Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNiềm tự hào của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Niềm tự hào của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Sau 30 năm không ngừng nỗ lực phấn đấu và phát triển, Khoa Xã hội học và Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã có những đóng góp nổi bật, trở thành niềm tự hào của học viện.

ĐẠT TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA

Những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, nhận thấy sự cần thiết của xã hội học đối với công tác lãnh đạo, quản lý Ban giám hiệu Trường Tuyên huấn Trung ương 1 quyết định thành lập tổ bộ môn Xã hội học trực thuộc Khoa Kiến thức bổ trợ gồm 9 cán bộ đã đảm nhận giảng dạy cho 3 môn: xã hội học, tin học và dân số học.

Trong giai đoạn những năm 2004 – 2014, đội ngũ cán bộ, giảng viên của khoa ngày càng phát triển, nhiều sinh viên ưu tú do khoa đào tạo được giữ lại, cho đi đào tạo nâng cao đồng thời tuyển thêm một số giảng viên mới của các cơ sở đào tạo khác. Cùng với quá trình phát triển, một số cán bộ giảng viên của khoa trưởng thành được cất nhắc lên chức vụ cao hơn, một số chuyển sang cơ quan khác nhưng số lượng thường giữ ở mức trên dưới 15 người.

Niềm tự hào của Học viện Báo chí và Tuyên truyền- Ảnh 1.

Đội ngũ giảng viên Khoa Xã hội học và Phát triển có năng lực và trình độ chuyên môn cao, đi đầu trong đổi mới phương pháp giảng dạy

ẢNH: KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CUNG CẤP

Từ năm học 2012 – 2013, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, khoa đào tạo thêm chương trình cử nhân ngành công tác xã hội và năm 2013 bắt đầu khóa đào tạo thạc sĩ ngành xã hội học.

Năm 2018 khoa có tên mới là Xã hội học và Phát triển. Sau khi nhà trường đạt chuẩn quốc gia về chất lượng giáo dục năm 2018, nhằm khẳng định hơn nữa uy tín và vị thế, khoa đã chủ động đăng ký đánh giá ngoài kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành xã hội học. Đến năm 2022 được công nhận là một trong 4 khoa đầu tiên có chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng quốc gia.

NHIỀU DẤU ẤN RIÊNG TRONG ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN

Năm học 2013 – 2014, khoa bắt đầu đào tạo cao học ngành xã hội học, đến nay đã có 7 khóa ra trường với gần 100 học viên và hàng chục học viên Lào. Khoa đã xây dựng 2 chương trình đào tạo cao học xã hội học: Một theo định hướng nghiên cứu và một theo định hướng ứng dụng (dành cho đào tạo cao học tại các địa phương).

Có thể nói, các đặc trưng chung trong chương trình đào tạo tại Khoa Xã hội học và Phát triển vẫn được giữ vững nhằm tạo dấu ấn riêng. Trong chương trình đào tạo cử nhân công tác xã hội, cán bộ giảng dạy của khoa nhấn mạnh rèn luyện các kỹ năng. Trong đó, sử dụng được các kỹ năng công tác xã hội cá nhân, nhóm vào việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp các cá nhân, gia đình và nhóm để giúp họ tăng cường năng lực tự giải quyết vấn đề và đáp ứng nhu cầu của mình.

Các chương trình đào tạo mới có xu hướng tăng cường các học phần về ngành và chuyên ngành, tăng cường tỷ lệ thực hành, đổi mới các phương pháp giảng dạy và đánh giá người học.

Ngoài nhiệm vụ chính là giảng dạy đối với các chương trình đào tạo của khoa, môn xã hội học đại cương cho các ngành khác, giảng viên của khoa còn tham gia giảng dạy, đào tạo ở nhiều khóa tập huấn khác cho cán bộ, phóng viên trong và ngoài Học viện thông qua các dự án với Ủy ban Dân số – Gia đình và Trẻ em; Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội và truyền thông dân số (trong khuôn khổ dự án VIE/97/P19 và sau này là dự án VIE/01/P09); Quỹ Ford; Viện FES…

Niềm tự hào của Học viện Báo chí và Tuyên truyền- Ảnh 2.

Chương trình đào tạo cử nhân công tác xã hội nhấn mạnh rèn luyện các kỹ năng

ẢNH: KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CUNG CẤP

TÍCH CỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nhận thức được rằng muốn nâng cao chất lượng giảng dạy thì không thể không nghiên cứu khoa học tốt, do vậy đội ngũ giảng viên của khoa trong 30 năm qua đã tích cực nghiên cứu khoa học. So với giai đoạn 10 năm sau khi thành lập, hiện nay tiềm năng nghiên cứu khoa học của khoa đã tăng lên, đặc biệt trong những năm gần đây, các giảng viên trong khoa đều tham gia nghiên cứu khoa học và hầu hết đều có công trình công bố trong các hội thảo quốc tế, quốc gia.

