Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhMiền Trung thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Miền Trung thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công


Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh, thành kéo dài từ Thừa Thiên – Huế đến Bình Định. Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước tính đến ngày 30/9, các địa phương trong khu vực đã giải ngân 25.746,9 tỷ đồng vốn đầu tư công (đạt 46,21% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), thấp hơn tỷ lệ giải ngân trung bình của cả nước (47,29%).

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm Giải pháp kinh tế – xã hội 2024-2025: Cần giải ngân nhanh vốn đầu tư công

“Nút thắt” giải phóng mặt bằng

Cụ thể, Thừa Thiên – Huế giải ngân 4.068,4/6.957,9 tỷ đồng được giao (đạt 58,47%); Đà Nẵng giải ngân 3.520/7.291,9 tỷ đồng (đạt 48,27%); Bình Định giải ngân 5.456,1/7.865,7 tỷ đồng (đạt 69,37%). Trong khi đó, Quảng Nam giải ngân 2.672,9/6.520,6 tỷ đồng (đạt 40,99%); Quảng Ngãi giải ngân 2.305,3/6.902,9 tỷ đồng (đạt 33,40%). Hiện có nhiều nguyên nhân khiến tình hình giải ngân vốn đầu tư công ở khu vực chưa như kỳ vọng. Trong đó, “nút thắt” đầu tiên là những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Cụ thể, đến nay việc xác định nguồn gốc đất và xác định giá đất còn khó khăn do tình trạng xây nhà trên đất nông nghiệp; sử dụng đất sai mục đích hoặc mua bán bằng giấy viết tay; lấn chiếm đất hành lang công trình công cộng… Bên cạnh đó, Luật Đất đai năm 2024 mới được ban hành, khiến nhiều dự án phải tính toán lại chi phí giải phóng mặt bằng theo quy định mới của luật.

Giải phóng mặt bằng “nút thắt” quan trọng trong giải ngân vốn đầu tư công
Giải phóng mặt bằng “nút thắt” quan trọng trong giải ngân vốn đầu tư công

Tại Quảng Nam, địa phương đã thành lập 5 tổ công tác nhằm kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội năm 2024. Tuy nhiên, việc giải ngân vốn đầu tư công ở địa phương vẫn còn thấp, do những khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng. Các nguyên nhân chính bao gồm việc xác nhận nguồn gốc đất gặp khó khăn, đơn giá bồi thường tại một số khu vực chưa sát với thực tế, nguồn nhân lực còn thiếu, và kinh phí cho hoạt động thấp. Tính chất công việc cũng khó khăn và phức tạp.

Tương tự, ở Quảng Ngãi, theo ông Nguyễn Hoàng Giang, Chủ tịch UBND tỉnh, việc giải ngân vốn đầu tư công chậm do những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Hiện địa phương có 30 dự án bị vướng mặt bằng do công tác xác định giá đất chưa hoàn thành; việc triển khai Luật Đất đai năm 2024 còn lúng túng. Nhiều dự án chưa xác định được nguồn gốc đất, khiến người dân không chịu nhận bồi thường. Người dân không giao đất gây cản trở việc thi công. Ngoài ra, một số dự án tạm thời không thể triển khai do phải khắc phục theo kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra.

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Ngoài vấn đề giải phóng mặt bằng, việc giải ngân vốn đầu tư công ở khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung chậm còn do nhiều nguyên nhân khác. Trong đó, việc đăng ký bố trí vốn của một số chủ đầu tư chưa phù hợp với khả năng và tiến độ triển khai thực tế; năng lực của một số nhà thầu tư vấn thiết kế không tương xứng với hồ sơ dự thầu, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của dự án. Năng lực của một số chủ đầu tư và ban quản lý dự án còn nhiều hạn chế, còn thụ động trong việc đề xuất các giải pháp cụ thể. Quy trình và thủ tục triển khai thực hiện các dự án ODA khá phức tạp, thời gian kéo dài hơn so với một dự án đầu tư công thông thường.

Ngoài ra, tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng do các thủ tục đầu tư, đấu thầu khai thác mỏ tốn nhiều thời gian. Một khó khăn khác mang tính đặc thù của khu vực miền Trung là những tháng cuối năm thường có nhiều mưa bão, nguy cơ sạt lở đất cao, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thi công trên thực địa của nhiều dự án. Những điều này cũng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ở các địa phương trong khu vực.

