Trang chủNewsPhát triển kinh tế số và xã hội số trong hoạt động...

Phát triển kinh tế số và xã hội số trong hoạt động tài nguyên môi trường

Phát huy tối đa hiệu quả của các nguồn lực của ngành tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển KTXH của đất nước; sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ảnh minh họa (internet).

Theo đó với việc hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Bộ (LGSP), kết nối liên thông với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP0, xây dựng, phát triển các hệ thống nền tảng dùng chung cho các ứng dụng, dịch vụ phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số, xây dựng hệ thống xác thực điện tử dùng chung kết nối với nền tảng trao đổi định danh và xác thực điện tử quốc gia, xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp lý để bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng trong ngành tài nguyên và môi trường. Giám sát an toàn thông tin cho toàn bộ hạ tầng công nghệ thông tin, các hệ thống thông tin và các Trung tâm dữ liệu của Bộ được thực hiện thường xuyên, liên tục; phát hiện và xử lý kịp thời các lỗ hổng, nguy cơ mất an toàn và các cuộc tấn công mạng, không để xảy ra các sự cố mất an toàn thông tin nghiêm trọng, kết nối, chia sẻ dữ liệu về mã độc, giám sát với Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia (NCSC), thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn, an ninh và bảo mật thông tin đối với các hệ thống thông tin của Bộ, đối với các hệ thống thông tin quan trọng, để bảo đảm an toàn thông tin theo 4 lớp, đã được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin do đơn vị độc lập thuộc Bộ Thông tin và Truyển thông thực hiện.

Ảnh minh họa (internet).

Nâng cấp, hợp nhất, hoàn thiện, vận hành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, kết nối với Hệ thống giám sát quốc gia về Chính phủ số; ứng dụng công nghệ số để cá nhân hóa giao diện, nâng cao trải nghiệm người dùng dịch vụ công, tiếp thu ý kiến người dân và doanh nghiệp khi xây dựng, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến; tiếp tục triển khai tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ và Thủ tướng Chính phủ giao lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Thông tin một cửa quốc gia, kết nối với các CSDLQG, chuyên ngành.

Xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành và các cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường khác tạo nền tảng, kết nối, chia sẻ dữ liệu số ngành tài nguyên và môi trường phục vụ chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường. Xây dựng, nâng cấp, vận hành các ứng dụng, dịch vụ phục vụ nội bộ tại Bộ Tài nguyên và Môi trường và kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin trong và ngoài Bộ theo nhu cầu, các hệ thống ra quyết định phải dựa trên dữ liệu.

Về kinh tế số xây dựng các nền tảng dữ liệu để cung cấp thông tin, dữ liệu, hệ sinh thái nội dung số về tài nguyên và môi trường nhằm tạo ra động lực phát triển dữ liệu, tăng giá trị dữ liệu, là cơ sở để đổi mới sáng tạo, phát triển các dịch vụ nội dung số, phát triển nền kinh tế số; dịch vụ sáng tạo thông minh; thương mại điện tử…

Đối với xã hội số tuyên truyền, phổ biến, giải đáp chính sách pháp luật trên các nền tảng số, sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại và đa dạng hóa các kênh truyền thông số giúp cộng đồng dễ tiếp cận, sử dụng, nâng cao nhận thức về tài nguyên và môi trường, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình, được xác thực một lần, thanh toán số, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia. 60% dịch vụ hành chính công phát sinh hồ sơ trực tuyến; hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng, 85% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính, 85% cuộc họp trên môi trường trực tuyến, sử dụng tài liệu điện tử thay thế cho tài liệu giấy.

Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp trong đó ứng dụng công nghệ số để nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần thay đổi phương thức người dân tương tác với cơ quan nhà nước, hình thành văn hóa số cho người dân.

Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp với việc huy động sự tham gia của cộng đồng, cho phép các tổ chức, doanh nghiệp tham gia ứng dụng công nghệ mới triển khai, khai thác các nền tảng và cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển hệ sinh thái Chính phủ số phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Hợp tác với các hãng công nghệ lớn để ứng dụng hiệu quả các công nghệ mới trong thu nhận, phân tích xử lý dữ liệu; phát triển Chính phủ số ngành tài nguyên và môi trường. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin bằng các chương trình đào tạo cụ thể, gắn với việc trực tiếp phát triển và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ, chú trọng tiếp nhận và phát triển các công nghệ mới, tiên tiến.

Thanh Tú

 

Cùng chủ đề

12 cán bộ chủ chốt xin nghỉ hưu trước tuổi

(NLĐO) - Ngoài Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) còn có 11 cán bộ lãnh đạo khác thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý xin nghỉ hưu trước tuổi. ...

Chuyển cơ quan điều tra 4 doanh nghiệp vi phạm khai thác đá

Hàng loạt vi phạm của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang được Thanh tra tỉnh kết luận như: Để hàng chục doanh nghiệp khai thác khoáng sản nợ thuế, không thực hiện nghĩa vụ tài chính, khai thác đá vượt quá phạm vi ranh giới... ...

Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đưa Lai Châu lên nhóm thứ hạng cao

Về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Cùng với việc Lai Châu đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế số đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 10% GRDP, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 5%, tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 5%, tỷ lệ...

Tuyên Quang triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số

Theo đó Tuyên Quang thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện phát triển thêm các ngành nghề kinh doanh phù hợp, mở ra các thị trường và tạo thêm nhiều nhu cầu việc làm, giúp người dân tham gia các hoạt động xã hội toàn diện, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo...

Đẩy mạnh đáp phát triển kinh tế số và xã hội số để Kiên Giang ứng yêu cầu phát triển bền vững

Việc phát triển kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế. Phát triển xã hội số là xã hội tích hợp công nghệ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát triển cảng xanh – tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Với lợi thế về hạ tầng cảng biển, ngành hàng hải Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư và khai thác hệ thống cảng biển theo tiêu chí “xanh” và bền vững, kết nối đồng bộ với khu vực và thế giới, gia tăng giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu.Các cảng tại Việt Nam nhanh chóng tìm phương án “xanh hoá” để hiện thực mục tiêu phát triển kinh tế biểnTổ chức Hàng hải quốc...

Ra quân hưởng ứng phong trào “Đường tàu

Trong không khí phấn khởi của mùa xuân, ngày 10/02, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức lễ phát động phong trào "Đường tàu - Đường hoa" và chương trình “Tết trồng cây” xuân Ất Tỵ 2025 tại ga Kép. Đây là một hoạt động thể hiện tinh thần trách nhiệm của ngành đường sắt với môi trường, với cảnh quan của tuyến đường, nhà ga và với thế hệ tương lai. Phong trào trồng cây vào mỗi...

Phó Tổng giám đốc Lê Quang Trung phát động phong trào thi đua tại 3 cảng biển liên doanh của VIMC thuộc khu vực...

Trong không khí đầu Xuân Giáp Thìn, đoàn công tác của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) do Phó Tổng giám đốc Lê Quang Trung dẫn đầu đã đến thăm, động viên và phát động phong trào thi đua tại 3 cảng biển liên doanh của VIMC thuộc khu vực Cái Mép – Thị Vải, bao gồm: cảng CMIT, SSIT và SP – PSA.Chuyến thăm là hoạt động thường niên thể hiện sự quan tâm sâu...

Hội thảo “Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng” – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngay những ngày làm việc đầu năm sau Tết Nguyên đán, Cảng Hải Phòng triển khai Hội thảo “ Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng”. Hội thảo “ Lấy khách hàng làm trung tâm”Dự và chỉ đạo Hội nghị có Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc cùng Ban điều hành, lãnh đạo các phòng, ban, trung tâm và các đơn vị thành viên của Công ty.Báo cáo tại Hội nghị, ông Lê Võ Quang...

Cảng CMIT đón chuyến tàu đầu tiên của hợp tác Gemini kết nối trực tiếp Việt Nam với Bờ Tây Hoa Kỳ – Tổng...

