Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNữ giảng viên trẻ nghiên cứu công nghệ mới biến nước mặn...

Nữ giảng viên trẻ nghiên cứu công nghệ mới biến nước mặn thành nước ngọt

Công trình nghiên cứu đầy thiết thực của nữ giảng viên phố núi về công nghệ xử lý nước nhiễm mặn đã lọt vào vòng chung khảo Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho giảng viên trẻ năm 2024.

Với đề tài nghiên cứu hệ thống màng kết hợp FO-MD để xử lý nước nhiễm mặn nhằm cung cấp nước sạch cho vùng ven biển và hải đảo, tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, giảng viên Khoa Hóa học và môi trường Trường ĐH Đà Lạt, trở thành một trong 17 tác giả lọt vào vòng chung khảo Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho giảng viên trẻ năm 2024.

Đây là đề tài được các nhà khoa học trong ban giám khảo đánh giá có giá trị thực tiễn cao, cùng với 16 đề tài khác vượt qua hàng trăm công trình nghiên cứu và sản phẩm công bố khoa học-chuyển giao của các giảng viên trẻ đến từ 29 cơ sở giáo dục ĐH trên cả nước.

Tìm kiếm giải pháp tối ưu

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu chia sẻ: “Biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và được dự báo là sẽ có diễn biến phức tạp trong những năm tới, biểu hiện rõ nhất là các hiện tượng thời tiết bất thường như lũ lụt, sạt lở, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên và kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài”.

Nữ giảng viên trẻ nghiên cứu công nghệ mới biến nước mặn thành nước ngọt- Ảnh 1.

Giảng viên trẻ Nguyễn Thị Hậu (giữa) tại phòng thí nghiệm

Theo nữ giảng viên, vào mùa khô, lượng dòng chảy trên các sông nhỏ dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng ở một số tỉnh miền Trung và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết các giếng khoan đều bị nhiễm mặn và người dân không có nguồn nước ngọt để sử dụng.

“Hiện tại vẫn chưa có phương pháp thực sự hiệu quả để khắc phục tình trạng này. Người dân ở đó thường phải trả chi phí rất cao cho việc mua nước ngọt để sử dụng. Vì vậy, cần thiết phải tìm ra một nguồn nước sạch để sử dụng cho vùng ven biển và hải đảo khi các công nghệ đang áp dụng hiện tại không đảm bảo yêu cầu tạo ra một nguồn nước sạch bền vững”, tiến sĩ Hậu nhìn nhận.

Để xử lý tình trạng nhiễm mặn, biến nước biển thành nước ngọt từng có nhiều công nghệ được áp dụng, như công nghệ chưng cất bằng nhiệt, trao đổi ion, thẩm thấu ngược (Reverse osmosis – RO), màng lọc nano, phương pháp điện thẩm tách (Electrodialysis -ED). Các công nghệ trên đều có ưu điểm nhưng có nhược điểm chung là chi phí đầu tư cao, thiết bị dễ và nhanh bị bám bẩn…

Chính vì thế, tiến sĩ Hậu đã lựa chọn nghiên cứu về công nghệ màng kết hợp FO – MD (Forward Osmosis – Membrane Distillation) nhằm tìm ra những điều kiện hoạt động tối ưu cho mô hình FO và MD và đánh giá hiệu quả cũng như chi phí xử lý của công nghệ đề xuất với các công nghệ khử mặn khác hiện có ở Việt Nam.

Chi phí thấp, hiệu quả cao

“Màng thẩm thấu thuận FO là một trong những công nghệ mới hiện nay của thế giới và có tính khả thi cao trong việc ứng dụng cho quá trình khử muối với ưu điểm vượt trội như: sử dụng năng lượng thấp, bẩn màng ít, và hiệu quả khử muối cao. Đây là lựa chọn hiệu quả nhất cho xử lý nước nhiễm mặn”, nữ giảng viên cho hay.

Theo tiến sĩ Hậu, ưu điểm nổi bật của công nghệ này là hoạt động theo nguyên tắc thẩm thấu tự nhiên do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa hai dung dịch, nước sẽ đi từ nơi có nồng độ thấp qua màng và đến nơi có nồng độ cao. Do đó, công nghệ màng lọc thẩm thấu thuận không sử dụng áp suất thủy lực như thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis – RO), điều này giúp tiết kiệm năng lượng và giảm tình trạng bẩn màng, dẫn đến chi phí xử lý thấp.

