Trang chủKinh tếNông nghiệpBốn cái trống đồng Đông Sơn cổ xưa dân vô tình đào...

Bốn cái trống đồng Đông Sơn cổ xưa dân vô tình đào trúng trên đất Tuyên Quang

Trống đồng Đông Sơn (một nhạc cụ lớn) đã được tìm thấy khá nhiều ở miền núi phía bắc nước ta. Ở Tuyên Quang cũng đã tìm được 4 chiếc trống đồng Đông Sơn tại các xã Nhân Lý (Chiêm Hóa), xã Thiện Kế (Sơn Dương) và xã Xuân Vân (huyện Yên Sơn).

Trống đồng Nhân Lý: Tìm được ở khu vực bến Cham (sông Gâm), xã Nhân Lý, huyện Chiêm Hóa, vì thế còn gọi là trống Chiêm Hóa.

Tháng 4-1989, người ta đã phát hiện trống nằm dưới tầng đá cuội, ở độ sâu khoảng 4m so với mặt sông. Trống còn tương đối nguyên v n, thân và chân đã bị vỡ một phần. Căn cứ vào phần còn lại có thể biết được hình dáng của trống khá cân xứng, hoa văn trang trí tinh tế và rõ ràng.

Mặt trống có đường kính 51,5cm, chiều cao còn lại 31,2cm. Giữa mặt trống là ngôi sao có 11 cánh nhọn. Xen giữa các cánh sao có trang trí hoa văn hình lông công cách điệu. Từ trong ra ngoài có 11 vòng hoa văn. Vòng 1, 4, 8, 11 là những gạch thẳng đứng song song. Vòng 2, 3, 9, 10 là hoa văn vòng tròn kép, đồng tâm có chấm ở giữa và có tiếp tuyến. Vòng 5 là 16 ô trám lồng. 

Vòng 6 là 42 họa tiết được tạo bằng phương pháp in những đường gạch ngắn song song, vòng tròn chấm giữa, biểu thị hoa văn hình người hóa trang cách điệu theo xu hướng biến hình thể. 

Vòng 7 là bốn con chim cách đều nhau, chim có mỏ dài, mắt là hoa văn vòng tròn kép có tiếp tuyến, đuôi dài và đoạn cuối đuôi cong tròn, cánh là đường gạch ngắn. 

Chim bay theo hướng chiều kim đồng hồ. Xen giữa 4 chim là họa tiết 4 hình trâm và 8 hình ô trám lồng. Rìa mặt trống có bốn khối tượng cóc quay ngược chiều kim đồng hồ (cả bốn con đều bị gãy thân, chỉ còn phần chân).

img

Trống đồng được tìm thấy ở xã Nhân Lý, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) cùng các hiện vật khác trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang.

Tang trống được trang trí bốn vành hoa văn. Từ trên xuống, vành 1 và 4 là những gạch thẳng đứng song song, vành 2 và 3 là đường tròn đồng tâm tiếp tuyến, có chấm ở giữa.

Trống có 2 đôi quai kép trang trí bằng hoa văn hình bông lúa.

Thân trống hình trụ, cao 11,0cm. Phần trên là các băng hoa văn hình học chạy dọc thân trống. Mỗi băng gồm hai băng hoa văn gồm đường tròn đồng tâm có chấm ở giữa và có tiếp tuyến ở giữa, hai bên là hai băng hoa văn gạch ngắn song song. 

Những băng hoa văn này chia phần trên của thân trống thành các ô hình chữ nhật. Trong các ô đều không trang trí hoa văn. 

Phần dưới của thân trống có 4 vành hoa văn giống hệt như trên tang trống. Từ trên xuống, vành 1 và 4 là những vạch thẳng đứng song song, vành 2 và 3 là đường tròn đồng tâm có chấm ở giữa và có tiếp tuyến. Chân trống choãi ra, có trang trí hoa văn, cao 10cm, đường kính đáy 46cm.

