Trang chủChính trịNgoại giaoKhối thương mại CEFTA - ‘phòng chờ’ cho các nước Tây Balkan...

Khối thương mại CEFTA – ‘phòng chờ’ cho các nước Tây Balkan tham vọng gia nhập EU; vai trò ‘không phải dạng vừa’ của Trung Quốc

Trong khi EU mong muốn bảo vệ quyền bá chủ của mình ở Balkan, hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, khối lại không muốn “nhập khẩu” các vấn đề như xung đột lãnh thổ, đói nghèo… đang hoành hành ở khu vực Trung Âu.

Khối thương mại CEFTA - ‘phòng chờ’ cho các nước Tây Balkan tham vọng gia nhập EU; vai trò ‘không phải dạng vừa’ của yếu tố Trung Quốc
Thủ tướng Đức phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Tây Balkan ở Berlin, Đức, ngày 14/10. (Nguồn: PA/DPA)

Một nhóm các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Tây Balkan đã chờ đợi để gia nhập Liên minh châu Âu (EU) trong khi sử dụng khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Trung Âu (CEFTA) để giao thương với nhau. Các nền kinh tế hy vọng hiệp định sẽ giúp họ dễ dàng gia nhập EU hơn, nhưng CEFTA có “cuộc sống” riêng của nó.

CEFTA đôi khi bị coi là “phòng chờ” của EU, hoặc thậm chí là “một bộ bánh xe tập” mà liên minh 27 quốc gia cung cấp cho các thành viên đầy tham vọng để “học nghệ thuật thương mại tự do” trước khi tham gia thị trường tự do khổng lồ của khối.

Và trong phần lớn thời gian qua, CEFTA đã hoạt động như một bước đệm để hướng tới EU. Thỏa thuận thương mại tự do này, có các quy tắc dựa trên luật pháp EU, lần đầu tiên được ký kết bởi các nước Cộng hòa Czech, Ba Lan, Slovakia và Hungary vào năm 1992.

Với sự hậu thuẫn của EU, nhóm đã kết nạp thêm Slovenia, Bulgaria, Romania và Croatia. Tất cả các quốc gia này sau đó đã rời khỏi CEFTA để trở thành thành viên chính thức của EU.

Lần mở rộng lớn gần nhất của CEFTA là vào năm 2006, khi Serbia, Montenegro, Bosnia-Herzegovina, Albania, Bắc Macedonia, Moldova và Kosovo gia nhập. Hiện CEFTA cũng chỉ bao gồm 7 nền kinh tế thành viên ở Tây Balkan này với tổng dân số gần 20 triệu người.

EU – trọng tài của CEFTA

EU vẫn tham gia CEFTA với tư cách là đối tác, bên hòa giải và lực lượng ổn định. Những nỗ lực của liên minh đã được chứng minh là rất quan trọng trong việc xoa dịu các cuộc xung đột liên tục giữa Serbia và Kosovo – mà Serbia coi là một vùng lãnh thổ ly khai.

Gần đây, EU đã thúc đẩy Kosovo dỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với hàng hóa của Serbia và gây sức ép buộc Belgrade cho phép chính quyền Kosovo cử đại diện tham gia các cuộc họp CEFTA, thay vì giao tiếp thông qua phái bộ Liên hợp quốc tại Pristina.

EU có ảnh hưởng lớn thông qua hoạt động thương mại với các thành viên CEFTA, cũng như viện trợ và đầu tư. Một yếu tố khác là khối nhỏ hơn này vẫn chưa đàm phán được cơ chế giải quyết tranh chấp của riêng mình và do đó, phải dựa vào EU như một trọng tài.

Ông Ardian Hackaj thuộc Viện Hợp tác và phát triển có trụ sở ở Tirana (Albani) nói: “CEFTA là một thể chế dựa trên hiệp ước khiến việc giải quyết các vấn đề như vậy trở nên khá khó khăn vì chúng ở cấp độ chính trị, nhiều hơn là cấp độ kỹ thuật hoặc thương mại”.

