Trang chủNewsThời sựChuyển đổi năng lượng cần cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông...

Chuyển đổi năng lượng cần cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản lý thông minh


Thủ tướng: Chuyển đổi năng lượng cần cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản lý thông minh- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 2/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 (Ban Chỉ đạo COP26) chủ trì Phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo.

Cùng dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Thủ tướng: Chuyển đổi năng lượng cần cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản lý thông minh- Ảnh 2.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy, Uỷ viên Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) báo cáo tại Phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sau một buổi sáng làm việc khẩn trương, sôi nổi với tinh thần trách nhiệm cao, Phiên họp đã xem xét, cho ý kiến đối với: Báo cáo đánh giá tình hình triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 trong thời gian qua và những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới; Báo cáo và tham luận của một số bộ, ngành, cơ quan về việc triển khai thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26.

Thủ tướng: Chuyển đổi năng lượng cần cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản lý thông minh- Ảnh 3.
Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh phát biểu – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các đại biểu tập trung đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được, nhất là kết quả thực hiện các nhiệm vụ đề ra tại Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo, kết quả thực hiện JETP (Thỏa thuận chuyển đổi năng lượng công bằng) và AZEC (Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á)…; các khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân khách quan, chủ quan; đề xuất nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới để thực hiện hiệu quả các cam kết tại COP26, nhất là cho ý kiến về việc sửa đổi khung pháp lý tạo thuận lợi cho đầu tư từ doanh nghiệp, quốc tế vào chuyển đổi năng lượng.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan tổ chức tốt phiên họp; giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện báo cáo, ban hành Thông báo kết luận Phiên họp để thống nhất triển khai.

Phân tích bối cảnh tình hình, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, diễn biến ngày càng phức tạp, hậu quả ngày càng lớn, khắc phục mất nhiều công sức, tiền của; ứng phó biến đổi khí hậu là nhiệm vụ cấp bách mà không nước nào có thể tự làm một mình. Góp phần ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng là việc không thể không làm, không thể đứng ngoài cuộc và làm phải có hiệu quả.

Thủ tướng: Chuyển đổi năng lượng cần cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản lý thông minh- Ảnh 4.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về kết quả đạt được trong nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu và thực hiện cam kết COP26, Thủ tướng đánh giá chúng ta đã làm tốt, đạt nhiều kết quả tích cực được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong xây dựng thể chế, đào tạo nhân lực, tổ chức thực hiện, xác định và triển khai các chương trình, dự án, khắc phục hậu quả thiên tai.

Thủ tướng nêu rõ, chúng ta vẫn thúc đẩy được tăng trưởng, kiểm soát được lạm phát và thúc đẩy phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, chính sách tiền tệ, tài khóa dần xanh hóa. Trong thành tựu chung của đất nước có đóng góp của phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng.

Thủ tướng khái quát “4 điểm được” gồm:

Thứ nhất, nhận thức và hành động được thống nhất và tăng cường, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu an toàn trước thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, đưa mức phát thải ròng về “0” theo đúng cam kết.

Thứ hai, kịp thời thể chế hóa các chủ trương của Đảng, triển khai kịp thời các cam kết (nội dung cam kết và việc triển khai thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26 đã được nhanh chóng lồng ghép, cụ thể hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, chiến lược, kế hoạch để triển khai thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương), điển hình là triển khai chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Thủ tướng: Chuyển đổi năng lượng cần cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản lý thông minh- Ảnh 5.
Thủ tướng: Cần nỗ lực lớn hơn nữa, quyết tâm cao hơn nữa để làm tốt hơn việc ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó có phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng sạch, thực hiện các cam kết COP26 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành theo thẩm quyền ban hành các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển các ngành, lĩnh vực cụ thể, tạo hành lang chính sách, là cơ sở quan trọng để triển khai nhanh chóng, kịp thời các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 và thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng.

Thứ ba, hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, thu hút sự quan tâm, cam kết, triển khai các dự án cụ thể của các đối tác quốc tế; nhiều tập đoàn, doanh nghiệp toàn cầu với tiềm lực kinh tế, công nghệ cao, công nghệ ít phát thải khí nhà kính đã đến Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực. “Các chiến lược của quốc gia và của doanh nghiệp, nhà đầu tư phải cùng hướng thì mới tạo ra xung lực phát triển”, Thủ tướng nói.

Thứ tư, có sự thay đổi rõ rệt về nhận thức và hành động, tự giác, nâng cao trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, giảm phát thải, ứng phó với biến đổi khí hậu của mỗi người dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, khâu thực hiện, việc tham gia thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng còn chưa đồng đều, đa số làm tốt nhưng còn một bộ phận làm chưa tốt. Các Nhóm công tác hỗ trợ thực hiện JETP đã được thành lập nhưng chậm triển khai thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Các chính sách, quy định liên quan các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26, chuyển đổi năng lượng nhìn chung còn hạn hẹp so với yêu cầu phát triển.

