Trang chủKinh tếNông nghiệpCau tăng giá kỷ lục, đồng bào ở Quảng Ngãi thêm thu...

Cau tăng giá kỷ lục, đồng bào ở Quảng Ngãi thêm thu nhập


Nhiều vựa cau ở Quảng Ngãi được thương lái thu mua với giá 80.000 - 85.000 đồng/kg.
Cau quả được thương lái thu mua với giá 80.000 – 85.000 đồng/kg, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS ở huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi có thu nhập cao

Giá cau tăng, đồng bào thêm thu nhập

Tỉnh Quảng Ngãi được mệnh danh “xứ ngàn cau”, với diện tích trồng lên đến hàng ngàn hécta, tập trung chủ yếu ở hai huyện Nghĩa Hành và Sơn Tây. Nhiều năm trước, giá cau ở Quảng Ngãi bấp bênh, có thời điểm xuống thấp còn 3.000 – 5.000 đồng/kg. Tuy nhiên, hơn 3 tháng gần đây, giá cau tăng cao kỷ lục khoảng 80.000 – 85.000 đồng/kg, nhiều người trồng cau ở Quảng Ngãi trúng lớn.

Tại huyện miền núi Sơn Tây, địa phương có diện tích cau lớn nhất Quảng Ngãi với trên 1.000 ha, trong nhiều ngày qua, không khí rộn ràng, tấp nập khi có hàng chục thương lái đi dạo khắp các bản làng, lùng sục trả giá thu mua cau. Với đặc thù huyện miền núi nghèo, hơn 92% dân số là đồng bào DTTS (chủ yếu là người Ca Dong – nhóm địa phương của dân tộc Xơ Đăng), việc cau được mùa, được giá khiến đồng bào DTTS ở Sơn Tây phấn khởi. Cùng với huyện miền núi Sơn Tây, thì huyện Nghĩa Hành cũng có gần 750 ha trồng cau với sản lượng khoảng 9.000 tấn.

Sở hữu gần 2 ha cau, gia đình anh Đinh Văn Dương (xã Sơn Dung) có khoản thu nhập đáng kể. Gia đình anh có hơn 2.000 gốc cau đang thu hoạch. “Với giá cau như hiện tại, mỗi tháng mình thu về gần 100 triệu đồng. Với mức thu nhập này, thực sự gia đình mình có nằm mơ cũng không dám nghĩ tới”, anh Dương cho biết.

Quảng Ngãi hiện có gần 1.800 ha cau, mang lại thu nhập cho đồng bào Ca Dong.
Quảng Ngãi hiện có gần 1.800 ha cau, mang lại thu nhập cho đồng bào Ca Dong.

Tương tự, gia đình anh Đinh Văn Nhóc (xã Sơn Dung) trồng được khoảng 4 ha cau, trong đó hơn một nửa diện tích đang thu hoạch. Bình quân mỗi ngày, anh thu hoạch khoảng 70 kg cau tươi. Với giá cau hiện tại khoảng 80.000 đồng/kg, anh Nhóc thu về mỗi tháng hơn 100 triệu đồng, sau khi đã trừ hết chi phí. Nhiều gia đình có thu nhập khấm khá, sắm được đầy đủ tiện nghi nhờ nguồn thu hoạch cau. Cuộc sống của nhiều gia đình đồng bào Ca Dong ở đây trở nên khá giả khá.

Theo kinh nghiệm của những người trồng cau thì cau sẽ cho thu hoạch sau khoảng 5 – 6 năm trồng, thời gian thu hoạch từ tháng 7 đến cuối năm, trung bình 20-25 ngày/lứa. Nếu so với trồng các loại cây ăn quả khác, cây cau vẫn được giá hơn rất nhiều, lại ít công chăm sóc. 

