Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt NamGóp ý Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Gỡ nút thắt...

Góp ý Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Gỡ nút thắt cho phát triển các dự án nguồn điện

Ngày 30/9, tại TP Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Tham vấn ý kiến đại biểu Quốc hội và chuyên gia về Dự án Luật Điện lực (Sửa đổi). Tại hội thảo có nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng liên quan đến tháo gỡ các thút thắt cho các dự án nguồn điện, đảm bảo phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và an ninh năng lượng quốc gia.

Chủ trì Hội thảo gồm ông Tạ Đình Thi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội; ông Trương Thanh Hoài – Thứ trưởng Bộ Công Thương và bà Phạm Thị Thanh Huyền – Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân; cùng sự tham dự của các chuyên gia, các Ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội.

Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tham dự Hội thảo có ông Phạm Tuấn Anh, Thành viên HĐTV Tập đoàn; ông Phan Tử Giang – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.

Toàn cảnh Hội thảo

Toàn cảnh Hội thảo

Đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện

Ông Tạ Đình Thi cho biết, Hội thảo nhằm tiếp tục lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học phục vụ cho thẩm tra, chỉnh lý dự án Luật Điện lực (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 sắp tới.

Ông nhấn mạnh, đây là đạo luật khó, phức tạp; về nội dung là kinh tế kỹ thuật chuyên ngành, chuyên môn sâu, nhưng phạm vi điều chỉnh lại rất rộng, có tính liên ngành, liên kết lớn, có tác động lớn đến kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng…

Do đó, rất nhiều yêu cầu đặt ra với Dự thảo Luật lần này như: Thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; đáp ứng được tính đồng bộ, toàn diện; khắc phục được những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành; không chồng chéo với các Luật khác; không hợp thức hóa các sai phạm; mang tính quốc tế; vừa phải giải quyết ngay những vấn đề thực tiễn mang tính cấp bách nhưng vừa đảm bảo tính dự báo, giải quyết được các vấn đề phát sinh trong thời gian tới; vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường điện;…

ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội

Ông Tạ Đình Thi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội

Với các yêu cầu và tính cấp thiết đó, ông Tạ Đình Thi đề nghị, các đại biểu tập trung thảo luận vào vấn đề chính, trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và mang tính xây dựng, để góp phần giúp cơ quan soạn thảo cũng như cơ quan thẩm tra hoàn thiện dự thảo Luật với chất lượng cao nhất.

Phát biểu tại Hội thảo, bà Phạm Thị Thanh Huyền đề cập đến tính cấp thiết phải sửa đổi Luật Điện lực nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng của nước ta được Quy hoạch điện VIII dự báo tăng nhanh đáng kể lên gần gấp đôi và gấp 5 lần nhu cầu năm 2023 tương ứng vào các năm 2030 và 2050; đồng thời đáp ứng mục tiêu và cam kết của Việt Nam với quốc tế về phát triển bền vững liên quan đến môi trường. Theo Bà Huyền, Luật Điện lực (sửa đổi) cần tạo ra khung pháp lý đồng bộ, minh bạch, khuyến khích đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và đáp ứng các mục tiêu về bảo vệ môi trường và an ninh năng lượng quốc gia. Bên cạnh đó, các quy định trong dự thảo Luật cần phải khả thi, phù hợp với thực tế của Việt Nam, tránh đưa ra những quy định quá phức tạp hoặc chưa đủ cơ sở để thực hiện, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

Tạo điều kiện thu hút đầu tư vào các dự án nguồn điện

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến đưa ra để xây dựng Luật nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong đầu tư vào các dự án nguồn điện, đặc biệt là trong bối cảnh, các dự án điện, đặc biệt là điện khí/LNG và điện gió ngoài khơi, chiếm cơ cấu lớn và vai trò quan trọng trong hệ thống điện theo Quy hoạch điện VIII nhưng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và không thu hút được đầu tư.

