Trang chủNewsThế giớiNợ nước ngoài đè nặng các nền kinh tế đang phát triển...

Nợ nước ngoài đè nặng các nền kinh tế đang phát triển – Sự đảo ngược lịch sử


4 năm bị ảnh hưởng bởi những cú sốc bên ngoài, nhất là đại dịch Covid-19, đã khiến nhiệm vụ trả nợ nước ngoài trở nên bất khả thi ở nhiều nền kinh tế đang phát triển. Ngân khố nhà nước nhanh chóng cạn kiệt và các thách thức về tài chính chồng chất.

Gánh nặng nợ nước ngoài làm cho tình trạng nghèo đói gia tăng ở Kenya. Ảnh: The Standard
Gánh nặng nợ nước ngoài làm cho tình trạng nghèo đói gia tăng ở Kenya. Ảnh: The Standard

LTS: Sau những cú sốc như đại dịch Covid-19, lạm phát, khó khăn hậu Covid-19, xung đột và thiên tai…, không ít nước đang phát triển phải gánh thêm các khoản vay nợ nước ngoài. Giờ đây, khả năng trả nợ và phát triển kinh tế của các nước này đang gặp thách thức lớn. Nhiều giải pháp đã được đưa ra để giúp các nền kinh tế đang phát triển tránh rơi vào tình trạng nợ xấu.

Thực trạng

Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất đối với trái phiếu kho bạc vào tháng 3-2022, tiền tệ của các quốc gia thu nhập thấp giảm mạnh giá trị, chính phủ các nước mất quyền tiếp cận thị trường vốn. Ở châu Phi cận Sahara, 19 quốc gia không thể, hoặc có nguy cơ cao không trả được nợ.

Các cuộc biểu tình bạo lực bắt đầu ở Nairobi, Kenya vào tháng 6-2022 như một phản ứng trực tiếp đối với đề xuất của chính phủ về dự luật tài chính giúp tăng thuế để trả nợ nước ngoài. Gánh nặng nợ nần của Kenya đã buộc các nhà lãnh đạo của nước này phải cắt giảm ngân sách liên bang, bao gồm cả chi tiêu cho y tế, để dồn tiền trả nợ.

Chính phủ cũng hoãn trả lương cho các công chức. Tháng 2-2023, Nairobi phải phát hành trái phiếu quốc tế với lãi suất cao ngất ngưởng là 10% so với khoảng 6% đối với trái phiếu mà nước này phát hành năm 2021, để tái cấp vốn cho các khoản nợ hiện tại và đáp ứng nhu cầu phát triển. Kenya hiện đang chi 75% doanh thu thuế cho việc trả nợ.

Khi các chính phủ chuyển ngày càng nhiều nguồn lực để giải quyết gánh nặng nợ, họ sẽ có ít tiền hơn cho các khoản đầu tư để cải thiện cuộc sống của người dân. Tổng giá trị thanh toán lãi suất của 75 quốc gia nghèo nhất thế giới, trong đó hơn một nửa là ở châu Phi, đã tăng gấp 4 lần trong thập niên qua. Năm 2024, theo kế hoạch, các quốc gia này sẽ phải chi hơn 185 tỷ USD, tương đương khoảng 7,5% tổng GDP để trả nợ.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), con số đó lớn hơn số tiền các nước này chi hàng năm cho y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng cộng lại. Tăng trưởng đình trệ đã làm giảm khả năng ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm của các quốc gia trong bối cảnh những tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu, gia tăng bất ổn chính trị và buộc mọi người phải di cư. Có tới gần 40% các quốc gia đủ điều kiện nhận viện trợ phát triển từ WB, GDP bình quân đầu người hiện nay thấp hơn so với trước đại dịch. WB mô tả đây là “sự đảo ngược lịch sử trong quá trình phát triển”.

Vòng lẩn quẩn

Để hiểu rõ hơn về tình thế khó khăn do nợ nước ngoài, hãy xem xét trường hợp Ethiopia. Vào những năm 1980, đây là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới và đã trải qua nạn đói tàn khốc. Tuy nhiên, đất nước này đã trở thành một trong những câu chuyện thành công nhất về y tế và phát triển toàn cầu.

