Trang chủNewsThế giớiHai ngã rẽ trước chân trời mới

Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh dường như sẽ đổi khác do cuộc bầu cử sắp tới. (Nguồn: Getty)
Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác sau cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới. (Nguồn: Getty Images)

Đó là nhận định trong một báo cáo mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) – viện nghiên cứu chính sách độc lập có trụ sở tại Washington về tương lai của hai đồng minh thân thiết Mỹ-Anh sau cuộc chạy đua vào chiếc ghế quyền lực ngày 5/11.

Phép thử cho tình bạn xuyên Đại Tây Dương

Theo CSIS, từ trước đến nay, mối quan hệ Mỹ-Anh luôn mạnh mẽ và vững chắc dù ai là chủ nhân Nhà Trắng hay số 10 phố Downing. Anh vừa là cường quốc hàng đầu với tầm nhìn chiến lược, vừa là đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Việc thiết lập một chương trình nghị sự chung với London nên là ưu tiên trong 100 ngày cầm quyền đầu tiên của bà Kamala Harris hoặc ông Donald Trump.

Kết quả của cuộc bầu cử Mỹ có thể có tác động đáng kể đến mối quan hệ đặc biệt Mỹ-Anh. London không chỉ là đồng minh gần gũi của Washington, mà còn là thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và G7, nắm giữ vũ khí hạt nhân, có lực lượng quân sự, hệ thống internet và khoa học tiên tiến.

Anh cũng là một thành viên chủ chốt trong sáng kiến AUKUS. (Nguồn: APA)
Anh là một thành viên chủ chốt trong sáng kiến AUKUS. (Nguồn: APA)

Theo nghiên cứu của CSIS, từ năm 2014, Anh đã huấn luyện hàng nghìn binh sĩ cho Ukraine. Đặc biệt, kể từ sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt, Anh vẫn luôn dẫn đầu châu Âu trong viện trợ cho Ukraine, bao gồm cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực và tên lửa tầm xa cho Kiev. Bên cạnh đó, London cũng phối hợp với Mỹ để đáp trả các cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Biển Đỏ, tham gia sáng kiến AUKUS, cung cấp tàu ngầm hạt nhân cho Australia và phát triển nhiều công nghệ tiên tiến.

Báo cáo của CSIS chỉ rõ, mối quan hệ truyền thống Mỹ-Anh vẫn luôn mạnh mẽ bất kể ai lên nắm quyền, như cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đã từng duy trì quan hệ tốt đẹp với cả Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush. Tuy nhiên, kết quả của cuộc bầu cử tới có thể mở ra hai hướng đi rất khác biệt cho mối thâm giao này.

Nếu cựu Tổng thống Donald Trump thắng cử, Mỹ và Anh sẽ có hai nhà lãnh đạo thuộc hai cực chính trị khác nhau. Điều này dẫn đến một cục diện rất khác so với nhiệm kỳ đầu của ông Trump, khi Anh có những lãnh đạo bảo thủ ủng hộ Brexit, vốn là điều mà cựu Tổng thống Mỹ đặc biệt tán thành. Ngoài ra, Thủ tướng Boris Johnson và phong cách chính trị dân túy của ông giúp London duy trì mối quan hệ gần gũi với Washington hơn so với nhiều đồng minh châu Âu khác.

CSIS cũng khẳng định, dưới sự lãnh đạo của tân Thủ tướng Keir Starmer, Anh sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực từ trong và ngoài nước. Một mặt, chính sách đối ngoại của London phải luôn duy trì mối quan hệ đặc biệt với Mỹ. Tân Ngoại trưởng Anh David Lammy khẳng định, London “không thể quên Mỹ luôn là đồng minh quan trọng nhất, dù ai là người nắm quyền tại Nhà Trắng”. Tuy nhiên, ông Trump vẫn không được ưa chuộng rộng rãi tại Anh, đặc biệt là trong giới ủng hộ đảng Lao động.

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới
Nước Anh đang phải đối mặt với nhiều áp lực từ trong và ngoài nước dưới thời Thủ tướng Keir Starmer. (Nguồn: Reuters)

Nếu phó Tổng thống Kamala Harris thắng cử, mối quan hệ đặc biệt này sẽ có cơ hội được tái thiết. Hậu Brexit, Washington không còn quá đánh giá cao quan hệ Mỹ-Anh, đặc biệt khi ảnh hưởng của London ở châu Âu đang suy giảm. Nhưng với việc ông Starmer và bà Harris có cùng nền tảng chính trị, hai nước có thể có cơ hội để khôi phục lại vai trò và sự gần gũi cho mối giao hảo này.