Ông Phan Xuân Dương, chuyên gia tư vấn năng lượng độc lập

Ông Phan Xuân Dương, chuyên gia tư vấn năng lượng độc lập cho ý kiến

Ông Phan Xuân Dương, chuyên gia tư vấn năng lượng độc lập cho biết, với các dự án nguồn điện theo Quy hoạch điện VIII, từ nay đến 2030 mỗi năm cần 12 tỷ USD và từ 2030 – 2050 mỗi năm cần khoảng 18 tỷ USD cho đầu tư phát triển nguồn. Các doanh nghiệp nhà nước chủ đạo trong lĩnh vực này chỉ có EVN, Petrovietnam, TKV không kham nổi, do đó phải thu hút đầu tư, đa dạng hóa các nguồn vốn, các hình thức đầu tư.

Về điện gió ngoài khơi, ông Dương cho rằng, nên mạnh dạn tiến hành thí điểm, để có những dự án tiên phong, rút kinh nghiệm, bài học mở đường cho các dự án khác, giao cho các tập đoàn nhà nước có kinh nghiệm liên quan như Petrovietnam triển khai thí điểm, trên cơ sở đó có thực tế để phát triển, nhân rộng ra.

Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Phan Tử Giang góp ý cho Dự thảo Luật

Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Phan Tử Giang góp ý cho Dự thảo Luật

Là một nhà đầu tư độc lập các dự án nguồn điện, hiện chiếm 8% tổng công suất lắp đặt của cả nước, ông Phan Tử Giang, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) nêu ý kiến, trong bối cảnh các nguồn giá rẻ như thủy điện, điện than đã không còn dư địa phát triển do yếu tố vật lý cũng như các yêu cầu về môi trường thì việc phát triển các dự án nguồn điện như điện khí/LNG, điện gió ngoài khơi đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo nguồn. Do đó cần có cơ chế chính sách phù hợp để thu hút đầu tư.

Trong đó, với điện LNG cần có cơ chế bao tiêu (Qc) dài hạn để có thể có phương án mua LNG theo hợp đồng dài hạn bởi giá mua dài hạn tốt hơn rất nhiều so với mua ngắn hạn. Theo tính toán hiện nay, giá mua dài hạn so với ngắn hạn có thể chênh lệch đến 73% nếu cam kết mua dài hạn chỉ 20%, so với cam kết mua dài hạn 90%. Bên cạnh đó, mua dài hạn còn đảm bảo được vấn để về ổn định nguồn cung khi thị trường khó khăn, biến động.

Cùng với đó, việc xây dựng các kho cảng LNG trung tâm (LNG Hub) cũng sẽ giảm đáng kể chi phí đầu tư xây dựng; các vấn đề liên quan đến quy hoạch, đầu tư, xây dựng sẽ tập trung, tiết kiệm chi phí, thời gian.

Nhà đầu tư Petrovietnam cũng đề xuất tăng cường huy động tối đa với điện khí thiên nhiên trong nước, không chỉ để đảm bảo hiệu quả các dự án điện khí trong nước mà còn đóng góp vào nguồn thu ngân sách quốc gia từ các dự án thượng nguồn. “Nếu khí thiên nhiên trong nước được huy động năm 2024 đạt 90 – 100% lượng khí khai thác dự kiến thì thu ngân sách nhà nước với thượng nguồn từ khí tăng 1,75 – 2,14 nghìn tỷ đồng/năm. Trường hợp có thêm nguồn khí Lô B từ năm 2027, nếu lượng khí được huy động hết theo khả năng khai thác thì ngân sách nhà nước sẽ thu được khoảng 24 nghìn tỷ đồng/năm trong giai đoạn bình ổn. Mỗi kWh giá điện khí trong nước nhà nước thu tổng cộng khoảng 45%/đơn giá điện.” ông Giang cho hay.

Đối với các dự án điện gió ngoài khơi, ông Trần Hồ Bắc, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong triển khai các dự án điện gió ngoài khơi. Dựa trên kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt ở các quốc gia lân cận, ông Bắc đề nghị có chính sách về phân kỳ đầu tư, tăng cường phân cấp, phân quyền, chính sách về giao khu vực biển, giao đất;… Đặc biệt, ông Bắc đề nghị chính sách ưu tiên sản xuất điện gió ngoài khơi để xuất khẩu, vừa giải quyết vấn đề giá điện còn cao, đồng thời thực hiện các mục tiêu về kinh tế, môi trường, tạo công ăn việc làm, an ninh biển đảo,….

