Trang chủChính trịNgoại giaoĐừng mong đợi là ‘viên đạn thần kỳ’, Nga chứ không phải...

Đừng mong đợi là ‘viên đạn thần kỳ’, Nga chứ không phải Iran, chỉ là một trò chơi với tổng âm

Phương Tây cần phải thực tế về những gì các lệnh trừng phạt Nga có thể đạt được và không mong đợi rằng chúng là một viên đạn thần kỳ.

Trừng phạt Nga. (Nguồn: Shutterstock)
Chỉ có một số ít quốc gia bên ngoài phương Tây tham gia vào các lệnh trừng phạt Nga. (Nguồn: Shutterstock)

Hiệu quả không rõ ràng

Cuộc chiến kinh tế của phương Tây đối với Moscow sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine chỉ ghi nhận những kết quả hạn chế trong ngắn hạn.

Ngày 26-27/9 vừa qua, Trường Fletcher tại Đại học Tufts (Massachusetts, Mỹ) đã tổ chức một hội thảo với chủ đề “Hậu quả toàn cầu của cuộc chiến kinh tế Nga-phương Tây”. Sự kiện thu hút sự tham gia của 20 chuyên gia, học giả cùng thảo luận về tác động của các lệnh trừng phạt toàn diện đối với Nga do khoảng 50 quốc gia áp đặt sau xung đột ở Ukraine.

Hội thảo do các giáo sư Christopher Miller và Daniel Drezner của Đại học Tufts tổ chức đã không đưa ra được câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi chính: Các lệnh trừng phạt có hiệu quả không – và câu hỏi liên quan là chúng nên được chấm dứt, tiếp tục hay tăng cường?

Các nhà lãnh đạo phương Tây mơ hồ khi xác định mục tiêu của các lệnh trừng phạt, vốn đã thay đổi theo thời gian. Ban đầu, mục tiêu là ngăn chặn Nga phát động chiến dịch quân sự. Nhưng điều này đã không hiệu quả.

Mục tiêu trừng phạt tiếp theo nhằm làm sụp đổ nền kinh tế Nga, buộc ngân hàng phải rút tiền ồ ạt và mất kiểm soát đồng Ruble, hy vọng sẽ khiến giới tinh hoa Nga nước này phản đối chính phủ. Trong một hoặc hai tuần đầu, mục tiêu này có vẻ hiệu quả. Nhưng Ngân hàng Trung ương Nga đã kịp thời áp đặt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn dòng vốn chảy ra và chấm dứt khả năng chuyển đổi của đồng Ruble. Nền kinh tế Nga vẫn đứng vững.

Sau đó, trừng phạt chuyển mục tiêu sang làm tiêu hao tài chính, tăng chi phí của Moscow với hy vọng rằng điều này sẽ khiến Điện Kremlin sẵn sàng hơn để ngồi vào bàn đàm phán và chấm dứt chiến dịch. Bằng cách hạ thấp các mục tiêu đã tuyên bố, các nhà lãnh đạo phương Tây có thể tiếp tục khẳng định rằng, các lệnh trừng phạt đang có hiệu quả.

Tuy nhiên, ông Edward Fishman, cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ, cho biết: “Mục tiêu là gây sốc cho hệ thống, tạo ra sự hỗn loạn và buộc các nhà hoạch định chính sách của Moscow phải chuyển hướng sự chú ý sang các diễn biến bên trong nước Nga. Nhưng chúng tôi đã đánh giá thấp kỹ năng của các nhà quản lý tài chính Nga và mức độ họ đã chuẩn bị cho các lệnh trừng phạt sau vụ sáp nhập Crimea năm 2014”.

Trong khi đó, ông Maximilian Hess, tác giả của cuốn sách Chiến tranh kinh tế: Ukraine và xung đột toàn cầu giữa Nga và phương Tây, lập luận rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chuẩn bị sẵn sàng cho Nga để bước vào cuộc chiến kinh tế với phương Tây kể từ khi thông qua Đạo luật Magnitsky năm 2012, trừng phạt những cá nhân liên quan đến cái chết của chủ ngân hàng Nga Sergei Magnitsky.

Theo truyền thống, các lệnh trừng phạt chỉ có hiệu quả trong khoảng một phần ba các trường hợp. Thành công chỉ đến nếu chúng là đa phương, liên quan đến phần lớn các bên kinh tế chủ chốt.

