Trang chủNewsChính trịHỗ trợ các doanh nghiệp phụ trợ để hình thành hệ sinh...

Hỗ trợ các doanh nghiệp phụ trợ để hình thành hệ sinh thái công nghiệp công nghệ số


Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số gồm 8 Chương, 73 Điều. Dự thảo Luật đã quy định một số nội dung về ưu tiên phát triển lực lượng nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia, nghiên cứu viên chất lượng cao. Hình thành các cơ sở, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm hiện đại. Xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu, phát triển công nghệ số trọng điểm, tập trung vào các công nghệ số cốt lõi; có chính sách khuyến khích các tập đoàn công nghệ đầu tư, thiết lập các trung tâm nghiên cứu, phát triển công nghệ số tại Việt Nam.

Về phát triển hạ tầng cho công nghiệp công nghệ số, dự thảo Luật khuyến khích huy động nguồn lực đầu tư của xã hội kết hợp với nguồn lực đầu tư Nhà nước để xây dựng, phát triển các hạ tầng công nghiệp công nghệ số như: hệ thống thông tin về công nghiệp công nghệ số Quốc gia; trung tâm xử lý và lưu trữ dữ liệu; trung tâm/viện nghiên cứu phát triển; khu công nghệ số đảm bảo hiện đại, đồng bộ phù hợp với quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, vùng, địa phương.

202410081416353249_dsc_1415.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các lãnh đạo Quốc hội tham dự phiên họp.

Về hình thành hệ sinh thái công nghiệp công nghệ số, theo ông Hùng, dự thảo Luật đưa ra các chính sách thúc đẩy hệ sinh thái công nghiệp công nghệ số, hỗ trợ các thành phần của hệ sinh thái, từ nghiên cứu, đào tạo, khởi nghiệp, sản xuất đến khi cung ứng ra thị trường. Hỗ trợ các doanh nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư tại Việt Nam để từng bước hình thành một hệ sinh thái trong nước hoàn chỉnh, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật đưa ra các chính sách phát triển thị trường cho doanh nghiệp công nghệ số thông qua ưu tiên đầu tư, thuê mua sắm sản phẩm, dịch vụ trong nước; phát triển thị trường trong và ngoài nước cho doanh nghiệp công nghệ số; ưu đãi cho hoạt động sản xuất sản phẩm, dịch vụ công nghệ số của doanh nghiệp; Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để thúc đẩy đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp công nghệ số.

Dự thảo Luật cũng quy định, làm rõ các loại hình dịch vụ, sản phẩm công nghệ số. Trong đó có chính sách ưu tiên sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng điểm, và quản lý chặt chẽ đối với các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu có vai trò quan trọng và mang tính chiến lược quốc gia. Đồng thời quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực, nước ngoài giúp bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ công nghệ số, thúc đẩy cạnh tranh; giao trách nhiệm cho các Bộ, ngành xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với đối với các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số ứng dụng trong ngành, lĩnh vực của mình phụ trách.

Về nhân lực cho công nghiệp công nghệ số, ông Hùng cho biết, dự thảo có các chính sách phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng của ngành công nghiệp công nghệ số, trong đó chú trọng cơ chế thu hút nhân lực công nghệ số chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực công nghệ số chuyên nghiệp; khuyến khích, mở rộng các mô hình đào tạo mới.