“Dự thảo Luật dành một chương cho năng lượng tái tạo nhưng không có đề cập gì đến nguồn quỹ cho phát triển, nên chăng Luật này phải thể chế hóa nguồn vốn phát triển, xây dựng quỹ phát triển năng lượng tái tạo chuyên biệt, từ nhiều nguồn”, Đại biểu Thạch Phước Bình, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh nêu ý kiến.

Đại biểu Phạm Xuân Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Đại biểu Phạm Xuân Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp nêu ý kiến

Đại biểu Phạm Xuân Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, “Cơ chế thực hiện thí điểm điện gió ngoài khơi là cần thiết, doanh nghiệp nhà nước thực hiện thí điểm nhưng phải có cơ chế hỗ trợ tài chính, sự giúp sức của nhà nước”.

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng trao đổi nhiều vấn đề về cơ chế giá điện, cơ chế thị trường điện, chính sách phát triển điện ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn về hạ tầng, phát triển dự án điện song song với mục tiêu bảo vệ môi trường,…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã tiếp thu và giải trình các ý kiến của các đại biểu, chuyên gia tại Hội thảo. Ông khẳng định cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu tối đa trên tinh thần cầu thị cao nhất để hoàn thiện bản dự thảo tốt nhất.

Kết luận Hội thảo, ông Tạ Đình Thi nhấn mạnh, đây là đạo luật khó, phức tạp cần thời gian nghiên cứu, để tiếp tục đóng góp ý kiến hoàn thiện. Ông mong rằng, trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được các ý kiến đóng góp của các đại biểu, chuyên gia đối với cơ quan chủ trì soạn thảo Bộ Công Thương cũng như cơ quan chủ trì thẩm ta dự án là Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Ông khẳng định, tất cả các ý kiến sẽ được tiếp thu hoặc giải trình, để làm sao khi trình ra Quốc hội đạt sự đồng thuận và chất lượng cao nhất.

Mai Phương – Lê Trúc

 

Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/69437e2e-a14b-44be-962a-82e0ceac958b

Cùng chủ đề

Phó chủ tịch Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên được điều động làm Phó bí thư Thành ủy Cần Thơ

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên, được Ban Bí thư điều động, chỉ định giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ Cần Thơ, nhiệm kỳ 2020-2025. Chiều ngày 10/2, Thành ủy Cần Thơ tổ...

Trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp quy mô lớn nhất Cần Thơ

Dự án có quy mô diện tích 540,58 ha, tổng vốn đầu tư 308,218 triệu USD. Đây là dự án khu công nghiệp có quy mô diện tích cũng như vốn đầu tư lớn nhất trên địa bàn TP. Cần Thơ tính tới thời điểm hiện tại. Sáng ngày 6/2, UBND TP. Cần Thơ long trọng tổ chức Lễ công bố - trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư và Giấy...

Thành ủy Cần Thơ thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận

Chiều 6/2, Thành ủy Cần Thơ tổ chức hội nghị công bố các quyết định về việc sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ của các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Đảng bộ TP Cần Thơ. ...

Thành ủy Cần Thơ công bố các quyết định về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ

(NLĐO)- Ông Nguyễn Ngọc Tâm, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ, được phân công giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy ...

Nữ thạc sĩ và cô gái học sư phạm âm nhạc viết đơn tình nguyện nhập ngũ

Nguyễn Thụy Như Anh tốt nghiệp thạc sĩ loại giỏi và Nguyễn Thị Thu Hiền đang học đại học ngành sư phạm âm nhạc đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ vào năm 2025. Nữ thạc sĩ ngành tài nguyên môi trường tình nguyện nhập ngũ Cô gái 25 tuổi Nguyễn Thụy Như Anh (ngụ phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) vừa tốt nghiệp thạc sĩ, loại giỏi, ngành Tài nguyên và Môi trường của Đại học Cần...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát triển cảng xanh – tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Với lợi thế về hạ tầng cảng biển, ngành hàng hải Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư và khai thác hệ thống cảng biển theo tiêu chí “xanh” và bền vững, kết nối đồng bộ với khu vực và thế giới, gia tăng giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu.Các cảng tại Việt Nam nhanh chóng tìm phương án “xanh hoá” để hiện thực mục tiêu phát triển kinh tế biểnTổ chức Hàng hải quốc...

