Trang chủKinh tếNông nghiệpĐể làm được Đề án 1 triệu ha lúa, phải thổi hồn...

Để làm được Đề án 1 triệu ha lúa, phải thổi hồn vào cây lúa


Chiều 15/10, tại TP.Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa).

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo lập Quỹ hỗ trợ 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo lập Quỹ hỗ trợ 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Ảnh: Huỳnh Xây

Tại đây, ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ NNPTNT cho biết, thời gian qua, sau khi Đề án 1 triệu ha lúa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ NNPTNT đã làm việc liên tục, trải qua nhiều khó khăn (hạ tầng giao thông, thủy lợi, đê bao, sở thích người nông dân, năng lực hợp tác xã…) và đạt được kết quả bước đầu sau thời gian triển khai thí điểm các mô hình.

Theo ông Hoan, mục tiêu cuối cùng của đề án là giúp người dân giảm chi phí đầu vào, tăng thu nhập khi thu hoạch và giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, để đạt được kết quả này phải rất lâu dài.

Ngoài sự hỗ trợ của các bộ ngành Trung ương, tác động từ các chính sách, theo ông Hoan, rất cần sự chủ động hơn nữa của các địa phương vùng ĐBSCL. Ông Hoan cũng cho biết, Đề án 1 triệu ha lúa đang triển khai là khởi đầu để sau này thực hiện các đề án giảm phát thải ở các lĩnh vực khác của ngành nông nghiệp.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo lập Quỹ hỗ trợ 1 triệu ha lúa. Trong đó, bao gồm vốn nhà nước, vốn bán tín chỉ carbon, vốn hỗ trợ của các đối tác, vốn xã hội hóa…. Mục đích lập quỹ là để có nguồn vốn sử dụng nhanh, khỏi phải qua nhiều thủ tục.

“Tôi đề nghị đồng chí Hồ Đức Phớc (Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính – PV) chỉ đạo Bộ Tài chính lập Quỹ hỗ trợ 1 triệu ha lúa, để có ngay ngân sách năm 2025” – Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính còn chỉ đạo Bộ NNPTNT cũng như các bộ, ngành có liên quan và các địa phương phối hợp thực hiện đạt mục tiêu 1 triệu ha lúa sớm hơn kế hoạch đề ra.

Để làm được đều đó, đơn vị thực hiện phải “thổi hồn vào cây lúa” bằng công nghệ số, kinh tế tuần hoàn, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đồng thời, phải “yêu quý cây lúa như chính bản thân mình”, có như vậy mới tạo được cuộc cách mạng về cây lúa.

Về vốn thực hiện, Thủ tướng yêu cầu phải đa dạng hóa nguồn lực (Trung ương, địa phương, công ty, xã hội hóa, nhân dân…), đặc biệt là xóa bỏ cơ chế xin cho, bao cấp và thủ tục hành chính rườm rà.

Về quy hoạch, Bộ NNTNT, Bộ TNMT, Bộ KHĐT và các địa phương phải nghiên cứu sao cho vùng nguyên liệu mang tính lâu dài và ổn định.

Trong quá trình thực hiện, phải huy động cả hệ thống chính trị cùng tham gia, đưa khoa học công nghệ vào vùng nguyên liệu, để tạo ra hạt gạo đạt phân khúc chất lượng cao, tiến tới thương hiệu nổi tiếng thế giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo lập Quỹ hỗ trợ 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp- Ảnh 2.

Ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ NNPTNT nói về Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”. Ảnh: Huỳnh Xây

Theo Bộ NNPTNT, ngày 27/11/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án 1 triệu ha lúa. Đề án chia làm 2 giai đoạn thực hiện. Trong đó, giai đoạn 1 (2024-2025) tập trung phát triển 200.000 ha. Giai đoạn 2 (2026-2030), mở rộng thêm 800.000 ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Thời gian qua, Bộ NNPTNT đã cùng các địa phương và Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) tổ chức triển khai 7 mô hình thí điểm trên địa bàn 5 tỉnh thành gồm: Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng.

