Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 để học sinh...

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 để học sinh không học lệch?


KHÔNG NÊN CÓ MAY RỦI TRONG GIÁO DỤC

Bộ GD-ĐT đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế thông tư hiện hành, trong đó dự kiến quy định thi 3 môn vào lớp 10. Để hoàn thiện dự thảo này, Bộ GD-ĐT mới có công văn đề nghị các sở GD-ĐT tổ chức lấy ý kiến từ các cơ sở giáo dục phổ thông đối với một số nội dung của quy chế, bao gồm: dự thảo về số môn thi, đề thi vào lớp 10…

Dự thảo nêu 2 phương thức tuyển sinh vào lớp 10 là xét tuyển hoặc thi tuyển. Không còn phương thức thứ 3 như quy định hiện hành là kết hợp xét và thi tuyển.

Về phương thức thi tuyển, dự thảo quy định cụ thể: số lượng môn thi là 3 môn, gồm: toán, ngữ văn và một môn thi do sở GD-ĐT tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên trong số các môn học còn lại thuộc chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Dự thảo còn quy định chi tiết về cách thức bốc thăm môn thi thứ 3 và dự kiến quy định môn thi được bốc thăm phải công bố trước ngày 31.3 hằng năm. Đối với việc tuyển sinh vào trường THPT chuyên, thí sinh sẽ thi thêm môn chuyên.

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 để học sinh không học lệch?- Ảnh 1.

Thí sinh TP.HCM thi ngoại ngữ – môn thứ 3, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Quy định về môn thi thứ 3 sẽ được lựa chọn theo hình thức bốc thăm ngẫu nhiên khiến nhiều người tỏ ra bất ngờ và phản ứng, cho rằng: trò may rủi không nên đưa vào giáo dục. Hơn nữa, lên lớp 10, HS được lựa chọn môn học thì việc thi vào lớp 10 chỉ nên thi 3 môn là văn, toán, ngoại ngữ như lâu nay nhiều địa phương vẫn thực hiện.

Lý giải về điều này, một đại diện ban soạn thảo của Bộ GD-ĐT trả lời ngắn gọn: Bộ GD-ĐT mới đang xin ý kiến các sở GD-ĐT để trên cơ sở đó hoàn thiện dự thảo quy chế, công bố xin góp ý của xã hội. Việc Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ yêu cầu bốc thăm môn thi thứ 3 và công bố trước ngày 31.3 là để tránh việc HS ở cấp THCS học lệch, chỉ tập trung vào các môn thi.

Thực tế, nếu dự thảo này được thống nhất ban hành thì sẽ thay đổi lớn trong quy định về tuyển sinh lớp 10. Theo quy định hiện hành áp dụng hàng chục năm nay thì Bộ GD-ĐT không can thiệp vào cách thức tuyển sinh của từng địa phương mà giao cho địa phương lựa chọn, quyết định phương thức tuyển sinh vào lớp 10 phù hợp với mục tiêu và điều kiện thực tế của mình.

Chính vì vậy, lâu nay, mỗi địa phương đều có cách thức tuyển sinh riêng. TP.HCM và Hà Nội nhiều năm liền đều thi 3 môn toán, văn, ngoại ngữ. Riêng Hà Nội thì chủ trương thi thêm môn thứ tư và môn này cũng được bốc thăm ngẫu nhiên như cách mà Bộ GD-ĐT đang dự kiến áp dụng trên cả nước. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, chỉ có 2 năm Hà Nội thực hiện thi 4 môn. Những năm gần đây Hà Nội thường tuyên bố bỏ môn thi thứ tư vào “phút chót” với lý do như dịch bệnh Covid-19 hoặc các nhà trường và nhà giáo đề xuất bỏ.

Công bố điểm chuẩn cùng lúc với điểm thi

Đáng chú ý, Bộ GD-ĐT cũng dự kiến yêu cầu: “Việc công bố điểm chuẩn được thực hiện đồng thời với công bố điểm thi” thay vì các địa phương công bố điểm thi rồi một thời gian sau mới công bố điểm chuẩn như hiện nay.

