Trang chủDestinationsLâm ĐồngNhững góc khuất trong giao khoán quản lý, bảo vệ rừng tại...

Những góc khuất trong giao khoán quản lý, bảo vệ rừng tại Bảo Lâm


Quyết định số 178 ngày 12/11/2001 và các Nghị định số 01/1995, số 135/2005 và số 168/2016 của Chính phủ quy định về việc giao nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo, bà con đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tham gia bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời, thụ hưởng các chính sách theo quy định như khai thác lâm sản phụ, kinh phí chi trả dịch vụ môi trường góp phần phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Thế nhưng, tại huyện Bảo Lâm, công tác giao khoán QLBVR đang dần hé lộ nhiều góc khuất trái quy định của pháp luật. Từ đó đã gây nên những hệ lụy như để mất rừng, mất đất lâm nghiệp và kéo theo các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa phương! Những góc khuất trong giao khoán rừng, đất lâm nghiệp đang được Công an huyện Bảo Lâm vào cuộc điều tra, làm rõ.





Tiểu khu 491 (Thôn 5, xã Lộc Nam) nơi xảy ra nhiều sai phạm trong giao khoán QLBVR theo Quyết định 178 của Chính phủ
Tiểu khu 491 (Thôn 5, xã Lộc Nam) nơi xảy ra nhiều sai phạm trong giao khoán QLBVR theo Quyết định 178 của Chính phủ

Theo quy định, công tác giao khoán QLBVR được thẩm định nghiêm ngặt từ việc chọn đối tượng giao khoán đến thiết lập phương án lấy việc quản lý, phát triển rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc làm thước đo. Qua đó, tạo điều kiện để các đối tượng nhận khoán tiếp cận các chính sách của Nhà nước, giữ rừng và tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Thế nhưng, việc giao khoán QLBVR do đơn vị chủ rừng là Ban Quản lý rừng Bảo Lâm (nay là Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đam B’ri) lại thực hiện trái ngược hoàn toàn.

LẬP KHỐNG HỒ SƠ ĐỂ GIAO KHOÁN RỪNG, ĐẤT LÂM NGHIỆP

Năm 2006, áp dụng các quy định tại Quyết định 178 thi hành các Nghị định 01 và 135 của Chính phủ, Ban Quản lý rừng Bảo Lâm đã lập hồ sơ xây dựng phương án giao khoán 130 ha rừng, đất lâm nghiệp tại Tiểu khu 491 (Thôn 5, xã Lộc Nam) cho 7 hộ dân quản lý, bảo vệ, trồng rừng sản xuất và sản xuất nông – lâm kết hợp. Trong đó, diện tích đất có rừng là 20,6 ha (gồm rừng lồ ô và rừng hỗn hợp lá rộng) và diện tích đất trống, đồi trọc không có rừng là gần 110 ha. 

Căn cứ quy định của pháp luật, thì đối tượng được nhận khoán QLBVR theo Quyết định 178 của Chính phủ xếp theo thứ tự ưu tiên là hộ, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, hộ nghèo, gia đình chính sách sinh sống tại địa phương có nhu cầu nhận khoán. Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước vừa góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, tăng độ che phủ rừng; đồng thời, tạo điều kiện để người nhận khoán hưởng lợi các chính sách ưu đãi từ rừng có thêm nguồn thu nhập thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế khi tham gia nhận khoán.