Hiện 4/7 mô hình thí điểm vụ Hè – Thu năm 2024 đã báo cáo kết quả đạt rất tích cực. Cụ thể, giảm chi phí 20-30% (giảm trên 50% lượng giống, giảm trên 30% lượng phân bón đạm, giảm 2-3 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm khoảng 30-40% lượng nước tưới), tăng năng suất 10% (năng suất trong mô hình đạt 6,3-6,6 tấn/ha so với đối chứng đạt 5,7-6 tấn/ha), tăng thu nhập cho nông dân thêm 20-25% (lợi nhuận tăng thêm từ 4-7,6 triệu đồng/ha so với đối chứng), giảm trung bình 5-6 tấn CO2e tương đương trên 1 ha và tất cả sản lượng lúa thu hoạch đều được các doanh nghiệp đăng ký bao tiêu với giá mua cao hơn 200-300 đồng/kg thóc.

Kết quả đạt được các mô hình thí điểm đã tạo khích lệ lớn cho các hộ nông dân và hợp tác xã tin tưởng và tiếp tục tích cực tham gia đề án.





Nguồn: https://danviet.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-de-lam-duoc-de-an-1-trieu-ha-lua-phai-thoi-hon-vao-cay-lua-20241015174255585.htm

Cùng chủ đề

Thủ tướng thị sát dự án cao tốc Đồng Đăng

Sáng 2/2 (tức mùng 5 Tết), Thủ tướng Phạm Minh Chính tới động viên, tặng quà Tết cán bộ, công nhân trên công trường và kiểm tra, đôn đốc, thúc đẩy tiến độ dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng). ...

Thủ tướng dự lễ khởi công cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một

(NLĐO) - Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương, có tổng chiều dài khoảng 52 km ...

Khởi công tuyến cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một

(NLĐO) - Dự kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án đường cao tốc TP HCM- Thủ Dầu Một - Chơn Thành. ...

Thủ tướng kiểm tra công tác vận tải, chúc Tết sớm nhân viên đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác vận tải và chúc Tết sớm hành khách, nhân viên đường sắt tại ga Hà Nội nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. ...

Thủ tướng tặng quà Tết gia đình chính sách, người lao động tại Thanh Hóa

(NLĐO)- Thăm, tặng quà Tết tại Thanh Hóa, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chính quyền quan tâm, thăm hỏi NLĐ làm xuyên Tết trên các công trình trọng điểm ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Độc đáo phiên chợ “choảng nhau” càng to thì càng được may mắn ở Thanh Hóa

Thành thông lệ vào mùng 6 Tết hàng năm là người dân ở khắp nơi đổ về chợ Chuộng ở xã Đông Hoàng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa để hợp phiên chợ "mua may, bán rủi". Người dân nơi đây quan niệm năm nào ở chợ "choảng nhau" càng to thì năm đó làm ăn được nhiều may...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông đã được ghi danh là Di sản văn...

1.000 học sinh Trường THPT IVS và tiết học đầu Xuân cùng Hoa hậu yoga Việt Nam Nguyễn Thị Huyền

Ngay sau Tết Ất Tỵ 2025, Trường IVS đã có một tiết học rất đặc biệt, tập luyện với cô giáo, hoa hậu Yoga Việt Nam Nguyễn Thị Huyền. ...

Sapoche, loại cây ra quả đặc sản, trái to bự, xuất xứ Mehico, tỷ phú Kiên Giang trồng thành công

Trang trại trồng sapohe xuất xứ từ Mehico (giống hồng xiêm Mehico) của nông dân Nguyễn Văn Thuần, 60 tuổi, ngụ ấp Phước Hảo, xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) được chính quyền địa phương đánh giá cao về hiệu quả kinh tế. ...

Kinh đô cổ xưa xây dừng thời nhà Hậu Lê rộng hơn 200ha có chính điện dát vàng lớn nhất Thanh Hóa

Chính điện Lam Kinh (thuộc quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là công trình có quy mô kiến trúc gỗ lim xanh lớn nhất Việt Nam, quan trọng nhất tại Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, nơi để các...

Bài đọc nhiều

Xuyên rừng lim xanh trăm tuổi là “báu vật” cả làng ở Phú Thọ

Ẩn mình trong rừng già Ba Hố (xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), quần thể hơn 300 cây cổ thụ là loài cây lim xanh hàng trăm năm tuổi vài người ôm không xuể, luôn xanh tốt, là báu vật của dân làng. ...

