Trang chủNewsThời sựChương trình MTQG 1719: Làm thay đổi diện mạo huyện nghèo Tu...

Chương trình MTQG 1719: Làm thay đổi diện mạo huyện nghèo Tu Mơ Rông

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), diện mạo vùng đồng bào DTTS ở huyện nghèo Tu Mơ Rông (Kon Tum) đang từng ngày đổi thay, cuộc sống của Nhân dân đang dần được cải thiện.Những năm qua, cùng với nỗ lực vượt khó, vận dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để phát triển kinh tế gia đình; đồng lòng, chung sức với cấp ủy, chính quyền để xây dựng quê hương, thì đồng bào các DTTS tỉnh Thanh Hóa đã đoàn kết, sát cánh cùng các lực lượng chức năng bảo đảm an ninh trật tự ở địa phương. Khối đại đoàn kết đó có đóng góp quan trọng của đội ngũ già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, Người có uy tín. Họ chính là những người góp phần “khoác áo mới” cho thôn bản miền tây xứ Thanh.Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar nhân chuyến thăm chính thức tới Qatar của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 30/10 đến ngày 01/11 .Những năm qua, cùng với nỗ lực vượt khó, vận dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để phát triển kinh tế gia đình; đồng lòng, chung sức với cấp ủy, chính quyền để xây dựng quê hương, thì đồng bào các DTTS tỉnh Thanh Hóa đã đoàn kết, sát cánh cùng các lực lượng chức năng bảo đảm an ninh trật tự ở địa phương. Khối đại đoàn kết đó có đóng góp quan trọng của đội ngũ già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, Người có uy tín. Họ chính là những người góp phần “khoác áo mới” cho thôn bản miền tây xứ Thanh.Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), diện mạo vùng đồng bào DTTS ở huyện nghèo Tu Mơ Rông (Kon Tum) đang từng ngày đổi thay, cuộc sống của Nhân dân đang dần được cải thiện.Nhiều chuyên gia bất động sản vẫn đánh giá cao thị trường này bởi những tiềm năng về địa lý, ưu đãi thiên nhiên cũng như những cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.Ngày 1/11, tại ấp Nhà Vi, Xã Trần Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Cà Mau phối hợp với Chi nhánh Viettel Cà Mau tổ chức bàn giao “Nhà Đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn thuộc Đồn Biên phòng Rạch Gốc (BĐBP Cà Mau).Sáng 1/11, theo giờ địa phương, trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Khu liên hợp hóa dầu Ras Laffan.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 31/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Truyền thống và đương đại giao thoa tại Festival Ninh Bình 2024. Để du khách không còn đi lạc trên đỉnh Lang Biang. Người nâng tầm cho sản phẩm dược liệu Mường Động. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Ngọc Hồi (Kon Tum) là huyện biên giới, toàn huyện có 8 xã, thị trấn; với 17 dân tộc sinh sống, trong đó có các dân tộc tại chỗ là Brâu, Xơ Đăng, Gié Triêng. Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã được gìn giữ và phát huy.Những năm qua, đồng hành cùng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), đội ngũ những Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Họ được ví như những “cột mốc sống” trong công tác bảo vệ biên giới.Nhờ phát huy hiệu quả các chính sách dân tộc, đặc biệt các Chương trình mục tiêu quốc gia, sự đồng lòng của Nhân dân, trong đó có đội ngũ những Người có uy tín đã tích cực, trách nhiệm đi đầu trong các phong trào mà đời sống kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đang có những bước tiến đáng kể. Nổi bật là kết quả giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Hiện tại, toàn huyện chỉ còn 1 xã và 14 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn.Nghệ An có hơn 1,148 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp, đứng đầu cả nước về diện tích. Từ thực tế cho thấy, việc giao khoán bảo vệ rừng cho người dân và cộng đồng theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) được kỳ vọng, không chỉ vừa bảo vệ diện tích rừng hiện có mà còn gia tăng sinh kế cho người dân sống gần rừng. Tuy nhiên, để tranh thủ và phát huy hiệu quả được nguồn lực này, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.Hiện nay, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Giai đoạn I: Từ năm 2021-2025, nhiều nông dân và Hợp tác xã (HTX) ở tỉnh Sơn La đã mạnh dạn chuyển đổi khai thác, chế biến các sản phẩm dược liệu tự nhiên. Đây đang là một trong những hướng đi mới, hứa hẹn mở lối phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh.