Chính sách đối ngoại của Anh dưới thời đảng Lao động cầm quyền như Nước Anh tái kết nối (Britain Reconnected) và Chủ nghĩa hiện thực tiến bộ (Progressive Realism), dường như phù hợp với chính quyền bà Harris. Đảng Lao động cũng đang nỗ lực khôi phục quan hệ với Liên minh châu Âu (EU), vốn là điều mà bà Harris ủng hộ mạnh mẽ.

Tái thiết hay rạn nứt?

Theo CSIS, chủ nhân mới của Nhà Trắng, dù thuộc bất kỳ đảng phái nào, cũng nên ủng hộ mối quan hệ mạnh mẽ hơn giữa Anh và châu Âu. Động thái này sẽ củng cố hơn nữa chính sách đối ngoại của Mỹ trong cạnh tranh với Trung Quốc, cũng như thúc đẩy lập trường thống nhất của châu Âu về Bắc Kinh.

Một hiệp ước an ninh Anh-EU cũng sẽ thắt chặt hơn hợp tác an ninh và công nghiệp quốc phòng, tạo nên “trụ cột châu Âu” trong NATO nhằm chống lại Nga và giảm sự phụ thuộc quân sự của châu Âu vào Mỹ. Thêm vào đó, Washington đã mất đi cầu nối truyền thống với châu Âu hậu Brexit, do đó việc Thủ tướng Starmer khôi phục quan hệ tốt đẹp với châu Âu từ bên ngoài khối EU sẽ là lợi thế cho cả hai ứng cử viên Tổng thống.

Mỹ cần bước đi thận trọng hơn với NATO, vì đây là liên minh quân sự mạnh nhất và lâu dài nhất trong lịch sử.
Các chủ nhân của Nhà Trắng, dù thuộc bất kỳ đảng phái nào, cũng thường ủng hộ mối quan hệ giữa Anh và châu Âu. (Nguồn: AP)

Bên cạnh đó, Anh không đạt được tiến triển khi đàm phán hiệp định thương mại tự do mới trong nhiệm kỳ đầu của cựu Tổng thống Donald Trump. Hơn nữa, chính quyền Tổng thống đương nhiệm Joe Biden cũng không nỗ lực để đàm phán một hiệp định thương mại mới, khi cả chính phủ lẫn Quốc hội đều hoài nghi về các hiệp định thương mại với London.

Không rõ liệu chính quyền bà Harris có áp dụng cách tiếp cận tương tự hay không, tuy nhiên, một chính phủ Lao động mới có thể là đối tác lý tưởng để đàm phán hiệp định thương mại mới tập trung vào nền kinh tế xanh. Nếu Mỹ không thể đạt được thỏa thuận thương mại với Anh, Washington sẽ khó có thể đạt được thoả thuận với bất kỳ quốc gia nào khác.

Ngoài ra, trong lĩnh vực khí hậu và năng lượng xanh, chương trình nghị sự mà hai ứng cử viên Kamala Harris và Donald Trump đưa ra có sự khác biệt đáng kể. CSIS cho rằng, Bà Harris ít nhất nên “tuyển dụng” Anh làm đồng minh chủ chốt trong quá trình chuyển đổi xanh, vì Liên minh năng lượng sạch của London sẽ đưa đến cho Washington những hình thức mới để theo đuổi một đường lối ngoại giao khí hậu tiên tiến.

 Dù ai trở thành chủ nhân mới của Nhà Trắng, quan hệ Mỹ-Anh sẽ vẫn là một trụ cột vững chắc trong chính sách đối ngoại của cả hai nước. (Nguồn: ABC)
Quan hệ Mỹ-Anh vốn là một trụ cột vững chắc trong chính sách đối ngoại của cả hai nước. (Nguồn: ABC)

Quan hệ Mỹ-Anh có thể đủ mạnh để vượt qua bất kỳ cơn cuồng phong nào.Tuy nhiên, chính quyền do bà Harris lãnh đạo có thể mở ra những chuyến hành trình thuận lợi hơn nhiều cho mối quan hệ đặc biệt này so với chính quyền của cựu Tổng thống Trump.