Thẩm tra dự án Luật trên, ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, về chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số, để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ công nghiệp công nghệ số thì cần có chính sách rõ ràng, khả thi, đủ mạnh. Vì vậy, đề nghị nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh, cụ thể hóa trong Luật một số chính sách như hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; ưu đãi về đất đai, thuế, tài chính, đầu tư; sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp công nghệ số nội địa; chủ động triển khai kinh doanh ngành nghề mới, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp khởi nghiệp startup, liên kết tạo hệ sinh thái trong ngành công nghiệp công nghệ số.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị, cần nghiên cứu rà soát tách bạch các chính sách của công nghệ số với chính sách công nghệ thông tin để tránh trùng lặp về ưu đãi, khiến phân tán nguồn lực của quốc gia. Bên cạnh đó cần quan tâm các trường đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp công nghệ số để hưởng chính sách ưu đãi. Nguồn lực con người là rất quan trọng trong phát triển. Vì các trường, viện nghiên cứu là nơi nghiên cứu sáng tạo, phát triển các công nghệ mới. Đồng thời cần đánh giá thêm về việc thành lập các khu, các cụm công nghệ số, công nghệ cao.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu quan điểm rằng, Luật phải có chính sách bứt phá nổi trội, nổi trội. Nếu không chỉ là vươn lên một chút chứ không phải đột phá, nổi trội. Theo đó, Chính phủ cần làm rõ những chính sách vượt trội có quy định trong Luật chuyên ngành hay trong pháp luật về đầu tư?. Như luật này đang viện dẫn Luật đầu tư nên chính sách bứt phá nổi trội chưa được rõ nét.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, đây là Luật mới, phải làm theo cách mới. Đó là cái gì theo thẩm quyền Quốc hội thì Quốc hội quy định. Còn cái thuộc Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các bộ thì các bộ sẽ ban hành. 1 năm Quốc hội họp có 2 lần nhưng rất nhiều Luật đã ban hành trước đây giờ phải chỉnh sửa, bổ sung do không theo kịp với tình hình, kinh tế xã hội biến động cho nên cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp.

Theo Chủ tịch Quốc hội vì là Luật khó, phức tạp nên phải bám vào chủ trương đường lối của Đảng để thể chế hoá, bám sát Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị. Tiếp tục rà soát làm sao tạo lập hành lang pháp lý cho việc làm mới dựa trên nền tảng công nghiệp số. Để đảm bảo đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật cần chỉnh lý theo hướng đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành. Rà soát sự phù hợp của Luật này với các Luật khác có liên quan. Theo thống kê sơ bộ Luật này có liên quan đến hơn 10 Luật.

Đồng thời đảm bảo tương quan với các quy định, luật chuyên ngành đang được trình Quốc hội xem xét bổ sung như: 1 luật sửa 4 luật liên quan đến đầu tư; 1 luật sửa 7 luật liên quan đến tài chính ngân sách. Tiếp tục điều chỉnh trên nguyên tắc ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần quán triệt tinh thần phân cấp phân quyền mà Hội nghị trung ương 10 đã đề cập. Theo đó, địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm, trung ương chỉ làm cái vĩ mô. Làm sao để Luật dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện, Quốc hội dễ giám sát.



Nguồn: https://daidoanket.vn/ho-tro-cac-doanh-nghiep-phu-tro-de-hinh-thanh-he-sinh-thai-cong-nghiep-cong-nghe-so-10291918.html

Cùng chủ đề

Phát triển công nghệ số thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước

Sáng 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Về phát triển doanh nghiệp công nghệ số, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công...

Thương mại điện tử – lựa chọn thời công nghệ số

Điều này đồng nghĩa: năm 2024 và những năm tiếp theo, ngành Thương mại điện tử đang cần nhiều nhân lực. Tăng số lượng sinh viên Thực tiễn phát triển của ngành TMĐT thời gian qua đã khẳng định vai trò và vị thế tiên phong trong nền kinh tế số. Tại tọa đàm “Phát triển TMĐT - Cơ hội, động lực và thách thức” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 14/8/2024, Vụ trưởng Vụ Kinh...

Hà Nội kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số năm 2024

Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số TP Hà Nội 2024 với quy mô gần 3.000m2 bao gồm: khu không gian quảng bá, giới thiệu thành tựu, tiềm năng, môi trường đầu tư của TP Hà Nội; khu gian hàng triển lãm trưng bày, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ lĩnh vực công nghiệp số và các sản phẩm thuộc hệ sinh thái ngành công nghiệp số, linh kiện...

Chính thức phát động Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in VietNam 2024

Đây là giải thưởng uy tín trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông của Bộ TT-TT thường niên cho các tổ chức có sản phẩm công nghệ số xuất sắc được nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam. Hoạt động cũng nhằm cụ thể hóa Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng ngày 14/1/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Năm 2024 có 8 hạng mục giải,...

