Trang chủNewsThế giớiĐại sứ Thụy Điển kể về 'giấc mơ' Việt Nam

Đại sứ Thụy Điển kể về ‘giấc mơ’ Việt Nam


Đại sứ Thụy Điển kể về 'giấc mơ' Việt Nam- Ảnh 1.

Đại sứ Thụy Điển Johan Ndisi bắt đầu nhiệm kỳ Việt Nam từ tháng 8

Trao đổi với Thanh Niên bên lề sự kiện Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) hôm 21.10 ở TP.HCM, Tân Đại sứ Thụy Điển Johan Ndisi đề cập những ưu tiên trong nhiệm kỳ mới và các mục tiêu ông muốn đạt được trong nhiệm kỳ Việt Nam.

Những ưu tiên trong nhiệm kỳ ở Việt Nam

Đại sứ Johan Ndisi: Tôi cho rằng trên cương vị Đại sứ Thụy Điển, Việt Nam là chủ nhà tuyệt vời. Và điều đó bắt nguồn từ quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa hai nước chúng ta. Việt Nam và Thụy Điển năm nay kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Thật sự là vinh dự cho tôi khi trở thành đại sứ trong giai đoạn này. Về các ưu tiên trong nhiệm kỳ, tôi có mục tiêu hết sức rõ ràng.

Về Thụy Điển, chúng tôi có sự hiện diện đông đảo các công ty ở Việt Nam, khoảng 70 công ty. Và mối quan tâm về thương mại đang gia tăng. Thế nên ưu tiên số một của tôi là củng cố quan hệ thương mại song phương. Chúng tôi cũng đang chứng kiến các công ty Việt Nam đầu tư vào Thụy Điển. FPT vừa mở hai văn phòng và khai trương văn phòng đầu tiên. Chúng tôi có NutriFoods hoạt động tại Thụy Điển. Vì thế thương mại đang diễn tiến hai chiều.

Và đó là điều chúng tôi đang nỗ lực, và mục tiêu tôi theo đuổi trên vai trò đại sứ chính là Việt Nam tiếp nhận thêm đầu tư từ Thụy Điển và ngược lại. Tính đến thời điểm hiện tại, đầu tư song phương đang vào khoảng 730 triệu USD. Chỉ tính riêng trong năm ngoái, có khoảng 330 triệu USD tiền đầu tư và tôi dự kiến con số này sẽ gia tăng trong tương lai.

Kim ngạch thương mại song phương đạt 1,3 tỉ USD/năm. Chúng ta đang xây dựng trên nền tảng tuyệt vời nhờ vào quan hệ ngoại giao lâu dài. Vì thế việc các công ty Thụy Điển tìm đến Việt Nam là điều hoàn toàn tự nhiên. Từ thập niên 1970 đến 1990, Thụy Điển là một trong các nước cung cấp nhiều tài trợ phát triển nhất cho Việt Nam, lên đến 5 tỉ USD theo thời giá hiện tại.

Cũng cần lưu ý đôi khi con số chỉ là một nửa câu chuyện, chẳng hạn như trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Thụy Điển. Trong trường hợp tập đoàn lớn như IKEA, 6% tổng sản lượng sản xuất ở Việt Nam được xuất khẩu trên toàn cầu, và con số này không thể hiện trong kim ngạch song phương.

Đại sứ Thụy Điển kể về 'giấc mơ' Việt Nam- Ảnh 2.

Khai trương Gian hàng Thụy Điển ở Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 tại TP.HCM hôm 21.10

Ưu tiên thứ hai của tôi là làm sâu sắc hơn quan hệ chính trị và tăng cường các hoạt động trao đổi về lĩnh vực này. Năm nay một thứ trưởng, một bộ trưởng Thụy Điển đã thăm Việt Nam, và dự kiến sẽ có thêm nhiều chuyến thăm song phương cấp cao trong tương lai gần.

Bên cạnh quan hệ chính trị tuyệt vời, quan hệ nhân dân cũng ấn tượng không kém. Số lượng du khách Thụy Điển đến Việt Nam gia tăng sau thời gian gián đoạn vì đại dịch Covid-19. Mọi thứ đang trên đà khởi sắc.

Tôi cũng muốn nhắc đến tin vui gần đây, sau khi Ericsson hợp tác với ViettelVNPT triển khai mạng 5G. Đó là ví dụ “chất” cho quan hệ Việt Nam-Thụy Điển. Mạng 5G đồng thời mở ra những khả năng mới, chẳng hạn như tự động hóa tại các nhà máy, tạo thêm nhiều việc làm trong lĩnh vực mới. Tôi cho rằng 5G cũng mang đến tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực khác.