Theo chủ một vựa cau ở huyện Sơn Tây, giá cau tăng cao ở thời điểm từ đầu vụ đến giữa vụ như hiện nay, là chuyện chưa từng có. Năm 2021, người trồng cau cũng từng trúng lớn nhưng không bằng năm nay. Hiện tại, mỗi tạ cau có thể mua được một chỉ vàng. Nhờ đó, nhiều hộ đồng bào có thu nhập từ vài chục triệu đồng đến cả trăm triệu đồng từ bán cau trái.

Theo nhiều thương lái, việc cau liên tục tăng giá trong thời gian qua chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, Ấn Độ. Khi nhu cầu tiêu thụ từ thị trường này tăng cao, giá cau cũng sẽ tăng theo. Sau khi thu mua tại vườn, thương lái sẽ chở đến điểm tập kết, tách quả khỏi cuống và sấy khô. Thông thường, 7 – 8 kg trái tươi sẽ cho một kg cau khô, sau đó họ xuất sang Trung Quốc, Ấn Độ và một số quốc gia khác.

Nhiều thương lái đến tận vườn thu mua cau với giá cao.
Nhiều thương lái đến tận vườn thu mua cau với giá cao.

Người dân nên cân đối cơ cấu cây trồng

Vì lợi nhuận cao, trong những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Nghĩa Hành phá bỏ các loại cây ăn quả, chuyển qua trồng cau. Thực tế trong những năm qua, rất nhiều lần cau rớt giá thê thảm, nhưng dù giá cả bấp bênh so với nhiều loại cây trồng khác ở Sơn Tây, cây cau vẫn đem lại hiệu quả kinh tế hơn. Từ năm 2018, huyện Sơn Tây đã đưa cây cau vào nhóm cây trồng chủ lực của huyện để góp phần xóa đói, giảm nghèo và xây dựng Dự án hình thành vùng chuyên canh cây cau. Mục tiêu đến năm 2025 sẽ hình thành vùng chuyên canh cây cau tập trung khoảng 2.000 ha trên địa bàn 9 xã, nhiều nhất là các xã Sơn Dung, Sơn Long, Sơn Mùa…

Để triển khai Dự án, chính quyền địa phương đã cấp cau giống và phân bón thích hợp tùy vào nhu cầu của các hộ gia đình. Đến nay, huyện miền núi này có khoảng 600 hộ trồng từ 1.000 cây cau trở lên. Từ năm 2019 đến nay, huyện miền núi Sơn Tây trồng mới khoảng 900ha cau. Mỗi năm, huyện trồng mới khoảng 166 ha cau, thay thế cho diện tích cây trồng già cỗi, năng suất thấp. Biện pháp canh tác này, giúp đồng bào Ca Dong giữ vườn cây trồng hộ gia đình, ổn định thu nhập và tăng năng suất vườn cau và vùng chuyên canh cho miền núi.

Sơ chế cau quả sau thu hoạch
Sơ chế cau quả sau thu hoạch

Cau ở Sơn Tây nổi tiếng vì được trồng theo phương pháp sạch, không sử dụng phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật, nên rất được các đối tác nước ngoài ưa chuộng. Công nghệ chế biến của các nước nhập khẩu cau từ Việt Nam cũng rất tiên tiến, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng từ quả cau.

Huyện Sơn Tây hiện có 16 cơ sở thu mua, chế biến cau với công suất khoảng 8.000 tấn/vụ. Nguồn nguyên liệu cau tươi đáp ứng khoảng 65% công suất, xuất khẩu đến nhiều nước như Trung Quốc, Ấn độ, Hàn Quốc…, tùy nhu cầu thị trường.

 Cùng với công tác hỗ trợ người dân Ca Dong trồng mới, trồng thay thế diện tích cau để mở rộng vùng nguyên liệu xuất khẩu, ngành nông nghiệp tại Quảng Ngãi cũng đang xây dựng mã vùng trồng và thương hiệu sản phẩm, xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp, đầu tư vào lĩnh vực chế biến chuyên sâu sản phẩm từ cau.