Đường lên khu sản xuất thôn Kon Hia 2, xã Đăk Rơ Ông hoàn thành và đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân đi lại sản xuất
Đường lên khu sản xuất thôn Kon Hia 2, xã Đăk Rơ Ông hoàn thành và đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân đi lại sản xuất

Ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng

Tu Mơ Rông là huyện 30a, với hơn 95% dân số là đồng bào DTTS. Huyện có địa bàn rộng và chia cắt, kết cấu, hạ tầng kinh tế – xã hội tuy đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, một số thôn, làng đặc biệt khó khăn chưa được đầu tư cứng hóa đường giao thông; một số cầu treo dân sinh đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư nâng cấp sửa chữa. 

Chính vì vậy, huyện xác định, nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 sẽ góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng ở các thôn, làng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.

Triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 4, thuộc Chương trình MTQG 1719, từ năm 2022 đến nay, với nguồn vốn hơn 129 tỷ đồng, huyện Tu Mơ Rông đã đầu tư xây dựng, cải tạo 28 công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; 6 công trình thủy lợi nhỏ; 11 công trình cung cấp điện; 1 hạng mục công trình chợ; duy tu bảo dưỡng 82 công trình trên địa bàn 11 xã; xây dựng 11 công trình phòng ở cho học sinh bán trú, nội trú…

Đi trên con đường bê tông mới hoàn thành và đưa vào sử dụng dài hơn 500m, ông A Hồng, Thôn trưởng thôn Kon Hia 2, xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông phấn khởi cho biết: Đoạn đường này dẫn lên khu sản xuất chính của bà con trong thôn, trước đây độ dốc cao, đường đất nên mưa là không đi được, không vận chuyển nông sản được. Khi nghe xã đầu tư làm đường bê tông thì bà con phấn khởi lắm, ngân sách Nhà nước là 1,2 tỷ, cả thôn cũng góp thêm ngày công để cùng với Nhà nước làm con đường này.

Các công trình được đầu tư đưa vào sử dụng đã mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân vùng đồng bào DTTS. Cụ thể: Hệ thống điện chiếu sáng đã phục vụ điện sáng nông thôn cho khoảng 7.065 hộ trên địa bàn 11 xã; các công trình đường đi khu sản xuất và kiên cố hóa kênh mương phục vụ cho tưới tiêu, vận chuyển nông sản cho khoảng hơn 600ha đất sản xuất, với khoảng hơn 1.000 hộ dân tham gia sản xuất trên diện tích đất sản xuất; các công trình giao thông phục vụ đi lại cho người dân trên địa bàn các xã; công trình chợ dự kiến bố trí cho khoảng hơn 300 hộ kinh doanh, buôn bán.

Nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 làm thay đổi diện mạo các thôn, làng đồng bào DTTS ở huyện Tu Mơ Rông
Nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 làm thay đổi diện mạo các thôn, làng đồng bào DTTS ở huyện Tu Mơ Rông

Ông Dương Đăng Khoa, Chủ tịch UBND xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông cho biết: Chương trình MTQG 1719 đã giúp xã có nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, như hệ thống điện chiếu sáng bây giờ các trục đường chính của 9/9 thôn đều có điện sáng, bà con rất phấn khởi; các đường nội thôn, đường đi khu sản xuất cũng được đầu tư xây dựng và sửa chữa các đường cũ. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong sinh hoạt và sản xuất, diện mạo các thôn ngày ngày khởi sắc.

