Trang chủKinh tếNông nghiệpCâu chuyện "tư duy ngược" và cách biến rừng thành "vàng" của...

Câu chuyện “tư duy ngược” và cách biến rừng thành “vàng” của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan


Sáng 9/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì Hội nghị.

Xuất khẩu đạt 25 tỷ USD năm 2030

Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ban hành tại Quyết định số 895 ngày 24/8/2024.

Câu chuyện

Ông Trần Quang Bảo – Cục trưởng Cục Lâm nghiệp công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Bảo Thắng

Theo ông Trần Quang Bảo – Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, quy hoạch đặt ra những mục tiêu đảm bảo duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42 – 43%, chú trọng nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên hiện có.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5,0 – 5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025 và 25 tỷ USD vào năm 2030; giá trị tiêu thụ đồ gỗ và lâm sản trong nước đạt 5 tỷ USD (quy đổi) vào năm 2025, 6 tỷ USD (quy đổi) vào năm 2030.

Đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng 1,5 lần, đến năm 2030 tăng 2 lần so với năm 2020; diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt khoảng 500.000ha và sẽ đạt khoảng 1 triệu ha vào năm 2030.

Đến 2030, 100% diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học và đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng, giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

Đến năm 2050, xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật, phát huy tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng nhiệt đới; ứng dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường; tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ, giá trị gia tăng cao, chủ động tham gia chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu; đóng góp ngày càng tăng vào sự phát triển bền vững của đất nước; góp phần cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống và không gian sinh tồn của đồng bào các dân tộc; bảo đảm giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước…

Câu chuyện

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội nghị công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Bảo Thắng

Theo định hướng quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc đến năm 2030 về phát triển rừng: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chọn tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao, giống cây bản địa mọc nhanh có năng suất, chất lượng phục vụ phát triển rừng sản xuất, rừng gỗ lớn. Đảm bảo cung cấp bình quân 575 triệu cây/năm.

Chế biến, thương mại gỗ và lâm sản: Ưu tiên sử dụng trang thiết bị hiện đại, tự động hoá, chuyên môn hoá. 

Khuyến khích phát triển công nghệ tạo ra các sản phẩm chất lượng, có giá trị gia tăng cao. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua đổi mới nội dung chương trình đào tạo, gắn đào tạo với thực tiễn; đào tạo trên cơ sở đặt hàng và nhu cầu của doanh nghiệp.

Từ câu chuyện “tư duy ngược” của Bộ trưởng Lê Minh Hoan

Từ câu chuyện những người nông dân Hàn Quốc đã trở nên giàu có nhờ trồng sâm dưới chân núi và người Phần Lan bán muối thảo dược trong rừng, Bộ trưởng Lê Minh Hoan truyền tải thông điệp về cách tư duy, thay đổi cách làm để người dân nâng cao được thu nhập từ rừng.

Bộ trưởng nói rằng bản thân đôi lúc phải có “tư duy ngược”, đặt câu hỏi vì sao người dân lại đưa sâm từ trên núi cao xuống trồng dưới chân núi hoặc đồng bằng mà hiệu quả vẫn cao, trong khi chúng ta lại đua nhau đưa sâm lên trồng trên núi cao, lúc này chúng ta đã bỏ đi cả không gian về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Trong chuyến công tác đến Phần Lan, Bộ trưởng cho biết, có đi thăm một cánh rừng. Điều làm ông bất ngờ là người dân bán muối trên rừng. Để tăng giá trị cho muối, người dân đã đưa các thảo dược vào muối. Bộ trưởng nhấn mạnh về cách tiếp cận đa chiều để khai thác giá trị của rừng. Đó là kết nối giữa rừng với biển…

Câu chuyện

Bộ trưởng Lê Minh Hoan trao đổi với lãnh đạo xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) về phát triển cây pơ mu tại địa phương. Ảnh: Thanh Lê

Cũng theo Bộ trưởng, “tư duy quy hoạch” không chỉ là phân bổ diện tích, phân loại rừng mà còn là “tư duy quản trị” để thu hút thêm các nguồn lực. “Từ Quy hoạch lâm nghiệp chúng ta phải tích hợp được đa giá trị trong phát triển kinh tế rừng. Khi phát triển rừng bền vững, nhiều giá trị thì sẽ có nguồn lực để tái đầu tư cho bảo tồn và phát triển sinh kế cho người dân…”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan gợi mở.