Chuyên gia Hackaj đồng thời là điều phối viên của Hội nghị Tirana về Tiến trình Berlin. Hội nghị này hoạt động với mục đích đưa các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Balkan còn lại vào EU.

Hôm 14/10, người đứng đầu chính quyền 6 trong 7 thành viên CEFTA đã đến Berlin để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tây Bakan với Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, thảo luận về kế hoạch hành động cụ thể để biến “giấc mơ lớn” – gia nhập EU – thành hiện thực.

Gia nhập EU hay không?

Về mặt chính thức, EU vẫn để ngỏ cánh cửa cho các quốc gia Tây Balkan còn lại và Moldova gia nhập liên minh sau khi đáp ứng các điều kiện. Hôm 14/10 vừa qua, Thủ tướng Scholz nhấn mạnh rằng, EU “sẽ chỉ hoàn thiện khi Tây Balkan là một phần của liên minh”.

Trong khi đó, bà Von der Leyen cho biết, những năm gần đây, EU đã đạt được động lực mới trong việc mở rộng. Bà nói: “Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đã mang lại sự sáng tỏ”, ngụ ý rằng các bên cần phải lựa chọn đứng về phía nào.

Tuy nhiên, đằng sau những bức ảnh nhóm và các tuyên bố “hào nhoáng” trên báo chí, có cảm giác rằng, các kế hoạch mở rộng EU thực tế không đi đến đâu cả.

Quốc gia mới nhất gia nhập EU là Croatia vào năm 2013 – cựu thành viên CEFTA. Và trong khi khối mong muốn bảo vệ quyền bá chủ của mình ở Balkan và hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà lãnh đạo châu Âu lại không muốn “nhập khẩu” các vấn đề như xung đột lãnh thổ, đói nghèo… đang hoành hành ở các thành viên CEFTA còn lại.

Về phần mình, các quốc gia như Serbia và Albania đã trở nên thoải mái khi trở thành “con cá lớn” trong ao CEFTA nhỏ bé, thay vì bị bỏ mặc chìm hoặc tự bơi trong thị trường tự do của EU với 450 triệu người.

Ngoài ra, các chính phủ ở khu vực Balkan không muốn xa lánh Trung Quốc, quốc gia đã mang đến nguồn tiền mới, công khai thách thức EU, đặc biệt là khi liên minh đang phải vật lộn để ứng phó với những biến động toàn cầu và thúc đẩy nền kinh tế đang trì trệ.

Khối thương mại CEFTA - ‘phòng chờ’ cho các nước Tây Balkan tham vọng gia nhập EU; vai trò ‘không phải dạng vừa’ của Trung Quốc
Cờ EU tung bay bên ngoài trụ sở Ủy ban châu Âu ở Brussels, Bỉ. (Nguồn: Reuters)

Tiền Trung Quốc thúc đẩy thặng dư của Serbia

Serbia là bên hưởng lợi lớn nhất từ ​​khuôn khổ CEFTA. Mặc dù vùng lãnh thổ Kosovo ngừng nhập khẩu từ Serbia, Belgrade vẫn báo cáo thặng dư thương mại với CEFTA ở mức 2,71 tỷ USD (2,48 tỷ Euro) vào năm 2023. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là phần lớn kim ngạch xuất khẩu lại đến từ các công ty do Trung Quốc sở hữu có trụ sở tại Serbia.

Albania cũng báo cáo thặng dư thương mại với CEFTA khoảng 242 triệu USD vào năm ngoái. Ngược lại, Kosovo ghi nhận thâm hụt 583 triệu Euro.

Mặc dù triển vọng kinh tế có vẻ ảm đạm ở Pristina, nhưng việc Belgrade nhượng bộ khi đồng ý để Kosovo được cử đại diện của riêng mình tại các cuộc họp CEFTA là một bước đi chính trị lớn đối với Kosovo.

“Đây là một bước đi hợp lý… Điều này cũng rất quan trọng vì nó chứng minh rằng những thay đổi tưởng chừng như không thể trong khu vực có thể được thực hiện miễn là có ý chí chính trị và cam kết rõ ràng từ EU và các đối tác Balkan”, ông Hackaj nhận định.