Thế nhưng, trong quá trình triển khai giao khoán rừng, đất lâm nghiệp tại Tiểu khu 491, Ban Quản lý rừng huyện Bảo Lâm đã kết hợp với UBND xã Lộc Nam lập khống hồ sơ thủ tục giao khoán sai đối tượng. Cụ thể, trong hồ sơ bàn giao thể hiện có 7 hộ dân được giao nhận khoán rừng, đất lâm nghiệp tại Tiểu khu 491, gồm các hộ: K’Châu, Ka Phấn, Lê Đọt và Đỗ Viết Tĩnh cùng ngụ tại xã Lộc Nam (huyện Bảo Lâm); 3 hộ khác ngoài địa phương gồm: Đỗ Quang Thông (ngụ xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm), Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thị Hồng (cùng ngụ tại phường Lộc Sơn, TP Bảo Lộc). Trong các hộ dân nói trên, chỉ có hộ ông Đỗ Quang Thông nhận 25,3 ha (3,9 ha rừng hỗn hợp lá rộng, 13 ha rừng lồ ô và 7,9 ha đất lâm nghiệp trống) trực tiếp tham gia QLBV và trồng rừng. 

Ông Đỗ Quang Thông, một trong các hộ có tên trong danh sách nhận khoán cho biết: “Trong 7 hộ có tên trong danh sách nhận khoán, tuy không sinh sống tại xã Lộc Nam nhưng chỉ có gia đình tôi thực hiện QLBV và trồng rừng thật sự. Những hộ dân còn lại đều được Ban Quản lý rừng Bảo Lâm và UBND xã Lộc Nam “nhờ” ký, lăn tay hoặc tự giả mạo chữ ký để lập khống hồ sơ giao khoán rừng, đất lâm nghiệp sai quy định cho doanh nghiệp. Diện tích rừng, đất lâm nghiệp của các hộ này được Công ty Phương Minh có trụ sở tại phường Lộc Sơn (TP Bảo Lộc) hợp tác với bà San Kim Chi (sinh năm 1982, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) đầu tư trồng rừng thu lợi trái quy định. Trong suốt thời gian nhận đất, nhận rừng giao khoán, bà Chi cũng chỉ trồng rừng đúng 1 lần và khai thác lâm sản vào năm 2016 rồi dừng để đất trống, đồi trọc đến nay”.

QUYỀN LỢI VỀ TAY AI?

Với việc áp dụng Quyết định 178 của Chính phủ, theo quy định, các hộ nhận khoán tại Tiểu khu 491 xã Lộc Nam nói riêng và trên toàn địa bàn huyện Bảo Lâm nói chung được Nhà nước cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ QLBVR và khoanh nuôi tái sinh rừng theo quy định hiện hành; được thu hái lâm sản phụ trong quá trình bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng theo quy định. Được sử dụng cây nông nghiệp lâu năm sản xuất nông – lâm kết hợp hoặc trồng xen với cây rừng bản địa lâu năm theo thiết kế trồng rừng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt. Cùng với đó, các hộ nhận khoán được nhận tiền công (kinh phí) giao khoán để trồng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng theo hợp đồng giao nhận khoán QLBVR.

Cùng với các quyền lợi được hưởng, các hộ nhận khoán có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng như trồng rừng, QLBV, khoanh nuôi các diện tích rừng hiện hữu trên diện tích nhận khoán; đồng thời, có trách nhiệm QLBV, không để xảy ra tình trạng lấn chiếm dẫn đến mất rừng, mất đất giao khoán.

Trên thực tế, trong 7 hộ nhận khoán rừng, đất lâm nghiệp tại Tiểu khu 491 (xã Lộc Nam), ngoài ông Đỗ Quang Thông thì 6 hộ còn lại chỉ có tên trong danh sách giao khoán nhưng không hề được nhận rừng, đất lâm nghiệp. Điều đó đồng nghĩa với việc, trong suốt thời gian 15 năm (từ 2006 – 2021), các hộ dân này không thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến việc nhận khoán như trồng rừng, khoanh nuôi và QLBVR. Cùng với đó, các hộ dân này cũng không được thừa hưởng bất cứ quyền lợi nào từ chính sách giao khoán rừng, đất lâm nghiệp của Nhà nước theo Quyết định 178 của Chính phủ.