Việc triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 4, thuộc Chương trình MTQG 1719 đã có những tác động tích cực đối với sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông. Bước đầu đã tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, các thôn đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào DTTS phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thay đổi diện mạo vùng DTTS

Cùng với việc đầu tư kết cấu hạ tầng, huyện Tu Mơ Rông đã triển khai thực hiện kịp thời các Dự án, thuộc Chương trình MTQG 1719. Từ năm 2022 đến nay, huyện đã triển khai hỗ trợ đất ở cho 10 hộ, hỗ trợ nhà ở cho 38 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.198 hộ; hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho 1 hộ; bố trí xắp xếp, ổn định dân cư cho 65 hộ; trồng hơn 635 ha ha rừng với sự tham gia của 655 hộ; phê duyệt 11 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và 8 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng…

Ông A H'Bâu (đứng giữa), thôn Măng Lở, xã Đăk Rơ Ông phấn khởi khi được hỗ trợ xây dựng nhà từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719
Ông A H’Bâu (đứng giữa), thôn Măng Lở, xã Đăk Rơ Ông phấn khởi khi được hỗ trợ xây dựng nhà từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Ông A H’Bâu, thôn Măng Lở, xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông chia sẻ: Trước đây, gia đình thuộc diện hộ nghèo nên chưa có điều kiện xây dựng nhà kiên cố. Năm 2023 xã hỗ trợ 44 triệu đồng, gia đình vay mượn thêm 50 triệu làm được căn nhà hơn 50m2. Đảng, Nhà nước đã quan tâm như vậy thì gia đình tôi nhận thức rằng phải nỗ lực lao động, sản xuất để ổn định cuộc sống và năm 2024 này gia đình đã đăng ký xin thoát nghèo.

Việc triển khai thực hiện kịp thời Chương trình MTQG 1719 và các chính sách dân tộc trong thời gian qua đã làm thay đổi rõ nét trong đời sống của đồng bào DTTS ở huyện Tu Mơ Rông. Thu nhập bình quân đầu người và đời sống của Nhân dân dần được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS giảm từ 10,7-11,05%/năm vượt so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra (6-8%/năm).

Ông A Minh,Thôn trưởng thôn Mô Pả, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông chia sẻ: Những năm gần đây, Chương trình MTQG 1719 đã hỗ trợ cho bà con rất nhiều, như: Hỗ trợ trồng rừng, giống cây trồng, vật nuôi. Đường giao thông được bê tông hóa đến khu sản xuất. 

tCùng với đó, chính quyền thường xuyên tuyên truyền, vận động nên việc sản xuất của bà con có sự thay đổi, bà con biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất. Với sự quan tâm toàn diện đó đã làm thay đổi đời sống của bà con, cái nghèo khó đang dần lùi xa.

Đường được bê tông hóa và có hệ thống điện chiếu sáng tạo nên diện mạo mới ở thôn Mô Pả, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông
Đường được bê tông hóa và có hệ thống điện chiếu sáng tạo nên diện mạo mới ở thôn Mô Pả, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông

Ông Vương Văn Mười, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết: Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, đảm bảo các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, tăng thu nhập cho đồng bào DTTS. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn huyện. Đồng thời, bước đầu làm thay đổi nhận thức của đồng bào DTTS trong việc, tận dụng các chính sách hỗ trợ để phát triển kinh tế hộ gia đình và cộng đồng nơi mình sinh sống. 

Việc đạt được những kết quả trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 trong thời gian qua, thì bên cạnh sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp thì một yếu tố hết sức quan trọng đó là cộng đồng các DTTS huyện Tu Mơ Rông luôn phát huy truyền thống đoàn kết giúp nhau trong lao động sản xuất, trong cuộc sống. 