Chính sách thuế với tài sản số và trách nhiệm của doanh nghiệp

Top 3 sở hữu tài sản số nhưng khuôn khổ còn “mong manh” Chia sẻ tại Tọa đàm, đề cập đến bức tranh tài sản số, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam Phan Đức Trung cho biết: Theo báo cáo của tổ chức Chainalysis chuyên về phân tích thị trường, năm 2022, dòng tài sản số hay là tài sản mã hóa vào thị trường Việt Nam khoảng 100 tỷ USD. Con số này tăng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Cơ bản vẫn là chủ động đào tạo nhân tài

PV: Thưa ông, chúng ta có hẳn Nghị quyết về sử dụng người tài, từ thực tế tham gia các Hội đồng khoa học, quan điểm của ông về vấn đề này như nào?GS.VS Đào Trọng Thi: Chúng...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Hơn 5.000 cơ hội việc làm cho người lao động

Hơn 5.000 cơ hội việc làm chất lượng cao đã tiếp cận với sinh viên, người lao động trên địa bàn thành phố và các khu vực lân cận, thông qua hình thức tuyển dụng trực tiếp và trực tuyến với hơn 60 doanh nghiệp. ...

Bài đọc nhiều

Công bố quyết định về công tác cán bộ các cơ quan thuộc UBND tỉnh

Ngày 26/2, tỉnh Quảng Ninh tổ chức triển khai Nghị quyết của HĐND tỉnh về thành lập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và công bố các quyết định về công tác cán bộ của tỉnh ...

Miễn nhiệm vụ Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa đối với ông Trần Mạnh Dũng

Ngày 20/2, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức họp chuyên đề, trong đó tập trung cho ý kiến, thông qua 15 nghị quyết quyết định chuyên đề và miễn nhiệm Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Trần Mạnh Dũng. ...

Thủ tướng chỉ thị doanh nghiệp nhà nước tăng tốc, tăng trưởng bứt phá

Theo Thủ tướng, năm 2025, trong bối cảnh cả nước tăng tốc, bứt phá để về đích thì doanh nghiệp phải tăng tốc, bứt phá và về đích sớm hơn các chủ thể khác. Tiếp tục nghiên cứu triển khai...

Mekong mãi là dòng chảy của kết nối, đổi mới sáng tạo

Nằm trong sự vận động và phát triển, Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) phải liên tục đổi mới, sáng tạo, vừa nắm bắt xu thế chung của thế giới, vừa phục vụ nhu cầu phát triển riêng của Tiểu vùng. Ðã đến lúc GMS cần tập trung phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới, với đổi mới sáng tạo là trung tâm, vượt ra khỏi giới hạn của hành lang kinh tế truyền thống....

Tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng

Đại tướng Phan Văn Giang và các đồng chí trong đoàn đã thành kính dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ các đồng chí: Thượng tướng Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng; Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên...

Cùng chuyên mục

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt

Tại phiên họp tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu "phải vượt qua giới hạn của chính mình, xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt." Bộ Xây dựng xây dựng Nghị định quy định tiêu chí...

Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng-Đà vươn ra biển lớn

Tổng Bí thư nhấn mạnh, sáp nhập không chỉ là thay đổi hành chính - đó là cơ hội lịch sử để Quảng Nam và Đà Nẵng cùng nhau xây dựng một trung tâm kinh tế, văn hóa, đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực. ...

Mới nhất

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Tin tức doanh nghiệp-VNG đẩy mạnh kết nối và chia sẻ hệ sinh thái AI

Tham gia Liên minh AI Âu Lạc, chia sẻ chuyên sâu về AI Cloud trong mô hình hợp tác công - tư, kết nối cùng các startup AI quốc tế tại FastTrack AI Accelerator là những điểm nhấn trong hoạt động phát triển cộng đồng AI của VNG thời gian qua.Phát triển thành công mô hình ngôn ngữ...

Hòa Phát đưa vào khai thác tàu The Momentum 110.000 DWT, tăng năng lực chủ động chuỗi cung ứng

Ngày 02/07/2025, Hòa Phát đưa vào khai thác tàu hàng rời The Momentum có tải trọng 110.000 DWT. Đây là tàu biển lớn nhất của Tập đoàn Hòa Phát, phục vụ chiến lược mở rộng đội tàu vận tải biển và chuẩn bị cho giai đoạn tăng tốc sản xuất tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát...

Mới nhất