Trang chủPolitical ActivitiesĐại tướng Lê Trọng Tấn

Đại tướng Lê Trọng Tấn


(Bqp.vn) – Đồng chí Lê Trọng Tấn (tên thật là Lê Trọng Tố), sinh ngày 01/10/1914 trong một gia đình nông dân yêu nước tại thôn An Định, làng Nghĩa Lộ, xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội). Trải qua hơn 40 năm hoạt động cách mạng, dù trên bất cứ cương vị nào, đồng chí Lê Trọng Tấn luôn nêu cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không lùi bước trước mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân và Quân đội giao phó. Đại tướng Lê Trọng Tấn thực sự là niềm tự hào của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam; có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Đại tướng Lê Trọng Tấn (Lê Trọng Tố).

(1914 – 1986)

Nhà quân sự mưu lược, sáng tạo và quyết đoán

Trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, trải qua nhiều vị trí chỉ huy khác nhau của Quân đội, từ chỉ huy đánh đồn Đồng Quan giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nét nổi bật về tài năng quân sự của Đại tướng Lê Trọng Tấn là chỉ huy giành thắng lợi trong nhiều chiến dịch; một vị tướng trận mạc, luôn có mặt ở những chiến trường gai góc và nóng bỏng nhất, có khả năng chỉ huy làm xoay chuyển cục diện chiến trường. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: “Đại tướng Lê Trọng Tấn là một người chỉ huy dũng cảm và sáng tạo, mưu lược và quyết đoán, có ý thức trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật rất cao, trong hoàn cảnh gay go phức tạp thế nào, đồng chí cũng tìm cách khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ”.

Trong chiến dịch Việt Bắc (1947), Trung đoàn 87 của Khu 10 do đồng chí Lê Trọng Tấn chỉ huy đã lập công xuất sắc trên sông Lô, góp phần cùng với quân dân Việt Bắc đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn và làm phá sản chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp; bảo toàn và phát triển bộ đội chủ lực, bảo vệ cơ quan đầu não và căn cứ địa của cả nước, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp phát triển sang một thời kỳ mới. Trong chiến dịch Sông Thao (1949), đồng chí Lê Trọng Tấn được cấp trên giao làm Tư lệnh chiến dịch. Đây là một trong những chiến dịch đánh lớn đầu tiên của Quân đội ta. Chiến dịch kết thúc thắng lợi, ta đã tiêu diệt và bức rút 25 cứ điểm, phá vỡ một mảng lớn phòng tuyến Sông Thao, tạo thế liên hoàn nối liền vùng tự do của ba tỉnh Sơn La, Lào Cai, Yên Bái. Qua chiến dịch, bộ đội chủ lực tiến bộ vượt bậc về chiến thuật diệt cứ điểm. Trong chiến dịch Biên Giới (1950), Trung đoàn 209 do đồng chí Lê Trọng Tấn làm Trung đoàn trưởng, được Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ định làm Chỉ huy phó trận tiến công tiêu diệt cứ điểm Đông Khê trực tiếp chỉ huy đánh bại Binh đoàn Sác-tông, góp phần vào thắng lợi, tạo ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến, góp phần làm thay đổi cục diện chiến tranh… Đặc biệt, trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), với bản lĩnh chỉ huy kiên quyết, sáng tạo, đồng chí Lê Trọng Tấn trên cương vị Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312 đã cùng tập thể chỉ huy động viên, khơi dậy sức mạnh ý chí của cán bộ, chiến sĩ đơn vị, quán triệt và thực hiện tốt việc chuyển phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”, tổ chức tiến công tiêu diệt địch, góp phần cùng quân và dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Đồng chí Lê Trọng Tấn (ngoài cùng bên trái) tại Sở Chỉ huy chiến dịch Quảng Trị năm 1972. (ảnh: TTXVN)

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và chiến tranh biên giới Tây Nam, trí tuệ, tài thao lược của Đại tướng Lê Trọng Tấn tiếp tục được khẳng định trong những chiến dịch lớn mà đồng chí được cử làm Tư lệnh chiến dịch. Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào (từ ngày 20/01 – 23/3/1971) là một chiến dịch phản công, đánh tiêu diệt quy mô lớn, trên cương vị Tư lệnh chiến dịch, đồng chí Lê Trọng Tấn đã cùng tập thể chỉ huy quân và dân ta chiến đấu ngoan cường, mưu trí, giành thắng lớn; đánh dấu bước phát triển mới của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, tác động mạnh đến cục diện chiến trường, giáng đòn nặng vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, tạo điều kiện cho các chiến trường khác đẩy mạnh tiến công tiêu diệt địch.