KHÔNG THỂ VẬN HÀNH THEO CÁCH VÌ THI MÀ HỌC

Nhiều ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT chỉ nên quy định về các phương thức được phép sử dụng để tuyển sinh vào lớp 10 hoặc số môn thi để tránh quá tải cho HS; còn việc lựa chọn phương thức nào, những môn thi nào thì nên tiếp tục giao cho địa phương như lâu nay.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Viện Khoa học – Giáo dục VN, Chủ tịch Hội đồng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), cho rằng Bộ GD-ĐT lo ngại thi cố định cả 3 môn sẽ gây học lệch cũng có lý. Tuy nhiên, cũng cần xét ở khía cạnh khác là việc bốc thăm một trong số các môn khiến môn nào cũng có thể trở thành môn thi và có thể xảy ra tình huống HS sẽ phải học thêm để luyện thi tất cả các môn học.

Cũng theo TS Tùng Lâm, không nên cổ xúy cho giáo dục ứng thí, chưa có nghiên cứu khoa học nào đánh giá xác đáng về việc thi cử sẽ thúc đẩy việc học theo hướng tích cực. Để HS thích học và thấy việc học là cần thiết không phải vì môn học ấy sẽ là môn thi mà phải là tổng hòa các điều kiện về chương trình, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá…

Nhiều ý kiến cũng cho rằng một mặt Bộ GD-ĐT muốn đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học nhưng lại không bắt buộc thi môn này trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, thi tốt nghiệp THPT…

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 để học sinh không học lệch?- Ảnh 2.

Sở GD-ĐT TP.HCM đã công bố cấu trúc, định dạng đề thi 3 môn toán, văn, ngoại ngữ cho kỳ thi vào lớp 10 năm 2025

Về việc chuẩn bị cho kỳ thi theo chương trình mới, thời điểm này mới chỉ có Sở GD-ĐT Hà Nội, Sở GD-ĐT TP.HCM công bố cấu trúc, định dạng đề thi các môn. Trong đó, TP.HCM chỉ xây dựng cấu trúc đề thi 3 môn (toán, văn, ngoại ngữ); Hà Nội xây dựng thêm đề minh họa của các môn tích hợp là khoa học tự nhiên, lịch sử – địa lý. Đáng chú ý, hồi tháng 8, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026 với 3 bài thi toán, văn, ngoại ngữ và kết hợp với việc xét học bạ bậc THCS của HS. Phương án này không có trong dự thảo mà Bộ GD-ĐT đang xin ý kiến.

Đà Nẵng: Chấp hành chủ trương mà Bộ GD-ĐT đưa ra

Chiều 4.10, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Mai Tấn Linh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, cho biết đơn vị đang soạn thảo, đưa ra những nội dung đóng góp về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế thông tư hiện hành. “Tinh thần của Sở sẽ có những đóng góp ý kiến từ địa phương như các tỉnh, thành phố khác. Từ đó Bộ GD-ĐT sẽ có quyết định chính thức. Ở cấp quản lý thành phố, ngành giáo dục TP.Đà Nẵng sẽ chấp hành những chủ trương mà Bộ GD-ĐT đưa ra”, ông Linh nói.

Cũng theo Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, việc Bộ GD-ĐT lấy ý kiến để hoàn thành dự thảo nhằm tránh việc HS học lệch, chỉ học những môn thi. “Ngoài môn toán, văn thì việc bốc thăm ngẫu nhiên trong số các môn còn lại theo cá nhân tôi nghĩ sẽ không gặp khó khăn gì trong việc tổ chức thi”, ông Linh nêu ý kiến.

Huy Đạt

TP.HCM: Để địa phương chủ động chọn môn thứ 3

Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, mong muốn giữ và giao quyền tự chủ trong việc chọn môn thi thứ 3 trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 như hiện nay. Bởi mỗi địa phương xây dựng chiến lược phát triển giáo dục khác nhau, tùy vào thực tế, đặc thù.

Theo ông Minh, mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 không đánh giá HS qua kiến thức một môn học mà tập trung đánh giá phẩm chất, năng lực, khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tế. Chính vì vậy, thi lớp 10, dù môn thứ 3 là môn nào cũng không lo ngại HS học lệch, thi lệch và chỉ tập trung vào học các môn học là môn thi mà thôi.

