Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chính“Lợi” và “hại” khi đồ uống có đường chịu thuế tiêu thụ...

“Lợi” và “hại” khi đồ uống có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt


“Lợi” và “hại” khi đồ uống có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Chuẩn bị được trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ tám, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) với đề xuất bổ sung nước giải khát có đường vào diện chịu thuế đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả người dân và doanh nghiệp.





Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5 g/100 ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Tại Tờ trình Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Chính phủ nêu rõ, xu thế chung về cải cách thuế tiêu thụ đặc biệt ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là mở rộng cơ sở tính thuế. Việc này nhằm hạn chế tiêu dùng một số loại hàng hóa có hại cho sức khỏe cộng đồng, trẻ em, môi trường, hoặc nhà nước cần có sự điều tiết về tiêu dùng, bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ mới vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (như nước giải khát có đường).

Dự thảo Luật bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5 g/100 ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế suất 10%) để thực hiện các chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Bộ Y tế về thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam.

Chính sách mới này, theo Chính phủ, nhằm kịp thời ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng thừa cân, béo phì đáng báo động ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhằm dự phòng giảm thiểu rủi ro bệnh tật và gánh nặng y tế đối với bệnh không lây nhiễm, nâng cao nhận thức và hạn chế tiêu thụ nước giải khát có đường, mang lại lợi ích về sức khỏe cộng đồng, đặc biệt đối với giới trẻ, thế hệ tương lai của quốc gia, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tại Báo cáo Đánh giá tác động của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) dẫn hàng trăm con số minh chứng cho sự cần thiết phải hạn chế tiêu thụ nước giải khát có đường.

Như, nhiều nhóm nước giải khát có đường được tiêu thụ trong năm 2022 tăng trưởng mạnh so với năm 2021, cụ thể là đồ uống có ga (16,7%), nước tăng lực (25,5%), nước rau và quả (16,92%), nước uống thể thao (35,6%), trà pha sẵn (9,8%). Dự kiến, các sản phẩm này tiếp tục tăng trưởng 6,4 – 8,7% trong năm tiếp theo.

Trong khi đó, tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em Việt Nam là đáng báo động. Nếu không có các can thiệp hiệu quả, ước tính đến năm 2030, Việt Nam sẽ có gần 2 triệu trẻ em trong độ tuổi 5 – 19 tuổi bị thừa cân, béo phì.

Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường, theo Bộ Tài chính, làm tăng giá các sản phẩm nước giải khát có hàm lượng đường cao, định hướng người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế, hoặc nước giải khát ít đường.

Đối với ngân sách nhà nước, thì năm 2026 tăng thu so với năm 2025 khoảng 2.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, số thu các năm sau sẽ giảm hơn so với năm đầu, do tác dụng của mục tiêu đánh thuế nước giải khát có đường để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng (sử dụng ít đi) và nhà sản xuất (chuyển đổi công thức, sản xuất sản phẩm có hàm lượng đường dưới ngưỡng đánh thuế).

Tác động tích cực nữa, theo đánh giá của Ban Soạn thảo, là sẽ khuyến khích các doanh nghiệp thay đổi thành phần, công thức sản xuất nước giải khát, giảm tỷ lệ đường trong sản phẩm để không chịu thuế. Từ đó, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Thẩm tra sơ bộ, đa số ý kiến thành viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội nhất trí với việc bổ sung sản phẩm nước giải khát vào diện chịu thuế, đồng thời, đề nghị Chính phủ làm rõ nội dung “theo Tiêu chuẩn Việt Nam”, vì quy định này có thể dẫn đến vướng mắc trong thực hiện đối với các sản phẩm nhập khẩu không được sản xuất theo Tiêu chuẩn Việt Nam, song vẫn có hàm lượng đường trên 5 g/100 ml.

Nhất trí với chính sách mới nói trên, song Bộ Y tế đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, bổ sung theo lộ trình các loại đồ uống có đường khác để phù hợp với định nghĩa của WHO, gồm các loại đồ uống có chứa đường tự do, như nước ngọt có ga hoặc không có ga; nước ép và đồ uống từ trái cây/rau củ; chất cô đặc dạng bột và lỏng; nước có pha chế hương liệu; nước tăng lực và đồ uống cho người chơi thể thao; trà pha sẵn; cà phê pha sẵn và đồ uống sữa có pha chế hương liệu.

