Trang chủDestinationsKon TumNâng cao hiệu quả kinh tế từ nguồn vốn vay

Nâng cao hiệu quả kinh tế từ nguồn vốn vay



06/05/2023 13:55


Thông qua nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn huyện Sa Thầy đã tín chấp cho nhiều hội viên phụ nữ vay phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó, tạo đòn bẩy cho chị em xây dựng các mô hình, có thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Năm 2013, chị Võ Thị Xuân Hiếu – thôn Nghĩa Dũng, xã Sa Nghĩa bắt tay vào việc học và làm nấm sò. Thời điểm đó, được Hội LHPN xã tín chấp cho vay vốn, chị mạnh dạn vay 10 triệu đồng, làm thí điểm các trại nấm đơn giản. Qua quá trình làm, việc sản xuất nấm mang lại hiệu quả cao, chỉ trong một thời gian ngắn, chị trả được số vốn vay. Năm 2016, Hội LHPN xã Sa Nghĩa thành lập tổ liên kết trồng nấm với 4 thành viên (2 thành viên trồng, 2 thành viên bán), chị Hiếu làm tổ trưởng tổ liên kết trồng nấm.

Vừa qua, chị Hiếu tiếp tục vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn do Hội LHPN xã tín chấp để đầu tư thêm vào việc trồng nấm. Đến nay, trang trại nấm được mở rộng hơn 1.000m2. Chị Hiếu cho biết, bình quân 2 thành viên thực hiện việc trồng nấm, mỗi người lời được khoảng 75 triệu đồng/năm. Hiện nay, sản phẩm nấm của tổ đã trở thành sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.








Tổ liên kết trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: H.T

 

Bắt đầu từ nguồn vốn nhỏ, nhiều chị em đã xây dựng được các mô hình lớn để phát triển kinh tế. Như chị Y Hoa ở làng Kleng, thị trấn Sa Thầy là một ví dụ. Năm 2022, được Hội LHPN thị trấn tín chấp cho vay vốn, chị mạnh dạn vay 50 triệu đồng để đầu tư trồng mới gần 2ha cao su và mua phân bón, chăm sóc mì, bời lời. Cuối năm, thu hoạch mì, chị tích góp, trả hết số tiền vay. Năm nay, chị tiếp tục vay 100 triệu đồng vừa để trồng dặm cao su, vừa mở rộng, trồng thêm khoảng hơn 1ha cao su. “Nếu không vay, gia đình mình sẽ không có tiền để đầu tư, chăm sóc cây trồng. Vay số tiền lớn, mình cũng lo lắng lắm, nhưng hai vợ chồng động viên nhau cố gắng, tích góp làm ăn rồi trả lần lần”- chị Y Hoa chia sẻ.

Hay như chị Y Thoan ở làng Kleng cũng tương tự, những năm trước, chị vay 30 triệu đồng để mua bò về chăn nuôi. Từ một vài con ban đầu, chị gây giống lên được 10 con bò. Chăn nuôi bò với chuồng trại đàng hoàng, chị có được nguồn phân chuồng để bón cao su, cà phê. Vừa qua, sau khi bán bò, chị trả hết nợ vay, vừa có tiền để xây dựng ngôi nhà khang trang, sạch đẹp. Bây giờ, chị vừa chăm sóc hơn 2ha cà phê, 1 ha cao su và trồng thêm mỳ, thu nhập bình quân 1 năm khoảng 400 triệu đồng.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Y Thoan hứng khởi nói rằng, tuy nguồn vốn nhỏ nhưng là đòn bẩy để mỗi gia đình phát triển kinh tế. Chị cũng cho biết, là tổ trưởng tổ vay vốn, chị quản lý 33 hội viên vay vốn. Trong đó, tất cả các chị đều sử dụng vốn đúng mục đích. “Đơn cử như vợ chồng chị Y Pốp – A Thanh, Y Dưr – A Thái vay tiền về trồng cà phê, cao su, đến nay, mỗi năm thu vài trăm triệu đồng” – chị Thoan nhấn mạnh.








Chị em phụ nữ sử dụng nguồn vốn để mở rộng diện tích sản xuất và chăm sóc cây trồng. Ảnh: HT

 

Hỗ trợ vay vốn, giúp chị em làm kinh tế, vươn lên thoát nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn huyện Sa Thầy đặt ra. Chị Nguyễn Thị Tuyết – Chủ tịch Hội LHPN huyện Sa Thầy cho biết, tính đến nay, Hội LHPN huyện đã tín chấp được hơn 181 tỷ đồng cho gần 3.200 hộ vay, trong tổng số 69 tổ vay vốn. Riêng từ đầu năm đến nay, các cấp Hội đã giải ngân được hơn 3 tỷ đồng.

Ngoài việc tín chấp vốn, các cấp Hội thường xuyên theo dõi, kiểm tra để các hội viên thực hiện đúng mục đích, phát triển kinh tế. Chị Tuyết cho hay, qua quá trình kiểm tra, nhận thấy, đa số các hộ vay vốn đều sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả. Từ đó, nhiều chị nỗ lực vươn lên thoát nghèo.