Đảm nhiệm cương vị Tư lệnh chiến dịch trong Chiến dịch Trị Thiên (1972), đồng chí Lê Trọng Tấn đã cùng tập thể chỉ huy quân và dân ta tiến công, tiêu diệt địch, giải phóng tỉnh Quảng Trị và một số xã tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo ra thế và lực mới cho cách mạng, tiến tới góp phần buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, rút quân về nước. Trong chiến dịch Huế – Đà Nẵng (3/1975), Tư lệnh chiến dịch Lê Trọng Tấn đã chỉ huy các lực lượng làm nên chiến công vang dội, góp phần làm tan rã quân đội Sài Gòn, đập tan ý đồ co cụm chiến lược của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho quân và dân ta tập trung lực lượng thực hiện đòn tiến công chiến lược cuối cùng giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam Việt Nam. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (4/1975), đồng chí Lê Trọng Tấn là Phó Tư lệnh chiến dịch trực tiếp chỉ huy cánh quân phía Đông và Đông Nam, gồm Quân đoàn 2 và Quân đoàn 4 tiến vào giải phóng Sài Gòn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; tiến vào Dinh Độc Lập bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh và toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn, kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Chiến tranh biên giới Tây Nam (1979) nổ ra, đồng chí Lê Trọng Tấn được cử làm Tư lệnh mặt trận Tây Nam, với tài thao lược, đồng chí đã chỉ huy quân và dân ta phối hợp chặt chẽ với quân và dân Cam-pu-chia đánh đổ chế độ diệt chủng và giành những thắng lợi to lớn, giải phóng hoàn toàn Thủ đô Phnôm Pênh (7/01/1979), giúp đất nước Cam-pu-chia hồi sinh, xây dựng lại đất nước.

Nhà chiến lược quân sự có tầm nhìn xa trông rộng nhưng cũng rất cụ thể

Đại tướng Lê Trọng Tấn – Nhà chiến lược quân sự có tầm nhìn xa trông rộng được thể hiện trước hết trong công tác tham mưu, tác chiến mà đồng chí đảm nhận. Từ năm 1961 – 1978, đồng chí là Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam kiêm Tư lệnh của nhiều mặt trận; từ năm 1978 – 1986, đồng chí là Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Đại tướng Lê Trọng Tấn đã góp phần quan trọng giúp Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương hoạch định kế hoạch quân sự trong kháng chiến và xây dựng đất nước. Chỉ tính riêng hai chiến dịch lớn có ý nghĩa quyết định thắng lợi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX (Điện Biên Phủ và Hồ Chí Minh) đều in đậm dấu ấn của nhà tham mưu chiến lược tài giỏi Lê Trọng Tấn.

