Trang chủPolitical ActivitiesHồ sơ Chương trình MTQG về Văn hóa đủ điều kiện trình...

Hồ sơ Chương trình MTQG về Văn hóa đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8



Sáng 27/9, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục đã tiến hành phiên họp toàn thể xem xét các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá giai đoạn 2025-2035. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tham dự phiên họp. Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng.

Hồ sơ Chương trình MTQG về Văn hóa đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 - Ảnh 1.

Quang cảnh Phiên họp

Đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8

Trình bày báo cáo, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho biết, Chương trình gồm 7 mục tiêu tổng quát và 9 mục tiêu cụ thể đến năm 2030 và 9 nhóm mục tiêu cụ thể đến năm 2035. Chương trình được thiết kế gồm 10 nội dung thành phần.

Về thời gian thực hiện, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép Chương trình thực hiện trong giai đoạn 2025-2035. Trong đó năm 2025 chỉ tập trung thực hiện các hoạt động xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản, tài liệu hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, hệ thống giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý Chương trình, chuẩn bị đầu tư các nhiệm vụ và các nội dung quản lý khác;

Giai đoạn thứ 1 theo kỳ trung hạn 2026-2030 sẽ tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra trong thời gian qua; Giai đoạn thứ 2 theo kỳ trung hạn 2031-2035, tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh của nền kinh tế Việt Nam.

Trình bày báo cáo thẩm tra Chương trình, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng cho biết, Thường trực Ủy ban nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình và cho rằng việc xây dựng Chương trình ở thời điểm hiện nay đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn.

Hồ sơ Chương trình MTQG về Văn hóa đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 - Ảnh 2.

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy báo cáo tại Phiên họp

Việc triển khai thực hiện Chương trình sẽ góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

“Thường trực Ủy ban nhận thấy hồ sơ Chương trình đã được chỉnh lý trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Thông báo Kết luận số 3652/TBKL); ý kiến thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục (Báo cáo thẩm tra số 2457/BC-UBVHGD15 ngày 23.5.2024); ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ và Hội trường (Báo cáo của Tổng thư ký Quốc hội số 4509/BC-TTK). Một số nội dung quan trọng của Chương trình đã được tiếp thu, chỉnh lý như: mục tiêu, cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện Chương trình…” – nhấn mạnh điều này, ông Phan Viết Lượng khẳng định, hồ sơ Chương trình đã cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.

Ông Phan Viết Lượng cũng cho biết, về mục tiêu thực hiện Chương trình, Thường trực Ủy ban nhận thấy, cơ quan chủ trì soạn thảo đã nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, rà soát, chỉnh sửa các mục tiêu theo hướng tránh trùng lặp với các chương trình, dự án đã được phê duyệt hoặc đang triển khai; bảo đảm tính khái quát hơn tại mục tiêu tổng quát; rà soát sự phù hợp, mối quan hệ logic giữa mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể; bổ sung một số nội dung để bảo đảm tính đồng bộ giữa xây dựng, vận hành hiệu quả thiết chế văn hóa cơ sở; bổ sung số liệu cụ thể về di tích; chỉnh sửa một số mục tiêu bảo đảm tính sát thực, khả thi. Thường trực Ủy ban cơ bản nhất trí với những nội dung chỉnh lý về mục tiêu trong dự thảo Nghị quyết.

Về phạm vi, quy mô của Chương trình, theo dự thảo Nghị quyết, Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước và tại một số quốc gia có mối quan hệ, tương tác văn hóa lâu dài với Việt Nam, có đông đảo người Việt Nam sinh sống, lao động học tập. Thường trực Ủy ban nhất trí với phạm vi của Chương trình.

Xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài là cần thiết, phù hợp

Đối với việc đầu tư, xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, theo ông Phan Viết Lượng, Thường trực Ủy ban nhất trí và cho rằng đây là việc làm cần thiết, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

“Các ý kiến của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 băn khoăn về nội dung này đã được giải trình cụ thể trong Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ VHTTDL. Tiếp thu ý kiến đại biểu, Chính phủ đã bổ sung Phụ lục số 10 về hoạt động của các Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài hiện nay (tại Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư) để làm rõ cơ cấu tổ chức, đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm. Thường trực Ủy ban thống nhất quy định nội dung này trong dự thảo Nghị quyết (là một trong những cơ chế đặc thù thực hiện khác quy định của Luật Đầu tư công)”, Phó Chủ nhiệm Phan Viết Lượng trình bày nêu rõ.

Hồ sơ Chương trình MTQG về Văn hóa đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 - Ảnh 3.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng giải trình, báo cáo tại phiên họp

Về thời gian thực hiện Chương trình, Thường trực Ủy ban thống nhất với đề xuất của Chính phủ về thời gian thực hiện Chương trình, từ năm 2025 đến hết năm 2035; trong đó, năm 2025 tập trung thực hiện nhiệm vụ xây dựng khung pháp lý, cơ chế chỉ đạo, điều phối, vận hành, tiêu chí, phương pháp quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện cũng như chuẩn bị các nguồn lực đầu tư.

Giai đoạn 2026-2030, tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra trong thời gian qua; giai đoạn 2031-2035: tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực để phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Tại Phiên họp, các ý kiến đánh giá cao nỗ lực của Cơ quan chủ trì soạn thảo đã nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, đồng thời đã rà soát, chỉnh sửa các mục tiêu của Chương trình.

Các đại biểu bày tỏ ủng hộ các quan điểm được thể hiện trong dự thảo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về nội dung này và cho rằng, việc xây dựng Chương trình ở thời điểm hiện nay đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn; việc triển khai thực hiện Chương trình sẽ góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã giải đáp cụ thể các ý kiến của đại biểu. Bộ trưởng khẳng định, Bộ VHTTDL sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp trên tinh thần cầu thị, nghiêm túc. Sau khi được Quốc hội thông qua, năm 2025 sẽ tập trung vào việc xây dựng khung pháp lý để đến năm 2026 có thể triển khai ngay được.

“Tinh thần là Chương trình sẽ phân cấp triệt để cho các địa phương. Chính phủ không làm thay các địa phương, các địa phương cần phát huy vai trò chủ động, chịu trách nhiệm thực hiện Chương trình theo phân cấp”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Hồ sơ Chương trình MTQG về Văn hóa đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Đắc Vinh phát biểu kết thúc nội dung Phiên họp.

Phát biểu kết thúc nội dung Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, sau khi nghiên cứu, thảo luận trực tiếp và nghe ý kiến phát biểu giải trình, làm rõ thêm các nội dung từ phía Cơ quan chủ trì soạn thảo, các thành viên Ủy ban tham dự Phiên họp đều cơ bản nhất trí với các nội dung của dự thảo Báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035. Đối với một số góp ý cụ thể, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện.

Tại Phiên họp buổi sáng, các đại biểu đã biểu quyết và thống nhất thông qua dự thảo Báo cáo thẩm tra về nội dung này.



Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/ho-so-chuong-trinh-mtqg-ve-van-hoa-du-dieu-kien-trinh-quoc-hoi-tai-ky-hop-thu-8-20240928173006873.htm

Cùng chủ đề

Bế mạc sự kiện môi trường tầm quốc gia tại Quảng Nam

(NLĐO) - Năm Phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia lần đầu được tổ chức với nhiều hoạt động ý nghĩa, lan tỏa thông điệp chung sống hài hòa với thiên nhiên. ...

Buổi chiều ở chợ Bến Thành trong mắt sinh viên truyền thông đa phương tiện

Chiều 21-2, 50 sinh viên khối ngành truyền thông đa phương tiện Trường đại học Nguyễn Tất Thành thực hành tác nghiệp thực tế buổi đầu tiên tại chợ Bến Thành, TP.HCM. ...