“Cơ chế phải thông thoáng, hạ tầng phải thông suốt, quản lý phải thông minh. Việc xây dựng các quy định trong lĩnh vực này phải với tư duy đổi mới, phát triển, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Với những vấn đề mới, khó như ứng phó biến đổi khí hậu phải có tư duy, cách tiếp cận phù hợp, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Về quan điểm, Thủ tướng nêu rõ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược. Do đó, cần nỗ lực lớn hơn nữa, quyết tâm cao hơn nữa để làm tốt hơn việc ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó có phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng sạch, thực hiện các cam kết COP26.

Đồng thời, huy động mọi nguồn lực, toàn xã hội, toàn dân vào cuộc, trong đó kết nối và vận động thu hút nguồn lực từ quốc tế, các dòng tài chính xanh, chuyển giao công nghệ, tri thức, kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư là rất quan trọng.

Cùng với đó, phải có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; mọi chính sách phải hướng tới người dân và doanh nghiệp, người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia, thực hiện và hưởng thụ thành quả; vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước, vì cuộc sống ấm no và hạnh phúc của nhân dân.

Thủ tướng: Chuyển đổi năng lượng cần cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản lý thông minh- Ảnh 6.
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chỉ rõ 5 nhóm nhiệm vụ chung, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật; nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế thu hút nguồn lực, nhất là nguồn lực hợp tác công-tư, nguồn lực ngoài nhà nước, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tránh lãng phí.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; xây dựng các phương thức quản trị mới, quản lý chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn; tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nắm bắt những công nghệ mới; đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Thủ tướng lưu ý nhiệm vụ hình thành và phát triển ngành công nghiệp năng lượng sạch, trong đó có phát triển công nghiệp phụ trợ, trang thiết bị để sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối, hydrogen xanh, amoniac xanh…

Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cần tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chung, các nhiệm vụ cụ thể đã được xác định trong Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc thực hiện phải chủ động, sáng tạo, linh hoạt phù hợp tình hình.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo) thường xuyên thống kê, đôn đốc các bộ, cơ quan thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng các nhiệm vụ được giao.

Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cụ thể với các bộ, ngành trong thực hiện Tuyên bố JETP và thực hiện Sáng kiến AZEC; Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các bộ, ngành rà soát, lựa chọn các dự án triển khai ngay trong khuôn khổ JETP và AZEC; hoàn thiện trình phê duyệt các đề án, nghị định, thông tư liên quan, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030; thúc đẩy hợp tác, chuẩn bị, đàm phán, ký kết và triển khai các thỏa thuận mua bán giảm phát thải từ rừng…

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan ngành giao thông vận tải.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao triển khai các nhiệm vụ để hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng xanh gắn với phát triển kinh tế-xã hội, huy động nguồn lực cho tăng trưởng xanh.

Bộ Tài chính thúc đẩy tài chính xanh, nhanh chóng, kịp thời. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đẩy mạnh các nguồn vốn tín dụng xanh. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật, đẩy mạnh các chính sách hành động nhằm giảm tác động tiêu cực tới các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, bị ảnh hưởng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế.

Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục ưu tiên nguồn lực để triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia có liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo để tạo động lực dẫn dắt phát triển ít phát thải và lan tỏa đến từng ngành, lĩnh vực then chốt.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-chuyen-doi-nang-luong-can-co-che-thong-thoang-ha-tang-thong-suot-va-quan-ly-thong-minh-381014.html

Cùng chủ đề

Phê chuẩn ông Phạm Thành Ngại giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1469/QĐ-TTg ngày 25/11/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Phạm Thành Ngại, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau nhiệm kỳ 2020-2025. Trước đó, ngày 11/11/2024, HĐND tỉnh Cà Mau khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 16 (chuyên đề) và thống nhất bầu ông Phạm Thành Ngại - Phó...

Hoạt động của doanh nghiệp không thể can thiệp bằng biện pháp hành chính

Kinhtedothi - Hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, quy luật giá trị, cung cầu và cạnh tranh, không thể can thiệp bằng biện pháp hành chính; nên tuân thủ quản lý các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, phù hợp điều kiện Việt Nam. Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, sáng 23/11 các đại biểu đã thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Quản lý...

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana

Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp. Theo Đặc phái viên TTXVN, rạng sáng...

Cam kết và đề xuất của Việt Nam vì các thế hệ tương lai

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận. ...

Thủ tướng lên đường dự Hội nghị G20 tại Brazil và thăm CH Dominicana

Việc Việt Nam thường xuyên được mời tham dự các hội nghị của G20 và nhận lời mời tham dự Hội nghị G20 lần này cho thấy các vấn đề thảo luận phù hợp với những mục tiêu Việt Nam cam kết thực hiện. Việc Việt Nam thường xuyên được mời tham dự các hội nghị của G20 và nhận lời mời tham dự Hội nghị G20 lần này cho thấy các vấn đề thảo luận phù hợp với các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định chỉ đạo các “việc lớn phải làm” ngay sau Tết

Ngày 3/2, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị giao ban đầu năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Ông Hồ Quốc Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tham dự và chỉ đạo hội nghị. ...