Bên cạnh các hoạt động cho vay vốn, các cấp Hội Phụ nữ Sa Thầy cũng thành lập các tổ tiết kiệm, góp vốn xoay vòng để hỗ trợ, giúp đỡ các chị em có hoàn cảnh khó khăn. Qua đó, tạo đòn bẩy, giúp các chị nỗ lực vươn lên thoát nghèo.

“Trong thời gian đến, chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm tra việc vay vốn và sử dụng vốn của các hộ gia đình. Chúng tôi hướng về cơ sở để kịp thời động viên, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của chị em. Chúng tôi cũng nêu gương một số điển hình tiên tiến trong vượt khó làm giàu để các chị có thêm động lực phấn đấu, vươn lên làm giàu chính đáng” – chị Tuyết cho hay.          

Hoài Tiến





Source link

Cùng chủ đề

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung làm Tổ trưởng Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn liên quan...

(MPI) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án vừa ký Quyết định số 17/BCĐ ngày 12/02/2025 thành lập Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo. Theo đó, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung là Tổ trưởng. Ông Lê Quốc Đạt, Phó Chánh Thanh tra Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư...

Độc lạ dịp Valentine: nhẫn chỉ mua 1 lần, uống trà sữa được tặng sổ chứng nhận tình yêu

Không chỉ 'đua' tung khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn dành cho các cặp đôi dịp Valentine, nhiều thương hiệu năm nay còn sáng tạo những ý tưởng kinh doanh độc đáo, mang đến trải nghiệm bất ngờ cho khách hàng. Bên cạnh ra...

Việt Nam chủ động ứng phó trước diễn biến phức tạp của dịch cúm mùa

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm mùa, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố các biện pháp phòng chống tại cuộc họp báo thường kỳ chiều ngày 13/2. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: "Các cơ quan chức năng đang chủ động theo dõi tình hình dịch bệnh, đặc biệt là cúm mùa và các bệnh hô hấp, để kịp thời ứng phó với các chủng virus đột biến". Cụ thể,...

Tác động của dự án đường sắt kết nối Việt Nam

(NLĐO)- Việt Nam đã có quy định đơn giản hóa quy trình thủ tục đầu tư theo hướng thuận lợi hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh lâu dài ...

Thị trường điều chỉnh không đồng nhất, nông dân Tây Nguyên phấn khởi kỳ vọng vụ mùa bội thu

Giá tiêu hôm nay 14/2/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 160.500 – 162.000 đồng/kg.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khi chủ thể hiểu rõ giá trị sản phẩm OCOP

Sau gần 6 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh ngày càng có sức lan tỏa rộng, góp phần khơi dậy tiềm năng của các địa phương. Hiểu rõ lợi ích thiết thực Chương trình OCOP mang lại, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã chủ động tham gia, tích cực đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để được công nhận mới...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Khám phá nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm

Nhà thờ gỗ Kon Tum là một trong những biểu tượng kiến trúc độc đáo và nổi tiếng nhất của Tây Nguyên. Với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman và nhà sàn truyền thống của người Ba Na, ngôi nhà thờ này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiệt tác nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Một ngày đi hết các điểm đến mới ở Măng Đen

KON TUM-Thanh Hằng gợi ý các địa điểm mới có khung cảnh thiên nhiên đẹp ở Măng Đen và lịch trình khám phá trong một ngày. Nguyễn Thanh Hằng, 24 tuổi, người Hà Nội, chuyển vào Măng Đen sinh sống và làm việc được 8 tháng. Thời gian ở đây, cô để dành những ngày cuối tuần, tách mình khỏi công việc, khám phá từng ngõ ngách của thị trấn nghỉ mát này. "Nhiều người nói Măng Đen buồn, ít chỗ chơi, quanh...

Mới nhất

Đề xuất áp dụng mô hình trường THCS trong Trường THPT chuyên Chu Văn An

Đây là chia sẻ của ông Trần Thế Cương, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tại lễ công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An sáng 13-2. ...

Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của...

(MPI) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 22/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12/8/2023. ...

Độc dịp Valentine: nhẫn chỉ mua 1 lần, uống trà sữa được tặng sổ chứng nhận tình yêu

Không chỉ 'đua' tung khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn dành cho các cặp đôi dịp Valentine, nhiều thương hiệu năm nay còn sáng tạo những ý tưởng kinh doanh độc đáo, mang đến trải nghiệm bất ngờ cho khách hàng. ...

Cổ phiếu khoáng sản hút dòng tiền, VN-Index vượt mốc 1.270 điểm

NDO - Phiên giao dịch ngày 13/2, sự thận trọng của nhà đầu tư khiến thị trường giao dịch khá ảm đạm. VN-Index phục hồi và giữ được đà tăng điểm đến hết phiên là nhờ sự trợ giúp của cổ phiếu VHM và nhóm cổ phiếu ngân hàng. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu khoáng sản...

Điều gì xảy ra khi bạn uống nước thì là và nghệ tươi hàng ngày?

Tại sao nên kết hợp thì là và nghệ? Ủ hạt thì là với nghệ tươi hàng ngày giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, tiêu hóa và khả năng miễn dịch, đồng thời giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe tổng thể. Thì là và nghệ hỗ trợ giảm cân bằng cách tăng cường trao đổi chất và...

Mới nhất