Trang chủPolitical ActivitiesKinh nghiệm phát triển áo dài trong đời sống đương đại của...

Kinh nghiệm phát triển áo dài trong đời sống đương đại của tỉnh Thừa Thiên Huế



Áo dài là một di sản đặc biệt của dân tộc Việt Nam, nó vốn thuộc về cộng đồng và được cộng đồng trân quý, gìn giữ qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Vì vậy, trước những việc tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện đã góp phần làm “sống lại” áo dài và đưa di sản áo dài thực sự trở lại với đời sống cộng đồng xã hội đương đại, khuyến khích người dân tham gia vào việc bảo vệ, quảng bá, tôn vinh và phát huy giá trị di sản quý giá này.

Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hóa di sản lớn của đất nước, nơi đây được mệnh danh là cái nôi khai sinh ra chiếc áo dài ngũ thân, một loại trang phục từng được quy định là quốc phục của người Việt Nam trong hàng trăm năm dưới triều Nguyễn (1802-1945). Ngoài ra, Cố đô Huế còn được xem là địa phương nổi tiếng với việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Ngày 9/8/2024 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL ghi danh “Tri thức may, mặc áo dài Huế” vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trong thời gian qua, Sở Văn hóa và Thể thao là đơn vị được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng và triển khai đề án “Huế – Kinh đô áo dài”. Với quyết tâm và phương pháp triển khai một cách bài bản, đề án đã đạt được những thành công lớn, góp phần khai thác các thế mạnh về văn hóa, con người Huế; phát triển ngành công nghiệp văn hóa và thúc đẩy kinh tế – xã hội của địa phương.

Kinh nghiệm phát triển áo dài trong đời sống đương đại của tỉnh Thừa Thiên Huế - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế Phan Thanh Hải cho biết: Đề án “Huế – Kinh đô Áo dài” được UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt vào tháng 3/2023, tuy nhiên ngay từ thời điểm tháng 8/2021, khi Đề cương của Đề án này vừa được phê duyệt, Sở Văn hóa và Thể thao đã bắt tay vào việc triển khai các nội dung liên quan. Từ năm 2020, Sở Văn hóa và Thể thao đã tiên phong phát động mặc áo dài cho toàn thể cán bộ trong các lễ chào cờ đầu tháng và dịp lễ hội, lễ Tết, các sự kiện văn hóa truyền thống. Đây cũng là cơ quan đầu tiên trên cả nước đưa áo dài vào công sở.

Sở Văn hóa và Thể thao đề ra việc tổ chức định kỳ mỗi năm hai lần Ngày hội áo dài. Đây là sự kiện quan trọng trong các kỳ lễ hội ở Huế và nhận được sự tham gia đông đảo của nhân dân. Các điểm trưng bày, trình diễn áo dài, cơ sở may đo áo dài phục vụ nhu cầu của khách du lịch cũng được xây dựng. Cùng với đó, đội ngũ nghệ nhân, thợ may đo thiết kế áo dài được đào tạo, bồi dưỡng, phát triển một cách thường xuyên. Hội LHPN các cấp tại tỉnh Thừa Thiên Huế cũng tập trung xây dựng hình ảnh, thương hiệu phụ nữ Huế gắn với áo dài Huế với việc thành lập và ra mắt mô hình áo dài “Phụ nữ Thừa Thiên Huế – đồng hành cùng sắc tím”.

Bên cạnh đó, khối du lịch, dịch vụ, quản lý di tích và các tổ chức xã hội nghề nghiệp như Sở Du lịch, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Hiệp hội Du lịch, Hội May mặc, Hội Áo dài Huế đã đồng hành để áo dài Huế nhanh chóng lan tỏa mạnh mẽ. Trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 tại Huế, Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức hoạt động giới thiệu, quảng bá thương hiệu “Huế – Kinh đô áo dài” bằng việc thực hiện 2 chương trình “Lễ hội Áo dài & Điện ảnh” và “Người Huế & Áo dài” gồm những bộ sưu tập độc đáo về áo dài ngũ thân, áo dài tân thời lấy cảm hứng từ các diễn viên, bộ phim, bối cảnh Huế và điện ảnh Việt Nam.

