Trang chủChính trịNgoại giaoTiếp tục sứ mệnh đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của...

Tiếp tục sứ mệnh đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Chiều 14/10, Vụ Tổng hợp Kinh tế (Bộ Ngoại giao) tổ chức Tọa đàm “Ngoại giao kinh tế 50 năm đồng hành với sự phát triển của đất nước”. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã dự và phát biểu khai mạc Tọa đàm.

Ngoại giao kinh tế - Nhìn lại hành trình 50 năm đồng hành với sự phát triển của đất nước
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã dự và phát biểu khai mạc Tọa đàm ‘Ngoại giao kinh tế 50 năm đồng hành với sự phát triển của đất nước’. (Ảnh: Tuấn Anh)

Tham dự Tọa đàm có nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, nguyên Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, lãnh đạo Vụ Tổng hợp Kinh tế qua các thời kỳ, các Đại sứ vừa được bổ nhiệm, thủ trưởng các đơn vị của Bộ Ngoại giao và các thế hệ cán bộ Vụ Tổng hợp Kinh tế, Bộ Ngoại giao.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bày tỏ vui mừng chứng kiến quá trình hình thành và phát triển của công tác Ngoại giao kinh tế trong nửa thế kỷ qua; đồng thời nhấn mạnh, các cán bộ làm công tác ngoại giao kinh tế có quyền tự hào đã góp nhiều công trạng lớn lao cho tiến trình tiên phong phục vụ phát triển của đất nước.

Điểm lại lịch sử hình thành đầy khó khăn, khi công tác Ngoại giao kinh tế chưa định hình rõ nội hàm, chưa được ghi nhận, các thế hệ cán bộ ngoại giao mà nòng cốt là cán bộ của Vụ Tổng hợp kinh tế đã không ngừng sáng tạo, dấn thân, nỗ lực hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ khó khăn, từ phá thế bao vây cấm vận đến hội nhập sâu rộng để đưa lá cờ Việt Nam bay cao, vươn xa trên bản đồ thế giới như hiện nay.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: “Sau 50 năm, công tác Ngoại giao kinh tế đã định vị được chỗ đứng xứng đáng trong chuỗi giá trị phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đặc biệt, Ngoại giao kinh tế lần đầu tiên được đưa thành một chủ trương trong văn kiện Đại hội XIII, là nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của ngoại giao Việt Nam, là động lực quan trọng để phát triển đất nước”.

Ngoại giao kinh tế - Nhìn lại hành trình 50 năm đồng hành với sự phát triển của đất nước
Toàn cảnh Phiên 1 với chủ đề Ngoại giao kinh tế: 50 năm một chặng đường. (Ảnh: Tuấn Anh)

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận để làm rõ các vấn đề phục vụ phát triển công tác Ngoại giao kinh tế trong 30 năm tới. Với những vấn đề sau:

Thứ nhất, các đại biểu thảo luận để qua Tọa đàm khơi gợi cảm hứng, để tới đây giao nhiệm vụ cho Vụ Tổng hợp Kinh tế làm công trình nghiên cứu tổng kết 50 năm công tác ngoại giao kinh tế. Trong đó đánh giá quá trình phát triển tư duy, hành động, kết quả, hạn chế, nguyên nhân, bài học và kiến nghị tham mưu định hướng phát triển trong thời gian tới.

Thứ hai, Ngoại giao kinh tế phải làm gì để không bỏ lỡ cơ hội, chậm nhịp trong chuyển đổi, tụt hậu về kinh tế, đuổi với theo sau về công nghệ, mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình; làm thế nào để góp phần đưa đất nước đạt được các mục tiêu phát triển chiến lược 2030 và 2045. Đặc biệt trong bám sát dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIV để tìm ra thế mạnh, từ đó xác định được nhiệm vụ, trách nhiệm của Bộ Ngoại giao, công tác ngoại giao kinh tế đóng góp cho đất nước.