Trước việc người dân đang tích cực trồng cau vì giá tăng, chính quyền các cấp tỉnh Quảng Ngãi khuyến cáo người dân không nên phá vỡ cơ cấu cây trồng để chạy theo cây cau. Ông Phạm Hồng Khuyến, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sơn Tây nhận định, đây mới là năm đầu cau tăng giá nên chính quyền địa phương cần theo dõi sát để đưa ra khuyến cáo đối với người nông dân, không khuyến khích người dân tăng diện tích cau ồ ạt. 

Để giữ vùng chuyên canh cau và ổn định sản lượng, huyện Sơn Tây đã hỗ trợ đồng bào Ca Dong trồng mới, trồng thay thế diện tích cây lâu năm.
Để giữ vùng chuyên canh cau và ổn định sản lượng, huyện Sơn Tây đã hỗ trợ đồng bào Ca Dong trồng mới, trồng thay thế diện tích cây lâu năm.

Hiện nay, thị trường tiêu thụ cau chủ yếu phụ thuộc vào Trung Quốc nên giá cả bấp bênh, năm được năm mất. Để tạo nguồn thu nhập cho bà con trong những năm cau rớt giá, huyện Tây Sơn khuyến khích bà con đưa một số giống cây vào trồng dưới tán cây cau như hành Hà Lan, ổi Nữ Hoàng, dứa, sả… để cân đối cây trồng tại địa phương.

Tại huyện Tiên Phước, vùng cau của tỉnh Quảng Nam cũng có hơn 1.000ha, trong đó hơn 500ha đã cho quả với sản lượng trên 2.600 tấn quả tươi/năm, giá trị thu nhập từ quả cau và các sản phẩm phụ ước đạt từ 100-150 tỷ đồng/năm. Tiên Phước hiện có 18 lò sấy cau, tất cả các lò đều làm bằng tôn. Công suất sấy mỗi ngày được 20 tấn-30 tấn/1 lò.

Làm giàu từ mô hình trồng cau lấy quả





Nguồn: https://baodantoc.vn/cau-tang-gia-ky-luc-dong-bao-o-quang-ngai-them-thu-nhap-1728903789285.htm

Cùng chủ đề

7 quả cầu lạ tiết lộ về sự sống Trái Đất nửa tỉ năm trước

(NLĐO) - Kho báu cổ sinh vật học vô song ở Trung Quốc đã mở ra một "cánh cửa thời gian" mới vào lịch sử sự sống Trái Đất. ...

Những lợi ích tuyệt vời của quả cau

Hỗ trợ tiêu hóa Với hàm lượng chất xơ dồi dào, quả cau hoạt động như một "chất xúc tác" tự nhiên cho hệ tiêu hóa. Chất xơ không chỉ tạo cảm giác no mà còn kích thích nhu động ruột co bóp mạnh mẽ hơn.  Nhờ đó, thức ăn được đẩy đi một cách đều đặn, ngăn ngừa tình trạng ứ đọng và lên men gây ra các vấn đề như đầy hơi, khó tiêu. Đồng thời, chất xơ...

Giá “lên đỉnh” rồi bất ngờ “quay xe”

Nhiều ngày nay, mặt hàng cau bỗng trở thành mặt hàng nóng nhất trên thị trường nông sản khi đem lại nguồn lợi có thể nói là trong mơ với bà con trồng cau khi thị trường Trung Quốc hút hàng. Giá cau lập kỷ lục trong nhiều ngày giữ giá tới 90.000đ/kg trong khi mức bình thường chỉ là 10.000 -20.000đ/kg. Không những vậy giá cau còn duy trì đà...

Giá cau ở miền Trung chững lại do thương lái Trung Quốc dè chừng

Hai huyện Sơn Tây và Nghĩa Hành là vùng trồng cau lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi với khoảng 2.200 hecta. Mấy tháng qua, giá cau liên tục tăng. Đầu vụ, giá cau khoảng 50 - 60 nghìn đồng/kg. Lúc cao nhất giá cau lên hơn 90 ngàn đồng/kg. Nhờ vậy, các gia đình trồng cau có thu nhập cao, có hộ thu về cả tỷ đồng. ...