Cán bộ khoa đã hướng dẫn sinh viên thực hiện nhiều đề tài khoa học, hầu hết các đề tài được đánh giá cao. Sinh viên của khoa có phong trào nghiên cứu khoa học tốt. Đến nay đã có 2 đề tài đạt giải nhất và nhiều đề tài đạt giải nhì, ba, khuyến khích. Sinh viên của Khoa Xã hội học và Phát triển đã góp phần vào thành tích chung về công tác nghiên cứu khoa học của nhà trường.

Trong một số năm vừa qua, Học viện Báo chí – Tuyên truyền đã được bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành tích nghiên cứu khoa học của sinh viên trong đó có nhiều công đóng góp tích cực, hiệu quả của sinh viên xã hội học.

TỶ LỆ SINH VIÊN RA TRƯỜNG CÓ VIỆC LÀM CAO

Với những kỹ năng đó, sinh viên của khoa sau khi ra trường có tỷ lệ việc làm cao. Hiện rất nhiều cựu sinh viên của khoa đang đảm trách những vị trí quan trọng ở nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế. Sinh viên của khoa ra trường làm việc ở nhiều vị trí nghề nghiệp như cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, giảng viên, cán bộ phụ trách các dự án phát triển của các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị ở các địa phương và trung ương.

Tỷ lệ PGS cao nhất trong học viện

Có thể nhận thấy, Khoa Xã hội học và Phát triển là một trong những đơn vị có tỷ lệ PGS cao (3/20 PGS trong toàn Học viện), có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển. Khoa luôn chú trọng việc đảm bảo chất lượng giảng dạy là hàng đầu, chủ động thường xuyên đổi mới cả nội dung chương trình, giáo trình, đặc biệt là phương pháp giảng dạy.

Đơn vị tiên phong của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trải qua 30 năm phát triển, Khoa Xã hội học và Phát triển luôn thể hiện là đơn vị tiên phong của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Đội ngũ giảng viên có năng lực và trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chuyên nghiệp trong và ngoài nước, có khả năng ngoại ngữ, đi đầu trong đổi mới phương pháp giảng dạy; có nhiều giảng viên đạt thành tích cao trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế được công bố trên các diễn đàn học thuật; tạo động lực và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, đạt nhiều giải thưởng cao của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kết nối được các nguồn lực trong nước và quốc tế hỗ trợ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu của khoa và nhà trường. Sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường lao động.

Môi trường giáo dục mở, chú trọng vào trải nghiệm của người học thông qua các dự án hợp tác với các tổ chức quốc tế, tôn trọng sự khác biệt, khuyến khích phát triển năng lực cá nhân.




Nguồn: https://thanhnien.vn/niem-tu-hao-cua-hoc-vien-bao-chi-va-tuyen-truyen-185241101160719945.htm

Cùng chủ đề

Sửa quy định hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay đang trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung nghị định quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm. Bộ Giáo dục...

Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát quy định dạy thêm

Nhận thấy quy định mới về dạy thêm, học thêm còn nhiều ý kiến băn khoăn, Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát, nắm bắt các ý kiến để có điều chỉnh phù hợp. Nội dung trên nằm trong văn bản của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ GD&ĐT, ngày 22/1. Theo Văn phòng Chính phủ, Thông tư 29/2024 quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT dù nhận được nhiều sự đồng tình song vẫn còn...

Khởi động kỳ thi riêng

Năm 2025, kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội đã mở màn cho các kỳ thi riêng do các cơ sở giáo dục ĐH tổ chức. Khoảng 14.000 thí sinh đã tham dự kỳ thi đợt 1 trong 2 ngày 18 và 19/1. ...

Dạy thêm bằng chữ “tâm”

Quy định mới về siết dạy thêm - học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) được nhiều người ủng hộ và đồng tình. Theo đó, đảm bảo môi trường dạy thêm, học thêm lành mạnh là điều cần thiết nhằm tạo sự công bằng giữa học sinh với học sinh; giữa các thầy cô giáo trong môi trường giáo dục. ...

Đại học đa ngành không có nghĩa phải đào tạo tất cả

Theo Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim SÆ¡n, phát triển đại học đa ngành không có nghÄ©a phải đào tạo tất cả nhÆ° những gì người khác làm. Chia sẻ trên được nêu tại lễ trao quyết định của Thủ tướng về việc chuyển trường Đại học Kinh tế quốc dân thành Đại học Kinh tế quốc dân và trao quyết định của Bộ GD&ĐT công nhận Hội đồng đại học, Chủ tịch hội đồng, Giám đốc Đại học Kinh tế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giúp học sinh bắt nhịp việc học sau tết: Hành trình yêu thương

Việc giúp học sinh quay lại nhịp học tập sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán không chỉ là thử thách của chính các em mà còn là một hành trình cần sự yêu thương, thấu hiểu và đồng hành của cả cha mẹ,...

Ăn giờ nào tốt để phòng tránh bệnh tiểu đường?

Phát hiện mới về khung giờ ăn tốt nhất để phòng tránh bệnh tiểu đường; Bỏ túi 4 mẹo ăn uống tốt cho tim trong những ngày lễ tết; Tác dụng giúp hạ huyết áp ít người biết của đậu trắng... là những...