Trong trường hợp trừng phạt Nga, đã có sự đoàn kết bất ngờ giữa châu Âu và Mỹ, điều này đã có lúc khiến xứ sở bạch dương “lao đao” do phụ thuộc vào xuất khẩu dầu khí sang châu Âu.

Tuy nhiên, chỉ có một số ít quốc gia bên ngoài phương Tây tham gia vào các lệnh trừng phạt, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Australia. Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác đã tăng cường thương mại với Nga, tăng mua dầu của nước này.

Mặc dù được cho là kém hiệu quả, các biện pháp trừng phạt vẫn là một công cụ phổ biến. Bởi dù sao thì chúng cũng tốt hơn việc không làm gì cả hoặc đi đến xung đột, thậm chí chiến tranh. Chúng có thể quan trọng hơn như một cách thể hiện cam kết chính trị giữa các đồng minh, thay vì tác động kinh tế.

Cần nhìn vào thực tế

Ông Peter Harrell, cựu quan chức Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, lưu ý rằng “Có thể coi các biện pháp trừng phạt như một ‘ngành công nghiệp’, và ngành này thực chất liên tục tăng trưởng trong 20 năm qua”, bắt đầu với việc Tổng thống Mỹ Bill Clinton sử dụng các biện pháp trừng phạt để nhắm vào các băng đảng ma túy và sau đó mở rộng hơn, như một phần của cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện ngày 11/9/2001.

Mỹ đã được khích lệ bởi thành công của các lệnh trừng phạt đối với Iran, buộc nước này phải đàm phán Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) vào năm 2015 để hạn chế chương trình hạt nhân. Tuy nhiên, nền kinh tế Nga lớn hơn nhiều, đa dạng hơn và hội nhập toàn cầu hơn so với Iran. Vì vậy, tác động của các lệnh trừng phạt Moscow khiêm tốn hơn.

Ông Harrell kết luận rằng “cần phải thực tế về những gì các lệnh trừng phạt có thể đạt được và không mong đợi rằng chúng là một viên đạn thần kỳ”.

Mặc dù các lệnh trừng phạt được triển khai rộng rãi, nhưng chúng chủ yếu tập trung mạnh vào lĩnh vực tài chính nhằm loại Nga khỏi mạng lưới giao dịch tài chính toàn cầu SWIFT, cấm các giao dịch với hầu hết các ngân hàng Nga. Điều thú vị là cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ Fishman tiết lộ rằng, quyết định đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga chỉ được đưa ra sau xung đột ở Ukraine.

Phương Tây trừng phạt Moscow: Đừng mong đợi là ‘viên đạn thần kỳ’, Nga chứ không phải Iran, chỉ là một trò chơi với tổng âm

Tuy nhiên, phương Tây lo ngại rằng việc gián đoạn đột ngột xuất khẩu năng lượng của Nga sẽ khiến lạm phát tăng đột biến, vì vậy, dầu và khí đốt của xứ bạch dương vẫn tiếp tục chảy vào châu Âu cho đến năm 2022. Và các ngân hàng xử lý thanh toán cho xuất khẩu dầu và khí đốt được miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt.

Mỹ kiểm soát các nút quan trọng trong lĩnh vực tài chính và USD vẫn là đồng tiền chính cho thương mại và đầu tư quốc tế. Nhưng nhà nghiên cứu Elina Rybakova của Viện Peterson chỉ ra rằng, Washington không có đòn bẩy quan trọng như vậy đối với thị trường năng lượng và vẫn đang vật lộn để đưa ra các cách nhằm giám sát, quản lý việc xuất khẩu các công nghệ quan trọng.

Trong khi đó, chuyên gia Craig Kennedy của Đại học Harvard ám chỉ đến thực tế rằng, các lệnh trừng phạt có thể là một trò chơi với tổng âm, gây hại cho quốc gia áp đặt chúng. Điều này chắc chắn đúng đối với Đức, nơi bị ảnh hưởng bởi mức tăng 400% giá khí đốt tự nhiên vào năm 2022.

Người tổ chức Hội thảo, Giáo sư Daniel Drezner, chỉ ra rằng, đã có một số hậu quả không mong muốn và chưa được giải quyết, chẳng hạn như sự gia tăng của một “đội tàu ngầm” gồm các tàu chở dầu không có bảo hiểm vận chuyển dầu của Nga đến Ấn Độ và Trung Quốc, và sự mở rộng của một mạng lưới giao dịch tài chính ngầm tạo điều kiện cho Moscow né các lệnh trừng phạt.

