Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiKhát vọng viết sử bằng rối nước

Khát vọng viết sử bằng rối nước

Ghi chép lịch sử bằng các loại hình văn hóa vật thể hay phi vật thể thì đã có, nhưng viết sử bằng nghệ thuật múa rối dường như là lần đầu tiên…

Viết sử bằng rối nước
Nhà viết kịch, nghệ sĩ biểu diễn Trịnh Vũ Thìn (trái) và NSƯT Đặng Duy Bằng tại xưởng làm rối nước ở Hà Đông. (Ảnh: George John Newman)

Tình cờ trong chuyến thăm làng nghề tại Hà Đông (Hà Nội), tôi gặp nhà viết kịch, nghệ sĩ biểu diễn Trịnh Vũ Thìn. Ông từng đảm trách vị trí Trưởng phòng Tổ chức biểu diễn – Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam, nguyên Trưởng Ban Biên tập Tạp chí Nghệ thuật biểu diễn – Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đi cùng ông là NSƯT Đặng Duy Bằng – họa sĩ chế tác con rối. Qua một người bạn, tôi biết hai ông đang cùng triển khai đề án dùng nghệ thuật múa rối để khắc họa lịch sử, mang tên “Dân ta phải biết sử ta”, thông qua những nhân vật rối nước, đặc biệt là các nhân vật lịch sử.

Làm nghệ thuật có trách nhiệm

Nhà viết kịch Trịnh Vũ Thìn sinh ra tại phường rối nước làng Nguyễn (xã Nguyên Xá), một trong hai phường rối nước duy nhất cho đến nay còn phát triển và được đánh giá cao trong nghệ thuật múa rối nước Việt Nam. Lớn lên cùng với nghệ thuật rối nước nên chuyện ông gắn bó với nghệ thuật này cả đời cũng dễ hiểu. Nhiều lần đưa các đoàn múa rối nước đi biểu diễn ở các nước Pháp, Đan Mạnh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Australia…, ông Trịnh Vũ Thìn ngày càng thấm thía giá trị của văn hóa truyền thống, đặc biệt là nghệ thuật rối nước có một không hai trên thế giới này.

Ông cho biết, múa rối phổ thông có đặc sắc nhưng chỉ là những tích trò hoạt động dân gian bình thường như chú Tễu làm ruộng và đánh cá hay các trò giải trí phản ánh sinh động lễ hội nông nghiệp như đấu vật, chọi gà, đua thuyền, bơi chải, chọi trâu, đánh đu. Một số đoàn biểu diễn các tích đối với nhân vật lịch sử như Lê Lợi trả gươm, hay bà Trưng bà Triệu… nhưng số lượng rất ít và tích trò rời rạc.

Chính vì vậy, ông nảy ra ý tưởng xây dựng đề án viết lịch sử bằng rối, nhằm xây dựng những nhân vật trong các thời kỳ tiêu biểu.

“Mới đầu cũng khó khăn lắm, mà khó khăn nhất chính là những người yêu quý và lo lắng cho mình nên không muốn mình dấn thân vào một đề án khó”, ông Thìn chia sẻ. Ngay như cậu con trai ông, là người làm trong ngành cũng nói với bố: Đề án thì tốt nhưng mà khó vì đoàn rối khá đông người, đưa đi nước ngoài rất khó và tốn kém. Rồi những nhân vật rối lại là những nhân vật mới, tìm người làm được cũng khó…

Khó chồng khó, nhưng từng bước một, ông thuyết phục người thân trong gia đình. Ông giải thích, nếu một đề án tốt và chưa ai làm thì mình phải làm. Tài chính không phải cái khó nhất mà phải làm sao cho nội dung thật thành công. “Có đạo diễn khuyên tôi rằng, tôi đã có đoàn nghệ thuật rồi thì cứ đi biểu diễn các tích cũ để kiếm tiền là được. Nhưng với tôi, nghệ thuật là không ngừng sáng tạo. Nếu như đã xác định được hướng đi đúng thì sẽ phải đi sao cho chuẩn, cho thành công”, ông nói.