Tựu trung, dù ai trở thành chủ nhân mới của Nhà Trắng, quan hệ Mỹ-Anh sẽ vẫn là một trụ cột vững chắc trong chính sách đối ngoại của cả hai nước. Nhưng lần này, sự khác biệt trong định hướng chính trị của nhà hai lãnh đạo có thể dẫn đến những lối đi riêng biệt. Chính quyền của bà Harris được kỳ vọng tái xây dựng mối liên kết chặt chẽ hơn, không chỉ với London mà còn với toàn bộ châu Âu, từ đó củng cố một liên minh phương Tây mạnh mẽ hơn trước các thách thức toàn cầu, đặc biệt là từ Trung Quốc và Nga.

Ngược lại, nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể đưa quan hệ giữa Washington và London vào một lộ trình mới, tập trung vào những vấn đề song phương hơn là quan hệ đa phương. Dù ở hướng nào, hai đồng minh thân thiết này này vẫn cần sự linh hoạt và sáng tạo để điều chỉnh và phát huy sức mạnh của mối giao tình truyền thống, tiếp tục trở thành đối tác chiến lược đáng tin cậy lẫn nhau trong bối cảnh thế giới biến động không ngừng.





Nguồn: https://baoquocte.vn/quan-he-my-anh-hau-bau-cu-hai-nga-re-truoc-chan-troi-moi-291974.html

Cùng chủ đề

Ông Trump suýt nữa bị kết án nếu không đắc cử

Trong báo cáo được Bộ Tư pháp Mỹ công bố hôm nay (14.1), công tố viên đặc biệt Jack Smith, hiện đã từ chức, kết luận rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump tham gia 'một nỗ lực hình sự chưa từng có'...

Ông Biden tin vẫn có thể đánh bại ông Trump nếu tiếp tục tranh cử tổng thống

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng lẽ ra ông đã có thể giành chiến thắng nếu tiếp tục tham gia cuộc đua giành chức tổng thống năm 2024. ...

Sau khi đắc cử, ông Trump có liên lạc với Chủ tịch nước Trung Quốc

Hôm qua (7.1), Bắc Kinh lần đầu tiên xác nhận Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã liên lạc với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sau khi có kết quả bầu cử Mỹ 2024. ...

ASEAN và bầu cử Mỹ năm 2024

Vì nhiều lý do, bầu cử Mỹ 2024 thu hút sự quan tâm đặc biệt của ASEAN, với các nước thành viên hy vọng có thể nhanh chóng thích ứng trước những thay đổi về chính sách của chính quyền kế tiếp ở...

Đại cử tri bỏ phiếu xác nhận ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ

Hôm 17.12, đại cử tri ở 50 tiểu bang đã họp để xác nhận kết quả bầu cử tại từng bang, theo đó ông Donald Trump đủ phiếu để thành Tổng thống Mỹ kế tiếp khi thắng Phó tổng thống Kamala Harris với...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhà lãnh đạo thân Nga vào “cuộc đua bầu cử” lần thứ bảy, ai sẽ được lựa chọn là Tổng thống nhiệm kỳ mới?

Các cử tri Belarus đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 26/1 để chọn ra người đứng đầu đất nước trong số 5 ứng cử viên.

Công nghệ chip di động, gaming và AI

Các hãng sản xuất sẽ tiếp tục cải tiến thiết kế, nâng cấp công nghệ phần cứng và phần mềm, trong khi người dùng cũng kỳ vọng vào những trải nghiệm sử dụng mượt mà và mạnh mẽ hơn. Dưới đây là những xu hướng chính sẽ định hình thị trường laptop trong năm 2025.

Người Việt rộn ràng sắm Tết trên các sàn thương mại điện tử

Từ những món ăn truyền thống, trang phục mới, tới đồ trang trí nhà cửa, người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đang rộn ràng, tất bật trong mùa mua sắm cuối năm.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị truy tố về tội kích động nổi loạn

Các công tố viên đã truy tố Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đang bị tạm giam về tội lãnh đạo một cuộc nổi loạn thông qua việc áp đặt thiết quân luật ngắn ngủi hồi tháng trước.

Quyết tâm bám biển, bám tàu, bám đảo bảo vệ vùng biển của Tổ quốc

Nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ, Đại tá Vũ Anh Tuấn, Chủ nhiệm Chính trị Hải quân đã trả lời phỏng vấn báo chí về công tác trực sẵn sàng chiến đấu dịp Tết.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Ukraine hé lộ toan tính ép Nga ngồi vào bàn đàm phán, Moscow “khuyên” NATO đừng nghe Kiev

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với một kênh truyền hình Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nêu ra điều "cần thiết" phải làm để Nga "ngồi vào bàn đàm phán" theo các điều kiện của Kiev.