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường

(TN&MT) - Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, chiều nay (3/2), Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã tới thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị cho 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương và 3 cơ quan...

Ngày 3/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương; về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 3 cơ quan Đảng ở Trung ương. Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc tổ...

Tổng Bí thư Tô Lâm trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Sáng 3/2/2025, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương (Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương, Đảng bộ Chính phủ, Đảng bộ Quốc hội và Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương); về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,...

Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai nhiệm vụ trọng tâm đầu năm 2025

(TN&MT) - Sáng 3/2, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ tháng 2 và Quý I/2025 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy. Hội nghị diễn ra trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự của Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa; Thứ trưởng Trần Quý Kiên; Thứ trưởng Lê Công Thành; Thứ trưởng Lê Minh Ngân và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ và lãnh...

Bài đọc nhiều

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Long An hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Nhiều giải pháp thiết thực đã được tỉnh Long An triển khai thực hiện nhằm nâng cao chỉ số xanh cấp tỉnh. ...

Món ăn ‘tinh thần’ không thể thiếu

(CLO) Tết Nguyên Đán được xem là lễ hội ý nghĩa nhất trong văn hóa của người Việt Nam, trong rất nhiều hoạt động văn hóa ngày Tết, việc cho tặng, biếu và đọc báo ngày Tết cũng dần trở thành nét đẹp đầu năm, nhắc nhở chúng ta về giá...

Cầu Gianh nghẽn cứng sau Tết!

(NLĐO) - Cảnh tượng hàng dài ô tô nối đuôi nhau nhích từng chút trên Quốc lộ 1 qua Quảng Bình đang trở thành nỗi ám ảnh sau mỗi dịp nghỉ Tết. ...

Khoảnh khắc ôtô lao xuống mương khiến 7 người tử vong

(NLĐO)- Từ camera an ninh cho thấy, ôtô 7 chỗ đi bên phải đường tông vào một đoạn lan can rồi lao xuống mương nước lật nghiêng khiến 7 người tử vong ...

Cùng chuyên mục

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Tăng trưởng kinh tế cần tạo sự cạnh tranh lẫn nhau

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, mục tiêu tăng trưởng kinh tế càng cao thì giải pháp phải đủ lớn, đặc biệt giải pháp là hành động chứ không chỉ trong nghị quyết. Chia sẻ với phóng viên mới đây, TS Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP phải tương xứng với các giải...

Những chú ong đeo mã QR tiết lộ những bí ẩn từ tổ ong

(CLO) Những mã QR tí hon, với đường kính dưới 2,6 mm, đang được sử dụng để ghi lại hành vi kiếm ăn của ong mật tại Pennsylvania và New York. ...

Làm rõ thông tin thầy giáo cấp 3 “quan hệ bất chính khiến nữ sinh mang thai”

(NLĐO) - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận vừa có ý kiến phản hồi thông tin 1 thầy giáo Trường THPT Tuy Phong bị tố có quan hệ bất chính với 1 nữ sinh ...

Hà Nội đề xuất hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng

Sở Nội vụ TP Hà Nội vừa đề xuất Ban Cán sự Đảng UBND TP phương án hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng, giữ nguyên Sở Quy hoạch - Kiến trúc. ...

Mới nhất

Khó “né” tác động thuế quan từ Mỹ, Trung Quốc có thể trả đũa mạnh hơn dự đoán nếu bị “dồn vào chân tường”

Mức thuế quan sắp áp dụng của Mỹ có thể sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn Trung Quốc. Chuyên gia nhận thấy, Bắc Kinh có nhiều công cụ để đáp trả mức thuế quan từ Washington.

Những chú ong đeo mã QR tiết lộ những bí ẩn từ tổ ong

(CLO) Những mã QR tí hon, với đường kính dưới 2,6 mm, đang được sử dụng để ghi lại hành vi kiếm ăn của ong mật tại Pennsylvania và New York....

Hà Nội sẽ thành lập, mở rộng 15

Nhằm thúc đẩy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thiện hạ tầng 30 cụm công nghiệp đã khởi công từ năm 2021 - 2024, đồng thời thành lập và mở rộng từ 15 - 20 cụm công nghiệp mới. Nhằm thúc đẩy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thành...

Làm rõ thông tin thầy giáo cấp 3 “quan hệ bất chính khiến nữ sinh mang thai”

(NLĐO) - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận vừa có ý kiến phản hồi thông tin 1 thầy giáo Trường THPT Tuy Phong bị...

Đà Nẵng tiếp tục mở bán nhà ở xã hội đầu năm 2025

Dự án Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh tiếp tục có thông báo mở bán số lượng 30 căn nhà ở xã hội đầu năm 2025. Dự án Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh tiếp tục có thông báo mở bán số lượng 30 căn nhà ở...

Mới nhất

Phở là kết nối