Trang chủNewsThời sựÝ nghĩa của cuộc bầu cử Mỹ với tình hình thế giới

Ý nghĩa của cuộc bầu cử Mỹ với tình hình thế giới

(CLO) Ngày mai (5/11), cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 sẽ chính thức diễn ra với cuộc đối đầu gay cấn giữa hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Đây là sự kiện được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm vì ý nghĩa, vai trò của nó đối với trật tự chính trị thế giới.

Định hình thế chân vạc của thế giới

Phụ thuộc vào việc ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ, Kamala Harris hay của Đảng Cộng hòa, Donald Trump, giành chiến thắng mà chính sách đối ngoại của Mỹ với Nga và Trung Quốc sẽ khác, từ đó sẽ có những tác động nhất định đến thế chân vạc giữa ba cường quốc, vốn được xem là yếu tố quyết định định hình trật tự chính trị thế giới.

y nghia cua cuoc bau cu my voi tinh hinh the gioi hinh 1

Bà Kamala Harris và ông Donald Trump.

Nếu bà Harris thắng cử, cách tiếp cận của Mỹ trong quan hệ với Nga và vấn đề Ukraine sẽ có sự kế thừa chính sách của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden khi tiếp tục thể hiện sự hậu thuẫn mạnh mẽ cho quân đội Ukraine trong cuộc đối đầu với Nga. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, bà Harris có thể sẽ cứng rắn hơn trong giải quyết cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine. Vào tháng 6, Kamala Harris đại diện cho Mỹ tại Hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine, nơi bà có cuộc gặp bên lề với Tổng thống Volodymyr Zelenskyy. Bà Harris cam kết ủng hộ mạnh mẽ sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương để hỗ trợ Kiev.

Tại Hội nghị An ninh Munich, bà Harris cũng tái khẳng định cam kết của Chính quyền Biden sẽ hỗ trợ Ukraine “trong thời gian cần thiết”. Bà chỉ trích mạng mẽ các cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine.

Nhưng với ông Trump, cách tiếp cận của Mỹ đối với Nga và trong vấn đề Ukraine có thể sẽ khác; bởi lẽ, ở góc độ quan điểm cá nhân, ông Trump không coi Nga là đối thủ và vấn đề Ukraine “là con bài thương lượng trong một trò chơi địa chính trị lớn”. Trong quá trình vận động tranh cử của mình, ông Trump nhiều lần phản đối các gói hỗ trợ hàng chục tỷ đô la của Mỹ dành cho Ukraine; đồng thời, khẳng định sẵn sàng thỏa hiệp với Nga nhằm nhanh chóng giải quyết cuộc xung đột.

Cho dù chiến thắng của ông Trump, nếu xảy ra, chưa thể nhanh chóng hạ nhiệt căng thẳng Mỹ – Nga và giải quyết dứt điểm cuộc xung đột quân sự Nga – Ukraine, song điều này có thể mở ra cánh của đàm phán giữa hai cường quốc với chủ trương thực dụng “nước Mỹ trên hết” của ông Trump.

Việc Nga – Trung Quốc ngày càng tăng cường hợp tác là điều mà Mỹ không hề mong muốn. Do đó, không loại trừ khả năng chủ trương của ông Trump sẽ gây ra những cản trở nhất định trong quan hệ Nga – Trung, tạo ra thế chân vạc “vừa hợp tác, vừa đề phòng” giữa ba cường quốc.  

Tác động chính sách ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Giới phân tích cho rằng, chiến lược ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một điểm chung hiếm hoi trong quan điểm, chủ trương của hai đảng, Dân chủ và Cộng hòa. Nên dễ hiểu khi hai ứng cử viên tổng thống của hai đảng này không đề cập nhiều đến vấn đề này trong chương trình vận động tranh cử nhằm công kích đối thủ. Thời gian tới, Mỹ sẽ đẩy mạnh hoạt động nhằm cụ thể hóa chiến lược ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh hàng đầu ở khu vực này.

Trong nhiệm kỳ của mình 2016 – 2020, cựu Tổng thống Donald Trump thể hiện là một người ủng hộ chính sách tăng cường kiềm chế Trung Quốc. Luận điệu chống Trung Quốc của ông Trump được kết hợp với các biện pháp hạn chế rất cụ thể nhằm chống lại Bắc Kinh. Một số cơ chế pháp lý đã xuất hiện nhằm đưa ra các biện pháp trừng phạt chống lại Trung Quốc và được quy định dưới cả hình thức luật liên bang và sắc lệnh của tổng thống.

Nói cách khác, các biện pháp ngăn chặn Bắc Kinh đến từ cả cơ quan hành pháp và Quốc hội. Trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden, chính sách chống Trung Quốc của Mỹ có phần ôn hòa hơn nhưng về cơ bản tình trạng cạnh tranh giữa hai nước tiếp tục được duy trì. Tình trạng này nhiều khả năng sẽ không ảnh hưởng nếu kết quả cuộc bầu cử là chiến thắng của bà Kamala Harris, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ.

