Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếCần thiết áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có...

Cần thiết áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, trong đó có nước giải khát có đường, là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Cần thiết áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, trong đó có nước giải khát có đường, là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Hệ lụy lớn với sức khỏe

Thực tế thời gian qua, trong mô hình bệnh tật ở Việt Nam, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân tử vong hàng đầu, ước tính trung bình cứ 10 người thì có 8 người chết do các bệnh không lây nhiễm.





Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, trong đó có nước giải khát có đường, là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị cho các quốc gia trong đó có Việt Nam nhằm giảm mức tiêu thụ và các tác hại của đồ uống có đường đến sức khỏe.

PGS-TS.Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho hay, đồ uống có đường cũng là nguyên nhân của ít nhất 9 nhóm bệnh (nguy cơ thừa cân béo phì, tiểu đường tuýp 2, hội chứng rối loạn chuyển hóa, tim mạch, tiết niệu, tiêu hóa, ung thư đường tiêu hóa, sa sút trí tuệ…).

Tiêu thụ đồ uống có đường/nước giải khát có đường gây ra những tác động nặng nề lên nền kinh tế, không chỉ ở cấp quốc gia mà còn ảnh hưởng đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau.

Theo các nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiêu thụ nhiều và thường xuyên đồ uống có đường/ nước giải khát có đường là một nguyên nhân gây thừa cân, béo phì. Đường dạng lỏng trong đồ uống có đường được dung nạp một cách nhanh chóng khiến cơ thể không kịp ghi nhận lượng calo vừa nạp vào và gửi tín hiệu no đến não bộ, vì vậy, cơ thể sẽ tiếp tục nạp năng lượng vào một cách không kiểm soát.

Do đó, tổng lượng calo nạp vào tăng lên dẫn đến tình trạng dư thừa năng lượng gây thừa cân, béo phì nhưng lại thiếu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể do năng lượng từ đồ uống có đường/nước giải khát có đường là năng lượng rỗng.

Người lớn uống 1 lon nước ngọt/ngày trong vòng 1 năm có thể làm tăng tới 6,75kg cân nặng (nếu giữ nguyên mức dung nạp năng lượng từ các nguồn thực phẩm khác). Trẻ em uống nhiều đồ uống có đường thường xuyên có nguy cơ bị béo phì > 2,57 lần so với những trẻ không uống.

Tiêu thụ nhiều đồ uống có đường/nước giải khát có đường làm gia tăng cơ mắc các rối loạn chuyển hóa và các bệnh không lây nhiễm khác. Đường trong đồ uống có đường/nước giải khát có đường làm thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể, ảnh hưởng đến insulin, cholesterol và các chất chuyển hóa gây ra huyết áp cao và viêm nhiễm. Những thay đổi này đối với cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, sâu răng, hội chứng chuyển hóa và bệnh gan.

Chẳng hạn, tiêu thụ đồ uống có đường/nước giải khát có đường sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Người uống từ 354 – 704ml đồ uống có đường/ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 > 26% và nguy cơ phát triển các bệnh về chuyển hóa khác > 20%.

Những nam giới và phụ nữ trung niên uống từ 01 ly/lon nước ngọt trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường cao hơn 25% – 32% và có khả năng mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn gần 45% so với những người không uống.

Đồ uống có đường/ nước giải khát có đường cũng khiến gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nam giới uống 354ml đồ uống có đường/ngày có nguy cơ bị mạch vành hoặc tử vong do bệnh mạch vành > 20%. Nữ giới uống 708ml đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ bị bệnh mạch vành hoặc tử vong do bệnh mạch vành cao hơn 40%.

Bên cạnh đó, việc tiêu thụ nhiều và thường xuyên đồ uống có đường/nước giải khát có đường có nguy cơ bị tăng huyết áp > 1,36 lần; gia tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở cả nam và nữ. Cụ thể, phụ nữ uống một lon đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gút > 75%. Nam giới uống 1 lon đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gút > 1,45 lần, và uống >1 lon mỗi ngày có nguy cơ > 1,85 lần.

Nguy cơ ung thư đại trực tràng > 2 lần ở những người tiêu thụ ≥ 708ml đồ uống có đường/ngày. Đồng thời làm giảm khả năng sinh sản: Uống ≥ 354 ml đồ uống có đường/ngày có liên quan đến việc giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.

Chưa kể, việc tiêu thụ nhiều và thường xuyên đồ uống có đường/ nước giải khát có đường là nguyên nhân chính gây ra sâu răng và các bệnh về răng miệng, tác động xấu đến sức khỏe của xương. Nguy hiểm hơn, tiêu thụ nhiều đồ uống có đường/nước giải khát có đường gây nguy cơ tử vong do liên quan tới bệnh tim mạch và ung thư hoặc nguyên nhân bất kỳ.

Cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường/nước giải khát có đường

Với những gánh nặng bệnh tật do đồ uống có đường/nước giải khát có đường gây ra như nêu trên theo nhiều chuyên gia, Việt Nam cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm này để giảm tiêu thụ, giảm gánh nặng bệnh tật cho người dân, đồng thời giảm chi phí điều trị y tế.

Trên thế giới, nhiều nước cũng áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường vì nó mang lại 3 lợi ích, bao gồm cải thiện sức khỏe cộng đồng; tăng thu cho ngân sách nhà nước; và giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe với các bệnh có liên quan và giảm tổn thất năng suất lao động về dài hạn.

Tính đến 8/2023 đã có 117 quốc gia áp thuế đối với đồ uống có đường, trong đó 104 quốc gia áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này. Bằng chứng từ các khu vực đã thực hiện áp thuế tiêu thụ đặc biệt cho các sản phẩm đồ uống có đường cho thấy mức giảm đáng kể trong việc tiêu thụ đồ uống có đường so với các khu vực không áp dụng thuế.

Bà Đinh Thị Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, chia sẻ: Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt cho đồ uống có đường có thể làm gia tăng ngân sách từ 5.300 – 17.350 tỷ đồng tùy theo cơ chế thuế và mức thuế suất.

Nguồn thu có được từ thuế đối với đồ uống có đường/nước giải khát có đường có thể được tái đầu tư vào các chương trình cải thiện sức khỏe cộng đồng như trợ cấp cho cơ sở hạ tầng, nước uống, hỗ trợ các bữa ăn lành mạnh tại trường học hoặc cung cấp quỹ tài chính cho các chiến dịch truyền thông sức khỏe. Đồng thời giúp tăng chi cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe, các chương trình xã hội và thực hiện các đề án phục hồi kinh tế hậu Covid-19.

Nghiên cứu của Trường Đại học Y tế Công cộng đã chỉ ra, nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt 20% trên giá bán lẻ đối với đồ uống có đường thì tỷ lệ thừa cân và béo phì có thể giảm lần lượt là 2.1% và 1.5%.

Với băn khoăn của nhiều người hiện nay về việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường/nước giải khát có đường có làm giảm việc làm trong ngành công nghiệp nước giải khát?

Theo phân tích của một số chuyên gia, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường làm tăng giá bán lẻ dẫn đến giảm tiêu dùng các loại sản phẩm này nhưng không có bằng chứng nào về mối liên hệ với mất việc làm trong ngành đồ uống.

Theo Báo cáo “Các công cụ tài chính nhằm giảm tiêu dùng đồ uống có đường tại Việt Nam” do WHO công bố 2018 thì hiện tượng giảm việc làm trong ngành đồ uống thường đến từ việc ngành đầu tư dây chuyền công nghiệp hóa hiện đại, vì trên thực tế việc làm trong ngành đồ uống không nhiều vì mức độ công nghiệp hóa dây chuyền sản xuất rất cao.

Áp thuế đồ uống có đường giảm sức mua các nhóm đồ uống có đường chịu thuộc diện chịu thuế, nhưng ngành đồ uống còn cung ứng ra thị trường nhiều loại đồ uống khác mà không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có bằng chứng nào việc áp thuế này sẽ làm giảm sức mua của các loại đồ uống đó.

Cũng như chưa có bằng chứng nào về giảm doanh thu của ngành công nghiệp đồ uống, nhất là khi sức mua các loại đồ uống lành mạnh (như nước lọc) sẽ tăng khi đồ uống có đường bị áp thuế và điều này sẽ tạo ra các việc làm thay thế.

Áp thuế đồ uống có đường làm tăng doanh số các đồ uống lành mạnh không bị đánh thuế và tạo động cơ cho nhà sản xuất điều chỉnh lại công thức sản phẩm, giảm hàm lượng đường.

Tuy quá trình này có thể mất nhiều thời gian nhưng khi làm được sẽ giúp cho không bị mất công ăn việc làm và sản phẩm mới có mức tiêu dùng tăng sẽ bù lại cho lượng giảm đồ uống có hàm lượng đường cao hơn.

Điều này sẽ bù cho doanh thu đồ uống có đường mất đi. Nhiều khu vực có áp thuế đồ uống có đường đã có sự tăng trưởng trong tổng doanh số và doanh thu cho các nhà sản xuất đồ uống, mặt dù doanh số đồ uống có đường giảm.