Từ năm 2000-2019, số ca tử vong do các bệnh truyền nhiễm đã giảm một nửa, tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm 2/3 và tỷ lệ tử vong ở bà mẹ giảm 3/4. Việc tiếp cận vệ sinh và nước sạch cũng được cải thiện đáng kể. Từ năm 2004-2019, GDP bình quân đầu người của Ethiopia đã tăng gần 200% và nền kinh tế của nước này tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm.

Nhưng trong vài năm qua, thành quả này đã mất đi. Ethiopia đã phải chịu đựng các cuộc khủng hoảng chồng chất, từ sự bùng phát dịch bệnh đến cuộc nội chiến tàn khốc ở Tigray. Hàng trăm ngàn thường dân thiệt mạng, cộng thêm thảm họa thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt và hàng tỷ con châu chấu hoành hành. Với doanh thu thuế giảm sút, viện trợ quốc tế cho y tế cơ bản và phát triển giảm xuống mức thấp nhất trong gần một thập niên.

Chính phủ Ethiopia không có tiền để ứng phó hay đáp ứng nhu cầu của hơn 120 triệu người dân. Nợ đã trở thành khoản mục lớn nhất trong ngân sách của chính phủ, trong khi đầu tư vào các lĩnh vực phát triển con người bị đình trệ. Chính phủ chỉ chi 8USD bình quân đầu người cho y tế so với 26USD để trả nợ trong năm tài chính kết thúc vào tháng 7-2021.

Các kế hoạch chuyển đổi hệ thống y tế của đất nước phải hoãn lại. Do không có đủ nguồn tài trợ và mức lương ổn định, nhân viên y tế bỏ nghề. Một vòng lẩn quẩn là đầu tư vào y tế và phát triển giảm do không có nguồn lực tài chính, dẫn đến tăng trưởng kinh tế giảm kéo theo giảm chi tiêu cho y tế.

KHÁNH MINH tổng hợp





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/no-nuoc-ngoai-de-nang-cac-nen-kinh-te-dang-phat-trien-su-dao-nguoc-lich-su-post761351.html

Cùng chủ đề

“Cùng em bước tiếp” nối dài ước mơ học tập của các bạn nhỏ sau đại dịch COVID-19

Chiến dịch “Cùng em bước tiếp” được Saigon Children’s Charity (saigonchildren) chính thức khởi động, nhằm hỗ trợ cho những trẻ em mất người thân do đại dịch COVID-19. ...

Việt Nam: Hình mẫu kinh tế cho các nước đang phát triển

Theo World Bank, hành trình phát triển kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 21 đang là bài học kinh nghiệm quý giá cho các quốc gia đang phát triển. Trong bối cảnh thế giới đã bước qua một phần tư thế kỷ 21, tổ chức Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa công bố báo cáo chuyên sâu về các quốc gia đang phát triển, trong đó nêu bật Việt Nam như một hình mẫu...

Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào công việc chung của “Nhóm G77 và Trung Quốc”

Ngày 25/10, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập “Nhóm G77 và Trung Quốc”. Tham dự sự kiện có Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Philemon Yang cùng Đại sứ các nước thành viên G77 và Trung Quốc tại tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Theo phóng viên TTXVN tại New York, phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Đặng Hoàng Giang,...

Rebirth – sự tái sinh của thương hiệu thời trang White Chic

Bộ sưu tập REBIRTH của WHITE CHIC đánh dấu sự tái sinh mạnh mẽ, kết hợp vẻ đẹp vượt thời gian với xu hướng thời trang bền vững. Những thiết kế tối giản, thanh lịch, nhưng đầy cá...

Nợ công an toàn, Việt Nam đang vay nợ ở đâu?

Chính phủ vừa có báo cáo Quốc hội về tình hình nợ công năm 2024 và dự kiến năm 2025.Theo đó, trên cơ sở ước thực hiện vay, trả nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia năm 2024, dự kiến các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2024 nằm trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Campuchia thăm Philippines vào tuần tới

Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr sẽ chào đón Thủ tướng Campuchia Hun Manet trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Philippines từ ngày 10-11/2.