Kinh nghiệm phát triển áo dài trong đời sống đương đại của tỉnh Thừa Thiên Huế - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Sau khi phổ biến áo dài nữ ở chốn học đường khối trung học phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo đã và đang thử nghiệm đưa áo dài nam vào các hoạt động quan trọng của ngành. Tại lễ tôn vinh học sinh danh dự trong năm học 2019-2020, 2021-2022, 2022-2023 hàng trăm thầy cô giáo và các em học sinh đã mặc áo dài truyền thống, tạo nên bầu không khí vừa trang nghiêm, vừa giàu bản sắc văn hóa. Các trường THCS Chu Văn An, trường Tiểu học Quang Trung… đã tổ chức thi vẽ, thiết kế, trình diễn thời trang về áo dài. Ngoài ra, với nỗ lực lan tỏa tình yêu áo dài trong giới trẻ một cách thiết thực, Hội May mặc Huế đã tài trợ áo dài ngũ thân cho học sinh của 03 lớp học bậc Trung học phổ thông của 03 trường: trường THPT thuộc trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trường THPT Nguyễn Huệ, trường THPT Gia Hội. Các em học sinh sẽ mặc áo dài ngũ thân không chỉ trong các nghi lễ của nhà trường mà còn mặc nhiều ngày trong tuần (2-3 ngày/ tuần, tùy theo quy định từng trường).

Đặc biệt, Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp với UBND thành phố Huế đăng ký bảo hộ thành công Chứng nhận nhãn hiệu “Huế – Kinh đô Áo dài”. Đồng thời xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Huế – Kinh Đô Áo dài” cho các sản phẩm áo dài tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục đích Quy chế nhằm tập hợp các tổ chức, cá nhân thiết kế, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm áo dài trên địa bàn tỉnh để cùng xây dựng nhãn hiệu tập thể “Huế – Kinh đô Áo dài” trở thành một nhãn hiệu có uy tín trên thị trường góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho các tổ chức, cá nhân thiết kế, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm áo dài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cũng theo ông Phan Thanh Hải, hiện nay, Thừa Thiên Huế đang thúc phát triển công nghiệp văn hóa một cách bền vững. Áo dài thực sự là một ngành nghề thủ công đặc biệt để tạo nên những sản phẩm ấn tượng. Bởi, công nghiệp văn hóa áo dài sẽ mở ra nhiều khía cạnh khác như sản phẩm lưu niệm, đồ chơi, phụ kiện, điện ảnh, mỹ thuật… Đây chính là hướng phát triển công nghiệp văn hóa, phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, vừa bảo tồn, lan tỏa giá trị mang đậm bản sắc văn hóa Huế.

Có thể nói, áo dài là một di sản đặc biệt của dân tộc Việt Nam, nó vốn thuộc về cộng đồng và được cộng đồng trân quý, gìn giữ qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Vì vậy, trước những việc tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện đã làm “sống lại” áo dài và đưa di sản áo dài thực sự trở lại với đời sống cộng đồng xã hội đương đại, khuyến khích người dân tham gia vào việc bảo vệ, quảng bá, tôn vinh và phát huy giá trị di sản quý giá này. Đó là một bài học thiết thực, sâu sắc và hiệu quả nhất trong việc phát triển áo dài trong bối cảnh hiện nay./.



Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/kinh-nghiem-phat-trien-ao-dai-trong-doi-song-duong-dai-cua-tinh-thua-thien-hue-20241002112016437.htm

Cùng chủ đề

Một nước ASEAN tính gia nhập BRICS để “chớp” cơ hội và củng cố vị thế trong thế giới đa cực

Nguyện vọng gia nhập BRICS của Kuala Lumpur mang đến cả cơ hội và thách thức. Trong khi sự tham gia sâu hơn vào BRICS sẽ mở rộng quan hệ đối tác kinh tế và củng cố ảnh hưởng toàn cầu của Malaysia, thì điều này cũng có thể gây ra những vấn đề phức tạp về địa chính trị và thử thách sự thống nhất của ASEAN.

Quỹ thuộc VinaCapital muốn thoái sạch vốn tại Nhà Khang Điền, dự thu về vài trăm tỉ đồng

Một quỹ đầu tư của VinaCapital liên tục bán cổ phiếu KDH của Công ty cổ phần và kinh doanh Nhà Khang Điền. Trong báo cáo vừa được gửi tới Ủy ban Chứng khoán, Vietnam Ventures Limited - một quỹ đầu tư từ British...

Đà Nẵng kiến nghị rút ngắn tối đa thủ tục lựa chọn nhà đầu tư vào Cảng Liên Chiểu

UBND Thành phố Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rút ngắn tối đa trình tự lựa chọn nhà đầu tư để đến khoảng tháng 10/2025 có thể khởi công được Bến cảng Liên Chiểu. Kiến nghị rút ngắn tối đa thủ tục lựa chọn nhà đầu tư vào cảng Liên ChiểuUBND Thành phố Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rút ngắn tối đa trình tự lựa chọn nhà đầu tư để đến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đức Liêm và Chính trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói chung, về đức Liêm và Chính nói riêng là tài sản quý báu của Đảng và nhân dân ta, vẹn nguyên giá trị, mở đường đổi mới, soi sáng tương lai, trường tồn cùng dân tộc và nhân loại. Hiểu thấu và thực hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về...