Bỏ túi 4 mẹo ăn uống tốt cho tim trong những ngày lễ tết

Dịp tết là thời gian để ăn mừng, ấm áp và đoàn viên, nhưng cũng có thể là thời gian mà sự nuông chiều bản thân dẫn đến căng thẳng và nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn trong kỳ nghỉ. ...

Bài đọc nhiều

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Viết gì để học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt, công thành danh toại?

Khởi bút đầu năm (tân niên khai bút/ tân xuân khai bút) là một hoạt động tự thân của mỗi người với mong muốn công việc sẽ được tốt đẹp hanh thông trong suốt năm và cuộc đời. ...

Những lời chúc Tết thầy cô năm Ất Tỵ 2025 ngắn gọn, ý nghĩa

Lời chúc Tết Ất Tỵ 2025 dành tặng thầy cô là cách để học trò ghi nhớ, bày tỏ tấm lòng kính yêu, biết ơn đối với các thầy cô giáo. Dưới đây là những lời chúc Tết Ất Tỵ 2025 dành tặng thầy cô hay và ý nghĩa. - Kính chúc thầy cô năm mới Ất Tỵ 2025 luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc tràn đầy và thành công rực rỡ. Cảm ơn thầy cô đã dành nhiều tâm...

Một học sinh tiểu học có 9 huy chương môn cờ vua

Một học sinh tại TP.HCM đã bắt đầu đam mê với cờ vua từ lớp 2 và đến lớp 5 đã đạt được 9 huy chương trong các cuộc thi về môn thể thao trí tuệ này. ...

Cùng chuyên mục

Dân tộc nào ở Việt Nam không ăn Tết Nguyên đán?

TPO - Tết Nguyên đán được xem là ngày Tết cổ xưa nhất, quan trọng nhất với người Việt Nam. Nhưng không phải dân tộc nào ở nước ta cũng đón năm mới vào dịp này. Đó là những dân tộc nào? Câu trả lời đúng là đáp án B: Người Chăm có đến 2 dịp lễ lớn được xem như là Tết là Păng-Katê (ngày 1/7 lịch Chăm, khoảng tháng 9 dương lịch) và...

Giúp học sinh bắt nhịp việc học sau tết: Hành trình yêu thương

Việc giúp học sinh quay lại nhịp học tập sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán không chỉ là thử thách của chính các em mà còn là một hành trình cần sự yêu thương, thấu hiểu và đồng hành của cả cha mẹ,...

Bộ giáo dục Anh bối rối vì phụ huynh thích cho con nghỉ học để đi nghỉ mát cùng gia đình

Bộ trưởng Giáo dục Anh Bridget Phillipson đã cảnh báo các bậc phụ huynh phải đảm bảo con mình đến trường hoặc phải đối mặt với hậu quả, sau khi số lượng gia đình bị phạt vì vi phạm quy định nghỉ học trong học kỳ cao kỷ lục. ...

Nam sinh 35 tuổi thi đại học 16 lần hiện ra sao?

TRUNG QUỐC - Đường Thượng Quân - người từng nổi tiếng với 16 lần thi kỳ thi đại học (cao khảo) của Trung Quốc hiện đã hoàn thành học kỳ thứ nhất tại Đại học Sư phạm Hoa Nam ở độ tuổi 35. Sinh năm 1989 trong một gia đình nông dân nghèo ở tỉnh Quảng Tây (phía Nam Trung Quốc), hành trình học tập của Đường Thượng Quân đã thu hút sự quan tâm của công chúng Trung Quốc,...

Nhiều trường đại học tiếp tục xét tuyển học bạ năm 2025

Các trường đại học trên cả nước dự kiến vẫn dành hàng nghìn chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển học bạ trong năm 2025. Năm 2025, Trường ĐH Luật Hà Nội dự kiến tuyển khoảng 2.650 chỉ tiêu, tăng khoảng 150 chỉ tiêu so với năm ngoái. Trong đó, trường dự kiến vẫn tiếp tục xét tuyển dựa trên kết quả học bạ cả năm lớp 10, lớp 11, lớp 12 theo các tổ hợp được xác định cụ...

Mới nhất

Vì sao người tuổi Tỵ ít hơn những tuổi khác?

Còn nhớ 2 năm trước nhà nhà thi nhau săn mèo vàng, rồng vàng nhưng năm nay không có định nghĩa săn rắn vàng. Vậy tại sao có ít người tuổi Tỵ hơn những tuổi khác, có phải vì tuổi Rắn ít may mắn? ...

FTZ – Động lực phát triển Đà Nẵng

(PLVN) - Ngày 26/6/2024 được coi là một ngày đáng nhớ trong giai đoạn phát triển mới của Đà Nẵng, khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng. Nghị quyết 136 có một điều đặc biệt, dành riêng...

Giữ rừng cho con cháu

Đồng bào các dân tộc sinh sống quanh núi Cư H'lăm không bao giờ đụng đến rừng, mà chung tay bảo vệ rừng thiêng ...

Tăng lên mức cao nhất mọi thời đại

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay đã phá kỷ lục cũ để tăng lên đỉnh cao nhất khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp...

Mới nhất

Giữ rừng cho con cháu