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM diễn ra từ trước đến nay dù ổn định môn ngoại ngữ là môn thứ 3 thì kết quả học tập của HS cho thấy nhà trường, giáo viên cũng như HS vẫn đảm bảo về mục tiêu và định hướng của chương trình. Đặc biệt, từ nhiều năm trở lại đây, trong quá trình biên soạn và định hướng cho kỳ thi đầu cấp THPT, Sở GD-ĐT thực hiện chủ trương tăng cường các câu hỏi yêu cầu thí sinh vận dụng kiến thức đã học từ các môn khác để giải quyết các tình huống thực tế trong cuộc sống.

Ngoài ra, thực hiện theo Kết luận 91 của Bộ Chính trị và nhiệm vụ mà lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã giao thì trong năm học này trở đi, TP.HCM từng bước chuẩn bị cho quá trình thí điểm sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 trong nhà trường. Chính vì vậy, việc TP.HCM chọn môn thi thứ 3 là ngoại ngữ là phù hợp cho mục tiêu phát triển xuyên suốt.

Một hiệu phó trường THPT tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) nói quy định việc bốc thăm chọn ra môn thi thứ 3 là không nên. Đó là một kiểu áp đặt thụ động. Còn nếu muốn đổi mới thì nên chăng cho HS tự chọn môn thi thứ 3.

Bích Thanh




Nguồn: https://thanhnien.vn/boc-tham-mon-thi-thu-3-vao-lop-10-de-hoc-sinh-khong-hoc-lech-185241004173348496.htm

Cùng chủ đề

Giảm áp lực cho nhà trường, học sinh

Trước tình trạng một số trường “ép” phụ huynh đăng ký không cho con thi vào lớp 10 THPT, từ năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương quyết định tính điểm trung bình kỳ thi vào lớp 10 để xét thi đua của các địa phương và các nhà trường theo hướng xếp hạng theo tổng điểm/số học sinh tốt nghiệp THCS. ...

Hà Nội bác thông tin “họp công bố môn thi thứ 3 lớp 10 là tổ hợp KHTN”

(Dân trí) - Tối 16/1, mạng xã hội xôn xao, nhiều phụ huynh hoang mang với thông tin Sở GD&ĐT Hà Nội đã họp, "chốt" thông tin môn thi thứ 3 vào lớp 10 THPT là môn tổ hợp KHTN. Trao đổi với phóng viên Dân trí sáng nay (17/1), lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, thông tin "Sở GD&ĐT họp, công bố thông tin môn thi thứ 3 vào lớp 10 THPT là tổ hợp khoa học...

Nhiều địa phương dự kiến chọn Tiếng Anh là môn thi thứ ba vào lớp 10

Đến thời điểm hiện tại, Tiếng Anh được một số địa phương dự kiến chọn làm môn thi thứ ba vào lớp 10 năm 2025. Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành quy chế tuyển sinh...

Trường THPT Hà Đông tiếp nhận đăng ký xét tuyển lớp 10 từ 3/2/2025

Chất lượng cao, học phí thấp nhất Trường THPT Hà Đông, địa chỉ tại đường Vũ Trọng Khánh, khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội là một trong những trường tư thục đầu tiên của TP Hà Nội với bề dày truyền thống gần 20 năm xây dựng, trưởng thành. Với vị trí giao thông thuận lợi, gần bến xe bus, ga tàu điện cùng cơ sở vật chất khang trang, đồng bộ, trường...

Bộ GDĐT đề nghị sớm công bố môn thi thứ ba vào lớp 10

Bộ GDĐT đề nghị các sở GDĐT tổ chức lựa chọn và sớm công bố môn thi hoặc bài thi thứ ba kỳ thi vào lớp 10 theo quy định để tạo thuận lợi cho học sinh trong việc học tập hoàn thành chương trình và ôn tập, chuẩn bị tốt các điều kiện cho kỳ thi. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Cùng chuyên mục

Tết vui, đủ đầy của giáo viên rẻo cao xứ Lạng

TPO - Trong ánh nắng chan hòa đầu xuân, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn ấm lòng, phấn khởi vì năm nay sẽ đón một cái tết đủ đầy, nhiều ý nghĩa. TPO - Trong ánh nắng chan hòa đầu xuân, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn ấm lòng, phấn khởi vì năm nay sẽ đón một cái tết đủ đầy, nhiều ý nghĩa. Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học (PTDTBT)...