Ra quân hưởng ứng phong trào “Đường tàu

Trong không khí phấn khởi của mùa xuân, ngày 10/02, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức lễ phát động phong trào "Đường tàu - Đường hoa" và chương trình “Tết trồng cây” xuân Ất Tỵ 2025 tại ga Kép. Đây là một hoạt động thể hiện tinh thần trách nhiệm của ngành đường sắt với môi trường, với cảnh quan của tuyến đường, nhà ga và với thế hệ tương lai. Phong trào trồng cây vào mỗi...

Phó Tổng giám đốc Lê Quang Trung phát động phong trào thi đua tại 3 cảng biển liên doanh của VIMC thuộc khu vực...

Trong không khí đầu Xuân Giáp Thìn, đoàn công tác của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) do Phó Tổng giám đốc Lê Quang Trung dẫn đầu đã đến thăm, động viên và phát động phong trào thi đua tại 3 cảng biển liên doanh của VIMC thuộc khu vực Cái Mép – Thị Vải, bao gồm: cảng CMIT, SSIT và SP – PSA.Chuyến thăm là hoạt động thường niên thể hiện sự quan tâm sâu...

Hội thảo “Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng” – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngay những ngày làm việc đầu năm sau Tết Nguyên đán, Cảng Hải Phòng triển khai Hội thảo “ Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng”. Hội thảo “ Lấy khách hàng làm trung tâm”Dự và chỉ đạo Hội nghị có Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc cùng Ban điều hành, lãnh đạo các phòng, ban, trung tâm và các đơn vị thành viên của Công ty.Báo cáo tại Hội nghị, ông Lê Võ Quang...

Cảng CMIT đón chuyến tàu đầu tiên của hợp tác Gemini kết nối trực tiếp Việt Nam với Bờ Tây Hoa Kỳ – Tổng...

Chiều ngày 7/2, tàu mẹ Maersk Antares – chuyến tàu đầu tiên thuộc Hợp tác Gemini khai thác trên tuyến dịch vụ TP6/WC1 đã rời cảng CMIT sau khi hoàn tất xếp dỡ an toàn và nhanh chóng cho gần 11.000 TEU hàng hóa và container rỗng với năng suất bến ấn tượng 172 container/giờ.Tàu Maersk Antares đã rời Cảng CMIT sau khi hoàn tất xếp dỡ an toàn và nhanh chóng gần 11.000 TEU hàng hóa và...

Bài đọc nhiều

Petrovietnam tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần của Kết luận 76-KL/TW

Để thống nhất nhận thức về ý nghĩa, nội dung và tổ chức thực hiện Kết luận 76-KL/TW, được sự đồng ý của Thường trực Ban Bí thư, ngày 21/8/2024 tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Kết luận số 76-KL/TW. Đại diện lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội, Bộ Công Thương, Ban...

Quan trọng nhất là phải đưa Nghị quyết vào cuộc sống

Ngày 24-4-2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 76-KL/TW (KL76) nhằm đánh giá 8 năm thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW (NQ41), đồng thời mở ra những hướng phát triển, định hướng mới phát triển ngành Dầu khí Việt Nam nói chung và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) nói riêng. Để có cái nhìn tổng thể về KL76 và các vấn đề trong khâu thực hiện, TS Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng ban...

Niềm hy vọng mới ở Kho Vàng

Đồng chí Trần Quang Dũng, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh Lào Cai trao đổi về công tác tái thiết thôn Kho Vàng. Ký ức hãi hùng Chúng tôi có mặt tại xã Cốc Lầu, Bắc Hà, Lào Cai khi mà dư âm của trận “đại hồng thủy" vẫn còn chưa dứt. Trên con đường liên huyện, ven theo bờ sông Chảy, mỗi một đoạn lại...

Những trụ cột trong chuyển đổi số toàn diện ở các doanh nghiệp ngành Dầu khí

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đóng vai trò nòng cốt trong nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Trước bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, Petrovietnam đã và đang nỗ lực triển khai các chương trình chuyển đổi số toàn diện trong toàn Tập đoàn và các đơn vị thành viên, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động, nâng cao năng suất lao động,...