Cái khó tiếp theo là phải tìm một nghệ sĩ có óc sáng tạo, có tâm, có tầm lại phải biết làm rối nước. Rồi ông tìm thấy NSƯT Đặng Duy Bằng – họa sĩ chế tác con rối nổi tiếng, cũng tâm đắc với ý tưởng đề án. Tuy nhiên, sáng tác nghệ thuật liên quan đến lịch sử đòi hỏi sự chỉn chu và tôn trọng lịch sử tối đa nên hai ông vừa làm vừa trăn trở.

Tồn tại hay không tồn tại?

Tôi mang suy tư của mình chia sẻ với cả hai ông, rằng dường như nhiều năm trở lại đây, nghệ thuật rối nước không còn là độc quyền của các phường rối ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thực tế cho thấy, ở nhiều phương hoạt động du lịch đều có đoàn rối. “Nhà nhà biểu diễn rối, người người biểu diễn rối”. Vậy thì nội dung viết sử bằng rối có vẻ như “sinh sau đẻ muộn”, liệu có cạnh tranh nổi trong bối cảnh ấy không?

Hiểu băn khoăn của tôi, ông Thìn chia sẻ: “Tôi từng đưa nghệ thuật rối nước đi biểu diễn phục vụ khán giả ở nhiều nơi, kể cả khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Dù hiện nay số lượng đoàn rối nước tăng lên khá nhiều, song tôi vẫn tin đoàn nghệ thuật Rối Việt mà chúng tôi đang xây dựng sẽ trụ vững và phát triển với những bước đi riêng”.

Bản thân ông “có dịp về các địa phương, tìm hiểu, tiếp xúc với các nghệ nhân của các phường rối tiêu biểu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và thấy rằng, mỗi phường rối đều có rất nhiều trò diễn, trong đó có những trò độc lạ. Hiện nhiều trò diễn quý hiếm truyền thống chưa được sưu tầm, khai thác và xuất hiện trong chương trình biểu diễn của các đoàn trên cả nước (kể cả chuyên nghiệp và không chuyên). Do doanh thu, hạch toán kinh tế trong hoạt động du lịch, nhiều đoàn còn đi theo hướng “ăn xổi” nên chỉ sao chép một vài trò, tiết mục có sẵn của các đoàn khác rồi cứ thế biểu diễn, lặp đi lặp lại”.

Vì vậy, theo ông, “chương trình của những đoàn này đều na ná giống nhau, các tiết mục đơn điệu, nhàm chán, kém hấp dẫn”.

Viết sử bằng rối nước
Nhà viết kịch, nghệ sĩ biểu diễn Trịnh Vũ Thìn và NSƯT Đặng Duy Bằng. (Ảnh: George John Newman)

Phát triển múa rối bền vững

Với sự tự tin và kinh nghiệm chắt lọc sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn, nhà viết kịch Trịnh Vũ Thìn cho rằng, trong bối cảnh múa rối có thực trạng vàng thau lẫn lộn như hiện nay thì yếu tố cốt lõi để cạnh tranh đó là phải xác định được đối tượng khán giả chương trình hướng đến. Trên cơ sở đó, mỗi đoàn phải xây dựng một chương trình nghệ thuật độc đáo, mới lạ và hấp dẫn, mang đậm ý nghĩa, màu sắc dân gian, dân tộc. Ngoài ra, các đoàn cần liên tục tìm tòi trò diễn độc lạ ở các phường rối để kế thừa, sáng tạo nên các trò diễn mới đưa vào chương trình.

Trở lại với đề án đang triển khai, ông cho biết thêm: “Dân ta phải biết sử ta” là chương trình múa rối mang đầy đủ các yếu tố trên. Múa rối nước của Việt Nam đã thực sự khẳng định được giá trị độc tôn trong kho di sản văn hóa nước nhà, trở thành tài sản vô giá, được xếp vào loại hình nghệ thuật biểu diễn quý hiếm “có một không hai” trên thế giới. Múa rối nước cũng được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ban hành quyết định công bố đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Ông Thìn cho biết, đề án cũng hướng tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2004 của Bộ Chính trị luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Dù ở đâu, bà con vẫn luôn nhắc nhở nhau ghi nhớ và tự hào truyền thống lịch sử cha ông, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đoàn kết, hướng về đất mẹ Việt Nam thân yêu. Trong số những người con xa xứ ấy còn có cả các thế hệ thứ hai, thứ ba cũng luôn mong muốn tìm về cội nguồn để hiểu rõ lịch sử dựng và giữ nước hào hùng, vẻ vang của dân tộc mình. Tất cả đều xuất phát từ ý thức trách nhiệm đối với đất nước, khát vọng đem tài năng, tâm sức, nguồn lực kinh tế, trí tuệ của mình đóng góp cho quê hương.