Giảng viên ĐH Bách khoa nói về thách thức đối với giáo dục sau đại học

PGS.TS Nguyễn Phi Lê, giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo thế hệ trẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong kỷ nguyên AI và chia sẻ thực trạng việc phát triển nguồn nhân lực. Tại Diễn đàn Trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm 2024 do Báo VietNamNet tổ chức, PGS.TS Nguyễn Phi Lê, điều hành Viện Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE), giảng viên...

Sở GD-ĐT nói gì về tình trạng phân tuyến tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM?

(NLĐO)- Tại TP HCM, việc phân tuyến tại mỗi địa phương được thực hiện linh hoạt và phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học, mật độ dân cư... ...

Nhận tiền thưởng học sinh giỏi, nam sinh lớp 10 tặng các em hiếu học

Trong tuần học cuối cùng trước khi nghỉ Tết, Đoàn Thành Nhân, học sinh lớp 10 chuyên tin, Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã về trường cũ gửi lại tiền thưởng học sinh giỏi TP của mình cho trường để giúp đỡ đàn em nghèo hiếu học. ...

BUV đồng hành nâng cao tinh thần học tập trọn đời cùng ngành giáo dục

(Dân trí) - Tinh thần học tập trọn đời không chỉ là giá trị cốt lõi trong giáo dục, mà còn là chìa khóa giúp nâng cao năng lực lãnh đạo và đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của giáo dục nước nhà. Chiến lược giáo dục đáp ứng kỷ nguyên toàn cầu hóaTrong những năm qua, nền giáo dục Việt Nam chứng kiến nhiều thay đổi mạnh mẽ trong cách...

Mới nhất

Sun World Ba Na Hills hội tụ gần 400 nghìn bông tulip dịp Tết Ất Tỵ

Dịp Tết Ất Tỵ, du khách đến Đà Nẵng có cơ hội chiêm ngưỡng hàng ngàn bông hoa tulip quý hiếm và xinh đẹp khoe sắc trong Lễ hội hoa trên đỉnh Bà Nà cùng vô vàn trải nghiệm Tết cổ truyền độc đáo, hấp dẫn. Đến hẹn lại lên, lễ hội hoa xuân tại khu du lịch Sun World...

Những tấm vé nghĩa tình cho công nhân về quê ăn Tết

Sáng 25-1 (26 tháng chạp), lễ tiễn người lao động trong chương trình Chuyến xe mùa xuân - Đưa công nhân về quê đón Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM. ...

Món ngon bình dị nhưng đủ vị trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Nam

Món ngon trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Nam không quá cầu kỳ nhưng đủ vị chua, cay, mặn, ngọt… Miền Nam nước ta được trời phú nhiều sản vật, đủ loại cây trái sum sê. Với điều kiện vùng miền và tính cách hào sảng, người dân ở đây sáng tạo ra rất nhiều món ngon. Dù...

Không khí lạnh đổ bộ, miền Bắc rét đậm từ 27 Tết, Nam Bộ đêm Giao thừa chỉ 20 độ

Từ ngày 26/1 (tức 27 tháng Chạp), miền Bắc bắt đầu chuyển rét đậm, rét hại, khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Đợt không khí lạnh này nền nhiệt thấp nhất dưới 3 độ; Nam Bộ khả năng đêm Giao thừa chỉ 20 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (25/1,...

Hoa lay ơn Phú Yên nở chậm, phải nhập hoa Đà Lạt về bán

Nhiều nhà vườn ở Phú Yên lo lắng khi có đến hơn 80% hoa lay ơn ra hoa chậm không kịp bán vào dịp Tết. Để có hoa bán cho người dân, thương lái phải nhập hoa từ Đà Lạt. ...

Mới nhất