Trang chủKinh tếNông nghiệpCà Mau cần hơn 35.000 tỷ đồng ứng phó với tình trạng...

Cà Mau cần hơn 35.000 tỷ đồng ứng phó với tình trạng mất rừng phòng hộ do sạt lở


Báo động tình trạng sạt lở

Số liệu báo cáo điều tra của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam cho biết, tính đến hết năm 2023, tại các tỉnh thành vùng ĐBSCL đã xuất hiện tổng số 985 vị trí sạt lở bờ sông, bờ biển, với tổng chiều dài 1.130,5 km (trong đó sạt lở bờ sông có 924 điểm, với chiều dài 900,7 km; bờ biển xuất hiện 61 điểm, chiều dài 229,8 km).

Đặc biệt trong tổng số các điểm sạt lở ở khu vực ĐBSCL, ngành chức năng xác định có 244 điểm, với chiều dài 409 km thuộc nhóm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, cần thiết phải xây dựng các công trình để bảo vệ.

Sạt lở mất hơn 5.200ha đất rừng phòng hộ trong vòng 10 năm: Cà Mau cần hơn 35 nghìn tỷ đồng ứng phó- Ảnh 1.

Dọc theo các tuyến bờ biển Tây và Đông của tỉnh Cà Mau, trong vòng 10 năm (từ năm 2011 đến 2021) đã có hơn 5.200ha đất rừng phòng hộ bị cuốn trôi ra biển do sạt lở. Ảnh: An An

Tỉnh Cà Mau được đánh giá là tỉnh có mức độ sạt lở lớn nhất ĐBSCL, với 99 điểm, với tổng chiều dài là 175,5 km thuộc nhóm sạt lở đặc biệt nguy hiểm (chiếm 43% tổng sạt lở đặc biệt nguy hiểm của đồng bằng). Trong đó sạt lở bờ biển có 18 điểm, với chiều dài là 97,45 km, chiếm 46% sạt lở bờ biển của toàn ĐBSCL.

Ông Phan Hoàng Vũ – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau cho biết, Cà Mau là địa phương có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc bật nhất cả nước. Cà Mau có 87 của biển, cửa sông thông ra biển, và có bờ biển dài 254 km/774 km chiều dài bờ biển ĐBSCL (chiếm 34% chiều dài đường bờ biển).

“Hơn 10 năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu làm nước biển dâng, cùng với tình trạng sụt lún đất, cùng với các hình thái thời tiết cực đoan khác đã làm cho bờ sông, bờ biển của tỉnh Cà Mau bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng”, ông Vũ nói và cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Cà Mau có tổng chiều dài các đoạn bờ biển bị sạt lở khoảng 187/254 km chiều dài bờ biển của tỉnh.

Sạt lở mất hơn 5.200ha đất rừng phòng hộ trong vòng 10 năm: Cà Mau cần hơn 35 nghìn tỷ đồng ứng phó- Ảnh 2.

Ngoài rừng cánh rừng phòng hộ, sạt lở bờ biển còn làm nhiều công trình nhà dân sinh sống ven các tuyến đê ở Cà Mau bị hư hại, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của bà con. Ảnh: An An

Ngoài ra, theo khảo sát của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, đối với bờ biển Tây của tỉnh Cà Mau, từ năm 1997 – 2017, ngoại trừ đoạn từ Đất Mũi đến Kênh Bảy Háp, còn lại tất cả đê và bờ biển Tây đều bị sạt lở, với 1.447ha đất rừng đã mất. Các đoạn sạt lở bờ biển đang ở mức độ nguy hiểm, cần có các giải pháp, công trình bảo vệ trong thời gian tới là 22 km.

Riêng đối với bờ biển Đông, theo tính toán của các nhà khoa học, do tuyến đê biển Đông chưa được đầu tư, với tốc độ sạt lở bờ biển như hiện tại (từ 45m đến 100m/năm) thì trong vài năm tiếp theo, nếu chúng ta không có giải pháp bảo vệ, sạt lở sẽ tiến sâu vào đất liền, uy hiếp các công trình hạ tầng bên trong.

Sạt lở mất hơn 5.200ha đất rừng phòng hộ trong vòng 10 năm: Cà Mau cần hơn 35 nghìn tỷ đồng ứng phó- Ảnh 3.