Giá cau cao kỷ lục, lão nông lắp chục ‘mắt thần’ phòng trộm

Vườn cau có hơn 1ha đang cho thu hoạch quả, để tránh bị mất trộm bởi giá cau đang trên đỉnh, ông Hà Văn Dũng (xã Giao An, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa) vừa đầu tư lắp chục camera giám sát. Ông Hà Văn Dũng (sinh năm 1966, người dân tộc Mường) trồng hơn 5ha cau, trong đó hơn 1ha đến kỳ thu hoạch quả. Ông Dũng cho biết, giá cau những năm trước giao động từ 15.000-45.000đ/kg. Đỉnh điểm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gần 10.700 doanh nghiệp “khởi động” trong năm mới

Trong tháng đầu năm 2025, cả nước có gần 10.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký gần 94.100 tỉ đồng.Sáng 6/2, tại thôn Kon Rlong, xã Đăk Kôi, UBND huyện Kon Rẫy (Kon Tum) tổ chức Lễ ra quân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang và lãnh đạo tỉnh, huyện đã đến...

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủNgày...

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự quý 1/2025 tăng cao do thiếu hụt lao động

Bộ LĐTB&XH dự báo, do tình hình thiếu hụt lao động cục bộ quý I/2025, nhu cầu tuyển dụng nhân sự tăng cao, đặc biệt ở các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) năm 2025 diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 7 - 9/2/2025, tức ngày mùng 10 đến ngày 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ.Ngày 4/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí...

Đắk Lắk: Thu 60 tỷ đồng từ 5 ngày nghỉ Tết đón khách du lịch

Ngày 3/2, ông Nguyễn Thụy Phương Hiếu - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã có báo cáo kết quả tình hình hoạt động của ngành trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở trắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng ở Bản...

Yên Minh (Hà Giang): Tín dụng chính sách “đưa đường” và đảng viên đi trước

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở trắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng ở nơi đây, phải nhắc đến những đảng viên thành viên Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh...

Bài đọc nhiều

Một ông nông dân Tiền Giang trồng xen canh sầu riêng với cây ổi kiểu gì mà hễ có trái là ra tiền tỷ?

Nhờ chịu khó học hỏi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà mỗi năm gia đình ông Trần Văn Ôi ở ấp Hữu Lợi, xã Bình Trưng, huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã có thu nhập cả tỷ đồng từ mô hình trồng sầu...

Con sông của người Quan họ, suốt đời nước chảy lơ thơ là ý nói dòng sông nào chảy qua Bắc Ninh?

Như một dải lụa nước hiền hòa và lấp lánh, sông Cầu chảy qua địa phận tỉnh Bắc Ninh nổi tiếng với mỹ danh “Con sông của người Quan họ/Suốt đời nước chảy lơ thơ”. Được định danh là dòng sông Quan họ, bao bọc bên mình những “làng Quan họ...

Đây là các cây trồng mới đang mang thu nhập tốt hơn cho nông dân một xã của Sơn La

Không để đất bỏ hoang, chuyển từ cây trồng kém hiệu quả sang các cây trồng cho kinh tế cao hơn, giúp nông dân ở một xã của tỉnh Sơn La có thu nhập cao, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. ...

Khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm phù hợp với công việc của từng cục, vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông...

niềm vui đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Quang Tiến

Triển khai bài bản, hiệu quả Xã Quang Tiến được UBND TP Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017. Kể từ đó đến nay, công cuộc xây dựng nông thôn mới vẫn được cấp uỷ, chính quyền địa phương xác định là nhiệm vụ trọng tâm để tổ chức thực hiện không ngừng nghỉ. Đầu năm 2023, sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Quang Tiến tiếp tục triển khai...