Nữ giảng viên trẻ nghiên cứu công nghệ mới biến nước mặn thành nước ngọt- Ảnh 2.

Nữ giảng viên trăn trở khi bà con vùng bị nhiễm mặn phải trả chi phí cao cho việc mua nước ngọt sinh hoạt

Khi nghiên cứu, tiến sĩ Hậu quyết định chọn mẫu nước biển tại ven biển tỉnh Ninh Thuận và đảo An Bình, tỉnh Quảng Ngãi để xử lý vì nơi đây đang đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt nghiêm trọng hơn cả.

Kết quả cho thấy hệ thống FO-MD đạt hiệu quả xử lý muối cao và không phụ thuộc vào độ mặn của dòng cấp vào. Những chất bẩn bám trên bề mặt màng FO là không đáng kể, có thể được làm sạch bằng cách rửa bằng nước DI trong 5 phút là đã có thể sẵn sàng cho chu kỳ tiếp theo. Hơn nữa, hệ thống tích hợp FO-MD có thể sản xuất nước sạch có chất lượng cao bởi vì nước mặn được xử lý qua 2 bậc màng trong suốt quá trình vận hành.

Theo tính toán sơ bộ ở phòng thí nghiệm (có kết hợp năng lượng mặt trời), tổng chi phí vận hành hệ thống FO-MD để xử lý 1 m3 nước ngọt là 20.389 đồng. Trong khi đó, tổng chi phí vận hành cho hệ thống RO (công nghệ thẩm thấu ngược) để xử lý 1 m3 nước ngọt là 49.160 đồng, đắt gấp 2,4 lần công nghệ FO-MD.

Được biết đề tài này đã được Trường ĐH Đà Lạt nghiệm thu loại xuất sắc trước khi tham gia giải thưởng. “Hiện nay, tôi đang tiếp tục thực hiện các đề tài của quỹ NAFOSTED, dự án của Vingroup tập trung vào tổng hợp màng lọc FO và MD, sử dụng những kết quả tối ưu ở phòng thí nghiệm để từng bước thiết kế máy lọc nước biển có tích hợp năng lượng mặt trời ứng dụng cho xử lý nước biển vùng hải đảo và tàu thuyền đi biển”, tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu chia sẻ.

Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho giảng viên trẻ (không quá 35 tuổi) trong các cơ sở giáo dục ĐH do Bộ GD-ĐT khởi xướng, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức từ năm 2018.

Các tiêu chí mà giải thưởng đưa ra là công trình nghiên cứu phải có tính mới mẻ, sáng tạo, có giá trị khoa học và thực tiễn, được công bố hoặc ứng dụng trong thực tiễn ít nhất một năm (tính đến thời điểm nộp hồ sơ), chưa tham gia hoặc nhận bất cứ giải thưởng cấp quốc gia, quốc tế nào.




Nguồn: https://thanhnien.vn/nu-giang-vien-tre-nghien-cuu-cong-nghe-moi-bien-nuoc-man-thanh-nuoc-ngot-185241030213818512.htm

Cùng chủ đề

Khuyến khích nhà khoa học dám nghĩ, dám làm

Thời gian qua, một trong những vướng mắc đối với các nhà khoa học là chưa có quy định, cơ chế rõ ràng về rủi ro trong nghiên cứu khoa học. Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và các văn bản hướng dẫn đã tạo khung pháp lý cơ bản để bảo vệ các nhà khoa học, nhưng lại chưa có quy định chi tiết về quản lý rủi ro, chưa đề cập các nghiên cứu có...

Doanh nghiệp nào trả lương 100 triệu đồng/tháng cho kỹ sư AI?

Nhiều doanh nghiệp công nghệ đang thông báo tuyển dụng kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI), nhà khoa học AI ứng dụng, kiến trúc sư triển khai AI với mức lương thấp nhất 20 triệu đồng cao nhất 100 triệu đồng/tháng. ...

Nhà khoa học trẻ được săn đón với mức lương 35 tỷ/năm

Là nhà khoa học trẻ đứng sau các dá»± án thành công của Alibaba và DeepSeek, La Phúc Nhài được chiêu mộ với mức lÆ°Æ¡ng 10 triệu NDT/năm (khoảng 34,9 tá»· đồng). Nhà khoa học La Phúc Nhài được mệnh danh là nữ thiên tài trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc - người đứng sau các dự án thành công của Alibaba và DeepSeek. Cô sinh năm 1995 ở Tứ Xuyên, tốt nghiệp cử nhân ngành Khoa học Máy...