Chân trống có trang trí hoa văn. Phía trên là đường chỉ nổi, tiếp đến là một vành hoa văn hai đường tròn đồng tâm có chấm ở giữa và có tiếp tuyến. Phía dưới chân trống được trang trí bằng vành hoa văn hình lông công cách điệu.

Một phần thân trống và chân trống đã bị vỡ, phần còn lại của trống có trọng lượng 10,05kg. Trống được đúc mỏng đều, mặt trống dày 3,5mm, tang trống dày 2,5mm, chân trống dày 3mm, xung quanh trống có lớp patin màu xanh rêu đậm.

Căn cứ vào hình dáng và hoa văn trang trí thì đây là chiếc trống Đông Sơn. Hiện nay, trống được lưu giữ tại kho bảo quản của Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang.

Theo nhân dân địa phương kể lại khi phát hiện, trong lòng trống và xung quanh không có gì chôn kèm theo. 

Khảo sát bờ sông liền kề cũng không tìm thấy tầng văn hóa hay dấu tích gốm. Vì thế, có thể suy đoán rằng trống Chiêm Hóa vốn không phải ở vị trí khi tìm được mà có thể do bờ sông lở xuống mà trôi dạt rồi bị vùi xuống đáy sông. Dẫu sao vị trí trống được chôn ban đầu cũng không quá xa vị trí phát hiện trống và chắc chắn phải ở phía thượng nguồn.

Sau khi nghiên cứu chiếc trống này, bước đầu có những nhận xét sau:

– Về kỹ thuật đúc thì trống Chiêm Hóa không phải là sản phẩm của trình độ kỹ thuật đúc điêu luyện như trống Ngọc Lũ, sông Đà. Điều này thể hiện ở đường chỉ đúc hai bên thân trống thô, nổi rõ, rộng 0,5cm. Dấu vết con kê có cả ở khắp mặt trống, rải rác ở các vành hoa văn 2, 5, 7, 9 và cả ở trên thân trống. Dấu vết tượng cóc chứng tỏ cóc được đúc thêm vào chứ không phải là hàn chân cóc vào mặt trống, vì vết đúc để lại loang rộng hơn vết chân cóc.

img

Trống đồng tìm thấy ở lòng sông Gâm thuộc xã Nhân Lý, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh.

– Về kỹ thuật tạo hoa văn, người thợ đúc trống Nhân Lý đã biết kết hợp cách tạo hoa văn bằng cách khắc và in (ví dụ hoa văn hình người múa hóa trang, hoa văn dích dắc).

Đây là loại hình trống Đông Sơn muộn, chuyển tiếp từ trống loại I sang trống loại IV, nhưng không quá muộn như trống Mèo Vạc (Hà Giang).

Miền núi phía bắc, trong đó có Tuyên Quang, qua nghiên cứu trống này, càng chứng tỏ rằng đây là địa bàn chuyển tiếp từ trống loại I sang trống loại IV, phần nào mang ý nghĩa tìm hiểu nguồn gốc một số loại trống đồng cũng như nguồn gốc một số tộc người ở địa bàn này.

Trống đồng Thiện Kế: 

Một số tài liệu còn gọi trống này là trống Văn Sòng vì phát hiện được ở thôn Văn Sòng, xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương.

Khu vực tìm thấy trống đồng là một khu đồi thấp giáp ranh cánh đồng trong một thung lũng khá rộng. Ngày 4-1-2003, trong khi đào gốc tre, người ta đã tìm thấy một chiếc trống đồng cổ nằm ở độ sâu cách mặt đất 1,8m. Cách nơi phát hiện trống đồng khoảng 1km về phía tây, còn tìm thấy những di vật như mũi giáo, mũi lao, mũi tên bằng đồng…

Trống được phát hiện trong tư thế chôn thẳng đứng, mặt trống quay xuống lòng đất. Trống còn tương đối nguyên văn, đường kính mặt trống 70,5cm, cao 44,5cm, chân trống rộng 68cm và nặng 33kg.