“Theo định nghĩa của WHO, thì còn một số loại chưa được bao hàm trong khái niệm nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam”, Bộ Y tế giải thích.

Tác động tiêu cực đến doanh nghiệp không lớn

Theo Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường là không khả thi trong việc đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì. Bởi béo phì là một căn bệnh phức tạp do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm nạp dư thừa năng lượng, thiếu hoạt động thể chất… Sử dụng nước giải khát có đường không phải là nguyên nhân chính và duy nhất.

Hiệp hội này cũng cho rằng, áp thuế là không hiệu quả trong việc tác động lên hành vi của người tiêu dùng, bởi hiệu ứng thay thế khi người tiêu dùng có thể tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống khác có hàm lượng đường và ca-lo cao hơn nước giải khát, như sữa, milo, bánh ngọt.

Sẽ tiếp tục nghiên cứu

– Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Hiện có 107 quốc gia trên toàn thế giới và 6/10 quốc gia trong ASEAN đánh thuế nước giải khát có đường. Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đưa ra tiêu chuẩn nước giải khát có hàm lượng đường trên 5 g/100 ml theo tiêu chuẩn của Việt Nam để quản lý theo đúng tiêu chuẩn này. Theo đó, hàng nhập khẩu nếu đạt tiêu chuẩn này, thì vẫn cứ thu thuế. Bộ Khoa học và Công nghệ đã có quy định về tiêu chuẩn của Việt Nam đối với các loại hàng hóa này. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về quy định áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường.

Một số ý kiến tại Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng cho rằng, với mục tiêu góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, thì việc chỉ đề xuất bổ sung nước giải khát có đường vào diện chịu thuế là chưa bao quát toàn diện các sản phẩm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. Vì nước giải khát có đường không phải là sản phẩm duy nhất có hàm lượng đường, nên nếu chỉ thu thuế đối với sản phẩm này, thì người tiêu dùng vẫn có thể tiêu thụ đường với hàm lượng cao hơn từ các sản phẩm khác (như bánh, kẹo,…), dễ gây tình trạng thừa cân, béo phì và có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng hơn.

Đồng thời, các ý kiến này cho rằng, việc thu thuế đối với đồ uống có đường có thể thay đổi hành vi lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng, song chưa hẳn đã đạt được mục tiêu hạn chế tiêu dùng, do người dân có nhiều lựa chọn khác để thay thế, như sử dụng các sản phẩm có đường được pha chế tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng. Đây là những sản phẩm rất khó để kiểm soát hàm lượng đường và cơ quan quản lý thuế cũng không có đủ căn cứ để thu thuế đối với các sản phẩm đồ uống này.

Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam nhấn mạnh, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có tác động lớn tới đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp là ngành nước giải khát và các ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan, như ngành mía đường, bao bì, bán lẻ và hậu cần ở Việt Nam, đặc biệt là ảnh hưởng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đưa nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt dễ gây phản ứng mạnh từ phía các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu nước giải khát, cũng là tác động tiêu cực được Cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tính đến.

Nhưng, Bộ Tài chính lập luận, việc thực hiện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có hàm lượng đường trên 5 g/100 ml sẽ làm tăng giá bán, từ đó góp phần làm giảm nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này. Do đó, trong thời gian đầu có thể ảnh hưởng giảm sản lượng, doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu mặt hàng này và các ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan như ngành mía đường, bao bì, bán lẻ.

“Tuy nhiên, mức thuế suất đề xuất 10% trên giá bán của cơ sở sản xuất sẽ có tác động khiêm tốn đến giá bán lẻ của các sản phẩm (tăng giá khoảng 5%), nên tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp không lớn. Để giảm tiêu thụ nước giải khát có đường, giá bán lẻ mặt hàng này cần phải tăng 20% trở lên, tương đương với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt trên giá bán ra của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải là 40%”, Bộ Tài chính phân tích.

Ngoài ra, Cơ quan chủ trì soạn thảo nêu rõ, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường như một chính sách y tế công cộng, đặc biệt là một biện pháp phòng ngừa để bảo vệ, nâng cao sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thanh thiếu niên. Từ đó góp phần kiểm soát được yếu tố nguy cơ gây bệnh, làm giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong, nên giảm áp lực lên hệ thống y tế, giảm quá tải bệnh viện.





