Trang chủPolitical ActivitiesĐánh thức tiềm năng để phát triển du lịch

Đánh thức tiềm năng để phát triển du lịch



Trong bản đồ du lịch Việt Nam, Long An được đánh giá là một trong những vùng đất giàu truyền thống lịch sử – văn hóa, quê hương của nhiều danh nhân, anh hùng dân tộc. Đây được xem là nguồn “tài nguyên” lớn để phát triển du lịch. Thế nhưng, thời gian qua, các thế mạnh này chưa được “đánh thức” và phát huy.

Long An: Đánh thức tiềm năng để phát triển du lịch - Ảnh 1.

Khu du lịch Làng nổi Tân Lập, một điểm đến hấp dẫn tại Long An

Nhiều tiềm năng

Nằm ở vị trí giao thoa giữa vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), liền kề với TP Hồ Chí Minh và nằm trên tuyến du lịch quốc gia TP Hồ Chí Minh – ĐBSCL, do đó, Long An có lợi thế rất lớn về giao thông. Ngoài ra, tỉnh Long An còn có nhiều tiềm năng khác, tiêu biểu là cảnh quan sông nước Vàm Cỏ, hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười, trong đó có 3 điểm du lịch quan trọng là Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, Khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập và Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười; các di tích lịch sử văn hóa…

Theo đó, Long An có nhiều điều kiện để phát triển thành điểm đến du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh không chỉ trong vùng ĐBSCL mà còn trong cả nước. Thực tế nhiều năm qua đã chứng minh, Long An luôn là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Như năm 2023, ngành du lịch Long An đón khoảng 1.000.027 lượt khách, tăng 50% so với năm 2022, tăng 30% so với kế hoạch; trong đó khách quốc tế là 16.000 lượt, tăng 76% so với năm 2022, tăng 45% so với kế hoạch. Doanh thu du lịch và dịch vụ ước đạt 560 tỷ đồng, tăng 72% so với năm 2022, tăng 38% so với kế hoạch. Còn trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Long An đón được gần 1 triệu lượt khách, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ; nhờ đó, doanh thu từ du lịch và dịch cũng tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ.

Còn khó khăn, hạn chế

Ông Nguyễn Tấn Quốc, Phó giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Long An, cho biết, tuy lượt khách tham quan các điểm di tích có tăng nhưng lượng du khách trong tỉnh đến các khu, điểm du lịch còn khiêm tốn. Cùng với đó là một số khó khăn, vướng mắc về hạ tầng, công tác quảng bá… khiến du lịch lịch sử chưa thực sự mang lại kết quả như mong muốn.

Theo ông Nguyễn Tấn Quốc, để ngành du lịch Long An phát triển vượt bậc trong thời gian tới, ngành chức năng và chính quyền các cấp cần đánh giá tổng thể, nhìn thẳng và xử lý các tồn tại, hạn chế. Thứ nhất, là đội ngũ nhân viên du lịch ở các khu, điểm du lịch còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thuyết minh, hướng dẫn du khách và trình độ ngoại ngữ… dẫn đến chất lượng du lịch chưa đạt chuẩn và thiếu tính chuyên nghiệp; cần sớm có kế hoạch điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với thực tế. Thứ hai, Long An chưa có được những sản phẩm du lịch đặc thù chất lượng cao; phần lớn sản phẩm du lịch chỉ dựa vào các địa điểm di tích lịch sử – văn hóa, trong khi nhiều địa điểm chưa được đầu tư, trùng tu, tôn tạo hoàn chỉnh.