Ông K’Châu, một trong những hộ dân có tên trong danh sách nhận khoán tại Tiểu khu 491 cho biết: “Năm 2006, tôi được UBND xã Lộc Nam, trực tiếp là ông K’Hem – lúc đó là Phó Chủ tịch UBND xã gọi lên ký hợp đồng nhận giao khoán rừng, đất lâm nghiệp. Quá bất ngờ, nên tôi hỏi nhận rừng, đất lâm nghiệp ở đâu thì ông Hem nói đây chỉ là thủ tục, còn đất này giao lại cho Công ty Phương Minh. Vì thế, gia đình tôi không hề nhận đất, nhận rừng gì cả và cũng không có hợp đồng giao khoán. Vì không nhận rừng, đất lâm nghiệp nên mọi quyền lợi liên quan gia đình tôi đều không được hưởng”.

Còn ông Đỗ Quang Thông phản ánh: “Gia đình tôi làm hồ sơ thủ tục nhận đất, nhưng chỉ đảm nhận việc QLBV diện tích rừng tự nhiên. Riêng phần diện tích đất trống, thì được Công ty Phương Minh mượn lại giao cho bà Chi trồng cây keo lá tràm. Trong suốt thời gian QLBVR và khoanh nuôi rừng tái sinh, gia đình tôi cũng không được nhận bất cứ đồng nào từ kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng của Nhà nước cấp”.

Như vậy, rõ ràng, việc giao khoán QLBVR tại Tiểu khu 491 chỉ thể hiện trên giấy thông qua các hồ sơ, thủ tục mà Ban Quản lý rừng Bảo Lâm và UBND xã Lộc Nam lập khống. Vậy những quyền lợi mà các hộ dân có trong danh sách nhận khoán tại Tiểu khu 491 thuộc về tay ai? Vấn đề này đang được cơ quan điều tra Công an huyện Bảo Lâm vào cuộc xác minh làm rõ theo quy định của pháp luật.

(Còn nữa)





Source link

Cùng chủ đề

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (11/02): Tăng kỉ lục

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (11/02): Trong khi giá vàng thế giới tiến sát mốc 2.900 USD/ounce, thị trường vàng trong nước cũng tiếp tục neo cao. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI...

Đảo ngược lệnh đình chỉ, Mỹ trao “phao cứu sinh” cho WFP

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) cho biết, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh tạm dừng tài trợ lương thực, đảo ngược lệnh đình chỉ trước đó có thể ảnh hưởng tới 500.000 tấn lương thực đang chờ vận chuyển.

Mưu sinh nơi cửa biển giữa giá rét ngày đầu năm

TPO - Dù nhiệt độ xuống thấp nhưng sau mỗi đợt triều cường rút, những nông dân ở vùng ven cửa biển huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vẫn miệt mài bới cát cào ngao, đục hàu trên bãi bồi ven cửa lạch. 11/02/2025 | 09:21 TPO - Dù...

Nhiều đại học điều chỉnh phương án tuyển sinh

Cho thí sinh chọn môn xét tuyển, bỏ xét tuyển học bạ, siết tổ hợp xét tuyển, tất cả tổ hợp đều có môn nhân hệ số 2... là những điểm mới trong tuyển sinh đại học năm 2025. Năm nay kỳ thi tốt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quần thể danh thắng Tràng An – Di sản độc đáo của Việt Nam

Quần thể danh thắng Tràng An thuộc địa bàn các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan và thành phố Ninh Bình. Đây là một khu vực rộng lớn với tổng diện tích khoảng 10.000 ha. Trong đó có ba khu vực chính được coi là vùng lõi của di sản, đó là: Khu sinh thái Tràng An, cố đô Hoa Lư và Tam Cốc Bích Động... Quần thể danh thắng Tràng An thuộc địa bàn các huyện Hoa Lư,...

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng vào Top 25 công viên quốc gia thế giới

(LĐ online) - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) được du khách toàn thế giới bình chọn và đứng thứ 15 trong Top 25 công viên quốc gia tốt nhất thế giới. Động Phong Nha   Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003 và được UNESCO công nhận lần...