Nguồn: https://baodautu.vn/loi-va-hai-khi-do-uong-co-duong-chiu-thue-tieu-thu-dac-biet-d226110.html

Cùng chủ đề

Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày hôm nay...

Bác sĩ chỉ cách ăn trứng tốt nhất cho người lớn tuổi

Những gì chúng ta ăn có tác động đáng kể đến quá trình lão hóa sức khỏe khi chúng ta già đi, đặc biệt là khi phải đối phó với những thay đổi khi qua tuổi 60. ...

Đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn

Theo Healthline, một nghiên cứu cho thấy không chỉ lượng đường tiêu thụ, mà nguồn gốc của nó và tần suất tiêu thụ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo nghiên cứu được công...

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt của Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Xuất nhập khẩu Tomato. ...

Những món ăn nên tránh khi mắc huyết áp cao

Huyết áp cao hay tăng huyết áp có thể được kiểm soát bằng hoạt động thể chất đều đặn, duy trì cân nặng phù hợp và có một chế độ ăn uống hợp lý. Hướng dẫn từ chuyên gia dinh dưỡng rất quan trọng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đồng Nai đón 14 dự án xông đất đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USD

Chiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án đầu tư mới và 6 dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký gần 738 triệu USD. Đồng Nai đón 14 dự án "xông đất" đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USDChiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án đầu tư mới và 6 dự án tăng...

Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà

Tuyến cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh là một trong những phân đoạn của cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh là một trong ba tuyến cao tốc trục ngang trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh trị giá 22.000 tỷ đồngTuyến cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh là một trong những phân đoạn của cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh là một...

EVN tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp trong năm 2025

Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp EVN đã nhấn mạnh công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng trong năm 2025, cần quyết tâm thực hiện có hiệu quả, trên tinh thần đổi mới tư duy và cách làm. Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp EVN đã nhấn mạnh công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng trong năm 2025, cần quyết tâm...

Cá mập PYN Elite Fund chào 2025 bằng hiệu suất thấp nhất 4 năm

Hiện cổ phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong top danh mục đầu tư của PYN. Cổ phiếu được nắm giữ nhiều nhất là STB (Sacombank) với tỷ trọng 20,1%, tiếp theo là MBB, TPB, CTG. Hiện cổ phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong top danh mục đầu tư của PYN. Cổ phiếu được nắm giữ nhiều nhất là STB (Sacombank) với tỷ trọng 20,1%, tiếp theo là...

Xây dựng Hòa Bình đã lãi; ACV lãi đậm; Vietjet hợp tác với OpenAirlines

Xây dựng Hòa Bình đã lãi sau 2 năm lỗ; ACV lãi đậm nhất trong lịch sử; Vietjet hợp tác với OpenAirlines; Masan Consumer đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 2 chữ số;Trùm phân phối thiết bị điện tử ghi nhận lợi nhuận quý IV cao nhất. Xây dựng Hòa Bình đã lãi; ACV lãi đậm; Vietjet hợp tác với OpenAirlinesXây dựng Hòa Bình đã lãi sau 2 năm lỗ; ACV lãi đậm nhất trong lịch sử; Vietjet hợp...

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 86,3-88 triệu đồng/lượng (mua -...

Giá vàng hôm nay 6/2/2025 đột ngột lao dốc, SJC và nhẫn ‘bay màu’ nửa triệu đồng

Giá vàng hôm nay 6/2/2025 trong nước đột ngột lao dốc theo giá vàng thế giới, sau 3 ngày tăng liên tiếp. Vàng miếng SJC và nhẫn trơn giảm nửa triệu đồng mỗi lượng, rơi khỏi mốc 91 triệu đồng trước ngày vía Thần Tài. Giá vàng nhẫn trong nước đầu giờ sáng nay được điều chỉnh tăng trong biên độ hẹp. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đầu giờ sáng nay niêm yết giá vàng nhẫn loại...

Hàng nghìn lượt khách dự sự kiện “Ice cũng có Tết 2025” tại Meyhomes Capital Phú Quốc

ANTD.VN - Với không gian nghệ thuật lung linh, kết hợp cùng nhiều hoạt động mang màu sắc văn hóa truyền thống và những trải nghiệm giải trí hiện đại, sự kiện “Ice cũng có Tết 2025” đã thu hút hàng ngàn lượt khách trong và ngoài nước ghé đến tham dự nhân kỳ nghỉ lễ Tết Ất Tỵ 2025 vừa qua. ...