Mùa Hè năm 1953, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Quốc phòng, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312 Lê Trọng Tấn và Đại đoàn phó Đại đoàn 308 Cao Văn Khánh – Những con người chỉ huy tài giỏi của hai Đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội ta được giao nhiệm vụ phụ trách tổ nghiên cứu chuyên đề “Tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm”. Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm thành công và thất bại của bộ đội ta khi tiến công tập đoàn cứ điểm Nà Sản, dựa vào cách bố trí của địch ở thị xã Hòa Bình trong Chiến dịch Hòa Bình, cùng với việc tham khảo kinh nghiệm của quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc và Hồng quân Liên Xô, tổ nghiên cứu đã biên soạn tài liệu tiến công tập đoàn cứ điểm. Chuyên đề “Tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm” được Bộ Quốc phòng thảo luận làm tiền đề cho phương án tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đó là sự đóng góp to lớn của hai nhà tham mưu chiến lược cho chiến thắng Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Từ đầu năm 1973, sau khi ký Hiệp định Pa-ri về Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ Tổng Tham mưu thành lập Tổ Trung tâm để nghiên cứu kế hoạch quân sự giải phóng miền Nam do đồng chí Lê Trọng Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng làm Tổ trưởng. Nhiều vấn đề về chiến lược được đặt ra và thảo luận tại Tổ, làm tiền đề để Bộ Quốc phòng dự thảo “Kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam”. Tháng 7/1974, tại Đồ Sơn (Hải Phòng), đồng chí Lê Trọng Tấn đã báo cáo với đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn về “Kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam”. Tại hội nghị Bộ Chính trị từ ngày 30/9 – 8/10/1974, Đại tướng Lê Trọng Tấn báo cáo Đề án kế hoạch chiến lược hai năm và riêng năm 1975 với quyết tâm hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 – 1976. Sau hai ngày thảo luận, Bộ Chính trị thống nhất với kết luận của đồng chí Lê Duẩn: Quyết tâm của ta là động viên nỗ lực toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, mở cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa cuối cùng, đưa chiến tranh cách mạng phát triển đến mức cao nhất, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân ngụy, đánh chiếm Sài Gòn – sào huyệt trung tâm của địch cũng như tất cả các thành thị khác, đánh đổ ngụy quyền trung ương và các cấp, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Năm 1975, sau chiến thắng Phước Long, Bộ chính trị có cơ sở khẳng định quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975. Hội đồng khoa học quân sự Bộ Quốc phòng được thành lập do Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Chủ tịch; Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng làm Phó Chủ tịch thứ nhất; hai Phó Tổng Tham mưu trưởng là Thượng tướng Hoàng Văn Thái và đồng chí Lê Trọng Tấn làm Phó Chủ tịch thường trực. Nhiệm vụ của Hội đồng là nghiên cứu và từng bước có kế hoạch rà soát từng chuyên đề của kế hoạch Tổng tiến công giải phóng miền Nam của Bộ Tổng Tham mưu đã dự thảo, trao đổi những vấn đề lớn về chiến dịch, kinh nghiệm về tiến công và nổi dậy, cũng như những vấn đề về lý luận quân sự, nghệ thuật quân sự đã được tổng kết.

Ngay sau Hội nghị Bộ Chính trị bàn về Kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam, ngày 9/1/1975, Thường trực Quân ủy Trung ương họp, trọng tâm bàn về chiến dịch Tây Nguyên. Ngày 4/3/1975, chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu nhưng ngay từ đầu tháng 2, đồng chí Lê Trọng Tấn đã đề nghị và được Quân ủy Trung ương đồng ý việc nghiên cứu kế hoạch tác chiến các bước tiếp theo chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch Huế – Đà Nẵng, Sài Gòn. Khi Tổng Tư lệnh hạ quyết tâm mở chiến dịch Huế – Đà Nẵng thì đồng chí được cử làm Tư lệnh chiến dịch và đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Sau chiến thắng Huế – Đà Nẵng, đồng chí Lê Trọng Tấn cũng là người nêu ý kiến về việc thành lập cánh quân phía Đông theo quốc lộ 1 tiến vào Sài Gòn. Thực tiễn chứng minh đề nghị ấy là chuẩn xác, có tầm chiến lược. Đó là một hướng tiến công rất lợi hại trong chiến dịch mang tên Bác. Được sự đồng ý của đồng chí Lê Duẩn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cánh quân phía Đông được thành lập và do đồng chí làm chỉ huy đã thần tốc tiến vào sào huyệt cuối cùng của chính quyền Sài Gòn. Trong Hội nghị tổng kết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp biểu dương: “Cánh quân phía Đông là sáng tạo của Bộ Tổng Tham mưu vì nó không có từ đầu trong kế hoạch giải phóng miền Nam”.

