Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếYếu tố quyết định chiều cao, thể lực khi trưởng thành

Yếu tố quyết định chiều cao, thể lực khi trưởng thành


Thành thị và nông thôn đều sẽ có bữa ăn học đường

Hôm nay 12.10, tại Hà Nội, hơn 300 đại biểu là các chuyên gia dinh dưỡng, nhà khoa học trong nước và chuyên gia đến từ Nhật Bản, Mỹ đã tham dự hội thảo quốc tế về dinh dưỡng học đường. Hội thảo do Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) và Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản đồng tổ chức, với sự đồng hành của Tập đoàn TH.

Dinh dưỡng học đường: Yếu tố quyết định chiều cao, thể lực khi trưởng thành- Ảnh 1.

Bữa ăn học đường cần đảm bảo dinh dưỡng theo khuyến nghị phù hợp lứa tuổi để ngừa suy dinh dưỡng, kiểm soát nguy cơ béo phì

Tại hội thảo, PGS-TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, đánh giá trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với 3 gánh nặng về dinh dưỡng: suy dinh dưỡng thể thiếu (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi), thừa cân béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng.

Theo số liệu điều tra toàn quốc năm 2023, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam là 18,2%. Gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì ở tất cả các đối tượng, trong đó thừa cân, béo phì ở trẻ 5 – 19 tuổi lên đến 19% vào năm 2020 (tăng gấp hơn 2 lần sau 10 năm).

Theo ông Dương, Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 – 2030, với những mục tiêu cụ thể cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho toàn dân, đặc biệt là nhóm trẻ em và thanh thiếu niên tuổi học đường.

Mục tiêu cơ bản của chiến lược bao gồm: giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 15% vào năm 2030; kiểm soát tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em, đặc biệt là ở khu vực thành thị, với mục tiêu giữ tỷ lệ này ở mức dưới 19% cho trẻ từ 5 – 18 tuổi vào năm 2030.

Tăng cường giáo dục dinh dưỡng trong nhà trường, với 60% trường học ở thành thị và 40% ở nông thôn sẽ tổ chức bữa ăn học đường, với thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị vào năm 2025; phấn đấu đạt tương ứng 90% và 80% vào năm 2030.

Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cũng cho rằng, trong lĩnh vực dinh dưỡng học đường, để đạt được các mục tiêu này đòi hỏi những giải pháp can thiệp mang tính toàn diện, liên tục, liên ngành, cần có sự tham gia của gia đình, doanh nghiệp và toàn thể cộng đồng. Phụ huynh cần được trang bị kiến thức dinh dưỡng để giúp con em mình duy trì thói quen ăn uống lành mạnh cả ở trường và tại gia đình.

Dinh dưỡng học đường: Yếu tố quyết định chiều cao, thể lực khi trưởng thành- Ảnh 2.

Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết, khoảng 86% chiều cao tối đa khi trưởng thành được quyết định trong giai đoạn dưới 12 tuổi

Cần hoàn thiện về cơ chế, chính sách về dinh dưỡng, để thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện, và đã đến lúc cần xây dựng luật Dinh dưỡng học đường.

PGS Dương nhấn mạnh, khoảng 86% chiều cao tối đa của con người đạt được trong giai đoạn dưới 12 tuổi, đây chính là thời điểm quyết định sự phát triển tối đa tầm vóc, thể lực và trí lực. Ngoài ra, cần có những can thiệp dinh dưỡng hợp lý theo chu kỳ vòng đời.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc phát triển chiều cao phụ thuộc vào di truyền 20%, còn yếu tố dinh dưỡng, rèn luyện thể thao và môi trường chiếm 80%.

Dinh dưỡng học đường nâng cao tầm vóc

Tại hội thảo, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, khoa học đã chứng minh, khoảng 86% chiều cao tối đa của con người đạt được trong độ tuổi dưới 12, đây chính là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa tầm vóc, thể lực và trí lực của con người, trong đó có 2 giai đoạn quan trọng là giai đoạn 1.000 ngày đầu đời và kế tiếp là giai đoạn từ 2 – 12 tuổi, lứa tuổi học đường. Chính vì vậy, vấn đề chăm lo dinh dưỡng cho trẻ em ở giai đoạn này, đặc biệt là dinh dưỡng học đường cần được nhận thức đầy đủ để có giải pháp thực thi hiệu quả.

Về những thành công của chương trình bữa ăn học đường với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tại Nhật Bản, GS Nakamura Teiji, Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản, chia sẻ năm 1954, Nhật Bản đã ban hành luật Bữa trưa học đường. Năm 2005, Chính phủ Nhật Bản ban hành luật Cơ bản về giáo dục thực phẩm và dinh dưỡng.