Bùng nổ cảm xúc tại đêm concert Lễ hội Vàng 2025

ANTD.VN - Ngày 5/2 (tức mồng 8 Tết Ất Tỵ), không gian tại Lễ hội Vàng DOJI bừng sáng như một bức tranh rực rỡ sắc màu với điểm nhấn là chương trình Mini Concert Lễ hội Vàng – Xuân An Khang, nơi truyền thống giao thoa cùng hiện đại, nơi nghệ thuật, thời trang và trang sức hòa quyện, tạo nên một đêm hội thăng hoa cảm xúc. Chương trình mini Concert Lễ hội Vàng – Xuân...

Bất chấp giá vàng hơn 90 triệu, một người ở Hà Nội vẫn ‘ôm’ 13 lượng để cầu may

Ông N.V.T. (Hoàn Kiếm - Hà Nội) đã bỏ ra gần 1,2 tỉ đồng để mua 13 lượng vàng vào trưa nay, 7-2, bất chấp giá vàng cao. Theo ghi nhận, sức mua vàng ngày Thần Tài năm nay không mạnh bằng năm ngoái. ...

Cùng chuyên mục

Siêu đề án 355km metro tại TP.HCM: Chính phủ trình gì lên Quốc hội?

Các cơ chế, chính sách đặc biệt chính là tiền đề, nền tảng để hai thành phố lớn nhất của cả nước bắt đầu cuộc cách mạng xây dựng mạng lưới metro. Theo đề án metro, TP.HCM sẽ đầu tư đồng loạt và hoàn...

Cáp treo Tây Ninh, lữ hành Vietravel, công viên Đầm Sen kinh doanh ra sao năm qua?

Nhiều công ty du lịch lữ hành trong năm qua ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm, có nơi thoái vốn ở các công ty con và giải thể hàng loạt chi nhánh, văn phòng đại diện. Du lịch Thành Thành Công: doanh...

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Theo quy hoạch đã được phê duyệt của 63 địa phương, Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp (KCN) quy hoạch phát triển mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.

Thủ tướng phê bình 30 bộ ngành, địa phương chưa báo cáo tháo gỡ các dự án tồn đọng kéo dài

Thủ tướng phê bình, yêu cầu các bộ và 30 địa phương chưa gửi báo cáo kiểm điểm xác định rõ trách nhiệm cá nhân báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 17-2. Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện...

Chỉ trong 1 tháng, cà phê xuất khẩu đạt mức kỷ lục, lần đầu vượt rau quả, thủy sản

Giá cà phê tháng 1 tăng hơn 78% so với cùng kỳ năm 2024, đẩy cà phê xuất khẩu lên 763 triệu USD, mức kỷ lục lịch sử chỉ trong 30 ngày. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cà phê xuất...

Mới nhất

Nhộn nhịp thị trường đồ cúng Rằm tháng Giêng trên ‘chợ mạng’

Trên ‘chợ mạng’, những mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng được quảng cáo dày đặc với mức giá chỉ từ 800 nghìn đồng/mâm. Ngày Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên) là một ngày lễ quan trọng để người Việt Nam thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, thần linh, mong...

Đồng Nai đón 14 dự án xông đất đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USD

Chiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án đầu tư mới và 6 dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký gần 738 triệu USD. Đồng Nai đón 14 dự án "xông đất" đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USDChiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai...

Bao lâu và khi nào chúng ta nên kiểm tra cân nặng?

Nếu đang nỗ lực giảm cân, có thể bạn sẽ muốn cân mỗi ngày để theo dõi tiến độ. Việc cân hằng ngày có thể giúp bạn đi đúng hướng, nhưng cũng có thể dẫn đến suy nghĩ ám ảnh. ...

Ông Trump hé lộ cuộc điện đàm với Tổng thống Putin về tương lai xung đột ở Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hé lộ về cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm thảo luận việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tiếp Bộ trưởng Bộ Đầu tư Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất

(MPI) - Chiều ngày 08/02/2025, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đã tiếp Bộ trưởng Bộ Đầu tư Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Mohamed Alsuwaidi nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư song phương giữa hai quốc gia. ...

Mới nhất