Với hình thức kể chuyện lịch sử Việt Nam bằng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật múa rối nước truyền thống, đề án “Dân ta phải biết sử ta” không chỉ cung cấp kiến thức lịch sử mà còn tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc, khơi dậy niềm tự hào, niềm tin vào tiền đồ tươi sáng của đất nước cho các thế hệ người Việt Nam nói chung và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng.

Đất nước ta đã trải bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Nhân dân ta đã vượt qua muôn vàn gian khó, chiến thắng thiên tai, địch họa, giặc ngoại xâm, dựng nên nước Việt Nam mà như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc sinh thời từng nhận định, “chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Với một đề án có nội dung thực sự ý nghĩa, được dẫn dắt bởi vị đạo diễn dày dạn kinh nghiệm và tâm huyết với nghề như ông Trịnh Vũ Thìn, tôi có niềm tin rằng “Dân ta phải biết sử ta” sẽ sớm thành công rực rỡ.





Nguồn: https://baoquocte.vn/khat-vong-viet-su-bang-roi-nuoc-288753.html

Cùng chủ đề

Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trong bối cảnh vận hành chính quyền 2 cấp

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể vốn bám rễ sâu trong cộng đồng làng xã, nên khi vận hành mô hình chính quyền 2 cấp không chỉ là thay đổi cơ cấu, mà còn là một sự tái định vị vai trò của cấp xã: từ “đơn vị phối hợp” trở thành “chủ thể thực thi”. Cấp xã không chỉ là đơn vị hành chính mà còn là quản lý văn hóa chuyên nghiệpTừ ngày 1.7.2027,...

Để cho câu Xoan vang vọng…

Những ngày này, về các phường Xoan gốc ở thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), nhiều ông trùm, bà trùm và nghệ nhân hát Xoan đang miệt mài tập luyện những làn điệu Xoan hay nhất để phục vụ du khách thập phương trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng 2025. Với họ, hát Xoan không chỉ là lời ca tiếng hát mà còn là niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn di sản...

Hình ảnh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam nhận bằng UNESCO

Hàng nghìn người dân, đại biểu có mặt tại Khu du lịch quốc gia Núi Sam, TP Châu Đốc (tỉnh An Giang) tham dự lễ đón bằng UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể. ...

Workshop “Kết nối – Kết rối”

(NADS) - Múa rối nước – một loại hình nghệ thuật độc đáo của Việt Nam, nơi những con rối gỗ sinh động kể chuyện trên mặt nước, đã gắn liền với đời sống văn hóa dân gian suốt hàng trăm năm. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi: Những con rối ấy được tạo nên như thế nào? ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Mẹ nghẹt thở do hóc quả nho và phản ứng bất ngờ của cậu con trai 10 tuổi

(Dân trí) - Cậu bé 10 tuổi ở Trung Quốc đã phản ứng nhanh, kịp thời cứu người mẹ đang nghẹt thở do hóc quả nho. Con trai phản ứng nhanh cứu mạng người mẹTheo camera an ninh tại căn nhà ở thành phố Tế Nam (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), sự việc xảy ra vào ngày 17/1 khi người mẹ liên tục ho và khạc nhổ sau khi nuốt phải quả nho.Nghe tiếng mẹ nôn ói, hai người con...

Trưng bày tư liệu Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Phát biểu khai mạc Triển lãm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, cách đây 70 năm, Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết. Với thắng lợi này, lần đầu tiên trong lịch sử, các quyền dân tộc cơ bản...

‘Làm gì có diễn viên nào xấu hơn tôi?’