Cùng chuyên mục

Đưa giống ổi này lên đồi núi trồng, quả thơm ngon lại bán được giá cao gấp đôi các giống khác

Với mô hình làm ổi Ru Bi trên vùng núi của chị Lê Thị Kim Thanh (thôn Suối Lách, xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) đang bước đầu hái quả ngọt, các du khách sau khi sử dụng điều hết lời khen ngợi. ...

Nuôi loài động vật hoang dã lông như gai nhọn, trồng hẳn vườn mít Thái cho ăn, chị nông dân Bình Phước thu 200...

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, những năm gần đây, nông dân phường Minh Hưng, thị xã Chơn Thành (Bình Phước) đã chuyển sang một số mô hình chăn nuôi mới. Trong số đó, nuôi nhím là mô hình mới phát triển, mang lại thu nhập khá...

Gần 10.700 doanh nghiệp “khởi động” trong năm mới

Trong tháng đầu năm 2025, cả nước có gần 10.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký gần 94.100 tỉ đồng.Sáng 6/2, tại thôn Kon Rlong, xã Đăk Kôi, UBND huyện Kon Rẫy (Kon Tum) tổ chức Lễ ra quân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang và lãnh đạo tỉnh, huyện đã đến...

Nông sản chủ lực xuất khẩu gặp khó ngay đầu năm 2025

Đối mặt nhiều thách thức Năm 2025, ngành nông sản Việt Nam đối mặt những thách thức lớn khi các thị trường xuất khẩu chủ lực liên tục áp dụng những quy định mới, đặt ra rào cản không nhỏ cho doanh nghiệp và nông dân trong nước. Đơn cử như sầu riêng, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ngay đầu năm, Trung Quốc (thị trường tiêu thụ chính của sầu riêng Việt Nam) đã...

Một huyện ở Kon Tum xuất hiện ổ dịch bệnh lở mồm long móng

63 con bò và 10 con trâu của 33 hộ dân tại 2 xã Đăk Nhoong và xã Xốp (huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) mắc các triệu chứng như đi lại không bình thường, mệt mỏi, chảy nước dãi, bỏ ăn,... ...

Mới nhất

Cà Mau báo cáo tiến độ các dự án nghìn tỉ

UBND tỉnh Cà Mau báo cáo với Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiến độ triển khai các dự án trọng điểm của tỉnh tại cuộc họp do Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Hồ Hải chủ trì. ...

VN-Index tăng điểm nhẹ, khối ngoại vẫn bán ròng

NDO - Phiên giao dịch ngày 6/2, lực cầu gia tăng giữa phiên chiều đã giúp thị trường hồi phục lấy lại sắc xanh, nhóm cổ phiếu ngân hàng với các mã tăng tốt như TCB, LPB, VCB, BID, HDB, CTG, MBB,… đóng góp tích cực, giúp VN-Index tăng 1,87 điểm khi chốt phiên lên mức 1.271,48...

Học sinh Hà Nội nóng lòng chờ môn thi thứ ba vào lớp 10

Tính đến thời điểm hiện tại đã có hàng chục tỉnh thành công bố hoặc dự kiến môn thứ ba trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026. Ngoại trừ Vĩnh Phúc dự kiến chọn bài...

Tỉnh giữ ‘ngôi vương’ hút vốn nước ngoài năm 2024 vẫn dẫn đầu tháng đầu năm

Từng giữ vị trí 'ngôi vương' trong năm 2024 về hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khi đã 'hút' được tổng vốn đầu tư đăng ký gần 5,12 tỷ USD; tỉnh này tiếp tục dẫn đầu cả nước với tổng vốn tăng hơn 1,39 tỷ USD. Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và...

Minh bạch thị trường, kiểm soát chất lượng để người dân mua thuốc online an toàn

Tại Việt Nam, thị trường bán thuốc online bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2017 - 2018 và hiện đã chiếm khoảng 5-8% thị phần bán thuốc, với hơn 1.000 cơ sở kinh doanh dược phẩm trực tuyến. Minh bạch thị trường, kiểm soát chất lượng để người dân mua thuốc online an toànTại Việt Nam, thị trường bán...

Mới nhất