Trang chủNewsKinh tếĐang ‘hồi sinh’ nhưng ngành mía đường vẫn còn nhiều thách thức

Đang ‘hồi sinh’ nhưng ngành mía đường vẫn còn nhiều thách thức


Phóng viên Báo Công Thương cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Cao Anh Đương – Viện trưởng Viện nghiên cứu Mía đường – để hiểu hơn về những thách thức ngành mía đường đang gặp phải và có những biện pháp hữu hiệu nhằm củng cố chuỗi sản xuất lấy lại thị trường đường trong nước.

Ông có thể cho biết “bức tranh: toàn cảnh về ngành mía đường trong những năm qua và vụ mía gần nhất 2023/2024 như thế nào?

Kể từ sau khi Bộ Công Thương ban hành Quyết định 1578/QĐ-BCT ngày 15/06/2021 áp dụng thuế chống bán phá giá đường mía có xuất xứ từ Thái Lan và Quyết định số 1514/QĐ-BCT ngày 01/08/2022 về việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, được nhập khẩu vào Việt Nam qua Campuchia, Lào, Indonesia, Mianma, ngành mía đường Việt Nam đã từng bước hồi phục.

Từ sản lượng mía 6,7 triệu tấn mía và 687,6 ngàn tấn đường trong vụ 2020/2021, đã tăng lên 7,5 triệu tấn mía và 748,1 ngàn tấn đường trong vụ 2021/2022; 9,6 triệu tấn mía và 935,1 ngàn tấn đường trong vụ 2022/2023, lên mức 10.9 triệu tấn mía và 1.147,61 ngàn tấn đường trong vụ 2023/2024.

Vụ mía 2023/2024 là lần đầu tiên Việt Nam đạt năng suất 6,8 tấn đường/ha, mức cao nhất trong khu vực ASEAN, cao hơn so với 3 quốc gia sản xuất đường chủ yếu khác trong ASEAN là Thái Lan (5,98 tấn/ha), Philippines (4,81 tấn/ha) và Indonesia (4,56 tấn/ha).

Đang ‘hồi sinh’ nhưng ngành mía đường vẫn còn nhiều thách thức
Tiến sĩ Cao Anh Đương – Viện trưởng Viện nghiên cứu Mía đường Việt Nam. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thực trạng nguồn cung và cầu của ngành mía đường hiện nay như thế nào, thưa ông?

Theo Agromonitor/Viettaders, tổng nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam hiện nay khoảng 2,18 triệu tấn/ha, trong đó 40 – 45% là cho tiêu dùng trực tiếp, phần còn lại thông qua các sản phẩm chế biến công nghiệp và lớn hơn 60% tổng nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam thuộc vùng Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh.

Về nguồn cung, cũng theo Agromonitor/Viettaders, hiện ngành mía đường Việt Nam chỉ sản xuất và đáp ứng được 39% nhu cầu tiêu dùng; 45% là từ nguồn đường nhập khẩu, phần còn lại là đường lậu và gian lận thương mại.

Thị trường đường luôn ở trong tình trạng thừa cung. Đây là tình hình vô cùng bất thường khi sản lượng đường từ mía tuy có tăng nhưng vẫn chưa phục hồi về mức sản xuất bình thường trước đây hầu như không thể tiêu thụ được.

Đặc biệt là hiện tượng bùng nổ nhập khẩu đường lỏng siro ngô HFCS và đường nhập lậu có nguồn gốc Thái Lan qua biên giới Tây Nam với Campuchia và Lào. Đường nhập lậu với bản chất là đường phá giá đã chiếm lĩnh thị trường đường vốn đã bị thu hẹp vì đường lỏng siro ngô HFCS. Giá đường trong nước giảm và ở mức thấp so với giá đường của các quốc gia trồng mía trong khu vực (Indonesia, Philippines và Trung Quốc).

Đến thời điểm này, tác động của loại đường phá giá đến chuỗi liên kết sản xuất mía đường vô cùng nghiêm trọng. Kể từ khi kết thúc vụ ép 2023/2024 đến nay, hầu như các nhà máy không thể bán được đường sản xuất từ mía vì thị trường đã bị đường nhập lậu thống trị.