Để chủ động ứng phó với tình trạng sạt lở, trong những năm qua tỉnh Cà Mau đã đầu tư xây dựng 78 km kè biển cả Tây và Đông, với tổng vốn đầu tư 2.779 tỷ đồng; và 9,2 km kè bờ sông, tổng vốn đầu tư 391 tỷ đồng. Ảnh: An An

“Khu vực biển Đông có các đoạn bờ biển đang bị sạt lở ở mức đặc biệt nguy hiểm (tốc độ sạt lở bình quân từ 45m đến 50m/năm – PV), nên rất cần sớm có các giải pháp công trình bảo vệ phòng, chống sạt lở trong thời gian tới, với chiều dài là 61,85 km”, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau Phan Hoàng Vũ cho biết.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau, điều quan ngại nhất hiện nay là quá trình sạt lở xảy ra mạnh và thường xuyên, làm cho đường bờ biển bị dịch vào phía đất liền nhanh chóng, rừng ngập mặn và các công trình hạ tầng khác bị phá hủy; sự vận động tự nhiên của địa chất, địa mạo ven sông, ven biển đã gây ra tình trạng sạt lở rất nghiêm trọng. Đáng nói là sạt lở không chỉ diễn ra vào mùa mưa, mà còn xuất hiện ngay cả vào mùa khô trong thời điểm hiện tại.

Cần hơn 35 nghìn tỷ đồng thực hiện các giải pháp phòng, chống sạt lở

Ông Trần Thanh Út – Giám Đốc Ban Quản lý dự án công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, tình trạng sạt lở bờ biển ở Cà Mau diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Đối với bờ biển Tây, nhiều đoạn sạt lở mất hết rừng, do đó đê biển phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão.

“Nước biển nhiều lần tràn qua đê, xâm nhập vào vùng sản xuất ngọt và các công trình nhà ở của bà con sống ven đê, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân”, ông Út nói.

Ngoài ra, theo người đứng đầu Ban Quản lý dự án công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, đối với bờ biển Đông, tốc độ sạt lở còn nghiêm trọng hơn, gần như toàn bộ bờ biển đều bị sạt lở. Có những đoạn sạt lở đặc biệt nguy hiểm như Vàng Lũng, Kiến Vàng, Hố Gùi…

Sạt lở mất hơn 5.200ha đất rừng phòng hộ trong vòng 10 năm: Cà Mau cần hơn 35 nghìn tỷ đồng ứng phó- Ảnh 4.

Nhiều công trình kè biển đã phát huy tác dụng chống được sạt lở, khôi phục lại rừng phòng hộ phía trong kè. Song, Cà Mau cho rằng, việc xây dựng công trình chống sạt lở ở địa phương là còn rất bị động, manh mún. Do đó, Cà Mau đã xây dựng “Đề án phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh”, với nguồn kinh phí thực hiện hơn 35 nghìn tỷ đồng. Ảnh: An An

Theo thống kê, trong 13 tỉnh vùng ĐBSCL, Cà Mau là tỉnh có số điểm cũng như chiều dài sạt lở lớn nhất, kể cả bờ sông lẫn bờ biển. Đặc biệt, đối với bờ biển Cà Mau chiếm 35% chiều dài sạt lở so với toàn Đồng bằng, từ năm 2011 đến năm 2021, Cà Mau đã mất rừng phòng hộ với diện tích khoảng 5.250ha.

Để chủ động ứng phó với tình trạng sạt lở, trong những năm qua tỉnh Cà Mau đã đầu tư xây dựng 78 km kè biển, với tổng vốn đầu tư 2.779 tỷ đồng; và 9,2 km kè bờ sông, tổng vốn đầu tư 391 tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn.

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau cho rằng, việc xây dựng công trình chống sạt lở ở địa phương là còn rất bị động, manh mún, chưa huy động hết các nguồn lực của xã hội. Do đó, Cà Mau đã xây dựng “Đề án phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh”.

Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau Phan Hoàng Vũ cho biết, Đề án trên của tỉnh đã lấy xong ý kiến của các bộ, ngành Trung ương, và đang hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

“Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện đề án này hơn 35 nghìn tỷ đồng”, ông Vũ nói và cho biết, đề án là hết sức cần thiết, nhằm chủ động quản lý, phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông nhằm tạo điều kiện ổn định để phát triển KT – XH khu vực ven biển, ven sông; góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, an toàn tính mạng, tài sản và sản xuất của nhân dân…





Nguồn: https://danviet.vn/ca-mau-can-hon-35000-ty-dong-ung-pho-voi-tinh-trang-mat-rung-phong-ho-do-sat-lo-20241004160139203.htm

Cùng chủ đề

110 thí sinh thi học sinh giỏi môn học lần đầu được tổ chức

Cà Mau có 701 thí sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp THCS; trong đó có 110 em thi giáo dục công dân, môn lần đầu tiên đưa vào kỳ thi. ...

230 suất học bổng Vừ A Dính cho học sinh khó khăn Cà Mau

Tỉnh đoàn Cà Mau phối hợp với Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau tổ chức trao 230 suất học bổng Vừ A Dính và Câu lạc bộ 'Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu' cho học sinh khó khăn trên địa bàn tỉnh...

Cấp đổi giấy phép lái xe tại Cà Mau chỉ mất hơn 10 phút

Hiện nay, thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe được Công an tỉnh Cà Mau làm rất nhanh, chỉ từ 10 - 12 phút là xong 1 hồ sơ. ...

Nhiều cách làm hay trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thời gian qua, phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã thu hút sự tham gia đông đảo và hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, với nhiều mô hình hay, cách làm mới, sáng tạo, đem lại hiệu quả thiết thực. ...

Cơ bản hoàn thành gia tải cao tốc Cần Thơ

Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang trong giai đoạn nước rút, đòi hỏi các nhà thầu chủ động về vật liệu, tăng cường thiết bị, máy móc, công nhân đảm bảo theo kế hoạch tổ chức thi công đã được phê duyệt. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

100% số xã ở Hải Phòng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong làng dân khá giả, ngoài đồng xanh

Năm 2024, TP Hải Phòng đã hoàn thành và thậm chí một số mặt trong xây dựng nông thôn mới còn vượt chỉ tiêu khi có 100% (137/137) số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Nhờ đó, bức tranh nông thôn mới Hải Phòng ngày càng tươi đẹp. Tất...

Ngành tôm hướng đến phát thải carbon thấp và bền vững

SGGPO 26/10/2023 18:32 Ngày 26-10, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN-PTNT và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức hội nghị phát triển ngành hàng tôm ít phát thải và bền vững ở Việt Nam. Mô hình lúa - tôm được các chuyên gia nhận định là mô hình có tính bền vững...

Đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, bão số 2 vẫn tác động đến thời tiết miền Bắc những ngày tới thế nào?

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 02 ở đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 10; tại Trà Cổ có gió mạnh cấp 9, giật cấp 10; tại...

Trồng mít không hạt lạ, quả to bự, chả có hạt, ông nông dân Cần Thơ bán kiểu gì mà có tiền tỷ?

Từ giống mít lạ, ông Mẫn không chỉ thu về tiền tỉ cho gia đình mà còn nhân giống, hỗ trợ kỹ thuật trồng cho nhà vườn từ Nam ra Bắc vươn lên cải thiện thu nhập, làm giàu chính đáng.Ông Trần Minh Mẫn năm nay...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho khảo sát tất cả mỏ cát sông vùng ĐBSCL

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho biết, năm 2017, nguồn cát sông ở ĐBSCL rất lớn (đặc biệt là ở An Giang và Đồng Tháp), thậm chí phục vụ cho xuất khẩu sang Singapore. "Phải khảo sát, kiểm tra để xác định lại chúng...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

THÔNG BÁO GIA HẠN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI NHÓM QUẠT TRẦN “ GIÓ X3, ĐIỆN NỬA TIỀN SUNHOUSE APEX BAO GIÓ CẢ HÈ ”

Nhằm tiếp tục mang đến cơ hội sở hữu các sản phẩm quạt trần chất lượng cùng ưu đãi hấp dẫn trong mùa hè 2025, với sự ủng hộ mạnh...

VOSCO – 55 năm song hành cùng đất nước – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 01/7/2025, Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập (01/7/1970 – 01/7/2025). Đây không chỉ là dấu son khắc ghi truyền thống lịch sử vẻ vang của VOSCO – Công ty vận tải biển lâu đời nhất Việt Nam mà còn là...

Mới nhất