Bộ trưởng nói rất trăn trở khi thấy du khách nước ngoài sau khi tham quan rừng trên đảo thì không có sản phẩm lưu niệm nào để mua về. “Phải chăng chúng ta cần có thêm sự khéo léo, những tư duy mới để có những sản phẩm khai thác được giá trị ngoài lâm sản?”, Bộ trưởng gợi ý.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, nếu cứ tập trung vào khai thác thì giá trị lâm sản sẽ sớm cạn kiệt, câu chuyện sẽ giống như thủy sản dưới biển. “Chúng ta phải lùi ra xa để nhìn vào rừng, gắn được cấu trúc giá trị từ nhiều góc độ. Khi không gian giá trị được mở rộng thì ai cũng có được lợi ích, không còn xung đột và sẽ tìm cách để bảo vệ, phát triển rừng…” , Bộ trưởng nhấn mạnh.

Từ “khung” của Quy hoạch lâm nghiệp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan thẳng thắn cho rằng giá trị của rừng phải cao gấp 10, gấp 100 lần nữa mới xứng đáng với hai chữ “rừng vàng” và “muốn làm được điều đó, cần “thổi” được hồn, đưa được những câu chuyện vào những sản phẩm từ rừng để tăng giá trị”.

Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 1 trong 4 quy hoạch ngành quốc gia do Bộ NNPTNT tổ chức lập, bên cạnh Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thuỷ lợi; Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Theo Quy hoạch, tổng nhu cầu vốn thực hiện là 217.305 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2021-2025 khoảng gần 107.000 tỷ, chiếm gần 50% tổng nhu cầu vốn.





Nguồn: https://danviet.vn/cau-chuyen-tu-duy-nguoc-va-cach-bien-rung-thanh-vang-cua-bo-truong-bo-nnptnt-le-minh-hoan-20241009152308966.htm

Cùng chủ đề

Khai thác hiệu quả nguồn lợi rừng

Năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt mức kỷ lục mới 17,29 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nhìn rừng ở khía cạnh đa ngành, con số này sẽ được tăng theo cấp số nhân. Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã có cuộc trao đổi với báo chí nhân dịp đầu xuân Ất Tỵ. - Là người khơi mở về việc đa dụng hệ...

Đổi tư duy, nâng giá trị nông sản

Với thông điệp ‘Thích ứng linh hoạt - Khơi thông nguồn lực - Tăng tốc bứt phá’, đổi tư duy, nâng giá trị nông sản, ngành nông nghiệp tự tin bước vào năm mới. Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về kỷ nguyên mới của ngành nông nghiệp nhân dịp Tết đến Xuân về. ...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Lợi ích đằng sau tín chỉ carbon còn lớn hơn rất nhiều

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, thị trường tín chỉ carbon là điều rất mới với thế giới và Việt Nam. Lợi ích đằng sau còn lớn hơn rất nhiều lần khi người dân tham gia đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp. Báo cáo của Bộ NN-PTNT, năm 2024 cả nước xuất khẩu 9,18 triệu tấn gạo, kim ngạch ước đạt 5,75 tỷ USD. So với năm ngoái, xuất khẩu gạo chỉ...

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chiếm chưa tới 2% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Nhật Bản. Con số được đưa ra tại Hội thảo “Kết nối chuỗi cung ứng đáp ứng nhu cầu thị trường” do Vụ Hợp tác quốc tế và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (NAEC) phối hợp với Dự án Xúc tiến đầu tư nông nghiệp Nhật...

Bộ NN&PTNT ra ‘tối hậu thư’ xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024. (PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nông dân Quảng Trị nhận bao lì xì ngay giữa đồng ruộng

Không chỉ được tay bắt mặt mừng với những lời chúc tốt đẹp, nhiều nông dân ở tỉnh Quảng Trị còn bất ngờ nhận được phong bao lì xì của lãnh đạo tỉnh ngay giữa đồng ruộng. ...

Tiết lộ về người được chọn đóng vai vua Lê Đại Hành đi cày tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025

Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) đã có những thông tin ban đầu cho PV Dân Việt về người được chọn đóng vai vua Lê Đại Hành đi cày tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025. ...

Hàng dài phương tiện ùn ùn nối đuôi nhau trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Chiều 1/2 (tức mùng 4 Tết), dù chưa hết kỳ nghỉ Tết nhưng hàng nghìn người dân từ khắp các tỉnh thành với đồ đạc lỉnh kỉnh, ùn ùn nối đuôi nhau quay trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025. ...

Đây là giống lợn đen, loại lợn đặc sản, nuôi thành công ở Yên Bái, dân nói bán là khối người mua

Những năm gần đây, nhận thấy giống lợn đen bản địa được nhiều người ưa chuộng, anh Súa, nông dân thôn Păng Dê, xã Bản Mù (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) đã đăng ký với chính quyền xã để được hỗ trợ nuôi giống lợn đặc sản này theo quy...