Tình hình đã đến mức báo động khẩn cấp. Vì nếu tình hình này tiếp diễn, các nhà máy không thể tiêu thụ hết đường đã sản xuất trước khi vào vụ ép mới 2024/2025 dự kiến vào tháng 11/2024. Không những vậy, nếu bán để giải phóng kho, sẽ buộc phải bán dưới giá thành sản xuất dẫn đến thua lỗ và chắc chắn các nhà máy không thể duy trì giá mua mía cho nông dân trong vụ ép sắp tới.

Những năm qua, ngành mía đường Việt Nam luôn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Vậy, những thách thức cụ thể đó là gì, thưa ông?

Những thách thức chính của ngành mía đường Việt Nam trong những năm gần đây và hiện nay đó là: Hội nhập quốc tế trong bối cảnh thị trường đường thế giới biến động vì chính sách can thiệp và gian lận thương mại quốc tế. Chính phủ của nhiều quốc gia sản xuất mía đường tại Đông Nam Á và lân cận với Việt Nam đã có những chính sách can thiệp đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đường. Trong số này, có những quốc gia sản xuất mía đường chính trong khối ASEAN là Thái Lan, Philippines, Indonesia và hai quốc gia có đường biên giới chung với Việt Nam là Lào và Campuchia. Chính sách do các quốc gia này áp dụng có ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất mía đường tại Việt Nam.

Thị trường tiêu thụ đường sản xuất từ mía bị thu hẹp do sự gia tăng nhập khẩu đường lỏng sirô ngô HFCS. Hầu hết đường lỏng sirô ngô nhập khẩu vào Việt Nam là loại HFCS-55 – loại đường lỏng chứa 55% fructose và 45% glucose có độ ngọt cao hơn đường từ 25 – 60% và thực tế đã chiếm thị phần chất làm ngọt trong ngành nước giải khát, khiến cho ngành đường Việt Nam hầu như không còn đơn hàng đường từ ngành này, thị phần đường trong ngành nước giải khát vụ 2023/24 giảm đến mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây.

Môi trường kinh doanh ngành đường chưa lành mạnh: Đường nhập lậu và các loại đường vi phạm quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa và truy xuất nguồn gốc đang được bán phá giá và lưu thông tự do, không được kiểm soát chặt chẽ, khiến đường sản xuất trong nước, là đầu ra của cây mía bị thu hẹp, cắt đứt chuỗi liên kết mía đường. Ngoài ra, còn có hiện tượng một số doanh nghiệp lớn đang chi phối thị trường đường trong nước thường xuyên có hành vi ghìm hàng tăng giá, khiến giá đường bị khan hàng và giá bị đẩy lên cao bất thường.

Việc phân tích xác định chữ đường của nhà máy đường chưa khách quan, minh bạch, chưa tạo được lòng tin với người trồng mía. Người trồng mía hầu như không có tiếng nói trong việc hiệp thương, mặc cả hay đưa ra quyết định về giá mía nguyên liệu

Đang ‘hồi sinh’ nhưng ngành mía đường vẫn còn nhiều thách thức
Ngành mía đường Việt Nam ghi nhận sự hồi sinh, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức. Ảnh: Tuấn Anh

Có thông tin cho rằng thực trạng đường nhập lậu diễn ra khá mạnh, khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành gặp khó trong sản xuất, kinh doanh?

Theo thống kê hàng năm, có khoảng 600.000 tấn đường trắng được buôn bán qua biên giới Campuchia – Việt Nam và Lào – Việt Nam.

Bản chất là đường phá giá nguồn gốc từ Thái Lan đi qua Campuchia, Lào vào Việt Nam. Hiện tượng này đã xảy ra nhiều năm, trước khi ngành đường thực thi ATIGA năm 2020, Việt Nam có 41 nhà máy sản xuất đường, đến năm 2021 – 2022, chỉ còn 25 nhà máy hoạt động, hơn 100.000 gia đình nhà nông phải chuyển sang trồng cây khác.

Rất nhiều hành vi gian lận thương mại đường nhập lậu đã được cơ quan chức năng phát hiện xử lý trên tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước, tuy nhiên, nhiều kẻ hở đang được các đối tượng kinh doanh phi pháp lợi dụng.

Để củng cố và phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất mía đường, theo ông, ngành mía đường cần tập trung thực hiện nhiệm vụ gì?