Bằng cách khiến người Nga khó xuất khẩu vốn hơn, các lệnh trừng phạt đã thúc đẩy đầu tư vào chính nền kinh tế xứ bạch dương và gắn kết chặt chẽ hơn nữa giới tinh hoa nước này với Điện Kremlin.

Các nhà phân tích đồng ý với nhận định rằng, các lệnh trừng phạt, dù có hiệu quả hạn chế, vẫn đang gây ra không ít thách thức đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế dài hạn của Nga, đặc biệt là về khả năng tiếp cận đầu tư và công nghệ để phát triển các mỏ dầu mới.

Ông Sergei Vakulenko, một thành viên tại Trung tâm Âu Á Nga của Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế, lập luận rằng Nga “chỉ đối mặt với sự suy giảm nhẹ về sản lượng dầu chứ không phải sự sụt giảm đột ngột”. Có vẻ như đó là cái giá mà Tổng thống Putin đã lường trước và sẵn sàng trả để tiếp tục mục tiêu của mình.

Thật khó để nói cuộc xung đột Nga-phương Tây sẽ kết thúc như thế nào hoặc trạng thái kết thúc sẽ ra sao. Liệu một nước Nga trong tương lai có tái gia nhập phương Tây vào một thời điểm nào đó không? Hay Nga sẽ trở thành một nhà cung cấp tài nguyên cho một số nước khác hiện không liên kết với phương Tây, hoặc Moscow sẵn sàng “đa hướng” trên bối cảnh địa chính trị?





Nguồn: https://baoquocte.vn/phuong-tay-trung-phat-moscow-dung-mong-doi-la-vien-dan-than-ky-nga-chu-khong-phai-iran-chi-la-mot-tro-choi-voi-tong-am-289723.html

Cùng chủ đề

Ông Zelenskyy tìm kiếm thỏa thuận khoáng sản với Mỹ, muốn gặp ông Trump trước đàm phán với Nga

(CLO) Tổng thống Volodymyr Zelenskyy đang đề xuất trao quyền tiếp cận đất hiếm và các khoáng sản quan trọng của Ukraine cho Mỹ nhằm đảm bảo nguồn hỗ trợ tài chính và quân sự quan trọng. ...

Ba nước Baltic ngắt kết nối điện với Nga, hòa lưới điện EU

Ba nước Baltic gồm Latvia, Lithuania và Estonia đã ngắt kết nối với lưới điện của Nga trong ngày 8.2 trong động thái được lên kế hoạch trước để chuẩn bị hòa lưới điện của Liên minh châu Âu (EU). ...

Forbes: Ukraine chớp thời cơ, tập kích bất ngờ ở Kursk khiến Nga thiệt hại

(Dân trí) - Quân đội Ukraine đã bất ngờ mở đợt tấn công tại mặt trận Kursk hôm 6/2 và nhanh chóng tiến thêm khoảng 5km, chạy dọc theo một số trục chính ở khu vực bao quanh thị trấn Sudzha. Lực lượng Ukraine đã kiểm soát được ít nhất 2 khu định cư: Kolmakov và Fanaseevka. Trong khi đó, giao tranh vẫn đang tiếp diễn ở Cherkasskya Konopelka và nếu thông tin này là đúng thì quân Nga ở đây...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Singapore phải thích nghi với “thực tế mới” khi Mỹ không còn sẵn sàng bảo trợ trật tự toàn cầu

Bộ trưởng cấp cao Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh điều đó tại buổi tiệc mừng Tết Nguyên đán ở Câu lạc bộ Cộng đồng Teck Ghee hôm 8/2.

Thái Nguyên: Khai mạc Lễ hội Hương sắc trà xuân

Ngày 8/2, tại Không gian văn hóa trà Tân Cương, UBND TP. Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống “Hương sắc trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương” năm 2025.

Thị trường nội địa phấn khởi bước vào vụ thu hoạch, dự báo giá tiếp tục tăng

Giá tiêu hôm nay 10/2/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.500 – 159.000 đồng/kg.

