các nền tảng thương mại điện tử đang "làm mưa làm gió"… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.

4,33 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài “đổ bộ” Việt Nam, Bắc Ninh dẫn đầu

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tháng 1/2025, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 4,33 tỷ USD, tăng 48,6% so với cùng kỳ năm 2024.

Giá cà phê arabica tăng 10 phiên liên tiếp, thị trường còn tiếp tục phá kỷ lục, giới đầu cơ không muốn bỏ lỡ...

Cước vận tải đang là một trong những lý do làm cho cà phê toàn cầu tăng giá. Tình trạng tắc cảng nghiêm trọng tại Brazil khiến hoạt động logistics gặp nhiều khó khăn tại các cảng xuất khẩu, theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương.

USD xuống mức thấp nhất một tuần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/2, đồng USD đã giảm xuống mức 107,60. Đây là mức thấp nhất trong hơn một tuần vào phiên giao dịch vừa qua.

Tuyệt giao khí đốt Nga, Ukraine ‘ôm mộng’ lớn với dòng nhiên liệu của một quốc gia Kavkaz, nhưng đường đi không trải hoa...

Ukraine có thể định hình lại bản đồ năng lượng châu Âu và củng cố vai trò của mình trong giai đoạn hậu “kỷ nguyên khí đốt Nga”?

Mới nhất

Tuyển thủ Việt Nam được trọng dụng ở Hàn Quốc

Sau khi Trần Thị Thanh Thúy chia tay đội bóng Indonesia, bóng chuyền nữ Việt Nam vẫn còn một ngôi sao đang thi đấu tại nước ngoài. Đó là Trần Thị Bích Thủy, phụ công vừa gia nhập câu lạc bộ GS Caltex Seoul (Hàn Quốc) cuối tháng 12/2024. Vận động viên sinh năm 2000 thể hiện tốt...

Giá vàng ‘nhảy múa’, doanh nghiệp sẽ mở cửa từ mờ sáng ngày vía Thần Tài

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, giá vàng trong nước đã có biến động mạnh. Để phục vụ khách hàng, nhiều tiệm vàng có kế hoạch mở cừa từ mờ sáng ngày vía Thần Tài. Giá nhẫn trơn áp sát vàng miếng  Cũng như các năm trước, kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị...

Các tác phẩm dự thi cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa “xây” và “chống”

(CLO) Sáng ngày 6/2, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Hội đồng Lý...

Việc làm công nghệ hết hấp dẫn gen Z?

Một khảo sát gần đây cho thấy những lao động gen Z trẻ nhất đang tránh xa các nhà tuyển dụng công nghệ truyền thống để ủng hộ một lĩnh vực thị trường mới. ...

Cựu sinh viên Bách khoa TP.HCM chi tiền tỉ hỗ trợ sinh viên vay không lãi

Ban đại diện Cộng đồng Cựu sinh viên Phú Thọ - Bách khoa (Trường đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM) tiếp tục triển khai chương trình bảo lãnh vay và hỗ trợ lãi suất dành cho sinh viên đóng học phí. ...

Mới nhất