Ở giữa mặt trống có hình ngôi sao có 12 cánh, xen giữa các cánh sao là hình hoa văn lông công cách điệu, tiếp theo là 18 vòng hoa văn: hình chim Lạc bay ngược chiều kim đồng hồ, hình người hóa trang, hình trâm, đường vạch song song, đường tròn đồng tâm… 

Có 4 khối tượng cóc đúc nổi (nhưng đã mất một con). Tang trống phình to, giữa tang và thân trống có hai đôi quai kép đối xứng qua thân, trang trí văn thừng, chân trống choãi. 

Phần tang, thân, chân trống có 16 vành hoa văn hình học, chủ yếu là khắc vạch, đường tròn đồng tâm và có một vành hoa văn hình cánh ve, đây là dải hoa văn khá to giáp chân trống (hay còn gọi là hoa văn hình răng cưa cách điệu).

Toàn bộ mặt, tang, thân và chân trống có nhiều vết con kê hình tròn. Đây là chiếc trống loại I Hêgơ và là chiếc trống thứ hai tìm thấy ở tỉnh Tuyên Quang sau trống đồng Chiêm Hóa.

Trống đồng Thiện Kế tìm được ngay trong lòng đất, chứng tỏ nơi đây là một địa điểm khảo cổ thuộc thời đại Kim khí. 

Vào thời văn hóa Đông Sơn, nơi đây là một điểm cư trú rất lâu đời, thậm chí còn có cả dấu tích văn hóa giai đoạn tiền Đông Sơn nữa. Bằng chứng là cách nơi tìm thấy trống đồng hơn 1km về phía tây có di tích làng cổ Thiện Kế, niên đại thuộc văn hóa Gò Mun có tầng văn hóa rõ rệt và nhiều đồ gốm.

Đây là chiếc trống đồng muộn, trang trí hoa văn có nhiều nét tương tự trống đồng Chiêm Hóa. Trống có hoa văn hình người múa hóa trang được cách điệu cao, hình chim Lạc đã cách điệu, hoa văn hình trâm, trống có 4 khối tượng cóc.

Các khối hoa văn vòng tròn đồng tâm, có chấm giữa, hoa văn gạch ngắn trên tang và lưng trống cho thấy trống đã bước vào giai đoạn hoa văn hình học hóa với số lượng lớn. Đặc biệt, chân trống có loại hoa văn hình tam giác biến điệu, chứng tỏ niên đại của trống đã muộn.

Trống có kỹ thuật đúc bằng khuôn đất nung và một loạt hệ thống con kê còn ghi lại dấu ấn khá nhiều trên mặt và thân trống. Nhìn chung, trống đồng Thiện Kế là trống loại I, còn gọi là trống đồng Đông Sơn muộn, đã có những yếu tố chuyển hóa sang trống loại IV.

Trống đồng Xuân Vân I: 

Được tìm thấy vào tháng 11-2004 ở độ sâu 1,2m, thuộc thôn Đồng Dài, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn. 

Trống đã bị vỡ làm nhiều mảnh (10 mảnh), nhưng còn xác định rõ các mảnh mặt trống, tang trống, thân trống và chân trống: Mặt trống có đường kính 58cm, ở giữa có ngôi sao mặt trời 12 tia, xen giữa các tia mặt trời là hoạ tiết trang trí hoa văn hình lông công cách điệu, các vòng hoa văn trên mặt trống trang trí hoa văn khắc vạch, hoa văn đường tròn đồng tâm, hình chim Lạc bay ngược chiều kim đồng hồ, hình người hóa trang, hoa văn trâm và hoa văn ô trám lồng; có 4 khối tượng cóc quay thuận chiều kim đồng hồ. Tang trống phình to, thân trống thon hình trụ, chân trống choãi.