Quan hệ Mỹ – Trung sẽ hướng tới sự cạnh tranh lành mạnh, điều mà Chính quyền Tổng thống Biden cũng nhiều lần tuyên bố. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, một chiến thắng của ứng viên đảng Cộng hòa, Donald Trump, có thể dẫn đến sự xấu đi nhanh chóng của quan hệ Mỹ – Trung.

ASEAN sẽ tiếp tục đóng vai trò là một trong những “mắt xích” không thể thiếu của Mỹ trong chiến lược ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cho dù là chính quyền của hai ứng viên Donald Trump hay Kamala Harris.

Mặc dù cả hai ứng viên không đề cập nhiều đến ASEAN trong chiến dịch vận động tranh cử, song xét về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện cho thấy quan hệ giữa Mỹ và ASEAN đang có những bước phát triển mạnh mẽ, ít nhất là trong 2 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ gần đây.

Về kinh tế, Mỹ hiện là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào ASEAN, với tổng giá trị thương mại giữa hai bên đạt tới 500 tỷ USD vào năm 2023. Kể từ năm 2002, Mỹ đã cung cấp hơn 14,7 tỷ USD viện trợ kinh tế, y tế và an ninh cho các đối tác trong khu vực, khẳng định vai trò không thể thiếu trong sự phát triển toàn diện của ASEAN. Mối quan hệ hợp tác an ninh – quốc phòng giữa Mỹ và các nước khu vực cũng được tăng cường trong thời gian qua.

Theo giới phân tích chính trị, nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, cùng vị trí địa chính trị quan trọng, ASEAN ngày càng có sức hút đối với các nước lớn, trong đó đặc biệt là Mỹ. Ngoài việc củng cố quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc hay Philippines, Mỹ không thể bỏ qua vai trò của ASEAN để quay trở lại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và Đông Nam Á, trước sự “trỗi dậy” của Trung Quốc.

Tuy nhiên, kịch bản ông Trump thắng cử có thể khiến các nước ASEAN “đau đầu”. Bởi nếu đắc cử, nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể đi kèm với mức tăng thuế quan lớn và khả năng tiềm tàng về một cuộc chiến thương mại khác, với tác động lớn đến các mạng lưới sản xuất trên khắp châu Á. Những chính sách có thể tác động đến lĩnh vực xuất khẩu của Đông Nam Á, qua đó sẽ gia tăng áp lực chính trị lên các quốc gia ASEAN.

Hà Anh



Nguồn: https://www.congluan.vn/y-nghia-cua-cuoc-bau-cu-my-voi-tinh-hinh-the-gioi-post319872.html

Cùng chủ đề

Mỹ tăng mạnh thâm hụt thương mại trong tháng trước khi ông Trump nhậm chức

Thâm hụt thương mại Mỹ tăng mạnh trong tháng 12-2024 khi hàng hóa từ các quốc gia tranh thủ đổ vào trước khi ông Trump nhậm chức và bắt đầu áp thuế cao. Thâm hụt thương mại của Mỹ tăng mạnh trong tháng 12-2024,...

Nhu cầu vàng trên toàn cầu đạt mức cao mới

Thông tin với báo chí ngày 5/2/2025, Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết, nhu cầu vàng trên toàn cầu đạt mức cao mới khi giá tăng vọt trong năm 2024. Tổng nhu cầu vàng đạt mức cao kỷ lục mới Báo cáo về xu hướng nhu cầu vàng trong quý IV và cả năm 2024 của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy, tổng nhu cầu vàng hàng năm (bao...

Mỹ chuẩn bị kế hoạch rút quân khỏi Syria?

Bộ Quốc phòng Mỹ được cho là đang xây dựng kế hoạch rút quân khỏi Syria theo ý kiến của Tổng thống Donald Trump gần đây. ...

Dự báo giá tiêu ngày mai 6/2/2025, trong nước tiếp đà tăng

Dự báo giá tiêu ngày mai 6/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 6/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 6/2/2025 giá tiếp đà tăng và vượt mốc trên 150.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 5/1/2025 như sau, thị trường...

Bưu điện Mỹ nhận lại bưu kiện từ Trung Quốc và Hong Kong

USPS bất ngờ tuyên bố họ sẽ tiếp tục tiếp nhận các kiện hàng từ Trung Quốc và Hong Kong, đảo ngược lại thông báo ngừng tiếp nhận vừa đưa ra trước đó. Tối 5-2 (giờ Việt Nam), Dịch vụ Bưu chính Mỹ (USPS)...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ khai bút đầu xuân tại đền thờ thầy giáo Chu Văn An

(CLO) Lễ khai bút xuân Ất Tỵ năm 2025 tại đền thờ thầy giáo Chu Văn An nhằm gìn giữ một phong tục đẹp, tôn vinh truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt. ...