Từ những trải nghiệm sâu sắc thực tiễn chiến trường và trước những yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra, đồng chí Lê Trọng Tấn đã viết nhiều tác phẩm, luận văn quân sự có giá trị cùng hàng chục bài báo đăng trên các báo, tạp chí trong và ngoài nước. Các tác phẩm mà đồng chí Lê Trọng Tấn để lại thực sự là những công trình khoa học, tổng kết giàu tính thực tiễn và lý luận nhằm tham mưu cho Đảng, Nhà nước và Quân đội những vấn đề chiến lược về quân sự, quốc phòng nhưng cũng rất cụ thể. Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Xây dựng và thực hiện phương hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ, quy chế, quy định của Nhà nước và Quân đội trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng và chỉ đạo tổ chức thực hiện; hoạch định cơ chế, chính sách quân sự, quốc phòng ở tầm toàn quân và giải pháp, quy định, môi trường pháp lý cho các hoạt động quân sự; xây dựng để trên phê duyệt, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng, trong đó tập trung vào xác lập cơ chế quản lý điều hành, xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương và đơn vị; xây dựng tổ chức, con người, nhất là công tác nhà trường, huấn luyện quân sự, xây dựng đội ngũ cán bộ quân sự, tham mưu của lực lượng vũ trang.

Đặc biệt, đồng chí Lê Trọng Tấn rất coi trọng và quan tâm đến việc xây dựng nền nghệ thuật quân sự Việt Nam và phát triển nghệ thuật quân sự, nhất là nghệ thuật chiến dịch tiến công, phản công, phòng ngự; về chỉ đạo tác chiến; về xây dựng huyện thành pháo đài và phát huy vai trò của dân quân, tự vệ; về nâng cao hiệu suất chiến đấu của bộ đội chủ lực và trình độ tổ chức chỉ huy của cán bộ chỉ huy, cơ quan chỉ huy các binh đoàn; về phương thức tác chiến hiệp đồng binh chủng trong chiến tranh giải phóng dân tộc; về huấn luyện chiến đấu trong những điều kiện mới của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN… Từ những vấn đề được đặt ra trong thực tiễn chiến đấu và đều được giải quyết thành công ngay trong thực tiễn sống động một cách sáng tạo theo đường lối, quan điểm của Đảng, đồng chí rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá trong công tác huấn luyện, xây dựng Quân đội tiến lên chính quy, hiện đại. Đó cũng chính là những đóng góp quan trọng của đồng chí Lê Trọng Tấn trong công tác nghiên cứu, học tập của cán bộ các cấp cũng như đối với việc xây dựng, phát huy những đặc điểm độc đáo của nền nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện nay và mai sau.

Người chỉ huy đức độ, hết lòng thương yêu bộ đội

Đại tướng Lê Trọng Tấn được cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân yêu mến không chỉ ở tài năng cầm quân đánh giặc mà còn ở đức độ. Là một cán bộ quân sự, nhưng đồng chí là tấm gương sáng về đạo đức, sống có tình nghĩa, thủy chung, rất mực thương yêu bộ đội. Đại tướng Lê Trọng Tấn hiểu sức mạnh hơn cả vũ khí của đội quân cách mạng chính là yếu tố con người. Tình thương yêu giữa cán bộ và chiến sĩ lúc thường cũng như lúc chiến đấu quyết định sức mạnh chiến đấu của quân đội. Là người trực tiếp chỉ huy của nhiều trận đánh, Đại tướng Lê Trọng Tấn luôn đau xót mỗi khi ra trận có những cán bộ, chiến sĩ dưới quyền phải hy sinh, mãi mãi không trở về. Thắng lợi trong từng trận đánh, tất yếu có sự hy sinh và đổ máu, nhưng đồng chí không bao giờ chấp nhận câu nói: “Trận này ta thiệt hại không đáng kể”. Với Đại tướng Lê Trọng Tấn, xương máu của mỗi cán bộ, chiến sĩ là vô giá và đồng chí luôn thận trọng tìm ra cách đánh ít tổn thất nhất. Chính vì thế, trong mỗi một trận đánh dù nhỏ hay lớn, đồng chí đều suy nghĩ, rút kinh nghiệm; luôn luôn nghiêm khắc kiểm điểm, trung thực và thẳng thắn để những trận đánh sau thắng lợi mà bớt đổ xương máu của bộ đội.