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Là người dân tộc Mông được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, thời gian qua, được sự hậu thuẫn của những cá nhân, tổ chức phản động, thiếu thiện chí, Vàng Chỉnh Mình đã lập ra cái gọi là “Liên minh người Mông vì công lý” để tiến hành các hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bài đọc nhiều

Văn phòng Trung ương Đảng cần tiên phong gương mẫu đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Chiều 7/2, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ công tác của Chánh văn phòng Trung ương Đảng.

Đức cân nhắc để Dòng chảy phương Bắc 2 “tái sinh”, vì không muốn phụ thuộc vào may rủi

Chính quyền Đức đang cân nhắc tái khởi động đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) để vận chuyển hydro xanh hoặc khí đốt tự nhiên từ Phần Lan.

LHQ sẽ tổ chức lễ ký Công ước về chống tội phạm mạng tại Việt Nam

Ngày 6/2, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Vienna, Văn phòng LHQ về Các vấn đề ma túy và tội phạm (UNODC) đã tổ chức buổi tham vấn thông tin tới các phái đoàn các nước thành viên về Công ước LHQ về chống tội phạm mạng và các công tác triển khai thực thi công ước này, cùng với kế hoạch về việc đàm phán Nghị định thư của Công ước. Sự kiện thu hút sự...

Biến đổi khí hậu và rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Tạp chí Stratfor Worldview nhận định, các thảm họa tự nhiên gia tăng do biến đổi khí hậu sẽ gây ra rủi ro ngày càng lớn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tăng cao ngay đầu vụ thu hoạch, kỳ vọng hồ tiêu xuất khẩu tiếp tục lập kỷ lục

Giá tiêu hôm nay 9/2/2025 tại thị trường trong nước tăng rất mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 150.500 – 153.000 đồng/kg.

Cùng chuyên mục

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Thị trường nội địa phấn khởi bước vào vụ thu hoạch, dự báo giá tiếp tục tăng

Giá tiêu hôm nay 10/2/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.500 – 159.000 đồng/kg.

Hàng Việt trước nguy cơ gia tăng phòng vệ thương mại từ Mỹ

Hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2025 cần cẩn trọng hơn trước chính sách thương mại mới của nước này, cùng với đó là rủi ro gia tăng từ các vụ việc phòng vệ thương mại.

65 doanh nghiệp Việt Nam góp mặt tại “sân chơi” của các thương hiệu mạnh

Từ 7-11/2, tại thành phố Frankfurt, bang Hessen của Đức diễn ra Ambiente 2025 - Hội chợ hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất. Hội chợ thu hút 4.660 doanh nghiệp từ gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Năm nay, Việt Nam có 65 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm tại "sân chơi" lớn dành cho các thương hiệu mạnh này.

Các nhà quản lý quỹ đầu tư châu Á “đau đầu” vì thuế quan Mỹ

Các biện pháp áp thuế quan mạnh tay và sự thay đổi chính sách liên tục từ chính quyền mới của Mỹ đang tạo ra thách thức lớn cho các nhà quản lý quỹ đầu tư châu Á. Đó là làm thế nào để bảo vệ danh mục đầu tư trước những biến động khó lường của thị trường.

Mới nhất

Sửa đổi quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

Chính phủ ban hành Nghị định 17/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu. Sửa đổi quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệtChính phủ ban hành Nghị định 17/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số...

Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trọng điểm

Đà Nẵng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm, trong đó Dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu là công trình có ý nghĩa quan trọng chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng. Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao...

Nga tiềm năng cấp vắc-xin ung thư miễn phí cho bệnh nhân sau 2,5 năm

NDO - Ngày 9/2, Hãng tin TASS của Nga dẫn lời ông Andrey Kaprin, Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu y khoa quốc gia Nga về ung thư cho biết, các bác sĩ Nga có thể bắt đầu điều trị bệnh nhân bằng vaccine mRNA được cá nhân hóa để điều trị ung thư sau 2,5 năm nữa,...

Tấn Trường tiết lộ thông tin bất ngờ về chấn thương của Công Phượng

(Dân trí) - Thủ thành Bùi Tấn Trường cho biết tiền đạo Nguyễn Công Phượng cần 2-3 tháng nữa mới có thể trở lại thi đấu. Đây là một tin không vui với HLV Kim Sang Sik cũng như người hâm mộ Việt Nam. "Công Phượng có thể hồi phục sau đây một tháng. Nhưng để thi đấu trở lại,...

Mới nhất