Để bảo đảm phát triển bền vững, ngành mía đường Việt Nam cần có các biện pháp phù hợp để củng cố và phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất mía đường, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh cây trồng ngày càng gia tăng tại các địa phương. Một số định hướng cho công tác củng cố và phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất mía đường trong niên vụ gồm có:

Ổn định thu nhập của người trồng mía trên cơ sở người nông dân trồng mía được hưởng giá mua mía bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất và có lãi. Đồng thời, áp dụng các giải pháp công nghệ và kỹ thuật để giảm chi phí và tăng năng suất.

Áp dụng các giải pháp hỗ trợ nông dân trong công tác đầu tư trồng và thu hoạch mía trên cơ sở chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Tham gia bình ổn thị trường đường vì thị trường đường ổn định là yếu tố quan trọng bảo đảm đầu ra của chuỗi liên kết sản xuất mía – đường trên nguyên tắc đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước, hài hòa lợi ích của người trồng mía, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Ổn định giá đường ở mức hài hòa hợp lý đối với người tiêu dùng và không để giá đường vượt quá mức giá của các quốc gia lân cận.

Trong bối cảnh sản xuất đường từ mía trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, thì việc phải nhập khẩu thêm đường từ nước ngoài là tất yếu. Nhưng nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ nguồn đường nhập khẩu chính ngạch, song song với việc ngăn chặn nguồn đường nhập lậu và gian lận thương mại.

Đặc biệt, về định hướng chiến lược phát triển lâu dài của ngành mía đường, cần hết sức tránh dẫn tới viễn cảnh chúng ta là quốc gia hội đủ mọi điều kiện thuận lợi để có thể sản xuất và cung ứng đủ đường ăn cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, thậm chí tham gia xuất khẩu, lại trở thành một quốc gia hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn đường nhập khẩu như Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc),… hiện nay.

Cần kiểm soát và đối phó với hiện tượng phá giá đường khiến đầu ra của cây mía bị thu hẹp, cắt đứt chuỗi liên kết mía đường hoặc hành vi ghìm hàng tăng giá khiến giá đường bị đẩy cao bất thường,…

Xin cảm ơn ông!



Nguồn: https://congthuong.vn/dang-hoi-sinh-nhung-nganh-mia-duong-van-con-nhieu-thach-thuc-349322.html

Cùng chủ đề

‘Nữ hoàng mía đường’ ứng cử vào HĐQT Thành Thành Công – Biên Hòa

CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (mã SBT) vừa công bố thông tin 2 ứng cử viên thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới.  Đáng chú ý là bà Huỳnh Bích Ngọc. Bà Ngọc (sinh năm 1962), được mệnh danh là "nữ hoàng mía đường". Với hơn 40 năm gắn bó với ngành nông nghiệp, bà Ngọc là một trong những người có công đưa TTC AgriS trở thành công ty mía đường lớn ở Việt Nam. Bà Ngọc từng...

‘Công chúa mía đường’, con gái chủ tịch Phát Đạt bán cổ phiếu

Theo thông tin vừa công bố, bà Đặng Huỳnh Ức My, em ruột ông Đặng Hồng Anh, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, mã SCR) đã bán 110.419 cổ phiếu trong thời gian 18-24/9, theo phương thức khớp lệnh. Tạm tính theo mức giá đóng cửa ngày 24/9 của cổ phiếu SCR là 5.500 đồng/cp, bà My có thể thu về gần 600 triệu đồng. Sau giao dịch này, em ruột ông Đặng...

Thích ứng khí hậu – chìa khóa để đột phá sức cạnh tranh ngành mía đường

DNVN - Trong bối cảnh tình trạng nóng lên toàn cầu và các sự kiện thời tiết khắc nghiệt trở nên thường xuyên hơn, gây ra nhiều tổn thất cho năng suất ngành mía đường nói riêng. Điều này đòi hỏi ngành mía đường phải có chiến lược thích ứng khí hậu để nâng...

Lộ trình thúc đẩy kinh tế mới

Nhằm khắc phục những khó khăn và thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong năm 2024, Chính phủ Cuba đã công bố loạt biện pháp mới để phát triển đất nước bao gồm khôi phục cân bằng kinh tế vĩ mô, phục hồi du lịch, kiểm soát thị trường ngoại hối và tiếp cận ngoại tệ. Tại phiên họp thường kỳ của Quốc hội Cuba, phát biểu về lộ trình phát triển kinh tế mới,...