Cần nhớ các công ty Thụy Điển luôn là những nhà đầu tư dài hạn và muốn xây dựng mối quan hệ lâu dài. Ví dụ Ericsson đang đầu tư vào các trường đại học Việt Nam, như hợp tác mở các khóa đào tạo về phát triển trí thông minh nhân tạo (AI) ở RMIT. Công tác đào tạo là một phần cốt lõi và xuyên suốt trong quá trình hoạt động của công ty.

Đại sứ Thụy Điển kể về 'giấc mơ' Việt Nam- Ảnh 3.

Khách tham quan Gian hàng Thụy Điển ở Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 tại TP.HCM hôm 21.10

Phải chấp nhận thất bại để thành công

Về bí quyết giúp Thụy Điển trở thành một quốc gia công nghệ đổi mới sáng tạo đứng thứ hai thế giới, tôi cho rằng đó là sự kết hợp của thực tế chúng tôi là nước xuất khẩu, như Việt Nam. Thụy Điển là quốc gia theo đuổi định hướng xuất khẩu và cần phải đứng đầu để cạnh tranh. Chúng tôi đã quen với việc phải cạnh tranh từ khi còn nhỏ, và trong hệ thống giáo dục của chúng tôi, thành công là điều luôn được hoan nghênh, nhưng nếu muốn thành công thì bạn cần phải thất bại, vì nhiều sự đổi mới sáng tạo được xây dựng trên không ít thất bại. Tôi cho rằng để đạt được sự đổi mới, chúng ta phải chấp nhận và kết hợp thử nghiệm với sai sót. Sai sót thì luôn đầy rẫy ngoài kia.

Bạn cần phải chấp nhận thất bại. Phải như thế. Kế đến bạn rút kinh nghiệm từ những thất bại của mình, tiến hành điều chỉnh và thế là thành công. Nếu nói chuyện với nhiều công ty hàng đầu trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, họ sẽ nói với bạn rằng đó không phải là dự án đầu tiên của họ. Phải chấp nhận sự thất bại vì đó là một phần của quy trình dẫn đến thành công sau này.

Đại sứ Thụy Điển kể về 'giấc mơ' Việt Nam- Ảnh 4.

Đại sứ Thụy Điển Johan Ndisi và cẩm nang ‘Dấu ấn Thương mại Việt Nam-Thụy Điển’

Thụy Điển định hướng ra sao để tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực bền vững?

Tôi cho rằng dẫn đầu về đổi mới sáng tạo là một chuyện, nhưng bạn cần tiếp tục tạo dựng môi trường có thể thử nghiệm và thử áp dụng các ý tưởng. Tại trường học, ở cấp đại học, tất cả đều có trung tâm đổi mới sáng tạo, nơi bạn được phép thử nghiệm và thất bại. Điều đó hoàn toàn bình thường. Và bạn không thể chỉ ngồi yên ở vị trí số 2, mà luôn phải đưa ra những sáng kiến mới.

Nhiều công ty lớn hiện nay nhưng 10 năm trước lại chẳng có tiếng tăm gì. Vì thế bạn cần phải tiếp tục tạo điều kiện cho các công ty lớn ra đời và đủ sức cạnh tranh trên trường thế giới. Cách đây 15 năm, Spotify là cái tên vô danh. Ngày nay, Spotify đặt văn phòng đối diện bên kia đường văn phòng cũ của tôi ở Stockholm. Và những công ty lớn trong tương lai hiện vẫn chưa được khai sinh.

Đại sứ Thụy Điển kể về 'giấc mơ' Việt Nam- Ảnh 5.

Cẩm nang ‘Dấu ấn Thương mại Việt Nam-Thụy Điển’ bản đầu tiên vừa được phát hành

Thụy Điển có thể hỗ trợ gì cho Việt Nam về nỗ lực tái tạo và kinh tế tuần hoàn?

Chúng tôi có thể giúp đỡ thông qua các sự kiện như GEFE 2024, nơi các công ty có thể gặp gỡ nhau, đặt câu hỏi, và trình bày những khía cạnh đổi mới sáng tạo. Điều này quan trọng vì người Việt, các công ty và chính phủ Việt Nam biết được Thụy Điển có thể cung cấp những gì. Các bạn cũng biết cách làm sao liên lạc và nguồn tài chính chúng tôi đang sở hữu để tiếp cận những nguồn tài chính này. Chúng tôi có nguồn tài chính và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tốt. Bên cạnh đó, đối với các công ty Việt Nam muốn xuất khẩu sang Thụy Điển, bạn cần biết được những khoản bảo hiểm trong trường hợp phía công ty Thụy Điển phá sản và bạn không được trả tiền. Chúng tôi có các đại lý bảo hiểm để bạn, với tư cách là nhà xuất khẩu, không phải hứng chịu rủi ro.