Dự báo trúng mùa, nông dân vùng biên giới Long An vui xuân vẫn không quên tất bật với đồng lúa

Đón Tết trong niềm vui trúng vụ, trúng giá so với cùng kỳ, ngay thời điểm này nhiều nông dân vẫn tất bật ra đồng để chăm sóc cây lúa vụ đông xuân tiếp tục đạt thắng lợi. ...

Bài đọc nhiều

Món canh môn da trâu “nghe đã thấy dai”, dưới xuôi nghe lạ mà người Thái đã nấu ăn Tết bao đời nay

Bạn đã bao giờ nghe đến món canh nấu từ da trâu chưa? Nghe có vẻ khó tin, nhưng với người Thái ở miền núi Thanh Hóa, đây lại là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. ...

Xuyên rừng lim xanh trăm tuổi là “báu vật” cả làng ở Phú Thọ

Ẩn mình trong rừng già Ba Hố (xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), quần thể hơn 300 cây cổ thụ là loài cây lim xanh hàng trăm năm tuổi vài người ôm không xuể, luôn xanh tốt, là báu vật của dân làng. ...

Nuôi cá chép giòn, cá đặc sản sông Đuống, toàn con to bự, tỷ phú Bắc Ninh hễ bán là hết veo

Những hộ nuôi cá đặc sản-cá chép giòn ở Bắc Ninh ai nấy đều phấn khởi bởi giá cá bán cao dịp Tết vẫn đắt hàng. Thương lái săn lùng, mua cá chép giòn với giá 120.000 đồng/kg. Có hộ tỷ phú Bắc...

Liều nuôi chim cu gáy hót vạn người mê, đẻ cản chả kịp, một người Thái Nguyên bán 1,3 triệu/cặp

Ngày xưa, trong rừng Thái Nguyên vẫn còn nhiều loại chim cu gáy, ông Mâu Tiến Lĩnh (xóm Ngò, xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đã đi bẫy về nuôi. Từ những con chim cu gáy hót vạn người mê này, ông Lĩnh nhân nuôi và phát tài...

Yên Bái xây dựng thương hiệu cá sấy hồ Thác Bà thành đặc sản phục vụ du lịch

Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Với hơn 1.300 đảo lớn nhỏ, hồ Thác Bà còn được thiên nhiên ban tặng nhiều loại thuỷ sản như cá lăng, cá chép, cá trắm… Người dân...

Cùng chuyên mục

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Nông dân Quảng Trị nhận bao lì xì ngay giữa đồng ruộng

Không chỉ được tay bắt mặt mừng với những lời chúc tốt đẹp, nhiều nông dân ở tỉnh Quảng Trị còn bất ngờ nhận được phong bao lì xì của lãnh đạo tỉnh ngay giữa đồng ruộng. ...

Tiết lộ về người được chọn đóng vai vua Lê Đại Hành đi cày tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025

Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) đã có những thông tin ban đầu cho PV Dân Việt về người được chọn đóng vai vua Lê Đại Hành đi cày tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025. ...

Đây là giống lợn đen, loại lợn đặc sản, nuôi thành công ở Yên Bái, dân nói bán là khối người mua

Những năm gần đây, nhận thấy giống lợn đen bản địa được nhiều người ưa chuộng, anh Súa, nông dân thôn Păng Dê, xã Bản Mù (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) đã đăng ký với chính quyền xã để được hỗ trợ nuôi giống lợn đặc sản này theo quy...

Dự báo trúng mùa, nông dân vùng biên giới Long An vui xuân vẫn không quên tất bật với đồng lúa

Đón Tết trong niềm vui trúng vụ, trúng giá so với cùng kỳ, ngay thời điểm này nhiều nông dân vẫn tất bật ra đồng để chăm sóc cây lúa vụ đông xuân tiếp tục đạt thắng lợi. ...

Mới nhất

Phát triển Châu Thành thành đô thị cửa ngõ Hậu Giang

Với vị thế cửa ngõ của tỉnh, liền kề TP. Cần Thơ, huyện Châu Thành (Hậu Giang) đang tận dụng các nguồn lực, phát huy hiệu quả để thu hút đầu tư, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và phấn đấu phát triển thành đô thị cửa ngõ tỉnh Hậu Giang. Với vị...

Tiên phong kiến tạo đô thị thông minh

Hành trình chuyển đổi số là minh chứng rõ nét cho khát vọng vươn lên không ngừng của thành phố mang tên Bác. ...

Phát hiện người đàn ông lái ô tô rơi xuống kênh tử vong

(NLĐO) - Người đàn ông 72 tuổi cùng ô tô rơi xuống con kênh ở huyện Củ Chi rồi tử vong. ...

Những điều cần chú ý khi sơ cứu tai nạn sinh hoạt ngày Tết

Ngày Tết tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn tới các tai nạn sinh hoạt, đặc biệt trong khu vực nhà bếp.

Mới nhất