Tiềm năng gián robot khổng lồ tìm kiếm và cứu hộ

(NLĐO) - Nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu và xây dựng côn trùng kết hợp máy móc - như loài gián hay bọ cánh cứng bóng tối - để ứng dụng trong tìm kiếm cứu hộ. ...

Nhiệt độ toàn cầu năm 2024 vượt 1,5 độ C có phá vỡ thỏa thuận Paris?

(Dân trí) - Vấn đề biến đổi khí hậu thường liên đới đến giới hạn tăng nhiệt độ 1,5 độ C. Điều đó có nghĩa là gì? Các nước đồng ý giảm đáng kể phát thải khí nhà kính để giữ cho nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu về lâu dài "thấp hơn 2 độ C" so với thời kỳ tiền công nghiệp.Các nước cũng nhất trí "nỗ lực" giới hạn nhiệt độ tăng không quá 1,5 độ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Nữ thiên tài đứng sau DeepSeek, chinh phục các “ông lớn” công nghệ

La Phúc Nhài không chỉ là một nhà khoa học nữ xuất sắc mà còn là hình mẫu truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ đam mê công nghệ. ...

Hơn 4.000 giáo viên Hà Nội gửi tâm thư mong điều chỉnh chính sách thu nhập tăng thêm

"Tôi cũng là viên chức Thủ Đô nhưng không được hưởng chế độ Nghị quyết 46 của HĐND Thành Phố như các viên chức khác, tôi thấy bất công quá", một giáo viên bày tỏ. ...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

4 ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2025: Bắt đầu nhận đăng ký gian tư vấn

Từ sáng nay 4-2, ban tổ chức bắt đầu nhận đăng ký gian tư vấn của các đơn vị giáo dục tham gia bốn ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 tại TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ và Hà Nội. Bốn...

Cùng chuyên mục

TP HCM “chốt” ngày thi lớp 10, phương án tuyển sinh lớp 6

(NLĐO)- Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025 tại TP HCM sẽ diễn ra vào hai ngày 6 và 7-6, gồm 3 môn: Ngữ văn, toán, và ngoại ngữ ...

Thí điểm tuyển dụng giáo viên có trình độ cao đẳng

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 16 về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm tuyển dụng người có trình độ cao đẳng (CĐ) để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. ...

Dùng nước mắt giáo dục trẻ em, lợi bất cập hại ?

Việc một số diễn giả đến trường học và cố tình lấy nước mắt học sinh bằng những câu chuyện buồn, thậm chí quay phim lại để làm bằng chứng cho sự thành công của buổi nói chuyện đang gây nhiều tranh cãi. ...

Học sinh, phụ huynh Hà Nội sốt ruột ngóng môn thi thứ ba vào lớp 10

Năm đầu tiên thi lớp 10 theo chương trình mới, quy chế mới và cả thay đổi lớn về ôn tập, dạy thêm nhưng đến nay học sinh Hà Nội vẫn chưa biết kế hoạch tuyển sinh lớp 10 thế nào. ...

Mới nhất

Giá tiêu hôm nay 6/2/2025, trong nước, thế giới tăng cao

Giá tiêu hôm nay 6/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 6/2. Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 6/2/2025 như sau, thị trường tiêu trong...

Mùng 6 Tết đi làm lại, 12 con giáp nên mặc những màu này để năm mới “vừa đẹp vừa phát”

Để khai xuân thuận lợi trong ngày đầu đi làm lại sau kỳ nghỉ Tết, 12 con giáp hãy ưu tiên chọn trang phục có gam màu hợp mệnh. ...

Một ngân hàng ở Bỉ chuyển hơn 3,5 tỷ euro từ tài sản bị đóng băng của Nga cho Ukraine

Ngân hàng đầu tư Euroclear đã chuyển hơn 3,5 tỷ euro lợi nhuận từ các tài sản Nga bị đóng băng vào Quỹ châu Âu hỗ trợ Ukraine trong năm 2024, theo báo cáo tài chính công bố hôm 5/2.

Trung Quốc đã chính thức kiện việc áp thuế của Mỹ lên WTO

(CLO) Trung Quốc đã khởi kiện Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về mức thuế mà Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc, theo...

Chính phủ ban hành Nghị quyết đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương để đạt 8% trở lên năm...

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. ...

Mới nhất