Thứ ba, Ngoại giao kinh tế làm sao góp phần bảo đảm và nâng cao an ninh kinh tế đất nước, nâng cao tự chủ chiến lược, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; trong khi để phát triển nhanh và bền vững cần tranh thủ tối đa các thời cơ, cơ hội, nguồn lực bên ngoài, đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Công tác Ngoại giao kinh tế không chỉ của một đơn vị mà của toàn ngành Ngoại giao, tất cả các trụ cột ngoại giao đều phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Thứ tư, Ngoại giao kinh tế làm thế nào để nội hàm kinh tế, lợi ích kinh tế trở thành một công cụ để triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc; để chúng ta có thể “làm chủ được cuộc chơi” trong quan hệ song phương và trên các diễn đàn đa phương trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Tọa đàm “Ngoại giao kinh tế 50 năm đồng hành với sự phát triển của đất nước” gồm hai phiên. Phiên 1 với chủ đề Ngoại giao kinh tế: 50 năm một chặng đường. Phiên 2 với chủ đề Ngoại giao kinh tế: Hướng tới tương lai.

Ngoại giao kinh tế: Tiếp tục sứ mệnh đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước
Các đại biểu tham gia thảo luận tại Phiên 1. (Ảnh: Tuấn Anh)

Đại sứ Đoàn Xuân Hưng, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì Phiên 1, cùng các diễn giả: Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm; Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao; Đại sứ Nguyễn Đức Hùng, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, nguyên Vụ trưởng Vụ châu Mỹ; Đại sứ Bùi Xuân Nhật, nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh tế; Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế.

Tại phiên này, các diễn giả đã nhìn lại quá trình ngoại giao kinh tế hoàn thiện về nội hàm và phát triển thành một trụ cột của nền ngoại giao toàn diện. Các ý kiến của đại biểu đã tập trung đánh giá đóng góp, thành tựu của ngoại giao kinh tế từ các góc độ: Phá thế bao vây cấm vận, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển; nghiên cứu/tham mưu, tham gia sâu vào tiến trình hội nhập của đất nước; tranh thủ nguồn lực phục vụ phát triển, ứng phó và xử lý các vấn đề phức tạp.

Trong Phiên 2 do Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Đoàn Phương Lan chủ trì cùng các diễn giả: Thứ trưởng Ngoại giao trực tiếp phụ trách công tác ngoại giao kinh tế Nguyễn Minh Hằng; Vụ trưởng Vụ châu Mỹ Lê Chí Dũng; Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao Nguyễn Hùng Sơn; Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Kinh tế Đa phương Luyện Minh Hồng.

Ngoại giao kinh tế: Tiếp tục sứ mệnh đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước
Các đại biểu tham dự Phiên 2 tại Tọa đàm. (Ảnh: Tuấn Anh)

Tại phiên này, các diễn giả tái định vị công tác ngoại giao kinh tế trong bối cảnh mới; đổi mới tư duy, cách tiếp cận và cách triển khai công tác ngoại giao kinh tế để hỗ trợ hiệu quả hơn các Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và hiệp hội; phương hướng thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế với các đối tác chủ chốt; các hình thái mới của ngoại giao kinh tế như: ngoại giao vaccine, ngoại giao công nghệ; thế hệ cán bộ mới và trách nhiệm kế thừa di sản của ngoại giao kinh tế…

Phát biểu kết luận Tọa đàm, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng bày tỏ tri ân, gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thế hệ lãnh đạo Bộ Ngoại giao, lãnh đạo và cán bộ Vụ Tổng hợp Kinh tế qua các thời kỳ đã đóng góp cho công tác ngoại giao kinh tế trong 50 năm qua.

Với chặng đường 50 năm, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng nhấn mạnh, ngoại giao kinh tế đã thực sự khẳng định trở thành một trụ cột, trung tâm cơ bản của nền ngoại giao Việt Nam, của cả hệ thống chính trị, là động lực quan trọng cho phát triển đất nước.

Trong suốt chặng đường vừa qua – dù với cương vị là Tổ kinh tế thời hậu chiến, Vụ Hợp tác Kinh tế hay Vụ Tổng hợp Kinh tế ngày nay, Thứ trưởng nhận thấy, các thành viên đều nỗ lực không ngừng, đóng góp hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao, cho sự nghiệp chung của Bộ Ngoại giao, cho đất nước.

Ngoại giao kinh tế: Tiếp tục sứ mệnh đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng phát biểu kết luận Tọa đàm. (Ảnh: Tuấn Anh)

Qua chia sẻ của các diễn giả, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đúc kết được những bài học trong công tác triển khai ngoại giao kinh tế:

Thứ nhất, về bám sát chủ trương, đường lối phát triển của đất nước, bám sát thực tiễn của đất nước.