Đối với sản phẩm du lịch của tỉnh, hiện phần lớn đang dựa vào các sản vật sẵn có tại địa phương chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng, chưa tạo được thương hiệu riêng mang tính độc đáo đến du khách, nên khó ghi dấu ấn trong xây dựng thương hiệu, sản phẩm riêng biệt, đặc trưng làm quà lưu niệm, kích thích sự đón nhận và trở lại của du khách. Thứ ba, chất lượng nhiều cơ sở lưu trú, nhà hàng, dịch vụ ăn uống,… chưa đạt chuẩn. Về cơ sở lưu trú du lịch, toàn tỉnh hiện nay chưa có khách sạn 3 sao trở lên, đa số là nhà nghỉ, phòng nghỉ chật hẹp, vệ sinh chưa tốt, chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân thiếu chuyên nghiệp, nhạy bén; kỹ năng chăm sóc khách hàng chưa cao, chưa đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Thứ tư, kết cấu hạ tầng du lịch chưa đáp ứng yêu cầu kết nối với các khu, điểm có tiềm năng du lịch trọng yếu; hệ thống giao thông đường bộ xuống cấp, chật hẹp, chưa thông thoáng. Cụ thể như đường vào Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười chỉ có thể đi bằng xuồng máy, chưa tạo tâm lý thoải mái cho du khách. Thứ năm, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho ngành du lịch của tỉnh còn hạn chế; thiếu các nhà đầu tư kinh doanh du lịch mang tính chiến lược và chuyên nghiệp. Công tác mời gọi đầu tư vào các dự án du lịch, nhất là các di tích lịch sử – văn hóa còn gặp nhiều khó khăn do vướng những quy định của pháp luật hiện hành như: Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 118/2015/ NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư và Quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục thực hiện xã hội hóa.

Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành được cấp phép trên địa bàn còn ít, chủ yếu do trình độ đội ngũ nhân viên chưa đáp ứng theo quy định; đội ngũ hướng dẫn viên du lịch quốc tế còn hạn chế, đây cũng là điểm yếu của du lịch lữ hành Long An. Bên cạnh đó, việc liên kết du lịch còn một số hạn chế tồn tại như liên kết xây dựng tour du lịch gắn kết chưa tạo ra các chương trình, sản phẩm mới thật sự hấp dẫn để “giữ chân” du khách; chưa có mô hình sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, đặc biệt là các chương trình du lịch thu hút khách từ TP Hồ Chí Minh đến Long An chưa được quan tâm đúng mức, công tác xúc tiến quảng bá du lịch trên phương tiện báo đài, website du lịch, các trung tâm thông tin du lịch của 2 địa phương hiệu quả chưa cao.

Long An: Đánh thức tiềm năng để phát triển du lịch - Ảnh 2.

Đồng Tháp Mười – điểm du lịch thu hút nhiều khách đến tham quan vào mùa nước nổi

Những hướng đi mới

Trong thời gian tới, tỉnh Long An định hướng phát triển du lịch là xây dựng hình ảnh “Du lịch Long An an toàn, hấp dẫn”. Hiện, Sở VHTTDL tỉnh Long An đang đẩy mạnh xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch đặc thù và bộ nhận diện du lịch khi được tỉnh công nhận. Sở cũng ứng dụng mạnh mẽ khoa học – kỹ thuật, công nghệ trong bảo tồn, quản lý di sản; số hóa cơ sở dữ liệu về di sản để lưu trữ và khai thác, phục vụ khách tham quan đạt hiệu quả cao nhất.

Với lợi thế là nơi có nhiều di tích lịch sử – văn hóa (có 126 di tích lịch sử – văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia) và đặc biệt là Long An là địa phương duy nhất khu vực ĐBSCL trở thành thành viên của Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu (TPO), có trụ sở tại TP Busan, Hàn Quốc. Đây được xem là tiền đề để Long An phát triển du lịch – ngành công nghiệp không khói và xây dựng hình ảnh “Du lịch an toàn, hấp dẫn” gắn với bản sắc văn hóa truyền thống, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, lễ hội văn hóa truyền thống; du lịch trải nghiệm, vui chơi giải trí gắn với đặc thù sông nước…