Du khách trải nghiệm Lễ hội Xôi Phú Thượng lần thứ 8 năm 2025

(CLO) Ngày 5/2 (tức Mùng 8 Tết Âm lịch), tại đình làng Phú Gia (quận Tây Hồ, TP Hà Nội), Hội làng nghề truyền thống Xôi Phú Thượng phối hợp với Tiểu ban Quản lý di tích làng Phú Gia tổ chức Lễ hội Xôi lần thứ VIII năm 2025. ...

Thế giới đồng loạt phản đối việc Mỹ muốn tiếp quản Dải Gaza

(CLO) Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ tiếp quản Dải Gaza và di dời người dân Palestine đến nơi khác. Ý định này đã bị đông đảo các quốc gia trong khu vực và trên thế giới phản đối dữ dội. ...

Lễ hội Chùa Hương 2025 an toàn, văn minh, thân thiện và lành mạnh

Sau những ngày Tết Nguyên đán là thời điểm người dân hân hoan đi trảy hội khắp mọi miền, đây cũng là lúc công tác tổ chức, quản lý lễ hội cần được tăng cường, siết chặt hơn bao giờ hết. Để đảm bảo thành công cho mùa Lễ hội chùa...

Úc ủng hộ giải pháp hai nhà nước sau khi ông Trump muốn tiếp quản Gaza

(CLO) Thủ tướng Úc Anthony Albanese khẳng định nước này vẫn giữ vững lập trường ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel - Palestine, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố kế hoạch tiếp quản Dải Gaza. ...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

Cầu Gianh nghẽn cứng sau Tết!

(NLĐO) - Cảnh tượng hàng dài ô tô nối đuôi nhau nhích từng chút trên Quốc lộ 1 qua Quảng Bình đang trở thành nỗi ám ảnh sau mỗi dịp nghỉ Tết. ...

Dấu ấn hoạt động đối ngoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong những năm qua, công tác đối ngoại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có dấu ấn to lớn, sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp gỡ nhân sĩ và thế hệ trẻ hai nước, tháng 12.2023, tại Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn Gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới...

Cùng chuyên mục

Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH xin nghỉ hưu trước tuổi

Ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH xin nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng. Tối 5/2, nguồn tin từ Bộ LĐ-TB&XH cho biết, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ xin nghỉ hưu trước tuổi. Nguyện vọng của ông Tùng đã được Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đồng ý. Ông Tùng (58 tuổi) còn gần 5 năm nữa mới đến tuổi nghỉ hưu. Ông giữ chức Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH từ năm 2016. Theo kế hoạch sắp...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Thanh tra chuyên ngành sẽ hoạt động như thế nào khi hợp nhất bộ, bỏ tổng cục?

Tổng cục, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ sáp nhập với các đơn vị khác để tổ chức thành cục mới thì cơ quan mới tiếp tục thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đã được giao trước đây. Chiều 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Trình bày tờ trình...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ và tri ân các Anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Cùng dự Lễ dâng hương có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc; các...

Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH xin nghỉ hưu trước 4 năm

(NLĐO) - Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cùng 4 cán bộ thuộc cơ quan này xin nghỉ hưu trước tuổi để góp phần tạo thuận lợi cho công tác tinh gọn bộ máy ...

Mới nhất

Nhu cầu vàng trên toàn cầu đạt mức cao mới

Thông tin với báo chí ngày 5/2/2025, Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết, nhu cầu vàng trên toàn cầu đạt mức cao mới khi giá tăng vọt trong năm 2024. Tổng nhu cầu vàng đạt mức cao kỷ lục mới Báo cáo về xu hướng nhu cầu vàng trong quý IV...

Nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam hòa lưới điện quốc gia

(PLVN) - Ngày 5/2, Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 (tại Khu công nghiệp Ông Kèo, tỉnh Đồng Nai) là nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam, đã hòa lưới điện quốc gia. (PLVN) - Ngày 5/2, ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng...

Mua vàng trên hội nhóm ‘cưa đôi’ chênh lệch, nguy cơ gặp vàng nhái SJC

Trên thực tế, cách này lợi thì ít mà rủi ro thì nhiều, đặc biệt cho phía người mua vì nguy cơ gặp phải vàng nhái SJC. ...

Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH xin nghỉ hưu trước tuổi

Ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH xin nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng. Tối 5/2, nguồn tin từ Bộ LĐ-TB&XH cho biết, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ xin nghỉ hưu trước tuổi. Nguyện vọng của ông Tùng đã được Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đồng ý. Ông Tùng (58 tuổi) còn gần 5 năm...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình...

Mới nhất