Rùa biển thay đổi cách làm tổ để ứng phó với biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi rùa xanh và rùa đầu to làm tổ ở Cyprus đã phát hiện ra rằng chúng quay trở lại nơi làm tổ thường xuyên sớm hơn mỗi năm để tránh tình trạng cho nhiệt độ tăng cao. Đối với loài rùa biển, nhiệt độ quyết định giới tính sinh học của con non, với nhiều con cái được sinh ra hơn khi trời ấm hơn, cũng như ít con nở...

Chi gần 20 triệu USD mua tàu mới, vận tải Hải An đặt kế hoạch kỷ lục

Nếu đạt mục tiêu doanh thu hơn 4.200 tỉ đồng, năm 2025 sẽ đánh dấu mức doanh thu cao nhất trong lịch sử hoạt động của Hải An từ khi thành lập năm 2009. Hoạt động kinh doanh chính của Hải An là vận...

Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, hội nhập

NDO - Sáng ngày 21/2, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã chủ trì “Hội nghị chuyên đề và định hướng phát triển thị trường chứng khoán trong xu hướng hội nhập” do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chủ trì tổ chức cùng chuỗi sự kiện Hội nghị Tiểu ban Khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APRC) của IOSCO. Hội nghị còn có sự tham dự của ông Rodrigo Buenaventura - Tổng thư ký Tổ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai thác hiệu quả nguồn lực văn học tại địa phương

Những năm qua, hoạt động văn học nghệ thuật tại các địa phương đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho cộng đồng. ...

Lưu giữ văn hóa cội nguồn

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thật sự trở thành sức mạnh nội sinh, tạo động lực cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. ...

Hà Giang kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao sắp diễn ra trên địa bàn huyện...

Đồng chí Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao sắp diễn ra trên địa bàn huyện Mèo Vạc ngày 15/02. Cùng đi có lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Thường trực UBND huyện...

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đức Liêm và Chính trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói chung, về đức Liêm và Chính nói riêng là tài sản quý báu của Đảng và nhân dân ta, vẹn nguyên giá trị, mở đường đổi mới, soi sáng tương lai, trường tồn cùng dân tộc và nhân loại. Hiểu thấu và thực hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về...

“Mở cánh cửa” khai thác tuyến du lịch tàu biển

Du lịch tàu biển quốc tế tới Hạ Long (Quảng Ninh) đang dần sôi động trở lại. Trong đó, tuyến Bắc Hải - Hạ Long không chỉ góp phần "mở cánh cửa" ra thị trường lớn đầy tiềm năng, mà còn tạo ra hành trình mới cho khách Việt. ...

Bài đọc nhiều

Tình hình sản xuất công nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra trong tháng 01/2025 nên số ngày làm việc ít hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01 năm 2025 ước tính giảm 9,2% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,6%. ...

Hội nghị “Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025”…

Báo cáo tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, sản lượng cá tra năm 2024 ước tính đạt đạt 1,67 triệu tấn, bằng 99% so cùng kỳ 2023. Tính đến ngày 15/10/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,56 tỉ USD, tăng 8,9% so cùng kỳ năm 2023, cả năm ước đạt 2 tỷ USD. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng là không đồng đều do có sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia...

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Trong tháng 01/2025, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là gần 94,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 81,5 nghìn lao động, tăng 6,6% về số doanh nghiệp, giảm 2,4% về vốn đăng ký và giảm 14,8% về số lao động so với tháng 12/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 30,3% về số doanh nghiệp, giảm 39,3% về số vốn...

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản tham dự Triển lãm Supermarket Trade Show 2025

Triển lãm SMTS là một trong những hội chợ triển lãm thường niên về thương mại có quy mô lớn nhất ở Nhật Bản do Hiệp hội Siêu thị quốc gia Nhật Bản chủ trì tổ chức. SMTS là nơi tụ họp của rất nhiều công ty có danh tiếng của Nhật Bản và nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, bán buôn và bán lẻ, phân phối các sản phẩm thực phẩm vào hệ thống các chuỗi...