Điều đó cũng khẳng định cộng đồng các DTTS huyện Tu Mơ Rông luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương và tích cực hưởng ứng, tham gia cùng với chính quyền thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719 và các chính sách dân tộc.

Nguồn lực Chương trình MTQG thúc đẩy vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận khởi sắc





Nguồn: https://baodantoc.vn/chuong-trinh-mtqg-1719-lam-thay-doi-dien-mao-huyen-ngheo-tu-mo-rong-1730448436292.htm

Cùng chủ đề

Kon Tum: Hội thảo Sâm Ngọc Linh – Sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn

Ngày 10/12, tại Làng tái định cư Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), UBND huyện Tu Mơ Rông phối hợp với Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo Sâm Ngọc Linh - Sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn.Trong bối cảnh thị trường siết chặt hành lang pháp lý và hạn chế nguồn cung chất lượng, những sản phẩm minh...

Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng kỳ vọng từ Hội thảo sâm Ngọc Linh

Hội thảo sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn sắp được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum). Đồng bào Xơ Đăng kỳ vọng hội thảo sẽ đưa ra những định hướng giúp nâng tầm giá trị sâm Ngọc Linh, giúp người dân, doanh nghiệp yên tâm mở rộng diện tích, cùng làm giàu dưới tán rừng.Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tại, dịch...

Khai mạc hội thi cồng chiêng, xoang đồng bào Xơ Đăng

28/11/2024 10:33 Hội thi cồng chiêng, xoang lần II năm 2024 tại Tu Mơ Rông. (PLVN) - Sáng 28/11, tại Quảng trường Trung tâm huyện Tu Mơ Rông, UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang của đồng bào dân tộc Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông lần thứ II năm 2024. Hội thi cồng chiêng năm này là một trong 5 sự kiện do huyện Tu Mơ Rông tổ...

Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Thực hiện Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai cho...

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Phấn đấu trở thành điểm đến du lịch mới mẻ, hấp dẫn và giàu bản sắc

Tu Mơ Rông (Kon Tum) là vùng đất có bản sắc văn hóa đa dạng và phong phú. Những năm qua, với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và các chương trình, dự án khác, huyện Tu Mơ Rông đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Yên Minh (Hà Giang): Tín dụng chính sách “đưa đường” và đảng viên đi trước

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở trắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng ở nơi đây, phải nhắc đến những đảng viên thành viên Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh...

Đắk Lắk: 5 ngày nghỉ Tết đón 180 nghìn lượt khách, thu 60 tỷ đồng

Ngày 3/2, ông Nguyễn Thụy Phương Hiếu, Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã có báo cáo kết quả tình hình hoạt động của ngành trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Nhân kỷ...

Ủy ban Dân tộc gặp mặt đầu Xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 03/02/2025 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị gặp mặt toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan UBDT nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ.Sáng 3/2/2025, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và trao Quyết định kết nạp "Lớp đảng viên 95 năm" với...

“Điểm tựa” ở vùng cao Quảng Ngãi

Ở miền núi Quảng Ngãi, đội ngũ Người có uy tín được xem là “cầu nối” quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, họ cũng tích cực tham gia vào các phong trào thi đua phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự và bảo tồn văn hóa dân tộc… Người có uy tín là “điểm tựa” vững chắc...

Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc: Đoàn kết – Dân chủ – Đổi mới

Năm 2025 không chỉ là năm có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước ta mà còn là năm bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển, đưa đất nước bước lên tầm cao mới. Với những ý nghĩa to lớn đó, phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2024, Đảng bộ Cơ quan Ủy ban Dân tộc quyết tâm, nỗ lực phấn đấu ở mức cao nhất, tạo sự...

Bài đọc nhiều

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

Món ăn ‘tinh thần’ không thể thiếu

(CLO) Tết Nguyên Đán được xem là lễ hội ý nghĩa nhất trong văn hóa của người Việt Nam, trong rất nhiều hoạt động văn hóa ngày Tết, việc cho tặng, biếu và đọc báo ngày Tết cũng dần trở thành nét đẹp đầu năm, nhắc nhở chúng ta về giá...