Đây là chiếc trống đồng Đông Sơn muộn, có những hoa văn như hình người hóa trang cách điệu cao, hình trâm, hoa văn trám lồng, 4 tượng cóc; chứng tỏ trống đã bắt đầu có những yếu tố muộn để chuyển tiếp sang trống đồng loại IV. Do chiếc trống này chỉ còn lại những mảnh vỡ nên không biết rõ các chi tiết hoa văn cụ thể hơn.

Trống đồng Xuân Vân II: 

Được tìm thấy ở thôn Sơn Hạ 4, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn; chỉ còn lại một mảnh mặt trống và hai mảnh chân trống. Có thể chiếc trống đã vỡ thành nhiều mảnh từ rất lâu, vì tại mặt cắt, các vết vỡ đã có lớp patin rỉ đồng cùng màu với lớp patin trên mặt của các mảnh trống. 

Mặt trống còn khá nguyên v n hình ngôi sao mặt trời 12 tia, vành ngôi sao có đường kính 14cm, xen giữa các tia mặt trời trang trí hoa văn hình lông công cách điệu; nối tiếp hình ngôi sao là vành hoa văn đường gạch song song và vòng hoa văn đường tròn đồng tâm (mỗi vành hoa văn rộng 1,1cm tạo thành hình tròn đồng tâm chạy quanh mặt trống). 

Hai mảnh chân trống: Một mảnh có kích thước 8,3cm x 16,5cm, một mảnh có kích thước 8,1cm x 14cm. Mảnh chân trống có 3 vành hoa văn: hai vành hoa văn đường tròn đồng tâm và một vành hoa văn đường vạch song song. 

Dưới cùng là vành hoa văn hình cánh ve (hình răng cưa cách điệu giống hình tam giác cân đặt ngược, giữa hình tam giác có đáy là 1,6cm, chiều cao 2,3cm). Các mảnh trống đều có lớp patin đồng màu xanh rêu đậm.

Đây là chiếc trống đồng Đông Sơn muộn, có những hoa văn như hình tam giác cách điệu ở chân trống, chứng tỏ trống đã bắt đầu có những yếu tố muộn để chuyển tiếp sang trống loại IV. Do chiếc trống này chỉ còn lại 3 mảnh vỡ nên không rõ trên mặt trống còn có hoa văn nào khác ngoài hoa văn ngôi sao và một vài hoa văn hình học.

Trống đồng trong đời sống cư dân thời Kim khí ở Tuyên Quang:

Đến nay, trống đồng Đông Sơn (một nhạc cụ lớn) đã được tìm thấy khá nhiều ở miền núi phía bắc nước ta. Tuyên Quang cũng là vùng đất đóng góp 4 chiếc trống đồng vào bản danh sách trống đồng đã phát hiện ở nước ta. Điều đặc biệt là những chiếc trống đồng ở Tuyên Quang đều tìm thấy trong lòng đất; chứng tỏ cư dân Tuyên Quang cổ thực sự là chủ nhân của trống đồng Đông Sơn.

Những chiếc trống đồng Tuyên Quang hẳn đã có một vai trò quan trọng trong cuộc sống tinh thần của người Tuyên Quang xưa. Có thể chúng còn có chức năng biểu thị quyền lực thủ lĩnh bên cạnh chức năng âm nhạc.





Nguồn: https://danviet.vn/bon-cai-trong-dong-dong-son-co-xua-dan-vo-tinh-dao-trung-tren-dat-tuyen-quang-20241101224926786.htm

Cùng chủ đề

28 học sinh tiểu học nhập viện, nghi uống nhầm thuốc diệt chuột

Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết đã tiếp nhận khám và điều trị cho 28 học sinh tiểu học có biểu hiện ngộ độc sau khi uống đồ lạ, nghi ngờ là thuốc diệt chuột. ...

Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang: Tổ chức Hội nghị người lao động và triển khai nhiệm vụ năm...