Thứ hai, đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên hết, trước hết.

Thứ ba, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, nhạy bén, kịp thời, càng khó khăn, càng phức tạp càng bản lĩnh, bình tĩnh, kiên trì.

Thứ tư, phát huy sức mạnh tổng hợp, tổng lực của các trụ cột đối ngoại để phục vụ ngoại giao kinh tế, phục vụ phát triển đất nước.

Thứ năm, phát huy đoàn kết, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị.

Trong giai đoạn tới, khi thế giới bước vào kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo thông minh, kỷ nguyên của khoa học công nghệ, đất nước cũng bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng nhấn mạnh, công tác ngoại giao kinh tế xác định tiếp tục phát huy truyền thống, nền tảng đã đạt được để tiếp tục sứ mệnh đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước.

Một số hình ảnh tại Tọa đàm:

Ngoại giao kinh tế: Tiếp tục sứ mệnh đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước
Các đại biểu tham gia thảo luận tại Phiên 2.
Ngoại giao kinh tế: Tiếp tục sứ mệnh đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước
Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Đoàn Phương Lan chủ trì Phiên 2 của Tọa đàm.
Ngoại giao kinh tế: Tiếp tục sứ mệnh đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau khi kết thúc Tọa đàm.
Ngoại giao kinh tế: Tiếp tục sứ mệnh đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước
Các thế hệ Vụ Tổng hợp Kinh tế, Bộ Ngoại giao.
Ngoại giao kinh tế: Tiếp tục sứ mệnh đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Đường link lấy ảnh gốc tại đây.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ngoai-giao-kinh-te-tiep-tuc-su-menh-dong-gop-cho-ky-nguyen-vuon-minh-cua-dat-nuoc-290074.html

Cùng chủ đề

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tin tưởng Malaysia sẽ củng cố đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN

Ngày 19/1 tại Langkawi, Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Dato’ Seri Utama Haji Mohamad Bin Haji Hasan nhân dịp dự Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN chính thức khởi động Năm ASEAN 2025

Ngày 19/1, tại Langkawi, Malaysia đã diễn ra Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, chính thức khởi động Năm ASEAN 2025.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan

Ngày 19/1, trong khuôn khổ Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR), Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan.

Hội nghị SOM trù bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Ngày 18/1, Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN đã diễn ra tại thành phố Langkawi, Malaysia nhằm rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) được tổ chức vào ngày 19/1. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Malaysia

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Utama Haji Mohamad Bin Haji Hasan, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) diễn ra từ ngày 18-19/1 tại Langkawi, Malaysia.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triều Tiên tuyên bố duy trì các biện pháp đáp trả mạnh mẽ nhất một quốc gia “từ A đến Z”

Mặc dù ông Trump đã có những cử chỉ thiện chí với nhà lãnh đạo Triều Tiên nhưng Bình Nhưỡng vẫn "lên gân' mỗi khi diễn ra tập trận Mỹ-Hàn.

Ông Trump hé lộ về chuyến công du quốc tế đầu tiên, kỳ vọng “một món hời lớn”

Ông Trump nhấn mạnh rằng điểm đến nước ngoài đầu tiên của ông có thể là Saudi Arabia.

Mỹ cân nhắc giải pháp mới để cung cấp vũ khí cho Ukraine, “một mũi tên trúng hai đích”

Washington đang cân nhắc việc mua vũ khí Mỹ cho Ukraine bằng tiền thu được từ tài sản Nga bị phong tỏa. Cách tiếp cận này có thể là một phần của giải pháp toàn diện nhằm hỗ trợ Ukraine và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào “hành trình xanh”

Baoquocte.vn. Trong cuộc đua về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland có nhiều câu chuyện thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo không gian để phát triển bền vững.

Tổng thư ký Liên hợp quốc chúc mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 25/1 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã có thông điệp chúc mừng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bài đọc nhiều

Giá ổn định; Dịch tả heo châu Phi lan rộng, người chăn nuôi tìm giải pháp tình thế

Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay ổn định tại cả ba miền. Hiện tại, cả nước đang giao dịch trong khoảng 58.000-64.000 đồng/kg. Dịch tả heo châu Phi lan rộng, người chăn nuôi tìm giải pháp tình thế bán heo khi chưa đủ tuổi.