Xuất hiện ấn tượng với vai diễn Thị Lam trong phim kinh dị Tết ở làng địa ngục đang gây sốt, NSƯT Hạnh Thúy đã dành thời gian chia sẻ với phóng viên VTC News nhiều điều thú vị trong hành trình tham gia vai diễn lần này của mình.- Dường như trong thời gian này, chị rất có duyên với các vai diễn trong phim kinh dị?Có lẽ là như vậy, đầu tiên có thể kể đến...

Bộ LĐ-TB&XH bổ nhiệm 4 lãnh đạo các đơn vị

Chiều 11/3, tại trụ sở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), thừa ủy quyền của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Thứ trưởng Lê Văn Thanh đã trao quyết định bổ nhiệm 4 cán bộ quản lý là Phó Cục trưởng, Phó Chánh Thanh tra Bộ, và 1 hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng trường cao đẳng trực thuộc.Tại buổi lễ công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ, Thứ trưởng Lê Văn Thanh chúc...

Đường đến Đại học Harvard của cô gái từng bị gọi là ‘óc bã đậu’, học sinh cá biệt

Triển Thanh Vân: Cô gái bị mắng 'ngu như lợn' đỗ Đại học HarvardVới sự tin tưởng, yêu thương và khích lệ của cha mẹ, lên cấp 3, cô gái luôn đứng cuối lớp ấy dần trở thành...

Cùng chuyên mục

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Vì sao nhiều Gen Z thà ‘ăn bám bố mẹ’ cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?

Công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 7 đã không còn là chuyện hiển nhiên và lựa chọn duy nhất. ...

Quảng Bình ký kết hợp tác với Sun Group

(NADS) - Ngày 15/4, tại TP. Đồng Hới, UBND tỉnh Quảng Bình và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) có buổi làm việc và ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược đầu tư phát triển”. Đây được xem là cột mốc quan trọng, mở ra giai đoạn mới cho tiến trình phát triển kinh tế - du lịch bền vững của tỉnh Quảng Bình. ...

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Mới nhất

Viglacera đứng Top 10 tại hai hạng mục quan trọng nhất của Giải thưởng ESG 2025 – Tổng công ty Viglacera

Tại Lễ Công bố Top 100, Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 (ESG100, ESG10) và Top 50, Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới Sáng tạo và Kinh doanh Hiệu quả 2025 (VIE50, VIE10) do Báo Tài chính – Đầu tư (Bộ Tài chính) tổ chức, Tổng công ty Viglacera - CTCP đã xuất sắc được...

Viglacera giải bài toán đồng bộ hóa phòng tắm với Hệ sinh thái VLXD xanh – Tổng công ty Viglacera

Xu hướng xây dựng hiện đại ngày càng ưu tiên tính thẩm mỹ và đồng bộ trong thiết kế nội thất, đặc biệt là không gian phòng tắm. Tuy nhiên, việc phối hợp nhiều nhà cung cấp khác nhau thường dẫn đến tình trạng lệch tone màu sắc, chất liệu không nhất quán và thời gian thi công...

Giảm tới 200.000 đồng khi thanh toán VNPAY-QR tại Doji và Thế Giới Kim Cương

Trang sức là phụ kiện giúp bạn thể hiện cá tính, phong cách riêng và tạo điểm nhấn cho diện mạo thêm cuốn hút. Hè này, VNPAY phối hợp cùng Doji và Thế Giới Kim Cương dành tặng ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng lựa chọn thanh toán bằng VNPAY-QR. Theo đó, chỉ cần nhập mã ưu đãi...

VIMC tổ chức trao đổi, hướng dẫn công tác đấu thầu theo quy định mới – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Chiều ngày 30/6/2025, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tổ chức buổi trao đổi, hướng dẫn chuyên sâu về công tác đấu thầu, với sự tham gia của gần 100 cán bộ đến từ các ban chuyên môn và doanh nghiệp thành viên trong toàn hệ thống. Chương trình do Phó Tổng giám đốc Phạm Anh...

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 00 giờ 00 phút ngày 01.7.2025

Hà Nội, ngày 30.6.2025, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức điều chỉnh giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau:Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 00 giờ 00 phút ngày 01 tháng 07 năm 2025 cho đến kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp...

Mới nhất