“Mở cánh cửa” khai thác tuyến du lịch tàu biển

Du lịch tàu biển quốc tế tới Hạ Long (Quảng Ninh) đang dần sôi động trở lại. Trong đó, tuyến Bắc Hải - Hạ Long không chỉ góp phần "mở cánh cửa" ra thị trường lớn đầy tiềm năng, mà còn tạo ra hành trình mới cho khách Việt. ...

Doanh thu dịch vụ du lịch, lữ hành tăng trưởng ấn tượng

Theo ghi nhận, sau khi đại dịch Covid-19 đi qua, hoạt động du lịch, lữ hành ở Hà Nam đã dần được phục hồi, phát triển qua các năm. Riêng năm 2024, doanh thu loại hình dịch vụ này đạt mức tăng trưởng khá với mức tăng 169% so với năm trước. Đây là mức tăng trưởng ấn tưởng trong nhiều năm...

Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 50 năm Ngày giải phóng Tây Ninh, 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. ...

Ghi danh lễ hội để bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể

Đồng Nai đang nỗ lực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thông qua việc lập hồ sơ, đề nghị ghi danh nhiều lễ hội vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. ...

Bài đọc nhiều

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Trong tháng 01/2025, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là gần 94,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 81,5 nghìn lao động, tăng 6,6% về số doanh nghiệp, giảm 2,4% về vốn đăng ký và giảm 14,8% về số lao động so với tháng 12/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 30,3% về số doanh nghiệp, giảm 39,3% về số vốn...

Chuẩn bị chu đáo cho Lễ hội Festival gốm, khinh khí cầu quốc tế Đồng Nai 2025

Sáng 12/02, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Dương Minh Dũng và Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, doanh nghiệp về công tác chuẩn bị cho Lễ hội Festival gốm, khinh khí cầu quốc tế Đồng Nai 2025 (Festival gốm, khinh khí...

Hội nghị “Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025”…

Báo cáo tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, sản lượng cá tra năm 2024 ước tính đạt đạt 1,67 triệu tấn, bằng 99% so cùng kỳ 2023. Tính đến ngày 15/10/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,56 tỉ USD, tăng 8,9% so cùng kỳ năm 2023, cả năm ước đạt 2 tỷ USD. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng là không đồng đều do có sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia...

Tình hình sản xuất công nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra trong tháng 01/2025 nên số ngày làm việc ít hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01 năm 2025 ước tính giảm 9,2% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,6%. ...

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản tham dự Triển lãm Supermarket Trade Show 2025

Triển lãm SMTS là một trong những hội chợ triển lãm thường niên về thương mại có quy mô lớn nhất ở Nhật Bản do Hiệp hội Siêu thị quốc gia Nhật Bản chủ trì tổ chức. SMTS là nơi tụ họp của rất nhiều công ty có danh tiếng của Nhật Bản và nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, bán buôn và bán lẻ, phân phối các sản phẩm thực phẩm vào hệ thống các chuỗi...

Cùng chuyên mục

Chiến lược dữ liệu quốc gia

Một số mục tiêu chính của Chiến lược dữ liệu quốc gia gồm: Xây dựng thể chế, chính sách: Tập trung nghiên cứu, xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số trong đó quy định các hình thức sở hữu dữ liệu, quyền tài sản dữ liệu, chính sách mua bán dữ liệu, đưa dữ liệu trở thành một loại tài sản được pháp luật bảo vệ và tạo thị trường dữ liệu; Nghiên cứu xây dựng chính sách...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử...

Ngày 11/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc...

Cống âu Rạch Mọp (Sóc Trăng) góp phần phục vụ sản xuất và kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông…

Cống âu Rạch Mọp khởi công ngày 5/1/2023, tại xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách và xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cống xây dựng trên sông Rạch Mọp với quy mô: chiều rộng thông nước 85m với 2 khoang cống (mỗi khoang rộng 35m), 1 khoang âu thuyền rộng 15m. Ngoài ra, còn có các công trình phụ trợ như nhà quản lý có kết cấu móng, cột bằng bê tông cốt thép, hệ thống...

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đức Liêm và Chính trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói chung, về đức Liêm và Chính nói riêng là tài sản quý báu của Đảng và nhân dân ta, vẹn nguyên giá trị, mở đường đổi mới, soi sáng tương lai, trường tồn cùng dân tộc và nhân loại. Hiểu thấu và thực hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về...

Mới nhất

Phải chăng đây là thủ phạm làm bùng phát đột quỵ bí ẩn ở người trẻ?

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Một số nguyên nhân đã biết gây...

4 chỉ dấu cho thấy bạn đang có trái tim khỏe

Một trái tim khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim...

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất

Ngày 20-2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). ...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử...

Ngày 11/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Phát triển...

Mới nhất