Trang chủNewsThời sựLàm rõ tiêu chí trong lập quy hoạch đô thị, hạn chế...

Làm rõ tiêu chí trong lập quy hoạch đô thị, hạn chế lãng phí nguồn lực

Kinhtedothi-Thảo luận về những nội dung còn khác nhau của Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, đại biểu Quốc hội cho rằng cần bổ sung nguyên tắc áp dụng quy hoạch khi có mâu thuẫn giữa các quy hoạch; làm rõ khái niệm “công trình ngầm”; định nghĩa rõ về khu vực nội thành, nội thị…

Sáng 25/10, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.

Quy định rõ tránh sự mâu thuẫn giữa các quy hoạch

Phát biểu thảo luận, đại biểu Quốc hội Lã Thanh Tân (đoàn TP Hải Phòng) cho rằng, Dự thảo Luật cần có quy định để bảo đảm sự phù hợp tuân thủ của các dự án đầu tư xây dựng với quy hoạch đô thị, nông thôn trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các quy hoạch…

Đại biểu Quốc hội Lã Thanh Tân (đoàn TP Hải Phòng) - Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Lã Thanh Tân (đoàn TP Hải Phòng) – Ảnh: Quochoi.vn

Tại điều 8 của Dự thảo Luật quy định, khi có sự mâu thuẫn giữa các quy hoạch đô thị và nông thôn cùng cấp độ, cùng cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch quyết định quy hoạch được thực hiện; trường hợp cùng cấp độ, khác cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cao hơn quyết định quy hoạch được thực hiện, đại biểu Lã Thanh Tân cho rằng, việc quy định như vậy có thể làm phát sinh tình trạng khi một dự án hoạt động triển khai thực hiện gặp phải sự không thống nhất giữa các quy hoạch phải dừng lại để thực hiện thủ tục chờ cấp có thẩm quyền quyết định quy hoạch thực hiện hoặc chờ điều chỉnh các quy hoạch cho thống nhất mới được thực hiện.

Bên cạnh đó, điều 8 của Dự thảo Luật cũng mới chỉ đề cập đến sự mâu thuẫn giữa các quy hoạch đô thị và nông thôn với nhau theo quy định của Luật này. Tuy nhiên, trên thực tế còn có tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy hoạch xây dựng và nhiều quy hoạch khác như: quy hoạch khoáng sản, năng lượng, giao thông, nông nghiệp, sử dụng đất cũng chưa được xử lý…

Từ các phân tích trên, đại biểu Lã Thanh Tân đề nghị Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung nguyên tắc áp dụng, sử dụng quy hoạch khi có sự mâu thuẫn giữa các quy hoạch. Qua đó để có cơ sở xác định và áp dụng được nhanh, tránh lãng phí về thời gian, chi phí cũng như cơ hội của nhà đầu tư và nguồn lực của Nhà nước.

Đại biểu Quốc hội Lý Tiết Hạnh (đoàn tỉnh Bình Định) - Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Lý Tiết Hạnh (đoàn tỉnh Bình Định) – Ảnh: Quochoi.vn

Cùng quan tâm đến nội dung này, đại biểu Quốc hội Lý Tiết Hạnh (đoàn tỉnh Bình Định) cho biết, quy hoạch đô thị và nông thôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều loại quy hoạch khác, gắn với các dự án đầu tư cụ thể, vì thế Dự thảo Luật này liên quan đến nhiều pháp luật chuyên ngành khác nhau. Đại biểu đề nghị ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định của các Dự thảo Luật để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo.

Định nghĩa rõ khu vực nội thị, ngoại thị

Góp ý vào Dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (đoàn TP Hà Nội) đề nghị Quốc hội xem xét, bổ sung vào điều 2 giải thích từ ngữ nội dung quy định khái niệm thế nào là “khu vực nội thành, nội thị”; đồng thời, bổ sung một số quy định về yêu cầu và nguyên tắc đối với việc quy hoạch khu vực nội thành, nội thị tại điều 6, điều 7 và yêu cầu về các tiêu chí quy hoạch về phân loại đô thị áp dụng đối với khu vực này tại điều 20, điều 21.

“Điều này sẽ giúp hạn chế các bất cập hiện nay trong công tác quy hoạch và phát triển đô thị, hạn chế lãng phí trong đầu tư nguồn lực phát triển, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của đô thị; làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình tổ chức chính quyền đô thị tinh gọn, hiệu quả, chuyên nghiệp”- đại biểu Nguyễn Phương Thủy nêu.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (đoàn TP Hà Nội) - Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (đoàn TP Hà Nội) – Ảnh: Quochoi.vn

Còn theo đại biểu Lý Tiết Hạnh, khái niệm đô thị và nông thôn như Dự thảo Luật đang đưa ra dựa trên mật độ dân số, lĩnh vực kinh tế là nông nghiệp hay phi nông nghiệp, tính chất trung tâm, vai trò thúc đẩy… sẽ gây vướng mắc.