Các nghiên cứu từ Mỹ, Mexico và Anh cho thấy không có sự mất việc làm đối với ngành sản xuất đồ uống hoặc ngành bán lẻ thực phẩm, không có các tác động kinh tế tiêu cực khác sau khi áp dụng thuế đồ uống có đường.

Tại thành phố Berkeley (California, Mỹ), doanh thu của các cửa hàng bán lẻ thực phẩm không giảm sau khi áp thuế đồ uống có đường, và việc làm trong ngành thực phẩm tăng 7% trong giai đoạn từ tháng 7/2014 đến tháng 6/2016, 15 tháng sau khi triển khai đánh thuế.

Các đánh giá về thuế đồ uống có đường tại thành phố Philadelphia’s (Pennsylvania, Mỹ) sau 1 và 2,5 năm triển khai không ghi nhận thay đổi đáng kể nào về tình trạng thất nghiệp trong lĩnh vực siêu thị, sản xuất nước ngọt và các ngành công nghiệp liên qua sau khi đánh thuế đồ uống có đường so với các hạt lân cận không đánh thuế đồ uống có đường.

Nghiên cứu mô hình tác động của thuế đồ uống có đường từ 20% đến 50% ở Brazil còn chỉ ra mức thuế này sẽ làm tăng GDP và sẽ tạo ra từ 69.000 đến 200.000 việc làm, tùy thuộc vào thuế suất.

Mô hình mô phỏng tác động của thuế đồ uống có đường 20% tại bang Illinois và California cho thấy việc triển khai thuế sẽ dẫn tới tăng số việc làm thực ở cả hai bang.

Nghiên cứu về tác động của bộ luật ở Chile làm giảm 24,7% sức mua đồ uống có đường cũng cho thấy không có việc giảm việc làm.

Tại Mexico, việc giảm lao động chủ yếu xảy ra trong giai đoạn hiện đại hóa khi, ngành công nghiệp đồ uống tăng cường đầu tư máy móc, hiện đại hóa. Từ khi tăng thuế thì việc làm không thay đổi.

Một nghiên cứu mô hình tác động của thuế đồ uống có đường từ 20% đến 50% ở Brazil còn chỉ ra mức thuế này sẽ làm tăng tổng sản phẩm quốc nội từ 2,4 tỷ R$ (460 triệu USD) đến 3,8 tỷ R$ (736 triệu USD) và sẽ tạo ra từ 69.000 đến 200.000 việc làm, tùy thuộc vào thuế suất.

Áp thuế đối với đồ uống có đường/nước giải khát có đường sẽ giúp tiết kiệm nguồn lực hiện tại và tương lai cho các hộ gia đình và xã hội đồng thời có nhiều khả năng tạo ra công ăn việc làm mới.

Theo số liệu thống kê của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế; trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/ngày) và cao gần gấp đôi so với mức tiêu thụ theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là dưới 25g/ngày.

Ở Việt Nam, tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng mạnh trong những năm qua. Tổng tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng nhanh từ 1,59tỷ lít năm 2009 lên 6,67tỷ lít năm 2023 (tăng 420%). Tiêu thụ đầu người cũng tăng nhanh tương ứng, từ mức 18.5 lít/người năm 2009, lên thành 66.5 lít/người năm 2023 (tăng 350%). Trong khoảng thời gian từ năm 2002-2016, lượng tiêu thụ đồ uống có ga đã tăng gấp 3 lần, sản phẩm đồ uống thể thao và nước tăng lực tăng 9 lần và sản phẩm trà/café hòa tan tăng 6 lần.





Nguồn: https://baodautu.vn/can-thiet-ap-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-do-uong-co-duong-d228009.html

Cùng chủ đề

Đồ uống có đường gây ra khoảng 2,2 triệu ca tiểu đường tuýp 2 trong năm 2020

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Nature Medicine, việc tiêu thụ đồ uống có đường trong năm 2020 đã dẫn đến khoảng 2,2 triệu ca tiểu đường tuýp 2 mới trên toàn cầu. Đồ uống có đường gây ra khoảng 2,2 triệu ca tiểu đường tuýp 2 trong năm 2020Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Nature Medicine, việc tiêu thụ đồ uống có đường trong năm 2020 đã dẫn đến khoảng 2,2 triệu...

Bác sĩ chỉ cách ăn trứng tốt nhất cho người lớn tuổi

Những gì chúng ta ăn có tác động đáng kể đến quá trình lão hóa sức khỏe khi chúng ta già đi, đặc biệt là khi phải đối phó với những thay đổi khi qua tuổi 60. ...

Đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn

Theo Healthline, một nghiên cứu cho thấy không chỉ lượng đường tiêu thụ, mà nguồn gốc của nó và tần suất tiêu thụ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo nghiên cứu được công...

Những món ăn nên tránh khi mắc huyết áp cao

Huyết áp cao hay tăng huyết áp có thể được kiểm soát bằng hoạt động thể chất đều đặn, duy trì cân nặng phù hợp và có một chế độ ăn uống hợp lý. Hướng dẫn từ chuyên gia dinh dưỡng rất quan trọng...

Trẻ em Việt thừa cân, béo phì cao hàng đầu khu vực Đông Nam Á

Các chuyên gia y tế cho rằng cần có các biện pháp đồng bộ ngăn chặn thừa cân, béo phì ở trẻ em, trong đó hạn chế đồ uống có đường bằng cách đánh thuế. Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2025: Đón làn sóng lớn

Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã có khởi đầu tích cực ngay trong tháng đầu năm 2025. Điều này mang tới những kỳ vọng về một làn sóng đầu tư lớn đổ bộ Việt Nam trong thời gian tới. Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã có khởi đầu tích cực ngay trong tháng đầu năm 2025. Điều này mang tới những kỳ vọng về một làn sóng đầu tư lớn đổ bộ...

Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ quay trở lại

Ông Michael Kokalari, Giám đốc Phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường (VinaCapital) nhận định, vốn đầu tư nước ngoài sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2025. Ông Michael Kokalari, Giám đốc Phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường (VinaCapital) nhận định, vốn đầu tư nước ngoài sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2025. ...

Hà Nội thu hồi gần 1.000 m2 đất ở Long Biên do Công ty Him Lam trả lại

UBND TP. Hà Nội đã quyết định thu hồi 986 m2 đất thuộc khu đấu giá phường Thạch Bàn, do Công ty cổ phần Him Lam trả lại. Trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 tại quận Long Biên, doanh nghiệp vẫn đang “ấp ủ” nhiều dự án khác tại địa phương. Hà Nội thu hồi gần 1.000 m2 đất ở Long Biên do Công ty Him Lam trả lạiUBND TP. Hà Nội đã quyết định thu hồi 986...

Hóa giải thách thức từ nguy cơ thương chiến thế giới

Xuất khẩu Việt Nam có thể đối mặt với nguy cơ bị tác động mạnh bởi chính sách bảo hộ và thuế quan của Hoa Kỳ, đòi hỏi Việt Nam phải có những giải pháp kịp thời và hiệu quả để ứng phó. Xuất khẩu Việt Nam có thể đối mặt với nguy cơ bị tác động mạnh bởi chính sách bảo hộ và thuế quan của Hoa Kỳ, đòi hỏi Việt Nam phải có những giải pháp kịp thời...

FPT và HPG hồi phục, VN-Index tăng điểm trở lại trong phiên 11/2

Nhiều cổ phiếu bị bán mạnh ở phiên hôm qua (10/2) đã có sự hồi phục đáng kể trở lại trong phiên 11/2. Sắc xanh đã trở lại sau phiên điều chỉnh đầu tuần. Nhiều cổ phiếu bị bán mạnh ở phiên hôm qua (10/2) đã có sự hồi phục đáng kể trở lại trong phiên 11/2. Sắc xanh đã trở lại sau phiên điều chỉnh đầu tuần. ...

Bài đọc nhiều

Bộ Y tế thông tin mới nhất về virus gây bệnh cúm tại Việt Nam

Trong nước hiện không sự gia tăng đột biến so với số ca mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây, với các tác nhân chủ yếu là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. ...

Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”

Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). Tin mới y tế ngày 6/2: Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). ...

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025

Trong thời gian trước và trong Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, công tác bảo đảm ATTP đã được các cơ quan chức năng tại địa phương triển khai nghiêm túc, từ đó góp phần phục vụ Nhân dân đón Tết cổ truyền trong không khí đầm ấm, vui tươi, lành mạnh và an toàn. Hiện nay đang là thời điểm sôi động của mùa lễ hội Xuân 2025. Nguy cơ mất ATTP và xảy ra sự cố...

Các mẹo tận dụng trái cây thừa ngày Tết

Làm nước ép hoặc sinh tố Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để tận dụng trái cây thừa ngày Tết là chế biến thành nước ép hoặc sinh tố. Trái cây thừa như cam, bưởi, táo, nho, dưa hấu… đều có thể dễ dàng trở thành những ly nước ép thơm ngon, bổ dưỡng. Bạn có thể kết hợp nhiều loại trái cây khác nhau để tạo ra các loại nước ép giàu vitamin, giúp...