Kịch bản nào cho đồng bạc xanh trong tuần này?

Tham khảo các địa chỉ đổi Ngoại tệ - Mua Bán USD được yêu thích tại Hà Nội: 1. Tiệm vàng Quốc Trinh Hà Trung - số 27 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 2. Mỹ nghệ Vàng bạc - số 31 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 3. Cửa hàng Vàng bạc Minh Chiến - số 119 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội 4. Công ty Vàng bạc Thịnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xuất khẩu nông sản và những mảng chưa ‘sáng’

Dù thu về hàng chục tỷ USD xuất khẩu, nhưng nông sản Việt vẫn còn những mảng ‘xám’ đòi hỏi ngành hàng này cần tiếp tục khắc phục. Rau quả đối diện với bài toán chất lượng Năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đạt xấp xỉ...

Hàng tươi sống đắt khách

Vào ngày 28 Tết, không khí mua sắm trên thị trường tiếp tục sôi động. Các mặt hàng tươi sống được người dân chọn mua nhiều. Hàng hóa đa dạng, phong phú Theo Báo cáo nhanh tình hình thị trường một số mặt hàng phục vụ Tết Ất Tỵ ngày 27/01/2025 tức ngày 28 Tết âm Lịch của Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương, nhu cầu mua sắm Tết tại...

Bình ổn ngày cận Tết

Giá lúa gạo hôm nay ngày 27/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động nhiều. Thị trường lượng ít, các mặt hàng lúa gạo tương đối bình ổn. Giá lúa gạo hôm nay ngày 27/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến biến nhiều. Giá gạo các loại và lúa đi ngang so với cuối tuần. ...

Chuyện bây giờ mới kể

Một trong những dấu ấn thành công trong hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 – đó là câu chuyện về lần đầu Việt Nam tổ chức Lễ hội trái cây tại Trung Quốc. Trong những ngày cuối năm bận rộn, chúng tôi có cơ hội được trò chuyện cùng Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú và được ông chia sẻ về một trong những dấu ấn thành công trong hoạt...

Giá heo hơi hôm nay 27/1/2025: Tiếp tục đi ngang

Giá heo hơi hôm nay 27/1/2025 tiếp tục chứng kiến đi ngang trên khắp các tỉnh thành. Hiện, giá heo hơi giao dịch trong khoảng 66.000 - 69.000 đồng/kg. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (27/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục trong chuỗi ngày giao dịch ảm đạm. Giá heo hơi hôm nay...

Bài đọc nhiều

Miền Bắc tiếp đà tăng giá

Giá heo hơi hôm nay 18/12/2024 ghi nhận có sự biến động giá tại các tỉnh thành miền Bắc. Còn miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam đi ngang. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (18/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự đà tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nội cùng tăng 1.000 đồng/kg. ...

Đồng Yen Nhật duy trì ở mức thấp

Tỷ giá Yen trong nước hôm nay 25/5/2024 Tỷ giá Yen Nhật hôm nay khảo sát vào sáng ngày 25/5/2024 tại các ngân hàng, cụ thể như sau: Tại Vietcombank, tỷ giá Yen Nhật Vietcombank có tỷ giá mua là 157,13 VND/JPY và tỷ giá bán là 166,31 VND/JPY, giảm 0,4 đồng ở chiều mua và giảm 0,42 đồng ở chiều bán. Tại Ngân hàng Vietinbank, tỷ giá Yen giảm 1,01 đồng ở chiều mua và tăng...

Tỷ giá Yen Nhật đà giảm chưa dừng, chờ đợi tín hiệu mới từ BoJ

Tỷ giá Yen trong nước hôm nay 19/3/2024 Tỷ giá Yen Nhật hôm nay khảo sát vào sáng ngày 19/3/2024 tại các ngân hàng, cụ thể như sau: Tại Vietcombank, tỷ giá Yen Nhật Vietcombank có tỷ giá mua là 160,36 VND/JPY và tỷ giá bán là 169,73 VND/JPY, giảm 0,86 đồng ở chiều mua và giảm 0,91 đồng ở chiều bán. Tại Ngân hàng Vietinbank, tỷ giá Yen giảm 0,16 đồng ở chiều mua và chiều...