Trong thực tế, ở nước ta, thành phố có nội thành, ngoại thành; thị xã có nội thị, ngoại thị; nông thôn cấp huyện cũng có đô thị; nhiều vùng nông thôn có mật độ dân số cao, tỉ lệ làm nông nghiệp cũng đã giảm dần, ở nhiều vùng nông thôn, cơ sở hạ tầng cũng như khả năng phát triển kinh tế rất tốt. Vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, giải thích khái niệm đô thị, nông thôn để nhận diện rõ nét, tường minh hơn.

Cần quy hoạch chung tại thành phố trực thuộc Trung ương

Đề cập tới nội dung thành phố trong thành phố, đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân (đoàn tỉnh Bình Dương) đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc có nên đưa thêm khái niệm “siêu đô thị” trong Dự thảo Luật?

Về quy hoạch cấp thành phố trực thuộc Trung ương, đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng điều 21 về quy hoạch cấp thành phố trực thuộc Trung ương quá chi tiết, có thể gây khó khăn cho các cơ quan thực hiện, đề nghị cân nhắc viết theo hướng bao quát hơn.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội) - Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội) – Ảnh: Quochoi.vn

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội) đồng tình với quan điểm, đối với thành phố trực thuộc Trung ương, bên cạnh quy hoạch tỉnh, cần phải có quy hoạch chung. Đại biểu cho rằng, cần có quy hoạch chung tại thành phố trực thuộc Trung ương bởi mỗi loại quy hoạch này có chức năng khác nhau; cần phân định rõ ràng để tránh sự chồng chéo, trùng lặp.

Đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị, tại điều 20 Dự thảo Luật quy định theo hướng: cụ thể hóa những nội dung về phát triển các yếu tố hạ tầng, chứ không phải là định hướng. Thậm chí ở những khu vực nào không có quy hoạch phân khu thì phải xác định rõ ranh giới của các yếu tố này để cắm mốc giới; còn khu vực nào có khu vực phân khu cần phải xác định vị trí, thì quy hoạch phân khu xác định mốc giới.

Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Thanh Mai (Phó trưởng Đoàn chuyên trách, đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) phát biểu tại Kỳ họp
Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Thanh Mai (Phó trưởng Đoàn chuyên trách, đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) phát biểu tại Kỳ họp

Góp ý về Dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Phạm Thị Thanh Mai (Phó trưởng Đoàn chuyên trách, đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho biết, về hệ thống quy hoạch đô thị, thực hiện Luật Quy hoạch đô thị 2009 và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, TP Hà Nội lập quy hoạch chung Thủ đô, dưới quy hoạch chung Thủ đô là các quy hoạch chung, các đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái, thị trấn, thị tứ. Dưới quy hoạch chung đô thị mới lập các quy hoạch phân khu đô thị. Từ đó dẫn đến, để lập được quy hoạch phân khu cơ bản phải thông qua 2 cấp độ quy hoạch chung là quy hoạch chung thủ đô và quy hoạch chung đô thị, thị trấn.
Hiện nay, Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn vẫn đang tiếp tục quy định tại điều 3, điều 20 là quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương đã được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch chung thị xã, thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị mới… Từ đó dẫn đến, sau khi điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được duyệt, thì TP Hà Nội sẽ phải tiếp tục lập quy hoạch chung 2 thành phố trực thuộc, các đô thị vệ tinh, thị xã, thị trấn, rồi mới lập được các quy hoạch phân khu.

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai đề nghị bổ sung quy định, đối với thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ lập một cấp quy hoạch chung thành phố, sau đó sẽ lập ngay các quy hoạch phân khu để tránh lãng phí, sớm khơi thông nguồn lực phát triển đất nước.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/lam-ro-tieu-chi-trong-lap-quy-hoach-do-thi-han-che-lang-phi-nguon-luc.html

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về “ao ước” trong điều động, thuyên chuyển giáo viên

(NLĐO)- Ngày 7-2, tiếp tục phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo ...

Đề nghị bổ sung thêm tiêu chí với nhà giáo nghỉ hưu trước tuổi

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, sáng 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. ...

Chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9

Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, thông qua 4 luật, 5 nghị quyết phục vụ công tác sắp xếp, hoàn thiện thể chế, cơ chế vận hành các cơ quan, đơn vị, tổ chức của hệ thống chính trị Hội nghị giữa Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV diễn ra sáng...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký các Nghị quyết về công tác cán bộ

(NLĐO) - Phê chuẩn kết quả bầu ông Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV, giữ chức vụ Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc ...

Chung sức, chung lòng thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

(NLĐO)- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các ĐBQH, cán bộ, viên chức, người lao động Văn phòng Quốc hội nỗ lực phấn đấu nhân đôi thành tích của năm 2024 ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát triển nhưng phải bền vững

Nguy cơ mất đi vẻ đẹp tự nhiên của vịnh Thanh Bình Theo bản phác thảo quy hoạch, diện tích lấn biển sẽ chiếm đến 90% vịnh Thanh Bình dọc tuyến đường Nguyễn Tất Thành. Nếu thực hiện theo kế hoạch này, toàn bộ cảnh quan vịnh biển Thanh Bình – một phần thiên nhiên quý giá của thành phố – sẽ biến mất. Không chỉ đơn thuần là thay đổi địa hình, việc lấp biển ở quy mô...