Mỹ sa thải các quan chức và có thể đóng cửa cơ quan viện trợ USAID

(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sa thải hai quan chức an ninh cấp cao của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) vào cuối tuần qua sau khi họ tìm cách ngăn cản đại diện từ Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) của Elon Musk tiếp...

Cầu Gianh nghẽn cứng sau Tết!

(NLĐO) - Cảnh tượng hàng dài ô tô nối đuôi nhau nhích từng chút trên Quốc lộ 1 qua Quảng Bình đang trở thành nỗi ám ảnh sau mỗi dịp nghỉ Tết. ...

Cùng chuyên mục

Cán bộ, công chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(NLĐO)- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong lễ hội xuân năm 2025 ...

Hàn Quốc tái thiết hệ thống an toàn hàng không sau các vụ tai nạn

(CLO) Hàn Quốc sẽ xây dựng lại hệ thống an toàn hàng không từ đầu, theo thông báo của Bộ Giao thông nước này vào thứ Ba. ...

Cựu thứ trưởng Bộ TN&MT sai phạm, doanh nghiệp thu lợi bất chính hơn 736 tỷ đồng

Trong vụ án này, ông Nguyễn Linh Ngọc, cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT bị đề nghị truy tố tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 27 bị can trong vụ án Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Vi phạm quy định về kế toán...

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải dự lễ Khai bút tại huyện Thanh Trì

Kinhtedothi-Sáng 4/2 (tức ngày 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại đình thờ Tiên triết Chu Văn An, xã Thanh Liệt, Huyện ủy-HĐND-UBND-Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Trì tổ chức lễ Khai bút đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Đến dự có Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cùng lãnh đạo các Sở, ngành TP. Trước khi diễn ra lễ Khai bút, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cùng lãnh đạo...

Hành khách tăng cao dịp Tết, Cảng hàng không Cà Mau có bị ùn ứ?

Trong dịp nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 lượng hành khách qua Cảng hàng không Cà Mau tăng cao so với cùng kỳ năm 2024. ...

Mới nhất

Đòn bẩy kinh tế và quốc phòng cho “đối tác đáng tin cậy”

Hãng thông tấn PTI ngày 3/2 xác nhận Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ bắt đầu chuyến thăm Mỹ từ 12-13/2 để thảo luận sâu rộng với Tổng thống nước chủ nhà Donald Trump.

Đôi 9X tiết kiệm để khám phá thế giới

Cặp vợ chồng 9X Võ Thùy Linh (quê Nghệ An) - Trần Công Hiếu (Quảng Ninh) yêu nhau 15 năm, cùng nắm tay đi qua 36 quốc gia ở 5 châu lục với khao khát cảm nhận sâu sắc hơn về con người, văn hóa, lịch sử...

Căn bệnh Từ Hy Viên mắc phải trước khi qua đời vì biến chứng bệnh cúm nguy hiểm thế nào?

GĐXH - Từ Hy viên từng có tiền sử bệnh động kinh, đã nhiều lần phải nhập viện. Khi sinh con, cô cũng từng lên cơn động kinh, bị thiếu oxy, rơi vào trạng thái hôn mê... ...

Nhiều giáo viên đã nhận được tiền thưởng theo nghị định 73

Nhiều địa phương đã hoàn tất chi trả tiền thưởng cho giáo viên theo nghị định 73 trước Tết, một số nơi như Hà Nội thực hiện sau Tết. ...

Cung cấp điện dịp Tết Ất Tỵ 2025 tăng 7,8%

Tiêu thụ điện tăng 7,8%Trong kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/01/2025 tức ngày 26 tháng Chạp đến hết ngày 02/02/2025 tức ngày mùng 5 Tết), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phối hợp Công ty Vận hành hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) đảm bảo cung cấp điện an...

Mới nhất