Chiều ngày 7/2, tàu mẹ Maersk Antares – chuyến tàu đầu tiên thuộc Hợp tác Gemini khai thác trên tuyến dịch vụ TP6/WC1 đã rời cảng CMIT sau khi hoàn tất xếp dỡ an toàn và nhanh chóng cho gần 11.000 TEU hàng hóa và container rỗng với năng suất bến ấn tượng 172 container/giờ.Tàu Maersk Antares đã rời Cảng CMIT sau khi hoàn tất xếp dỡ an toàn và nhanh chóng gần 11.000 TEU hàng hóa và...

Bài đọc nhiều

Tu viện 1.000 năm tuổi nằm chơ vơ giữa bờ biển Đại Tây Dương

Lâu đài nghìn năm tuổi này đã trở thành một trong những biểu tượng của nước Pháp và là địa danh thu hút khách du lịch đứng thứ ba của đất nước, chỉ sau tháp Eiffel và cung điện Versailles. Nằm chót vót trên đỉnh Mont Saint-Michel là một tu viện cổ bao quanh bởi dãy tường thành và hệ thống trụ đổ xuống từ đỉnh ngọn tháp trung tâm. Tu viện được xây dựng kiên cố từ thế...

Sự cố tấn công mạng giảm 33%

Trong tháng 1 năm nay, Bộ TT&TT cho biết đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 950 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm 33% so với tháng 12 năm ngoái. Vnews Source link

Thị trường truyền thông số Việt Nam: Cơ hội và những mô hình sáng tạo

Trong lĩnh vực truyền thông, truyền thông số phát triển song hành với quá trình chuyển đổi số tạo ra nhiều xu hướng mới, đa dạng nhưng cũng nhiều thách thức. Các nền tảng truyền thông số phổ biến  Hạ tầng công nghệ tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Với sự phát triển của mạng 4G và triển khai mạng 5G, tốc độ và khả năng kết nối Internet đã được cải thiện đáng kể. Sự ra...

Cùng chuyên mục

Tình báo Hàn Quốc cáo buộc DeepSeek thu thập dữ liệu cá nhân “quá mức”

Cơ quan tình báo Hàn Quốc cáo buộc ứng dụng AI DeepSeek của Trung Quốc thu thập dữ liệu cá nhân "quá mức" và sử dụng dữ liệu đầu vào để đào tạo, đồng thời đặt câu hỏi về phản ứng của ứng dụng đối với các câu hỏi liên quan đến vấn đề dân tộc. ...

Hội nghị thượng đỉnh AI hướng đến đổi mới và trí tuệ nhân tạo an toàn

Các nhà lãnh đạo thế giới và giám đốc điều hành công nghệ bắt đầu họp tại Paris (Pháp) hôm nay (10/2) để thảo luận về sự đổi mới và cách áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) an toàn. ...

Mới nhất

Vì sao Chủ tịch UBND huyện Long Thành bị bắt?

(NLĐO) - Trước khi bắt tạm giam, lực lượng chức năng đã khám xét và thu giữ một số tài liệu tại nhà riêng của Chủ tịch UBND huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai ...

Bác sĩ chia sẻ cách giúp phòng cúm trong thời điểm giao mùa

Theo y học cổ truyền, để phòng cúm cần giữ ấm cơ thể, ăn thực phẩm ấm nóng, bổ phế, uống trà thảo...

Lợi ích bất ngờ của cây tầm ma đối với sức khỏe

Cây tầm ma có kích thước nhỏ, có nhiều lông gây châm chích khi tiếp xúc với da. Tuy nhiên, đừng để điều...

Nguồn cung nông sản, thực phẩm dồi dào, giá cả ổn định dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ

Bộ đã tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân 2025 tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Trà Vinh, kiểm tra 4 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.  Các đơn vị chuyên môn của Bộ đã phát hiện, lập biên bản vi...

Giá vàng thế giới vượt 2.900 USD/ounce, cao nhất mọi thời đại

Giá vàng thế giới đã chạm mức cao nhất mọi thời đại vào tối nay, 10-2, với 2.910 USD/ounce. Theo ghi nhận, hiện chênh...

Mới nhất