Để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, một số địa phương trong vùng đã kiến nghị sửa đổi các quy định, cơ chế để tạo thuận lợi hơn trong quá trình giải ngân. Trong đó, cần có quy định về thời gian bố trí vốn thực hiện dự án, tách dự án giải phóng mặt bằng, phân cấp thẩm quyền quyết định kéo dài thời gian bố trí vốn, thời gian thực hiện và giải ngân vốn ngân sách địa phương hằng năm. Đồng thời, cần thống nhất phân loại đất, nguyên tắc sử dụng đất, và giải quyết chênh lệch giữa giá bồi thường theo khung quy định của Nhà nước và giá thị trường; rút ngắn quy trình cấp phép và khai thác mỏ vật liệu xây dựng thông thường.

Đặc biệt, theo ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, cần đặc biệt lưu tâm đến bảng giá đất để tháo điểm nghẽn trong giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Về kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2024, các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2024 đã được Thủ tướng giao cho các địa phương. Quảng Nam cũng đề nghị Bộ Giao thông – Vận tải quan tâm bố trí nguồn vốn để đầu tư các công trình trên địa bàn như: quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh; quốc lộ 14D; quốc lộ 14G; quốc lộ 14B; quốc lộ 40B; quốc lộ 14H.

Trong khi đó, Đà Nẵng đề nghị bổ sung chi phí thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 vào Luật Đầu tư công (sửa đổi) và quy định cụ thể chi phí này là thành phần trong kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư dự án, được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công. Địa phương này cũng đề nghị xem xét bổ sung dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường quốc lộ 14G vào danh mục các dự án quốc lộ, cao tốc đi qua các địa phương, giao cho UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản và sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/mien-trung-thuc-day-giai-ngan-von-dau-tu-cong-156914.html

Cùng chủ đề

TP.HCM phân bổ hơn 67.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025

TP.HCM đã phân bổ hơn 67.000 tỷ đồng vốn đầu tư công cho các đơn vị trong năm 2025. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương hơn 3.237 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương hơn 64.158 tỷ đồng, dự phòng ngân sách địa phương hơn 16.753 tỷ đồng. ...

Ba nhóm dự án kỳ vọng hóa giải áp lực giải ngân năm 2025 của Bộ GTVT

Ba nhóm dự án được đánh giá có đầy đủ yếu tố thuận lợi để triển khai sớm, góp phần đẩy tiến độ giải ngân năm 2025 của Bộ GTVT. ...

Hoàn tất giải ngân 18.200 tỷ tái định cư dự án sân bay Long Thành

TPO - Các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành việc giải ngân hơn 18.200 tỷ đồng nguồn vốn bố trí cho Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành, đạt gần 95% kế hoạch. TPO - Các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành việc giải ngân hơn 18.200 tỷ đồng nguồn vốn bố trí cho...

Vì sao giải ngân vốn cao tốc Hoài Nhơn

Gói thầu 11XL cao tốc Hoài Nhơn - Quy Nhơn thi công chậm do vướng thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng đoạn qua rừng tự nhiên, dẫn đến chậm giải ngân vốn xây lắp. ...

Ngân hàng thúc giải ngân vốn tín dụng ngay từ đầu năm

Lãi vay ưu đãi chỉ từ 3,5%/nămNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố gói tín dụng ưu đãi lên đến 110.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân. Đây được xem là bước đi chiến lược của ngân hàng này trong việc kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ.Theo Agribank, trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ưu tiên vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo

Chiều 7/2, trong khuôn khổ Phiên họp thứ 42, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030. Nghị quyết này được kỳ vọng sẽ tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong đầu tư công, hướng đến thúc đẩy tăng trưởng...

Chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 03/2025/TT-BTC hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản. Sửa tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản ...

Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 5/2/2025 phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Một số lĩnh vực khoa học, công nghệ và ứng dụng năng lượng nguyên tử của Việt Nam có thế mạnh vươn lên đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. ...

Chuyển đổi tư duy là then chốt cho nông nghiệp Việt Nam

Nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng "xanh", ít phát thải và bền vững. Để hiện thực hóa mục tiêu này, vai trò của các đối tác quốc tế, trong đó có FAO, là vô cùng quan trọng. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan làm việc với đoàn lãnh đạo cấp cao...

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 86,3-88 triệu đồng/lượng (mua -...

Giá vàng hôm nay 6/2/2025 đột ngột lao dốc, SJC và nhẫn ‘bay màu’ nửa triệu đồng

Giá vàng hôm nay 6/2/2025 trong nước đột ngột lao dốc theo giá vàng thế giới, sau 3 ngày tăng liên tiếp. Vàng miếng SJC và nhẫn trơn giảm nửa triệu đồng mỗi lượng, rơi khỏi mốc 91 triệu đồng trước ngày vía Thần Tài. Giá vàng nhẫn trong nước đầu giờ sáng nay được điều chỉnh tăng trong biên độ hẹp. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đầu giờ sáng nay niêm yết giá vàng nhẫn loại...