Ngôi làng cổ bên sông Thu Bồn có địa hình đặc biệt thế nào suốt chiến tranh ko viên đạn nào bay qua?

Hiện nay, ngôi làng này trở thành một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách tại vùng đất Quảng Nam yên bình. ...

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Vườn trồng thứ cây cảnh đang hot, thơm khắp xóm, ông nông dân Cần Thơ nắm trong tay tiền tỷ

Với tuổi đời từ 30 - 50 năm, vườn nguyệt quế của ông Nguyễn Văn Dành (TP Cần Thơ) được uốn nắn theo dáng kiểng cổ độc đáo có tổng giá trị ước tính trên 1,5 tỷ đồng, nhiều người ngỏ ý mua nhưng không bán. ...

Món canh môn da trâu “nghe đã thấy dai”, dưới xuôi nghe lạ mà người Thái đã nấu ăn Tết bao đời nay

Bạn đã bao giờ nghe đến món canh nấu từ da trâu chưa? Nghe có vẻ khó tin, nhưng với người Thái ở miền núi Thanh Hóa, đây lại là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. ...

Cùng chuyên mục

Đắk Lắk: 5 ngày nghỉ Tết đón 180 nghìn lượt khách, thu 60 tỷ đồng

Ngày 3/2, ông Nguyễn Thụy Phương Hiếu, Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã có báo cáo kết quả tình hình hoạt động của ngành trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Nhân kỷ...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông đã được ghi danh là Di sản văn...

Sapoche, loại cây ra quả đặc sản, trái to bự, xuất xứ Mehico, tỷ phú Kiên Giang trồng thành công

Trang trại trồng sapohe xuất xứ từ Mehico (giống hồng xiêm Mehico) của nông dân Nguyễn Văn Thuần, 60 tuổi, ngụ ấp Phước Hảo, xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) được chính quyền địa phương đánh giá cao về hiệu quả kinh tế. ...

Kinh đô cổ xưa xây dừng thời nhà Hậu Lê rộng hơn 200ha có chính điện dát vàng lớn nhất Thanh Hóa

Chính điện Lam Kinh (thuộc quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là công trình có quy mô kiến trúc gỗ lim xanh lớn nhất Việt Nam, quan trọng nhất tại Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, nơi để các...

Dân Quảng Bình trúng đậm luồng cá mú, cá ngừ, báo tin về, cả làng ai cũng phấn khởi, bán đắt tiền

Ngư dân xã Bảo Ninh (TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) vươn khơi đầu năm trúng đậm luồng cá mú, cá ngừ, cá lái áo…Ra tết, các loại hải sản tiếp tục giữ giá tốt, tăng giá tốt, theo đó, 1 kg cá...

Mới nhất

Nổ bom ở Moscow khiến 5 người thương vong

(CLO) Một quả bom đã phát nổ tại sảnh khu chung cư cao cấp Alye Parusa ở Moscow vào ngày 3/2 khiến ít nhất một người thiệt mạng và 4 người...

Ngày Xuân nghe người trẻ nói chuyện khởi nghiệp

Tuổi trẻ ngày nay luôn thể hiện bản lĩnh, mạnh dạn dấn thân, tìm kiếm cơ hội, chinh phục những thử thách mới trên con đường khởi nghiệp. Ngày xuân, nghe những câu chuyện khởi nghiệp, càng cảm nhận rõ hơn sự quyết tâm và khát vọng vươn lên của giới trẻ. Tuổi trẻ ngày nay luôn thể hiện bản...

Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất Tỵ

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02 điểm (-0,95%), về mức 1.253,03 điểm; HNX-Index tăng 0,48 điểm (+0,22%), lên mức 223,49 điểm. Đáng chú ý, khối ngoại bán ròng mạnh gần 1.500 tỷ đồng trên toàn thị trường. Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất TỵKết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02...

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ 2025 công chức, viên chức, người lao động khối cơ quan Bộ...

(Moha.gov.vn)-Sáng ngày 03/02/2025, ngày làm việc đầu tiên sau dịp nghỉ Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025, tại trụ sở Bộ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gặp mặt đầu xuân cán bộ, công chức, viên chức, người...

Mới nhất