Theo GS Nakamura Teiji, luật vừa chuẩn hóa bữa ăn học đường vừa chú trọng phát triển giáo dục dinh dưỡng. Đến nay, 99% các trường tiểu học và 91,5% các trường trung học cơ sở tại Nhật Bản đã áp dụng chương trình này. Qua đó, tình trạng suy dinh dưỡng giảm đáng kể, tầm vóc, chiều cao trung bình đều tăng.

Theo kết quả khảo sát mới nhất của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố năm 2023, chiều cao trung bình của người Nhật là: nam 1,72 m và nữ 1,58 m. Cách đây 50 năm, các con số này lần lượt chỉ là 1,5 m và 1,49 m.

Tại hội thảo, GS-TS – bác sĩ Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, cho rằng việc luật hóa dinh dưỡng học đường tại nước ta là vấn đề cấp thiết, để có giải pháp bền vững và đồng bộ.

Các hoạt động về dinh dưỡng học đường giúp chuẩn hóa bữa ăn cho học sinh, chuẩn hóa quy trình chế biến, tăng cường nhận thức dinh dưỡng lành mạnh để giúp trẻ phát triển toàn diện, giảm nguy cơ mắc các mạn tính liên quan đến dinh dưỡng sau này.

Luật cũng là căn cứ để quy định những người làm công tác dinh dưỡng học đường phải được đào tạo bài bản; đưa kiến thức dinh dưỡng vào các bài học chính khóa cho học sinh; tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong chăm sóc dinh dưỡng cho học sinh.




Nguồn: https://thanhnien.vn/dinh-duong-hoc-duong-yeu-to-quyet-dinh-chieu-cao-the-luc-khi-truong-thanh-185241012164831824.htm

Cùng chủ đề

Bánh kẹo ngọt đầy ắp ngày Tết, kiểm soát trẻ thế nào?

Ngày Tết nhà ai cũng ngập tràn bánh kẹo, vì vậy mỗi dịp Tết đến nhiều gia đình đau đầu vì không biết phải hạn chế con ăn bánh kẹo ra sao? Tác hại của bánh kẹo đến trẻ nhỏBác sĩ Nguyễn Trọng Hưng,...

Bữa ăn ngày Tết: Rau quả nhiều màu như cầu vồng có lợi cho sức khỏe

Bữa ăn với nhiều loại rau quả khác nhau cho màu sắc sinh động, kích thích các giác quan giúp ăn ngon miệng, đồng thời cung cấp nhiều hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe. Lợi ích của rau quả ‘cầu vồng’Rau...

Cơm có dinh dưỡng thế nào?

Gạo được nấu chín thành cơm là thực phẩm chính trong bữa ăn hằng ngày của người Việt, thế nhưng không phải ai cũng biết dinh dưỡng chứa trong thực phẩm này. Trong gạo có gì?Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong 100g gạo...

Bữa ăn bán trú và gánh nặng kép về dinh dưỡng

Trong khi tỉ lệ thừa cân, béo phì đang gia tăng nhanh chóng thì vẫn còn trẻ bị suy dinh dưỡng. Điều này cho thấy nhiều trẻ em không có bữa ăn bán trú đạt chuẩn dinh dưỡng. Tại hội thảo góp ý Luật...

Tránh những sai lầm khi dùng nước mắm ra sao?

Nước nắm là loại gia vị phổ biến được sử dụng trong chế biến món ăn cũng như tromg mâm cơm của nhiều gia đình Việt, thế nhưng nếu dùng nước mắm sai cách có thể gây hại đến sức khỏe. Theo bà Nguyễn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

2 vấn đề sức khỏe có thể tránh được nhờ tách cà phê sáng

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ Medicine cho thấy bạn có thể tránh được 2 vấn đề sức khỏe quan trọng chỉ bằng tách cà phê mỗi sáng. ...

4 kiểu vết ngứa nên tránh gãi

Khi bị các vết ngứa khó chịu thì chúng ta đều bị thôi thúc phải gãi. Gãi mang lại cảm giác dễ chịu dù gây đau nhẹ. Trên thực tế, gãi có thể gây một số tổn thương cho da. Một số vết...

Đằng sau vẻ đẹp sắc sảo và quyến rũ của Miley Cyrus tại Grammy 2025

Từ hình tượng ngôi sao Disney, nàng công chúa nhạc pop cá tính đến nữ ca sĩ trưởng...