Theo Sở VHTTDL tỉnh Long An, nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh khẳng định, đẩy mạnh xã hội hóa, bảo tồn và phát huy giá trị các công trình văn hóa, di tích lịch sử, các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch; tập trung phát triển các sản phẩm du lịch tiềm năng, lợi thế và tăng cường liên kết với các tỉnh, thành trong khu vực… là những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để tiếp tục thực hiện “Đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Long An, giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có, Long An có nhiều cơ hội để phát triển du lịch trong tương lai và sẽ khai thác có hiệu quả giá trị của ngành du lịch. Hiện Long An đang phối hợp với các trường đại học, đơn vị lữ hành nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên thế mạnh vị trí địa lý, tài nguyên, đặc biệt là loại hình du lịch golf, du lịch sức khỏe và du lịch đường sông; đồng thời xúc tiến du lịch học đường, du lịch văn hóa. Thời gian qua, tỉnh đã và đang nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển du lịch mà trước hết là phát triển du lịch học đường nhằm giáo dục truyền thống và vun bồi tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ.

Việc đẩy mạnh du lịch học đường vừa giúp học sinh, sinh viên của tỉnh hiểu thêm truyền thống lịch sử của thế hệ tiền nhân, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước trong thế hệ trẻ, làm nền tảng vững chắc để hướng đến xây dựng và phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh vừa góp phần giúp hoàn thiện các dịch vụ, phát triển du lịch Long An. Du lịch học đường cũng là giải pháp then chốt vừa giúp người Long An hiểu lịch sử văn hóa Long An vừa từng bước hoàn thiện dịch vụ nhằm quảng bá hình ảnh Long An trong thời gian tới.

Theo Báo SGGP 



Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/long-an-danh-thuc-tiem-nang-de-phat-trien-du-lich-20241004083909383.htm

Cùng chủ đề

Một nước ASEAN tính gia nhập BRICS để “chớp” cơ hội và củng cố vị thế trong thế giới đa cực

Nguyện vọng gia nhập BRICS của Kuala Lumpur mang đến cả cơ hội và thách thức. Trong khi sự tham gia sâu hơn vào BRICS sẽ mở rộng quan hệ đối tác kinh tế và củng cố ảnh hưởng toàn cầu của Malaysia, thì điều này cũng có thể gây ra những vấn đề phức tạp về địa chính trị và thử thách sự thống nhất của ASEAN.

Quỹ thuộc VinaCapital muốn thoái sạch vốn tại Nhà Khang Điền, dự thu về vài trăm tỉ đồng

Một quỹ đầu tư của VinaCapital liên tục bán cổ phiếu KDH của Công ty cổ phần và kinh doanh Nhà Khang Điền. Trong báo cáo vừa được gửi tới Ủy ban Chứng khoán, Vietnam Ventures Limited - một quỹ đầu tư từ British...

Đà Nẵng kiến nghị rút ngắn tối đa thủ tục lựa chọn nhà đầu tư vào Cảng Liên Chiểu

UBND Thành phố Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rút ngắn tối đa trình tự lựa chọn nhà đầu tư để đến khoảng tháng 10/2025 có thể khởi công được Bến cảng Liên Chiểu. Kiến nghị rút ngắn tối đa thủ tục lựa chọn nhà đầu tư vào cảng Liên ChiểuUBND Thành phố Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rút ngắn tối đa trình tự lựa chọn nhà đầu tư để đến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đức Liêm và Chính trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói chung, về đức Liêm và Chính nói riêng là tài sản quý báu của Đảng và nhân dân ta, vẹn nguyên giá trị, mở đường đổi mới, soi sáng tương lai, trường tồn cùng dân tộc và nhân loại. Hiểu thấu và thực hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về...

“Mở cánh cửa” khai thác tuyến du lịch tàu biển

Du lịch tàu biển quốc tế tới Hạ Long (Quảng Ninh) đang dần sôi động trở lại. Trong đó, tuyến Bắc Hải - Hạ Long không chỉ góp phần "mở cánh cửa" ra thị trường lớn đầy tiềm năng, mà còn tạo ra hành trình mới cho khách Việt. ...

Doanh thu dịch vụ du lịch, lữ hành tăng trưởng ấn tượng

Theo ghi nhận, sau khi đại dịch Covid-19 đi qua, hoạt động du lịch, lữ hành ở Hà Nam đã dần được phục hồi, phát triển qua các năm. Riêng năm 2024, doanh thu loại hình dịch vụ này đạt mức tăng trưởng khá với mức tăng 169% so với năm trước. Đây là mức tăng trưởng ấn tưởng trong nhiều năm...

Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 50 năm Ngày giải phóng Tây Ninh, 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. ...

Ghi danh lễ hội để bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể

Đồng Nai đang nỗ lực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thông qua việc lập hồ sơ, đề nghị ghi danh nhiều lễ hội vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. ...

Bài đọc nhiều

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Trong tháng 01/2025, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là gần 94,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 81,5 nghìn lao động, tăng 6,6% về số doanh nghiệp, giảm 2,4% về vốn đăng ký và giảm 14,8% về số lao động so với tháng 12/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 30,3% về số doanh nghiệp, giảm 39,3% về số vốn...

Chuẩn bị chu đáo cho Lễ hội Festival gốm, khinh khí cầu quốc tế Đồng Nai 2025

Sáng 12/02, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Dương Minh Dũng và Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, doanh nghiệp về công tác chuẩn bị cho Lễ hội Festival gốm, khinh khí cầu quốc tế Đồng Nai 2025 (Festival gốm, khinh khí...

Hội nghị “Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025”…

Báo cáo tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, sản lượng cá tra năm 2024 ước tính đạt đạt 1,67 triệu tấn, bằng 99% so cùng kỳ 2023. Tính đến ngày 15/10/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,56 tỉ USD, tăng 8,9% so cùng kỳ năm 2023, cả năm ước đạt 2 tỷ USD. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng là không đồng đều do có sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia...

Tình hình sản xuất công nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra trong tháng 01/2025 nên số ngày làm việc ít hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01 năm 2025 ước tính giảm 9,2% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,6%. ...

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản tham dự Triển lãm Supermarket Trade Show 2025

Triển lãm SMTS là một trong những hội chợ triển lãm thường niên về thương mại có quy mô lớn nhất ở Nhật Bản do Hiệp hội Siêu thị quốc gia Nhật Bản chủ trì tổ chức. SMTS là nơi tụ họp của rất nhiều công ty có danh tiếng của Nhật Bản và nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, bán buôn và bán lẻ, phân phối các sản phẩm thực phẩm vào hệ thống các chuỗi...

Cùng chuyên mục

Chiến lược dữ liệu quốc gia

Một số mục tiêu chính của Chiến lược dữ liệu quốc gia gồm: Xây dựng thể chế, chính sách: Tập trung nghiên cứu, xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số trong đó quy định các hình thức sở hữu dữ liệu, quyền tài sản dữ liệu, chính sách mua bán dữ liệu, đưa dữ liệu trở thành một loại tài sản được pháp luật bảo vệ và tạo thị trường dữ liệu; Nghiên cứu xây dựng chính sách...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử...

Ngày 11/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc...

Cống âu Rạch Mọp (Sóc Trăng) góp phần phục vụ sản xuất và kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông…

Cống âu Rạch Mọp khởi công ngày 5/1/2023, tại xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách và xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cống xây dựng trên sông Rạch Mọp với quy mô: chiều rộng thông nước 85m với 2 khoang cống (mỗi khoang rộng 35m), 1 khoang âu thuyền rộng 15m. Ngoài ra, còn có các công trình phụ trợ như nhà quản lý có kết cấu móng, cột bằng bê tông cốt thép, hệ thống...

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đức Liêm và Chính trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói chung, về đức Liêm và Chính nói riêng là tài sản quý báu của Đảng và nhân dân ta, vẹn nguyên giá trị, mở đường đổi mới, soi sáng tương lai, trường tồn cùng dân tộc và nhân loại. Hiểu thấu và thực hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về...

Mới nhất

Phải chăng đây là thủ phạm làm bùng phát đột quỵ bí ẩn ở người trẻ?

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Một số nguyên nhân đã biết gây...

4 chỉ dấu cho thấy bạn đang có trái tim khỏe

Một trái tim khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim...

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất

Ngày 20-2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). ...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử...

Ngày 11/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Phát triển...

Mới nhất