Lo ngại bị đối xử thiếu bình đẳng trong dự thảo quy định hoàn thuế GTGT

Dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi) đang được gấp rút hoàn thiện, tiến tới Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua. Tuy nhiên, vẫn có điều khoản quy định bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn kinh doanh. Đề xuất doanh nghiệp có 1 hay 2 loại thuế suất thuế GTGT trở lên đều được đối xử bình đẳng và công bằng (Ảnh minh họa) Dự thảo Luật quy định tại Khoản 3, Điều...

Cùng chuyên mục

Petrovietnam mong muốn hợp tác với Ba Lan về đóng tàu, dịch vụ cảng biển

Chiều ngày 17/1, tại Warsaw, Ba Lan, Bộ Công Thương Việt Nam đã phối hợp với Bộ Kinh tế Phát triển và Công nghệ Ba Lan tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và có bài phát biểu tại diễn đàn. Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan là một trong những sự kiện quan trọng trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba...

Phát huy bản lĩnh Petrovietnam trong thực hiện Kế hoạch năm 2025

Phát huy bản lĩnh Petrovietnam trong thực hiện Kế hoạch năm 2025 | 17/01/2025 Lượt xem: ...

Petrovietnam làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thanh Hóa

Petrovietnam làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thanh Hóa | 17/01/2025 Lượt xem: 27 ...

Petrovietnam đổi mới từ cốt lõi để bứt phá tăng trưởng “2 con số”

Petrovietnam đổi mới từ cốt lõi để bứt phá tăng trưởng “2 con số” Nhằm tập trung thực hiện, hoàn thành tốt các mục tiêu trên, ngay từ đầu năm 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn đã ban hành Nghị quyết 950-NQ/ĐU về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2025. Đổi mới từ cốt lõi, phát triển vượt trội Chủ đề công tác năm 2025 được Đảng ủy Tập đoàn xác...

“Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

Ảnh minh họa. Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, sáng 13/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu từ cấp tỉnh đến cấp xã ở các địa phương. Trong bài phát biểu chỉ...

Mới nhất

thống nhất các nội dung về đổi mới quản lý, tinh gọn bộ máy

Kinhtedothi-Chiều 10/2, đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp để xem xét, thông qua các nội dung trình tại Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Cuộc họp tập trung vào việc giải quyết các công việc phát sinh đột xuất và triển khai Đề án sắp...

Nam Định có thêm cụm công nghiệp hơn 666 tỷ đồng

CCN Nam Thanh được quy hoạch diện tích 50ha, vị trí giao thông thuận lợi: phía Bắc giáp thôn Quyết Tiến, xã Nam Thanh; phía Nam giáp xã Trực Tuấn, phía Đông giáp xã Trung Đông (huyện Trực Ninh); phía Tây giáp tuyến đường bộ Nam Định - Lạc Quần. CCN này sẽ tập trung các ngành nghề hoạt...

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Miền Bắc mưa phùn, sương mù

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Thời tiết Miền Nam và miền Bắc đối lập trong ngày 11/2. Trong khi miền Bắc chìm trong mưa phùn và sương mù, trời rét, thì miền Nam lại đón nắng vàng rực rỡ. Theo chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết, từ ngày 11 - 20/2,...

Tổng công ty phát điện 1 muốn đầu tư nhà máy nhiệt điện 55.000 tỉ đồng, cuối năm 2030 vận hành

Tổng công ty Phát điện 1 đề xuất làm chủ đầu tư Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị hiện đã được đưa vào Quy hoạch điện VIII, nhưng chưa có chủ đầu tư với tổng vốn 55.000 tỉ đồng, dự kiến phát điện cuối năm 2030. ...

Cổ phiếu thép lao dốc, VN-Index giảm gần 12 điểm

NDO - Phiên giao dịch ngày 10/2, áp lực bán gia tăng trên diện rộng khiến thị trường chìm trong sắc đỏ sau bốn phiên tăng liên tiếp, trong đó nhóm cổ phiếu thép lao dốc. Điểm nhấn phiên này là nhóm cổ phiếu khoáng sản lội ngược dòng tiếp tục bứt phá với nhiều mã tăng...

Mới nhất