Đức Trọng: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP đạt sao đợt I năm 2024

(LĐ online) - Chiều 2/12, UBND huyện Đức Trọng tổ chức trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp huyện đạt sao đợt 1 năm 2024. Ông Nguyễn Mậu Thế - Phó Chủ tịch UBND huyện và ông Hồ Hữu Hiếu - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn trao chứng nhận cho các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận  Cụ thể, có 2 sản phẩm: Rau, củ, quả sấy giòn và cà chua Cherry sấy của...

Khai mạc Trưng bày, triển lãm và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

(LĐ online) - Là một trong 10 chương trình chính của Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, tối 24/12 tại Công viên Trần Quốc Toản, chương trình Trưng bày giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP đã long trọng khai mạc. Cắt băng khai mạc trưng bày Tham dự có ông Nguyễn Ngọc Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Trung Kiên – Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và...

Chủ thể OCOP đẩy mạnh sản xuất phục vụ thị trường Tết

Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết. Công ty TNHH Mắc Ca Mai Thao sản xuất bánh dinh dưỡng kết hợp từ các loại hạt phục vụ...

Bài đọc nhiều

Tuổi trẻ Đạ M’rông chung tay xây dựng nông thôn mới

Với phương châm “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, những năm qua, bằng những công trình, phần việc cụ thể, cùng với sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tuổi trẻ xã Đạ M’rông, huyện Đam Rông đã có nhiều đóng góp thiết thực vào Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) và các hoạt động tình nguyện trên địa bàn. Đồng hành cùng với thanh niên, Đoàn xã đã thành lập Tổ hợp...

Đua ngựa không yên – Báo Lâm Đồng điện tử

Giấy phép số 172/GP-BTTTT cấp ngày 04 tháng 5 năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tổng Biên tập: Hồ Thị Lan. Địa chỉ tòa soạn: 38 Quang Trung, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Điện thoại: (0263) 3822473; (0263) 3810443 - Fax: (0263) 3827608. Văn phòng tại Bảo Lộc: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; Điện thoại: (0263) 3720550 - Fax: (0263) 3720560 (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id))...

Khảo sát các sản phẩm du lịch, dịch vụ tại Lạc Dương

(LĐ online) - Ngày 13/4, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức đoàn khảo sát các sản phẩm du lịch, dịch vụ tại huyện Lạc Dương nhằm phục vụ Tuần lễ vàng Du lịch Lâm Đồng.  Thành viên đoàn khảo sát thử nghiệm môn bóng gỗ (môn thể thao truyền thống của Nhật Bản) tại Khu phức hợp Ma Rừng Lữ Quán 2 Tham dự chuyến khảo sát có đại diện các doanh...

Nhiều sản phẩm du lịch độc lạ, phục Tuần lễ vàng Du lịch Lâm Đồng ở Lâm Hà, Đam Rông

(LĐ online) - Tiếp tục chương trình khảo sát các sản phẩm du lịch, dịch vụ phục vụ Tuần lễ vàng Du lịch Lâm Đồng năm 2023, trong ngày 14/4, đoàn công tác do Sở Văn hoá - Thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức, gồm đại diện các doanh nghiệp du lịch, lữ hành và phóng viên các cơ quan truyền thông đã đến huyện Đam Rông và huyện Lâm Hà ghi nhận những...

Quyết liệt, đồng bộ, đột phá

        Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong năm 2023, lãnh đạo các địa phương đã có những định hướng, chỉ đạo sát sao trên tinh thần xuyên suốt là “Quyết liệt, đồng bộ, đột phá; kỷ cương, nêu gương, trách nhiệm, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI”.    Năm 2022, toàn thành phố đã triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong...