Lần đầu tiêm kích F-35 Mỹ chạm mặt Su-57 Nga tại triển lãm hàng không

Công chúng trong ngày 10.2 chứng kiến hai mẫu tiêm kích chủ lực của Mỹ và Nga đã cùng xuất hiện tại triển lãm hàng không Ấn Độ (Aero India 2025). ...

Nga gạt phắt ý tưởng mới của Ukraine, Tổng thống Pháp có kế hoạch đến Đông Nam Á, Trung Quốc nhắc nhở Mỹ về...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ấn Độ quyết tâm tự lực quốc phòng, niềm tin vào Nga giúp Moscow “xưng vương” trong mảng bán vũ khí

Ngày 10/2, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cam kết, nước này sẽ thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thiết bị quốc phòng trong những năm tới, đồng thời khẳng định, Nga vẫn là đối tác lâu năm và đáng tin cậy trong lĩnh vực này.

Cùng chuyên mục

Đối thoại là giải pháp khả thi duy nhất cho xung đột Nga-Ukraine

Trung Quốc ca ngợi cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin, nhấn mạnh tầm quan trọng của một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Ukraine.

Tổng thống Mỹ điện đàm với Tổng thống Nga và Ukraine, nói sẽ gặp ông Putin tại Saudi Arabia và có lệnh ngừng bắn...

Trung Quốc chỉ trích tư duy “tổng bằng không” của Washington, Australia phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, NATO bất ngờ về thay đổi chính sách của Mỹ trong vấn đề Ukraine, Ấn Độ cáo buộc Pakistan vi phạm lệnh ngừng bắn…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Hamas đồng ý thả con tin như kế hoạch, gợi ý thỏa thuận ngừng bắn được cứu

Lực lượng Hamas vừa thông báo sẽ thả con tin vào cuối tuần này như kế hoạch, gợi ý mâu thuẫn vừa qua với Israel về thỏa thuận ngừng bắn đã được giải quyết. ...

Đức điều tra vụ tàu chiến mới bị nghi phá hoại

Quan chức Đức cho biết một số tàu chiến của nước này bị hư hại do các hành vi phá hoại trong thời gian gần đây. ...

Úc và Trung Quốc chỉ trích nhau về vụ bắn pháo sáng tại Biển Đông

Úc tố cáo chiến đấu cơ Trung Quốc đã có hành động không an toàn với máy bay tuần biển Úc tại Biển Đông, trong khi Bắc Kinh có phát ngôn phản đối. ...

Mới nhất

Cô gái Hải Phòng gác bằng đại học xung phong nhập ngũ

TPO - Ngày 13/2, TP Hải Phòng và tỉnh Hải Dương đồng loạt tổ chức lễ giao hơn 5.300 công dân tham gia nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân. Trong đó, có cô gái trẻ Ngô Thùy Linh (22 tuổi) gác bằng đại học, xung phong tình nguyện nhập ngũ, theo đuổi ước mơ. ...

Valentine 14/2 ai là người tặng quà?

Valentine 14/2 nam hay nữ là người tặng quà khi đây là dịp lễ đặc biệt để bày tỏ tình yêu của mình đến với nửa kia và các cặp đôi thường tặng quà cho nhau? ...

Đại biểu đề nghị cân nhắc việc xem xét, thông qua luật trong một kỳ họp

Nhiều đại biểu đề nghị xem lại việc định hướng các dự án luật, nghị quyết về nguyên tắc sẽ được xem xét, thông qua trong một kỳ họp. Thực tế nhiều dự án luật khi trình Quốc hội vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. ...

Công an khẳng định clip bị móc túi ở bệnh viện là tạo dựng, sẽ xử lý người trục lợi

Tại cơ quan công an, Hồ Thị Xuân khai nhận thông tin bị 2 người móc túi tại cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 như trong clip gây xôn xao mạng xã hội những ngày qua là không đúng sự thật. Hôm nay (13/2), tổ công tác của Công quận 1, TPHCM phối hợp cùng Công an xã Ea Ô,...

Việt Nam sẵn sàng tham gia nỗ lực quốc tế giải quyết xung đột Nga

(NLĐO)- Việt Nam ủng hộ các nỗ lực trung gian hòa giải của cộng đồng quốc tế nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình lâu dài cho...

Mới nhất