Bài đọc nhiều

Giấc ngủ tác động đến cholesterol thế nào

Họ tên không được để trống Ngày sinh không đúng định dạng Email không đúng định dạng Số điện thoại không đúng định dạng Địa chỉ không được để trống Ngày khám không đúng định dạng Chọn địa điểm khám tại BVĐK TÂM ANH Hà Nội 108 Phố Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, HN Hotline - 1800 6858 BVĐK TÂM ANH TP.HCM 2B Phổ Quang, Phường 2, Q.Tân Bình, TP.HCMHotline - 0287 102 6789 * Vấn đề sức khỏe cần khám Nội dung không được để...

Thải độc gan sau Tết bằng thực phẩm rẻ tiền, an toàn và hiệu quả, rất nhiều người Việt bỏ qua

GĐXH - Thói quen ăn uống sinh hoạt bị đảo lộn khiến cho lá gan phải làm việc gấp hai, gấp ba lần bình thường. Đây chính là lý do chúng ta cần thanh lọc cơ thể, thải độc gan sau Tết. ...

Cách chế biến món ăn ‘thân thiện’ khi bị đau dạ dày trong ngày Tết

Áp lực công việc cùng với ăn uống, sinh hoạt không điều độ là nguyên nhân khiến nhiều người bị đau dạ dày trong ngày Tết. Vậy người có tiền sử bệnh dạ dày cần ăn uống thế nào để tránh tái phát cơn đau trong ngày Tết? ...

Hơn 16.000 trẻ chào đời dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, các bệnh viện đã đón 16.508 trẻ chào đời trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Tin mới y tế ngày 2/2: Hơn 16.000 trẻ chào đời dịp Tết Ất Tỵ 2025Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, các bệnh viện đã đón 16.508 trẻ chào đời trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hơn 16.000...

Bé trai bị chó nhà nuôi cắn suýt mất vành tai

Theo người nhà kể lại, bé trai đến chơi nhà bà nội và bị chó nhà nuôi cắn. Cháu được đưa đến Bệnh viện huyện Chương Mỹ sơ cứu, băng bó vết thương và cầm máu tạm thời, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi Hà Nội. Cháu bé nhập viện trong tình trạng đa vết thương phần mềm tại tai phải,...

Cùng chuyên mục

2 vấn đề sức khỏe có thể tránh được nhờ tách cà phê sáng

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ Medicine cho thấy bạn có thể tránh được 2 vấn đề sức khỏe quan trọng chỉ bằng tách cà phê mỗi sáng. ...

4 kiểu vết ngứa nên tránh gãi

Khi bị các vết ngứa khó chịu thì chúng ta đều bị thôi thúc phải gãi. Gãi mang lại cảm giác dễ chịu dù gây đau nhẹ. Trên thực tế, gãi có thể gây một số tổn thương cho da. Một số vết...

Bé trai 1 tuổi bị hóc hạt bí trong đường thở

Bé trai 1 tuổi ở Lâm Đồng bị hóc hạt bí trong đường thở, các bác sĩ ở Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi đã gắp dị vật ra khỏi đường thở thành công. ...

Mối lo bệnh dại và vũ khí ngăn chặn hiệu quả

Đi chúc Tết đầu năm, bé trai bị chó cắn với thương tích nghiêm trọng. Các chuyên gia lo ngại về tâm lý chủ quan của những người nuôi chó đã gây nguy hiểm cho cộng động Đi chúc Tết đầu năm, bé trai bị chó cắn với thương tích nghiêm trọng. Các chuyên gia lo ngại về tâm lý chủ quan của những người nuôi chó đã gây nguy hiểm cho cộng động ...

Mới nhất

Nhu cầu vàng trên toàn cầu đạt mức cao mới

Thông tin với báo chí ngày 5/2/2025, Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết, nhu cầu vàng trên toàn cầu đạt mức cao mới khi giá tăng vọt trong năm 2024. Tổng nhu cầu vàng đạt mức cao kỷ lục mới Báo cáo về xu hướng nhu cầu vàng trong quý IV...

Nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam hòa lưới điện quốc gia

(PLVN) - Ngày 5/2, Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 (tại Khu công nghiệp Ông Kèo, tỉnh Đồng Nai) là nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam, đã hòa lưới điện quốc gia. (PLVN) - Ngày 5/2, ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng...

Mua vàng trên hội nhóm ‘cưa đôi’ chênh lệch, nguy cơ gặp vàng nhái SJC

Trên thực tế, cách này lợi thì ít mà rủi ro thì nhiều, đặc biệt cho phía người mua vì nguy cơ gặp phải vàng nhái SJC. ...

Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH xin nghỉ hưu trước tuổi

Ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH xin nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng. Tối 5/2, nguồn tin từ Bộ LĐ-TB&XH cho biết, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ xin nghỉ hưu trước tuổi. Nguyện vọng của ông Tùng đã được Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đồng ý. Ông Tùng (58 tuổi) còn gần 5 năm...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình...

Mới nhất