Serbia, hiện đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên của CEFTA, vẫn giữ nguyên một quan điểm: trong thông báo chính thức, tên của Kosovo sẽ được đi kèm một dấu sao, để chỉ ra rằng việc sử dụng tên này trong diễn đàn không liên quan đến lập trường của Serbia về nền độc lập của Kosovo.

Chi tiết này có thể được coi là lời cảnh báo cho EU – liên minh lớn mạnh và đến giờ vẫn chưa thể xóa bỏ những thành kiến với Balkan. Để kết nạp các nền kinh tế này, khối 27 quốc gia thành viên cần một tầm nhìn vượt ra ngoài tiền bạc và vượt qua các liên minh Balkan cũ và mới do các đối thủ địa chính trị của mình đưa ra.





Nguồn: https://baoquocte.vn/khoi-thuong-mai-cefta-phong-cho-cho-cac-nuoc-tay-balkan-tham-vong-gia-nhap-eu-vai-tro-khong-phai-dang-vua-cua-trung-quoc-290313.html

Cùng chủ đề

EU tính đường thúc đẩy kết nạp Ukraine, Moldova

Ngày 30/10, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo về kế hoạch đẩy nhanh tiến độ đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Ukraine và Moldova.

Georgia bắt đầu cuộc tổng tuyển cử “căng thẳng”

Ngày 26/10, các cử tri Georgia (hay còn gọi là Gruzia) đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử được đánh giá là mang tính quyết định cho tương lai hội nhập châu Âu của nước này.

Khối CEFTA – ‘phòng chờ’ cho các nước Tây Balkan hiện thực hóa tham vọng gia nhập EU; vai trò ‘không phải dạng vừa’...

Trong khi EU muốn bảo vệ quyền bá chủ của mình ở Balkan, hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, khối lại không muốn “nhập khẩu” các vấn đề như xung đột lãnh thổ, đói nghèo… đang hoành hành ở khu vực Trung Âu.

Serbia thừa nhận một điều về hành trình gia nhập EU, khẳng định “đứng ngoài” làn sóng trừng phạt chống Moscow

Ngày 31/8, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic thừa nhận, Belgrade khó gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2028.

Nga lên tiếng về chiến lược Bắc Cực của Mỹ, tân chính phủ Estonia nhậm chức

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 24/7.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngăn ngừa các ca tử vong sớm, Indonesia triển khai chương trình khám sức khỏe miễn phí

Ngày 10/2, chính phủ Indonesia khởi động chương trình khám sàng lọc sức khỏe miễn phí hằng năm, với tổng ngân sách 3 nghìn tỷ Rupiah (183,54 triệu USD). Đây được xem là sáng kiến lớn nhất từ trước đến nay của Bộ Y tế Indonesia nhằm ngăn ngừa các ca tử vong sớm.

Hàn Quốc cấm truy cập DeepSeek

Bộ Công nghiệp Hàn Quốc tạm thời chặn nhân viên truy cập mô hình AI của DeepSeek do lo ngại nguy cơ rò rỉ thông tin, thu thập dữ liệu từ người dùng.

Tải nhạc TikTok về điện thoại với vài thao tác đơn giản

Bạn vừa nghe được một đoạn nhạc ấn tượng trên TikTok và muốn lưu về điện thoại. Đừng lo lắng, bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách tải nhạc TikTok về điện thoại một cách dễ dàng.

Tăng nhẹ ngay từ đầu phiên

Giá xăng dầu hôm nay 10/2, giá dầu Brent và WTI cùng tăng nhẹ đầu phiên giao dịch.

Google phát hành Gemini 2.0, cạnh tranh với AI Trung Quốc

Google phát hành Gemini 2.0, chatbot trí tuệ nhân tạo thế hệ mới với nhiều phiên bản và cập nhật tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ AI trên thị trường.

Bài đọc nhiều

Văn phòng Trung ương Đảng cần tiên phong gương mẫu đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Chiều 7/2, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ công tác của Chánh văn phòng Trung ương Đảng.