Mời tham dự các hội chợ, triển lãm tháng 3 năm 2025 tại Ấn Độ

Các hội chợ, triển lãm tại Ấn Độ được tổ chức chuyên nghiệp, thu hút hàng nghìn doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng cơ hội này để quảng bá sản phẩm, thiết lập quan hệ hợp tác và ký kết các hợp đồng giá trị lớn. Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Ấn Độ, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ xin giới...

Cùng chuyên mục

Rùa biển thay đổi cách làm tổ để ứng phó với biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi rùa xanh và rùa đầu to làm tổ ở Cyprus đã phát hiện ra rằng chúng quay trở lại nơi làm tổ thường xuyên sớm hơn mỗi năm để tránh tình trạng cho nhiệt độ tăng cao. Đối với loài rùa biển, nhiệt độ quyết định giới tính sinh học của con non, với nhiều con cái được sinh ra hơn khi trời ấm hơn, cũng như ít con nở...

Khai thác hiệu quả nguồn lực văn học tại địa phương

Những năm qua, hoạt động văn học nghệ thuật tại các địa phương đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho cộng đồng. ...

Ấn Độ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric Filament Yarn có xuất …

Sản phẩm bị điều tra dự kiến là sợi Elastomeric filament yarn thuộc các mã HS: 5402, 5403 và 5404.Sản phẩm này xuất khẩu từ Việt Nam đã từng bị Ấn Độ điều tra và áp thuế chống bán phá giá từ những năm 2016. Tuy nhiên năm 2022, Bộ Tài chính Ấn Độ đã dừng áp thuế đối với sản phẩm này sau khi rà soát cuối kỳ. Trong trường hợp khởi xướng, đây là lần thứ...

Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha tham gia gian hàng kết nối kinh doanh tại Sự kiện Kinh doanh và …

Ngay tại gian hàng, Thương vụ đã tiếp xúc và trực tiếp kết nối giao thương với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của vùng Madrid trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm thực phẩm, đồ uống, dệt may, y tế, bao bì, mỹ phẩm, tư vấn kinh doanh và dịch vụ nhân sự,… Các thông tin về các hoạt động xúc tiến thương mại, danh mục các hội chợ triển lãm quốc tế tổ chức tại...

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn làm việc với Google Việt Nam

Ngày 21/2, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hoàng Minh Sơn đã có buổi làm việc trực tuyến với Tổng Giám đốc Google Việt Nam, ông Marc Woo nhằm trao đổi về việc cung cấp các công cụ học tập và giảng dạy được hỗ trợ bằng AI trong giáo dục và...

Mới nhất

Petrovietnam đạt doanh thu khủng ngay tháng 1/2025

Bất chấp những biến động của giá dầu và thách thức từ thị trường, Petrovietnam vẫn duy trì hoạt động an toàn, ổn định, hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong tháng 1/2025. Bất chấp những biến động của giá dầu và thách thức từ thị trường, Petrovietnam vẫn duy trì hoạt động an...

Đột biến giao dịch ở cổ phiếu đầu tiên trên sàn chứng khoán

Đã rất lâu rồi, nhà đầu tư mới thấy sắc tím hiện diện ở cổ phiếu REE của CTCP Cơ điện lạnh - một trong 2 doanh nghiệp đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Đột biến giao dịch ở cổ phiếu đầu tiên trên sàn chứng khoánĐã rất lâu rồi, nhà đầu tư mới thấy...

Học viện Cảnh sát nhân dân tuyển 530 sinh viên đại học chính quy

Năm nay, Học viện Cảnh sát nhân dân được Bộ Công an giao tuyển 530 sinh viên đại học chính quy và 150 sinh viên đào tạo học văn bằng 2 nghiệp vụ công an, từ nguồn các thí sinh đã có bằng tốt nghiệp trình độ...

Khai thác hiệu quả nguồn lực văn học tại địa phương

Những năm qua, hoạt động văn học nghệ thuật tại các địa phương đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho cộng đồng. ...

Mới nhất