Sáng kiến giảm rác thải điện tử ở châu Âu

Ước tính mỗi năm, có khoảng 50-60 triệu tấn rác điện tử được thải ra, trong khi nhiều thiết bị hoàn toàn có thể sửa chữa và tái sử dụng. Những năm gần đây, nhiều người dân ở Amsterdam, Hà Lan đã tìm tới những “quán cà phê sửa chữa” để sửa lại các thiết bị hỏng hóc, thay vì bỏ đi một cách lãng phí. Chiều thứ tư hàng tuần,...

Người Mỹ đổ xô học tiếng Trung khi TikTok sắp bị cấm?

Nền tảng học ngoại ngữ khi nhận lượt người dùng Mỹ học tiếng Trung tăng vọt những ngày qua, nhiều khả năng xuất phát từ nhu cầu sử dụng ứng dụng thay thế TikTok sắp bị cấm. ...

Diễn biến mới về vụ cháy rừng ở California

AP hôm qua đưa tin cảnh báo về "tình huống đặc biệt nguy hiểm" tại nhiều khu vực thuộc Los Angeles và Ventura (bang California) trong ngày 15.1 do Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) đưa ra đã hết hiệu lực...

Thành lập Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc thành phố Hải Phòng

Ngày 20/1, Hội hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc và Hội người Hàn Quốc tại Hải Phòng tổ chức Giao lưu hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc và ra mắt Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hải Phòng. Thành lập Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hải Phòng. (Ảnh:...

Cùng chuyên mục

Nhà lãnh đạo thân Nga vào “cuộc đua bầu cử” lần thứ bảy, ai sẽ được lựa chọn là Tổng thống nhiệm kỳ mới?

Các cử tri Belarus đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 26/1 để chọn ra người đứng đầu đất nước trong số 5 ứng cử viên.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị truy tố về tội kích động nổi loạn

Các công tố viên đã truy tố Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đang bị tạm giam về tội lãnh đạo một cuộc nổi loạn thông qua việc áp đặt thiết quân luật ngắn ngủi hồi tháng trước.

Ông Trump thảo luận phương án mua lại TikTok, sẽ sớm có quyết định

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25.1 cho biết đang thảo luận với nhiều bên về việc mua lại ứng dụng TikTok và sẽ ra quyết định trong vòng 30 ngày. ...

Người dân Greenland muốn theo Mỹ; nếu có thể cứu TikTok là điều tốt

Trong cuộc trao đổi với các phóng viên thuộc nhóm báo chí Nhà Trắng trên chuyên cơ Không lực Một (Air Force One), ông Trump cho rằng, người dân Greenland muốn theo Mỹ.

Mới nhất

Khách du lịch đến Nha Trang dịp Tết Nguyên đán 2025 dự kiến tăng cao

Kinhtedothi-Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh dự kiến đưa đón khoảng 181.889 hành khách. Nhiều khách sạn, resort tại Nha Trang - Khánh Hòa gần như kín phòng trong những ngày Xuân. Du khách dự kiến tăng mạnh Ngày 26/1, ông Nguyễn Minh Khôi - Phó Giám đốc Cảng hàng không quốc tế...

Mưa gió quật tơi tả chợ hoa, tiểu thương lo ‘mất Tết’

Tiểu thương buôn bán hoa, cây cảnh ở Nghệ An như ngồi trên đống lửa khi thời tiết mưa gió ngày cận Tết Ất Tỵ 2025. ...

Tiểu thương Đà Lạt đốt lửa sưởi ấm chờ khách mua cây cảnh, hoa chưng Tết Nguyên đán 2025

Mặc dù trời lạnh, sương xuống vào ban đêm nhưng tiểu thương Đà Lạt (Lâm Đồng) bán cây cảnh, hoa vẫn kiên trì đốt lửa sưởi ấm chờ khách đến mua về chưng Tết Âm lịch 2025. ...

Cháy dữ dội, ngọn lửa bao trùm lên nhiều ki-ốt tại chợ Yên Minh

(NLĐO) - Nhiều ki-ốt bán quần áo, hàng tạp hóa, giày dép trong chợ Yên Minh bị lửa thiêu rụi vào chiều 27 Tết (26-1 dương lịch) ...

Mới nhất