Bỏ quy định tăng 1 bậc lương, bổ sung hỗ trợ thuê nhà công vụ trong Luật Nhà giáo

Kinhtedothi - Sáng 7/2, tại phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Nhà giáo. Trình bày báo cáo một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, để tháo gỡ hạn chế, bất cập trong việc quản lý,...

Những ai không nên uống nước có ga?

Mặc dù tốt cho sức khỏe, một số thương hiệu thêm một số chất vào nước có ga, chẳng hạn như hương liệu nhân tạo và chất làm ngọt, điều này làm giảm tác dụng và lợi ích tốt cho sức khỏe của nước có ga, do đó, bạn nên xem nhãn trên bao bì. Nước có ga đơn giản, không có chất phụ gia, là loại nước có tất cả các lợi ích của quá trình hydrat hóa,...

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe của người dân khi rét đậm, rét hại

Theo đó, Sở Y tế Hà Nội đề nghị Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã, bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn TP, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội phổ biến Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động cho cán bộ y tế các cấp, nhất là tuyến y tế cơ sở để có thể tuyên truyền, tư vấn cho mọi...

Lãnh đạo Thành ủy dự phát động Tết trồng cây tại Quận Hai Bà Trưng

Kinhtedothi-Sáng nay, 7/2, tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô, UBND Quận Hai Bà Trưng tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025. Dự chương trình có: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong. Cùng dự có: Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Thị Kim Dung; lãnh đạo quận...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Dự báo thời tiết ngày 6/2/2025: Miền Bắc sắp bước vào chuỗi ngày mưa rét

Dự báo thời tiết, không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng tới Bắc Bộ từ đêm 6/2. Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa to và giông. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, khoảng gần sáng và sáng ngày 7/2, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Dự báo thời tiết ngày 7/2/2025: Nhiệt độ hạ thấp, miền Bắc rét đậm, trời nồm ầm

Dự báo thời tiết ngày 7/2/2025: Không khí lạnh mạnh tràn xuống, miền Bắc đón đợt rét đậm, rét hại diện rộng. Nhiệt độ vùng núi có nơi xuống dưới 3 độ C, vùng núi cao có khả năng xuất hiện mưa tuyết và băng giá. Một đợt không khí lạnh mạnh đang tiến về phía Nam và dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nước ta trong những ngày tới. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc...

Cùng chuyên mục

Khe co giãn trên QL45

Chủ đầu tư vừa có thông tin chính thức về sự cố khe co giãn trên cao tốc QL45 - Nghi Sơn qua địa bàn tỉnh Thanh Hoá bị bung bật. ...

Bỏ quy định tăng 1 bậc lương, bổ sung hỗ trợ thuê nhà công vụ trong Luật Nhà giáo

Kinhtedothi - Sáng 7/2, tại phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Nhà giáo. Trình bày báo cáo một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, để tháo gỡ hạn chế, bất cập trong việc quản lý,...

UBND TP HCM chỉ đạo việc quận 6 xin chuyển đất công làm trường học

(NLĐO) - Trước ngày 15-2, Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM phải tham mưu UBND TP HCM đề xuất chuyển 8 khu đất công để xây trường, công viên của quận 6 ...

Quảng Nam thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh và Đảng bộ UBND tỉnh

(NLĐO) - Sáng 7-2, Tỉnh ủy Quảng Nam đã tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh, Đảng bộ UBND tỉnh Quảng Nam. ...

Cần gỡ vướng cho 1,2 triệu xe biển vàng ‘kẹt’ đăng kiểm

Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nới lỏng việc yêu cầu các xe phải có đăng ký đúng với màu biển số xe mới được đăng kiểm trong vòng 6 tháng. Ghi nhận tại một số trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội, Bắc Ninh những ngày qua cho thấy không ít chủ xe bị từ chối kiểm định. Xe bị từ chối thuộc nhóm xe biển vàng (kinh doanh...

Mới nhất

Phát triển nhưng phải bền vững

Nguy cơ mất đi vẻ đẹp tự nhiên của vịnh Thanh Bình Theo bản phác thảo quy hoạch, diện tích lấn biển sẽ chiếm đến 90% vịnh Thanh Bình dọc tuyến đường Nguyễn Tất Thành. Nếu thực hiện theo kế hoạch này, toàn bộ cảnh quan vịnh biển Thanh Bình – một phần thiên nhiên quý giá của thành...

Không chê bạn trai nghèo, đồng cam cộng khổ suốt 4 năm, nhưng khi làm thủ tục kết hôn cô gái kiên quyết hủy...

Biết được tin chồng chưa cưới của mình là tỷ phú giàu có cô bạn gái lập tức hủy lễ cưới vì điều này. ...

Mới nhất

Khe co giãn trên QL45