LHQ sẽ tổ chức lễ ký Công ước về chống tội phạm mạng tại Việt Nam

Ngày 6/2, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Vienna, Văn phòng LHQ về Các vấn đề ma túy và tội phạm (UNODC) đã tổ chức buổi tham vấn thông tin tới các phái đoàn các nước thành viên về Công ước LHQ về chống tội phạm mạng và các công tác triển khai thực thi công ước này, cùng với kế hoạch về việc đàm phán Nghị định thư của Công ước. Sự kiện thu hút sự...

Biến đổi khí hậu và rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Tạp chí Stratfor Worldview nhận định, các thảm họa tự nhiên gia tăng do biến đổi khí hậu sẽ gây ra rủi ro ngày càng lớn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tăng cao ngay đầu vụ thu hoạch, kỳ vọng hồ tiêu xuất khẩu tiếp tục lập kỷ lục

Giá tiêu hôm nay 9/2/2025 tại thị trường trong nước tăng rất mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 150.500 – 153.000 đồng/kg.

Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã trao quyết định và tặng hoa chúc mừng đồng chí Nguyễn Duy Ngọc.

Cùng chuyên mục

Tăng nhẹ ngay từ đầu phiên

Giá xăng dầu hôm nay 10/2, giá dầu Brent và WTI cùng tăng nhẹ đầu phiên giao dịch.

Cuộc “đại tu” chính sách thương mại của ông Trump có bước tiến mới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông sẽ công bố mức thuế mới 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ vào ngày 10/2 (giờ địa phương).

Hơn 30 nước nộp đơn xin gia nhập BRICS, Mỹ lên tiếng khẳng định vị trí hàng đầu của đồng USD

Gần đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent khẳng định, các quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) không thể tìm ra một đồng tiền thay thế cho đồng USD, dù có cố gắng đến đâu.

Giá cà phê xác lập đỉnh mới, 4 năm thiếu hụt liên tiếp, thông tin về Lễ hội cà phê 2025

Năm 2025, hiện tượng La Nina dự báo sẽ thay thế El Nino, mang đến thời tiết lạnh và khô hơn tại các vùng trồng cà phê của Brazil. Điều này làm gia tăng nguy cơ sương giá, có thể phá hủy cây cà phê và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng dự kiến.

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Mới nhất

Vừa hết học kì I, 15 hiệu trưởng ở một huyện luân chuyển công tác

(NLĐO) - Vừa hết học kỳ I năm học 2024-2025, 15 hiệu trưởng ở huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum đã luân chuyển công tác, đổi chỗ...

Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng ký kinh doanh khi tổ chức dạy thêm ngoài trường

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông vừa có văn bản hướng dẫn đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh. Ngày 10/2, trao đổi với PV VietNamNet, ông Dương Minh Châu, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh...

Trực tiếp bóng đá Hà Tĩnh vs CLB Công an Hà Nội vòng 12 V.League

Hà Tĩnh-Công an Hà Nội Ghi bàn Nhận định Hà Tĩnh vs Công an Hà NộiHồng Lĩnh Hà Tĩnh gặp CLB Công an Hà Nội là trận đấu muộn nhất vòng 12 V.League 2024-2025. Khoảng cách giữa 2 đội chỉ là 2 điểm (CLB Công an Hà Nội còn 1 trận đấu bù chưa đá).Tính đến trước vòng 12, Hà...

11 bí thư, phó bí thư huyện ở Quảng Nam xin nghỉ hưu trước tuổi

8 bí thư và 3 phó bí thư cấp huyện ở Quảng Nam đã có đơn gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngày 10/2, ông Nguyễn Đức Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam, xác nhận, đến thời điểm hiện tại có 26 cán bộ thuộc diện...

Có hay không chuyện giáo viên sẽ “lách luật”?

Thông tư 29 dạy thêm, học thêm áp dụng từ 14/2 đang trở thành chủ đề nóng trên mọi diễn đàn. Nhiều người cho rằng, có tình trạng giáo viên đã...

Mới nhất