Trong sinh hoạt, đồng chí Lê Trọng Tấn luôn thể hiện tác phong sinh hoạt dân chủ, tôn trọng quần chúng; sâu sát, gần gũi, thân mật, lắng nghe ý kiến của cán bộ, chiến sĩ. Điều đồng chí quan tâm nhất là chăm lo giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, trước hết là đoàn kết trong nội bộ cấp ủy và thủ trưởng đơn vị. Trước những công việc lớn và nhất là khi gặp những tình huống gay go, khó khăn, phức tạp, đồng chí đều tổ chức các cuộc họp mở rộng để lấy ý kiến tham gia đóng góp của những cán bộ và các bộ phận có liên quan. Trong những cuộc họp như vậy, đồng chí thường phát biểu ít và hết sức trân trọng, lắng nghe, ghi chép ngắn gọn ý kiến phát biểu của mọi người. Với những ý kiến khác nhau thì đồng chí lại ghi chép khá tỉ mỉ, không bao giờ cắt ngang, mà còn gợi ý để cấp dưới trình bày hết ý kiến của mình và cuối cùng đồng chí kết luận. Những kết luận của đồng chí rất ngắn gọn, dễ hiểu và thông thường là thoả đáng, chính xác, quyết đoán, khiến cho cấp dưới được vững tin và có cơ sở vững chắc trong tổ chức triển khai thực hiện.

Một phẩm chất cao đẹp của Đại tướng Lê Trọng Tấn đó là tính cương trực, thẳng thắn. Với bản thân, khi có khuyết điểm, đồng chí sẵn sàng nhận lỗi trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, cầu thị. Ngược lại, với những sai lầm, thiếu sót của cán bộ cấp dưới, đồng chí luôn nghiêm khắc nhưng không thành kiến, luôn tha thứ và tiếp tục giao việc, giúp đỡ tiến bộ. Đặc biệt, đồng chí thường xuyên chăm lo bồi dưỡng và quan tâm đến sự tiến bộ của cán bộ, ân cần bảo ban trong công tác. Đồng chí thường cổ vũ và khuyến khích những người chỉ huy dũng cảm, dám đánh, dám chịu trách nhiệm; đồng thời luôn đòi hỏi những cán bộ quân sự của Đảng, nhất là cán bộ ở cơ quan chiến lược, trước hết phải trung thành vô hạn với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân, có lập trường tư tưởng vững vàng, chính kiến phải rõ ràng, trung thực, không được dựa dẫm, chỉ nói cho vừa lòng cấp trên. Đồng chí Lê Trọng Tấn thực sự là người chỉ huy được cán bộ, chiến sĩ tôn trọng, quý mến.

Do công lao và những cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, Đại tướng Lê Trọng Tấn đã được Đảng và Nhà nước ta tặng, truy tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao vàng (truy tặng năm 2007), 02 Huân chương Hồ Chí Minh, 01 Huân chương Quân công hạng Nhất, 01 Huân chương Quân công hạng Ba, 01 Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, 01 Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Đồng chí còn được quân đội một số nước anh em tặng thưởng nhiều huân chương cao quý khác.

Hơn bốn mươi năm hoạt động cách mạng liên tục, dù ở cương vị nào, Đại tướng Lê Trọng Tấn luôn luôn trung thành với lý tưởng cách mạng, với Đảng, với Nhân dân. Đồng chí là một trong những chiến sĩ cộng sản kiên trung; nhà quân sự mưu lược, sáng tạo và quyết đoán, người thực hiện xuất sắc những ý đồ chiến lược quân sự của Đảng và Bác Hồ; nhà chiến lược quân sự có tầm nhìn xa trông rộng nhưng cũng rất cụ thể và là người chỉ huy đức độ, hết lòng thương yêu bộ đội. Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Lê Trọng Tấn gắn liền với quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, từ một đội quân du kích trở thành một đội quân chính quy với nhiều binh chủng và quân chủng.