Cẩm nang “Dấu ấn Thương mại Việt Nam-Thụy Điển” mà tôi đang cầm trên tay là ấn bản đầu tiên cung cấp các hướng dẫn về liên lạc, thông tin phía tổ chức, đại sứ quán, lãnh đạo thương mại, Phòng Thương mại Bắc Âu, liên lạc ở Thụy Điển, các hãng xuất khẩu tín dụng…. Ấn phẩm này sẽ mang đến sự giúp đỡ to lớn (cho phía Việt Nam đang tìm hiểu thị trường Thụy Điển-NV).

Đại sứ Thụy Điển kể về 'giấc mơ' Việt Nam- Ảnh 6.

Gian hàng Thụy Điển gồm 7 công ty chuyên về đổi mới sáng tạo và hoạt động bền vững

Lĩnh vực có tiềm năng hợp tác lớn nhất cho Thụy Điển và Việt Nam

Bên cạnh năng lượng, tôi cho rằng ngành dệt may thực sự có tiềm năng. Chúng tôi có một công ty rất quan tâm đầu tư vào Việt Nam và họ có thể tái chế vật liệu polyester hoặc nhựa thành sợi polyester. Đây là công nghệ thực sự thay đổi cuộc chơi vì tạo điều kiện cho kinh tế tuần hoàn 0% khí phát thải, tức đảm bảo net zero. Công ty đang nhận được sự hỗ trợ lớn từ các công ty như H&M, Volvo (liên quan đến túi khí trên ô tô), và IKEA về đồ nội thất.

Công ty này nắm trong tay công nghệ tái chế nhựa và đang tìm kiếm nơi đặt nhà máy lớn đầu tiên. Họ đã có nhà máy thử nghiệm ở Mỹ phục vụ cho nghiên cứu và phát triển, và đang cân nhắc đặt nhà máy lớn đầu tiên tại Việt Nam. Việt Nam đang đứng trước cơ hội thay đổi cuộc chơi với công nghệ tái chế mới, khi dệt may chiếm tỷ lệ đáng kể trong lĩnh vực xuất khẩu.

Nhà ngoại giao thích bánh mì Việt Nam

Sau 2 tháng ở Việt Nam, Đại sứ Johan Ndisi cho hay món ăn khoái khẩu của ông hiện là bánh mì. “Theo tôi, bánh mì rất phù hợp cho bữa trưa”, ông cho biết, thêm rằng đây là món ăn tiện dụng và có thể dễ dàng mang theo người. Trước khi trở thành đại sứ tại Việt Nam từ tháng 8, sự nghiệp ngoại giao của ông Ndisi từ năm 2003 tập trung vào các vấn đề Liên minh châu Âu (EU), châu Phi, chính sách an ninh, thương mại và phát triển. Ông là Đại sứ Thụy Điển tại Albania năm 2016-2019 và làm việc tại Văn phòng Đại diện thường trực tại EU, bao gồm cả trong thời gian Thụy Điển làm Chủ tịch EU năm 2009, cũng như tại Đại sứ quán tại Zimbabwe.




Nguồn: https://thanhnien.vn/dai-su-thuy-dien-ke-ve-giac-mo-viet-nam-185241021200029067.htm

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Phần Lan và kinh nghiệm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Từ ngày 21-23.10, Bộ trưởng Ngoại thương và Phát triển Phần Lan Ville Tavio dẫn đầu phái đoàn cấp cao thăm chính thức Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm của nước này trong lĩnh vực phát triển bền vững và đạt mục...

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh

Từ ngày 21/10 đến 23/10 tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra chương trình Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh - GEFE 2024. Sự kiện do Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) và Bộ Công Thương đồng tổ chức. Chuỗi chương trình bao gồm các phiên thảo luận cấp cao, các hoạt động kết nối doanh nghiệp B2B còn có điểm nhấn...

Tiến tới mục tiêu xanh

Sự kiện do Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam: Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, và Thụy Điển tổ chức, Hội đồng Bộ trưởng Bắc Âu hỗ trợ, nêu bật các thông lệ phát triển bền vững và tăng trưởng xanh của khu vực Bắc Âu, đồng thời thúc đẩy hợp tác giữa các nước Bắc Âu với Việt Nam. Sự kiện Ngày Bắc Âu sẽ nhấn...

Hàng trăm gian hàng hội tụ tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh

Khai mạc Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh – GEFE 2024: Kiến tạo tương lai xanh ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

2 vấn đề sức khỏe có thể tránh được nhờ tách cà phê sáng

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ Medicine cho thấy bạn có thể tránh được 2 vấn đề sức khỏe quan trọng chỉ bằng tách cà phê mỗi sáng. ...