Mới đây, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang tỉnh tổ chức Hội nghị người lao động và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định công nhận 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2024.Trưa 23/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam...

Chuyến hàng nông sản OCOP đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang xuất khẩu sang Vương Quốc Anh

Ngày 11/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn và Công ty Cổ phần R.Y.B, tổ chức lễ xuất hàng là các sản phẩm OCOP sang thị trường Vương Quốc Anh đợt 1 năm 2024. Đây cũng là lần đầu tiên tỉnh Tuyên Quang có sản phẩm nông sản xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Đợt này có 6 sản phẩm OCOP được xuất khẩu sang thị...

Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, hộ nghèo tại Tuyên Quang

Ngày 14/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm trưởng đoàn công tác đã có nhiều hoạt động ý nghĩa tại tỉnh Tuyên Quang nhân dịp chuẩn bị Tết Nguyên đán 2025. ...

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến dự lễ khánh thành nhà văn hóa thôn Ninh Lai (Tuyên Quang)

Sáng 12/1, đoàn công tác Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các đơn vị đồng hành, tài trợ đã tham gia lễ khánh thành, bàn giao công trình nhà văn hóa thôn Ninh Lai và tổ chức tặng quà, khám sức khỏe cho người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại biểu Quốc hội tán thành quy định giáo viên mầm non được nghỉ hưu trước tuổi

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) góp ý quy định về chế độ nghỉ hưu với nhà giáo. ...

Phó Chủ tịch Hội Hoa lan Bảo Lộc ở Lâm Đồng chia sẻ bí quyết bán gần 6.000 giò lan dịp Tết

Cứ mỗi dịp Tết Âm lịch cận kề, những chậu phong lan của anh Vũ Đức Nghi – Phó Chủ tịch Hội Hoa lan Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) lại ra nụ rất nhiều, năm nay anh bán được gần 6.000 chậu ra thị trường. ...

Vươn mình từ ruộng đồng

Để đất nước vươn lên mạnh giàu như ý kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta cần mau chóng tìm được những hướng đi cho những vùng, khu vực còn đang tụt hậu với những phương cách làm ăn kém hiệu...

Cây cổ thụ này đưa lên chậu, quả như cục vàng, giá hàng trăm triệu “thiên hạ vẫn xuất hiện thượng đế”

Anh Hoàng Đình Chính (huyện Văn Giang, Hưng Yên) có trên 300 trăm cây bưởi cảnh lớn nhỏ, nhiều cây là cây cổ thụ, tổng giá trị ước tính gần 30 tỷ đồng. Có một cây bưởi cổ thụ 100 năm tuổi được anh Chính đưa lên chậu, đặt tên là...

Độc lạ ngôi chợ chỉ bán một mặt hàng, mỗi năm họp một lần ở TP.HCM

Mỗi năm một lần, hơn nửa thế kỷ qua, chợ lá dong lớn nhất TP.HCM vẫn tồn tại giữa phố thị nhộn nhịp, đáp ứng nhu cầu của người dân mỗi dịp Tết đến xuân về. ...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Nuôi thành công chim két vốn xưa kia là động vật hoang dã, một nông dân Bạc Liêu bán 5 triệu/cặp

Ông Tường, nông dân nuôi chim két, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho biết: “Chim két thì cũng có nhiều chủng loại, nhưng loài chim két bố mẹ có giá thấp nhất cũng từ 4 - 5 triệu đồng/cặp, có loại lên đến 30 triệu...

“Cánh đồng không dấu chân” ở Quảng Bình, nông dân gặt lúa đạt 75 tạ/ha, bán ngay tại ruộng, giá cao

Clip: Nông dân thôn Tiên Sơn (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ niềm vui ở "cánh đồng không dấu chân" khi lúa đạt năng suất, bán với giá caoGặp nông dân Hoàng...

Cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch Hội Hoa lan Bảo Lộc ở Lâm Đồng chia sẻ bí quyết bán gần 6.000 giò lan dịp Tết

Cứ mỗi dịp Tết Âm lịch cận kề, những chậu phong lan của anh Vũ Đức Nghi – Phó Chủ tịch Hội Hoa lan Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) lại ra nụ rất nhiều, năm nay anh bán được gần 6.000 chậu ra thị trường. ...

Cây cổ thụ này đưa lên chậu, quả như cục vàng, giá hàng trăm triệu “thiên hạ vẫn xuất hiện thượng đế”

Anh Hoàng Đình Chính (huyện Văn Giang, Hưng Yên) có trên 300 trăm cây bưởi cảnh lớn nhỏ, nhiều cây là cây cổ thụ, tổng giá trị ước tính gần 30 tỷ đồng. Có một cây bưởi cổ thụ 100 năm tuổi được anh Chính đưa lên chậu, đặt tên là...

Vươn mình từ ruộng đồng

Để đất nước vươn lên mạnh giàu như ý kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta cần mau chóng tìm được những hướng đi cho những vùng, khu vực còn đang tụt hậu với những phương cách làm ăn kém hiệu...

Loại củ gia vị quen lắm luôn, trồng ở Đà Lạt, sao giá bán lên tới 100.000 đồng/kg dân tình vẫn mua?

Tỏi tím được trồng vài chục năm qua tại phường 7, TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) là loại tỏi thơm ngon, bán với giá từ 80.000-100.000 đồng/kg, đang được người dân trồng và nhân rộng trong thời gian qua. ...

Hơn 7,5 tỷ đồng mang Xuân ấm tới người dân có hoàn cảnh khó khăn

Những món quà Xuân ý nghĩa đang liên tục được trao tới những người dân có hoàn cảnh khó khăn tại khắp các tỉnh thành trên cả nước trong khuôn khổ chương trình Tết vì người nghèo năm 2025 do Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, Tập đoàn TH, Ngân hàng TMCP...

Mới nhất

MTTQ sẽ hỗ trợ bệnh nhân ung thư nghèo thêm động lực chiến thắng bệnh tật

Kinhtedothi- Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam với vai trò trung tâm khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sẽ hết lòng hết sức đồng hành, hỗ trợ cho những bệnh nhân ung thư nghèo, hoàn cảnh khó khăn có thêm động lực để quyết tâm chiến thắng bệnh tật"-Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam khẳng...

Saigonbank lên tiếng vụ 2 cựu cán bộ ngân hàng bị khởi tố

(NLĐO) – Saigonbank khẳng định luôn tuân thủ các quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng vẫn đang hoạt động...

Đánh rơi hết tiền về quê sắm Tết, nam thợ hồ nhận được điều bất ngờ

Nhận gần 10 triệu tiền công làm thợ hồ mang về cho vợ sắm Tết nhưng ông Cư đánh rơi trên đường. Người nhặt được số tiền này đã nhờ con đăng thông tin lên mạng xã hội để tìm chủ nhân. Ngày 25/1, anh Nguyễn Ngọc Minh (trú phường Chính Gián, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cho biết,...

Vẻ đẹp khó cưỡng của đầm nước lợ lớn nhất Đông Nam Á

Phá Tam Giang được biết đến là đầm nước lợ lớn nhất Đông Nam Á với thảm thực vật vô cùng phong phú và đặc biệt. ...

“Cưỡi sóng, vượt gió” mang hơi ấm đất liền đến với nhà giàn DKI

Kinhtedothi-Trải qua quãng đường hàng trăm hải lý với bao bất vả, khó khăn của sóng to, gió lớn, Đoàn công tác số 2 của Bộ Tư lệnh vùng 2 Hải quân cùng các cán bộ, chiến sĩ trên tàu Trường Sa 21 vỡ òa hạnh phúc khi hoàn thành nhiệm vụ: trao quà Tết tới các nhà giàn...

Mới nhất