Đồng Yen Nhật nối tiếp xu hướng giảm trong phiên cuối tuần

Tỷ giá Yen trong nước hôm nay 26/5/2024 Tỷ giá Yen Nhật hôm nay khảo sát vào sáng ngày 26/5/2024 tại các ngân hàng, cụ thể như sau: Tại Vietcombank, tỷ giá Yen Nhật Vietcombank có tỷ giá mua là 157,13 VND/JPY và tỷ giá bán là 166,31 VND/JPY. Tại Ngân hàng Vietinbank, tỷ giá Yen tương đương với mức 158,01 VND/JPY chiều mua và 167,71 VND/JPY chiều bán. Tại Ngân hàng BIDV, tỷ giá Yen Nhật...

Tòa nhà văn phòng xanh ngày càng thu hút khách thuê

Xu hướng khách thuê ngày càng chú trọng đến các yếu tố xanh và bền vững, thể hiện qua việc các tòa nhà chất lượng cao và đạt chứng nhận xanh nhận được sự quan tâm cao. Cuối tháng 6/2024, Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) chính thức khai trương Tòa nhà E.town 6 tại quận Tân Bình (TP.HCM) sau nhiều năm thi công. Dự...

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông sản và những mảng chưa ‘sáng’

Dù thu về hàng chục tỷ USD xuất khẩu, nhưng nông sản Việt vẫn còn những mảng ‘xám’ đòi hỏi ngành hàng này cần tiếp tục khắc phục. Rau quả đối diện với bài toán chất lượng Năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đạt xấp xỉ...

Hàng tươi sống đắt khách

Vào ngày 28 Tết, không khí mua sắm trên thị trường tiếp tục sôi động. Các mặt hàng tươi sống được người dân chọn mua nhiều. Hàng hóa đa dạng, phong phú Theo Báo cáo nhanh tình hình thị trường một số mặt hàng phục vụ Tết Ất Tỵ ngày 27/01/2025 tức ngày 28 Tết âm Lịch của Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương, nhu cầu mua sắm Tết tại...

Động lực nào cho triển vọng ngành ngân hàng năm 2025?

DNVN - Môi trường kinh doanh, chất lượng tài sản, khả năng sinh lời, bộ đệm rủi ro cùng nguồn vốn và thanh khoản được coi là những động lực chính cho triển vọng tích cực của các ngân hàng Việt Nam trong năm 2025. ...

Kinh doanh bền vững là con đường tất yếu của doanh nghiệp

Đó là khẳng định ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) -...

Bình ổn ngày cận Tết

Giá lúa gạo hôm nay ngày 27/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động nhiều. Thị trường lượng ít, các mặt hàng lúa gạo tương đối bình ổn. Giá lúa gạo hôm nay ngày 27/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến biến nhiều. Giá gạo các loại và lúa đi ngang so với cuối tuần. ...

Mới nhất

Điều tra vụ cháy lớn tại Công ty phân bón ở Đắk Lắk

Công an tại Đắk Lắk đang điều tra nguyên nhân vụ cháy tại một công ty kinh doanh phân bón gây thiệt hại lớn về kinh tế. Sáng 27/1, Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ cháy lớn tại Công ty CP kinh doanh phân bón Việt Hoa NB có trụ sở...

HLV Man Utd thà cho trợ lý U70 vào sân còn hơn dùng Rashford

Marcus Rashford bị gạt ra khỏi đội hình của Man Utd trong 11 trận liên tiếp dưới thời huấn luyện viên Ruben Amorim. Nhà cầm quân người Bồ Đào Nha mới đây khẳng định thái độ cứng rắn đối với ngôi sao mang áo số 10 của "Quỷ đỏ"."Lý do luôn là tập luyện. Tôi nhìn các cầu...

Giải lo cho người tuổi Tỵ

Không ít người ngại sinh con tuổi Tỵ vì một số lý do, nhưng thực tế người sinh năm Tỵ cũng có nhiều...

Kinh doanh bền vững là con đường tất yếu của doanh nghiệp

Đó là khẳng định ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công...

Hà Nội sẵn sàng cho màn pháo hoa rực rỡ chào năm mới Ất Tỵ 2025

Kinhtedothi - Vào thời khắc Giao thừa đón chào năm mới Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội sẽ thực hiện nhiệm vụ bắn pháo hoa phục vụ Nhân dân tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. Đến nay, công tác chuẩn bị đang diễn ra theo kế hoạch và bảo đảm an...

Mới nhất

Bình ổn ngày cận Tết