4 kiểu vết ngứa nên tránh gãi

Khi bị các vết ngứa khó chịu thì chúng ta đều bị thôi thúc phải gãi. Gãi mang lại cảm giác dễ chịu dù gây đau nhẹ. Trên thực tế, gãi có thể gây một số tổn thương cho da. Một số vết...

Đằng sau vẻ đẹp sắc sảo và quyến rũ của Miley Cyrus tại Grammy 2025

Từ hình tượng ngôi sao Disney, nàng công chúa nhạc pop cá tính đến nữ ca sĩ trưởng...

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán với Ukraine, nói chưa thấy thiện chí từ Kiev, ông Trump bình luận thảm họa hàng...

Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu điều kiện đàm phán với Ukraine, nói chưa thấy thiện chí từ Kiev, ông Trump phát biểu về tai nạn máy bay kinh hoàng ở Mỹ, đường hầm thời Thế chiến II thành địa danh du lịch, Tết Nguyên đán tại các nước châu Á… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

USAID vào tầm ngắm tinh gọn của Tổng thống Donald Trump, tương lai sẽ về đâu?

Thông qua việc thu gọn Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), Tổng thống Donald Trump muốn đảm bảo khoản viện trợ nước ngoài trị giá hàng chục tỷ USD của Washington trên toàn cầu phù hợp với chính sách đối ngoại "Nước Mỹ trên hết".

Tổng thống Mỹ khoe kế hoạch “nóng” về Ukraine, đánh bom rung chuyển thủ đô Nga, Nam Phi phản pháo ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Đoàn xe cứu thương bị không kích, Israel nêu điều kiện ‘ngừng bắn tạm thời’, Mỹ đề cao mục tiêu thành lập Nhà nước...

Ngày 3/11, chính quyền do lực lượng Hamas kiểm soát ở Gaza thông báo, một cuộc tấn công của Israel đã đánh trúng một đoàn xe cứu thương, khiến nhiều người thiệt mạng tại khu vực gần bệnh viện Al-Shifa.

Ông Trump chính thức đánh thuế lên hàng hóa Canada, Mexico và Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký lệnh hành pháp để đánh thuế lên hàng hóa từ Canada, Mexico và Trung Quốc ở mức từ 10-25%. ...

Cùng chuyên mục

Mỹ chuẩn bị kế hoạch rút quân khỏi Syria?

Bộ Quốc phòng Mỹ được cho là đang xây dựng kế hoạch rút quân khỏi Syria theo ý kiến của Tổng thống Donald Trump gần đây. ...

Kế hoạch “chấn động” toàn cầu của Tổng thống Trump, Mỹ tính rút quân hoàn toàn khỏi Syria, Nga nhắm tới châu Phi

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Lãnh đạo Mexico và Canada đã làm gì để ông Trump hoãn áp thuế?

Các nhà lãnh đạo Mexico, Canada đã đàm phán với Tổng thống Mỹ Donald Trump theo những hướng khác nhau để thuyết phục ông suy nghĩ lại về đòn áp thuế quan và ngăn một cuộc chiến thương mại Bắc Mỹ nổ ra. ...

Ukraine tấn công kho dầu của Nga, Moscow công bố số máy bay không người lái bị bắn hạ

Một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine trong đêm 4/2 đã gây hỏa hoạn tại một kho dầu ở khu vực Krasnodar, miền Nam nước Nga. Tuy nhiên, đám cháy hiện đã được dập tắt.

Mới nhất

Nhu cầu vàng trên toàn cầu đạt mức cao mới

Thông tin với báo chí ngày 5/2/2025, Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết, nhu cầu vàng trên toàn cầu đạt mức cao mới khi giá tăng vọt trong năm 2024. Tổng nhu cầu vàng đạt mức cao kỷ lục mới Báo cáo về xu hướng nhu cầu vàng trong quý IV...

Nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam hòa lưới điện quốc gia

(PLVN) - Ngày 5/2, Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 (tại Khu công nghiệp Ông Kèo, tỉnh Đồng Nai) là nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam, đã hòa lưới điện quốc gia. (PLVN) - Ngày 5/2, ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng...

Mua vàng trên hội nhóm ‘cưa đôi’ chênh lệch, nguy cơ gặp vàng nhái SJC

Trên thực tế, cách này lợi thì ít mà rủi ro thì nhiều, đặc biệt cho phía người mua vì nguy cơ gặp phải vàng nhái SJC. ...

Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH xin nghỉ hưu trước tuổi

Ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH xin nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng. Tối 5/2, nguồn tin từ Bộ LĐ-TB&XH cho biết, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ xin nghỉ hưu trước tuổi. Nguyện vọng của ông Tùng đã được Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đồng ý. Ông Tùng (58 tuổi) còn gần 5 năm...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình...

Mới nhất