Chất béo là gì và vai trò của chất béo (lipid)? Phân loại chất béo như thế nào?

Trong hầu hết các tài liệu khoa học, các chất béo được gọi là "lipid". Tuy nhiên, thuật từ "chất béo" được sử dụng phổ thông và dễ hiểu hơn. Đó là lý do thuật từ "chất béo" được sử dụng nhiều trong tài liệu này. ...

Cùng chuyên mục

Trò nghịch dại khiến nạn nhân phải ‘sống chung’ với hậu môn nhân tạo cả đời

Mới đây, nam thanh niên 18 tuổi bị bạn làm cùng nghịch dại, dùng máy xịt hơi áp lực cao (thường dùng để xì khô) gí vào hậu môn và xịt mạnh gây vỡ trực tràng, đại tràng. Đây không phải là trường hợp đầu tiên nhập viện vì những trò đùa nghịch. ...

Ngoạn mục ca mổ nội soi và cả mổ hở lấy 27 viên nam châm trong bụng bé 2 tuổi

Bé gái 2 tuổi ở Đồng Nai nuốt 27 viên nam châm trong đồ chơi trẻ em làm thủng ruột và dạ dày. Bác sĩ phải nội soi cấp cứu, mổ nội soi và mổ hở mới lấy hết số nam châm này ra. ...

Khai mạc Lễ hội Xuân hồng 2025, dự kiến thu được 8.000 đơn vị máu

Chiều 11/2, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương và Hội Thanh niên Vận động hiến máu Hà Nội tổ chức khai mạc sự kiến hiến máu Lễ hội Xuân hồng lần thứ 18 - năm 2025.  Phát biểu khai mạc, PGS.TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, Lễ hội Xuân...

Lễ hội Xuân hồng dự kiến tiếp nhận khoảng 8.000 đơn vị máu

NDO - Chiều 11/02, tại Hà Nội, Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương (Bộ Y tế) phối hợp Hội Thanh niên Vận động hiến máu Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội Xuân hồng lần thứ 18 năm 2025, có thông điệp “Hiến máu đầu xuân- Nhân lên hạnh phúc”. Sự kiện diễn ra trong chín ngày (từ ngày 8 đến 16/02) tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương và các điểm hiến máu cố...

Phát hiện bất ngờ về khả năng chống ung thư từ nhóm thực phẩm quen thuộc

Nghiên cứu mới do Cơ quan nghiên cứu ung thư Anh (Cancer Research UK) tài trợ, vừa được công bố trên tạp chí nghiên cứu Nature Communications, đã phát hiện sức mạnh kỳ diệu của 1 ly sữa mỗi ngày trong việc ngăn...

Mới nhất

Đức Phúc mất 6 tiếng quay cảnh cầu hôn Hoa hậu Thanh Thủy

Ra mắt MV "Chăm em một đời" nhân dịp Valentine, khoảnh khắc Đức Phúc quỳ gối cầu hôn Hoa hậu Thanh Thuá»· nhận được nhiều chú ý của khán giả. Tối 11/2, Đức Phúc phát hành MV Chăm em một đời - sản phẩm âm nhạc được ra mắt dịp Valentine.  Đây không chỉ là MV ca nhạc mà còn là...

Nghệ sĩ tề tựu trong ngày Giỗ lần thứ 20 của nhạc sĩ Bắc Sơn

(NLĐO) - Ngày 14 tháng Giêng hàng năm gia đình cố nhạc sĩ NSƯT Bắc Sơn đều tổ chức giỗ. Năm nay tròn 20 năm, đông nghệ...

Khai trương khách sạn cao cấp Legend Valley Hotel

Chính thức cắt băng Khai trương khách sạn cao cấp Legend Valley Hotel Nằm trong khu phức hợp thể thao Legend Valley Country Club với tuyệt phẩm sân gôn do nhà thiết kế sân gôn số 1 thế giới Nicklaus Design thực hiện, khách sạn cao cấp...

Bà Cự Chân – Tổ nghề dệt kim đất Cự Đà

Những năm 20 của thế kỷ trước, một nữ thương nhân làng Cự Đà (huyện Thanh Oai, Hà...

Cục Hàng không lên tiếng việc cấp slot bay cho Emirates đến Sân bay Đà Nẵng

(NLĐO)- Làm việc với Thủ tướng, lãnh đạo TP Đà Nẵng đề xuất khẩn trương cấp slot cho hãng hàng không Emirates. Cục Hàng không có phản...

Mới nhất