Những điểm sáng trong ngoại giao văn hóa Việt Nam – Trung Quốc

Ngoại giao văn hóa là một trong những ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm qua. Thông qua kết nối kinh tế văn hóa, đẩy mạnh truyền thông văn hóa và tăng cường hợp tác giáo dục văn hóa góp phần gia tăng chiều sâu mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia láng giềng. Giao lưu sân khấu truyền thống Việt Nam-Trung Quốc năm 2018....

Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển xanh để Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn”.

Giá vàng thế giới sẽ bật tăng, vàng “chiến thắng” trong cuộc đua bầu cử Mỹ 2024?

Giá vàng hôm nay 3/7/2024, ghi nhận biến động của giá vàng nhẫn theo đà tăng của thị trường thế giới. Giá vàng thế giới được cho vẫn trong xu hướng tăng mạnh khi mức giá chung vẫn duy trì ở mức hỗ trợ trên 2.300 USD/ounce.

Dự báo sự khó lường của thị trường dầu thế giới nửa cuối năm 2024

Trong nửa cuối năm 2024, thị trường dầu thế giới diễn biến khó lường, chịu tác động của nhiều yếu tố như việc điều chỉnh kế hoạch sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước sản xuất dầu đồng minh (OPEC+), các dự báo trái chiều về nhu cầu dầu hay căng thẳng tại Trung Đông.

Cùng chuyên mục

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào “hành trình xanh”

Baoquocte.vn. Trong cuộc đua về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland có nhiều câu chuyện thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo không gian để phát triển bền vững.

Giá xăng dầu hôm nay 26/1: Tuần giảm giá

Giá xăng dầu hôm nay 26/1, tuần này, giá dầu Brent đã giảm 2,8%, giá dầu WTI giảm 4,1%. Giá dầu chính thức khép lại chuỗi 4 tuần tăng liên tiếp và xác lập tuần giảm đầu tiên trong vòng 5 tuần qua.

Đồng NDT tăng tốc trong thương mại quốc tế, tiền Trung Quốc hiện giữ vững vị trí này trong rổ tiền tệ?

Theo SWIFT, tỷ trọng của đồng NDT trong thanh toán quốc tế giảm nhẹ từ 3,89% trong tháng 11, khi đồng NDT lấy lại vị trí của mình từ đồng Yen.

Thí điểm thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Thị trường carbon tại Việt Nam sẽ được triển khai thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028 và giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2029.

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế

Tại cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio khẳng định mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế. Tối 24/1, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio. ...

Mới nhất

Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khu đô thị Bảo Ninh 4

UBND tỉnh Quảng Bình cho biết vừa có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Khu đô thị Bảo Ninh 4, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khu đô thị Bảo Ninh 4UBND tỉnh Quảng...

Viettel Post lập công ty tại Quảng Tây; Digiworld chia tách Digiworld Venture; 911 mở thêm công ty

Dệt may 29/3 mở rộng qua M&A; Đức Long Gia Lai mua lại vốn góp từ công ty liên kết từng thoái vốn; Tập đoàn 911 mở thêm một công ty; Một thành viên Vietravel hoàn tất thủ tục giải thể... Viettel Post lập công ty tại Quảng Tây; Digiworld chia tách Digiworld Venture; 911 mở thêm công tyDệt may...

PJICO vượt kế hoạch lợi nhuận, tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền tỷ lệ 10%

Với gần 111 triệu cổ phiếu lưu hành, dự kiến PJICO sẽ chi gần 111 tỷ đồng cho đợt tạm ứng cổ tức này. Danh sách cổ đông sẽ chốt vào ngày 14/2. PJICO vượt kế hoạch lợi nhuận, tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền tỷ lệ 10%Với gần 111 triệu cổ phiếu lưu hành, dự kiến PJICO...

‘Tết hải đảo – Xuân yêu thương’ đến với bà con nghèo

Quà nhỏ nhưng chứa đựng tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Hải đoàn 42, Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4 mong muốn gửi đến bà con nghèo ở vùng đất cuối cùng Tổ quốc vui xuân đón Tết. ...

Mới nhất