Hàng nghìn lượt khách dự sự kiện “Ice cũng có Tết 2025” tại Meyhomes Capital Phú Quốc

ANTD.VN - Với không gian nghệ thuật lung linh, kết hợp cùng nhiều hoạt động mang màu sắc văn hóa truyền thống và những trải nghiệm giải trí hiện đại, sự kiện “Ice cũng có Tết 2025” đã thu hút hàng ngàn lượt khách trong và ngoài nước ghé đến tham dự nhân kỳ nghỉ lễ Tết Ất Tỵ 2025 vừa qua. ...

Bùng nổ cảm xúc tại đêm concert Lễ hội Vàng 2025

ANTD.VN - Ngày 5/2 (tức mồng 8 Tết Ất Tỵ), không gian tại Lễ hội Vàng DOJI bừng sáng như một bức tranh rực rỡ sắc màu với điểm nhấn là chương trình Mini Concert Lễ hội Vàng – Xuân An Khang, nơi truyền thống giao thoa cùng hiện đại, nơi nghệ thuật, thời trang và trang sức hòa quyện, tạo nên một đêm hội thăng hoa cảm xúc. Chương trình mini Concert Lễ hội Vàng – Xuân...

Bất chấp giá vàng hơn 90 triệu, một người ở Hà Nội vẫn ‘ôm’ 13 lượng để cầu may

Ông N.V.T. (Hoàn Kiếm - Hà Nội) đã bỏ ra gần 1,2 tỉ đồng để mua 13 lượng vàng vào trưa nay, 7-2, bất chấp giá vàng cao. Theo ghi nhận, sức mua vàng ngày Thần Tài năm nay không mạnh bằng năm ngoái. ...

Cùng chuyên mục

Siêu đề án 355km metro tại TP.HCM: Chính phủ trình gì lên Quốc hội?

Các cơ chế, chính sách đặc biệt chính là tiền đề, nền tảng để hai thành phố lớn nhất của cả nước bắt đầu cuộc cách mạng xây dựng mạng lưới metro. Theo đề án metro, TP.HCM sẽ đầu tư đồng loạt và hoàn...

Cáp treo Tây Ninh, lữ hành Vietravel, công viên Đầm Sen kinh doanh ra sao năm qua?

Nhiều công ty du lịch lữ hành trong năm qua ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm, có nơi thoái vốn ở các công ty con và giải thể hàng loạt chi nhánh, văn phòng đại diện. Du lịch Thành Thành Công: doanh...

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Theo quy hoạch đã được phê duyệt của 63 địa phương, Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp (KCN) quy hoạch phát triển mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.

Thủ tướng phê bình 30 bộ ngành, địa phương chưa báo cáo tháo gỡ các dự án tồn đọng kéo dài

Thủ tướng phê bình, yêu cầu các bộ và 30 địa phương chưa gửi báo cáo kiểm điểm xác định rõ trách nhiệm cá nhân báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 17-2. Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện...

Chỉ trong 1 tháng, cà phê xuất khẩu đạt mức kỷ lục, lần đầu vượt rau quả, thủy sản

Giá cà phê tháng 1 tăng hơn 78% so với cùng kỳ năm 2024, đẩy cà phê xuất khẩu lên 763 triệu USD, mức kỷ lục lịch sử chỉ trong 30 ngày. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cà phê xuất...

Mới nhất

Trai làng tranh nhau bắt vịt dưới ao, 3 chàng trai may mắn ẵm luôn 12 triệu đồng

Ngày 12 tháng Giêng hàng năm, làng Lại Yên (huyện Hoài Đức, Hà Nội) diễn ra hội thi bắt vịt dưới ao, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tới theo dõi và cổ vũ. ...

Khi nào Hà Nội thành lập các sở mới?

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp tiến độ trình HĐND thành phố phê duyệt thành lập các sở mới trước ngày 20/2/2025. ...

Nỗi niềm trước thềm Thông tư 29

Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2 đang gây xôn xao, trăn trở cho các bậc phụ huynh, các em học sinh và cả các thầy, cô giáo trên giảng đường. Chỉ còn ít ngày nữa, từ 14/2 tới, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức có hiệu lực,...

Nhộn nhịp thị trường đồ cúng Rằm tháng Giêng trên ‘chợ mạng’

Trên ‘chợ mạng’, những mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng được quảng cáo dày đặc với mức giá chỉ từ 800 nghìn đồng/mâm. Ngày Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên) là một ngày lễ quan trọng để người Việt Nam thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, thần linh, mong...

Đồng Nai đón 14 dự án xông đất đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USD

Chiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án đầu tư mới và 6 dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký gần 738 triệu USD. Đồng Nai đón 14 dự án "xông đất" đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USDChiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai...

Mới nhất