Cùng chuyên mục

Vang vọng Langbiang

Langbiang là một trong những biểu tượng du lịch nổi tiếng của Đà Lạt, với vẻ đẹp hùng vĩ của những ngọn núi cao chọc trời và không khí trong lành mát mẻ. Nơi đây không chỉ là một địa điểm du lịch hấp dẫn mà còn gắn liền với nhiều truyền thuyết và câu chuyện tình yêu lãng mạn.

Kết hợp truyền thống và hiện đại trong đám cưới người Cờ-ho Lạnh Lâm Đồng

Đám cưới là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong đời người, và với người Cờ-ho Lạnh Lâm Đồng cũng vậy. Để vừa giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống, vừa đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại, nhiều đám cưới của người Cờ-ho Lạnh Lâm Đồng ngày nay đã có những sự kết hợp độc đáo và thú vị.

Trình diễn văn hóa cồng chiêng tại Đồi Mơ – Đà Lạt

Không chỉ biểu diễn Cồng chiêng phục vụ khách du lịch tại buôn làng mà người dân Cờ-ho còn biểu diễn tại đồi Mộng Mơ tại Đà Lạt. Hàng ngày nhóm nghệ nhân Cờ-ho Lạnh đến đây biểu diễn với khát vọng không chỉ gói gọn trong cộng đồng người Cờ Ho dưới chân núi Lang Biang mà họ còn muốn đưa không gian văn hóa này đến với du khách trong nước và ngoài nước. Sử dụng cồng chiêng...

Tân binh Luton Town và những điều độc đáo tại Ngoại hạng Anh năm nay

Ngoại hạng Anh mùa bóng 2023/2024 đã bắt đầu từ 11/8/2023 vừa rồi và kéo dài đến 19/5/2024 với 17 đội từng chơi tại ngoại hạng mùa trước và 3 tân binh mới lên hạng, trong đó có Luton Town khá độc đáo. Keniworth Road, sân nhà của đội Luton Town - sân bóng nhỏ nhất và lâu đời nhất với 120 năm tuổi tại giải ngoại hạng hiện nay • TỪ “KHÔNG HẠNG” LÊN NGOẠI HẠNG 17 đội bóng chơi...

Là con suốt đời – Báo Lâm Đồng điện tử

Minh họa: Phan Nhân Tiếng trống tập những ngày này bắt đầu giòn giã hơn, đám trẻ đương lội ngoài đồng chợt ngẩng người đứng nghe rồi xì xào háo hức: - Dãy là sắp tựu trường lại rồi đó bây, tao mong đi học quá, nhớ lớp lắm rồi. - Mày nên nghĩ tới cái đống bài tập cuối ngày đi là vừa. Ôi, còn đâu những ngày rong chơi. Duy chỉ có thằng Quốc là lặng thinh, nó cẩn thận...

Mới nhất

Ông Trump áp thuế 25% lên nhôm, thép: Thương chiến thế giới sắp bắt đầu?

Ngày 9-2, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ mở rộng cuộc chiến thương mại sang lĩnh vực kim loại với mức thuế 25% lên nhôm, thép từ mọi quốc gia. ...

Siết dạy thêm, học thêm: Các trường lúng túng

TP - Từ ngày 14/2, Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực. Tuy nhiên, một số quy định mới khiến các trường lúng túng, cần hướng dẫn sớm của sở GD&ĐT. TP - Từ ngày 14/2, Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT có...

Đà Nẵng: Không có tình trạng quá tải tiêm vaccine phòng bệnh cúm

DNVN - Theo Sở Y tế Đà Nẵng, đến thời điểm này tình hình bệnh cúm trên địa bàn TP đang ghi nhận ở mức bình thường so với cùng kỳ các năm trước,...

Những đối tượng cần tiêm vắc-xin cúm mùa

Cúm mùa là một căn bệnh truyền nhiễm dễ lây lan, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt đối với những người có hệ miễn dịch yếu. Cúm mùa là một căn bệnh truyền nhiễm dễ lây lan, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt đối với những người có hệ miễn...

Mới nhất