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Lê Trọng Tấn diễn ra trong lúc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang đẩy mạnh các hoạt hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Đây là hoạt động có ý nghĩa chính trị quan trọng nhằm khẳng định và tôn vinh những cống hiến của đồng chí Lê Trọng Tấn đối với Đảng, dân tộc và Quân đội ta; là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần giáo dục lý tưởng cộng sản, truyền thống yêu nước và cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ, nhất là thế hệ trẻ hôm nay ra sức học tập, rèn luyện và không ngừng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, lòng tự hào, niềm tin vào Đảng, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Nguyễn Bằng



Nguồn: https://mod.gov.vn/home/detail?current=true&urile=wcm:path:/mod/sa-mod-site/sa-ttsk/sa-tt-qpan/dai-tuong-le-trong-tan-vi-tuong-anh-hung-nha-lanh-dao-kiet-xuat-cua-quan-doi-nhan-dan-viet-nam

Cùng chủ đề

Valentine 14/2 ai là người tặng quà?

Valentine 14/2 nam hay nữ là người tặng quà khi đây là dịp lễ đặc biệt để bày tỏ tình yêu của mình đến với nửa kia và các cặp đôi thường tặng quà cho nhau? Valentine 14/2 ai là người tặng quà?Ngày Valentine (hay còn gọi là Lễ Tình Nhân) là...

Đề xuất áp dụng mô hình trường THCS trong Trường THPT chuyên Chu Văn An

Đây là chia sẻ của ông Trần Thế Cương, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tại lễ công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An sáng 13-2. Phát biểu...

Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của...

(MPI) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 22/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12/8/2023. Ảnh minh họa....

Độc dịp Valentine: nhẫn chỉ mua 1 lần, uống trà sữa được tặng sổ chứng nhận tình yêu

Không chỉ 'đua' tung khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn dành cho các cặp đôi dịp Valentine, nhiều thương hiệu năm nay còn sáng tạo những ý tưởng kinh doanh độc đáo, mang đến trải nghiệm bất ngờ cho khách hàng. Bên cạnh ra...

Cổ phiếu khoáng sản hút dòng tiền, VN-Index vượt mốc 1.270 điểm

NDO - Phiên giao dịch ngày 13/2, sự thận trọng của nhà đầu tư khiến thị trường giao dịch khá ảm đạm. VN-Index phục hồi và giữ được đà tăng điểm đến hết phiên là nhờ sự trợ giúp của cổ phiếu VHM và nhóm cổ phiếu ngân hàng. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu khoáng sản vẫn thu hút dòng tiền với nhiều mã tăng trần. Chốt phiên, VN-Index tăng 3,44 điểm lên mức 1.270,35 điểm. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng tặng Đại tướng Nguyễn Tân Cương

(Bqp.vn) - Chiều 10/1, tại Hà Nội, Đảng ủy Văn phòng Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam tổ chức Lễ trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ...

Thượng tướng Lê Huy Vịnh thăm, kiểm tra và chúc Tết một số đơn vị

(Bqp.vn) - Ngày 10/1, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã đến thăm, kiểm tra công tác SSCĐ và chúc Tết một số đơn vị thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ). Thượng tướng Lê Huy Vịnh thăm, kiểm tra Sư đoàn Phòng không 363.Trực tiếp kiểm tra các mặt công tác của các đơn vị, nghe lãnh...

Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025

(Bqp.vn) - Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chào đón Xuân Ất Tỵ 2025, tối 9/1, tại xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”. Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN...

Tổng kết công tác địa hình quân sự năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 10/1, tại Hà Nội, Cục Bản đồ (Bộ Tổng Tham mưu) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác địa hình quân sự (ĐHQS) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Thiếu tướng Hoàng Minh Ngọc, Cục trưởng Cục Bản đồ chủ trì hội nghị.Thượng tướng Huỳnh...

Chủ tịch nước Lương Cường tham dự nhiều hoạt động trong khuôn khổ Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”

(Bqp.vn) - Trong khuôn khổ Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025 do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chủ trì phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức, chiều 9/1, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến thăm, chúc Tết Đảng ủy, UBND xã Pa Tần; chúc Tết Ban CHQS xã, Công an xã Pa Tần; chúc Tết các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng và các trường học trên...

Bài đọc nhiều

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Trong tháng 01/2025, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là gần 94,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 81,5 nghìn lao động, tăng 6,6% về số doanh nghiệp, giảm 2,4% về vốn đăng ký và giảm 14,8% về số lao động so với tháng 12/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 30,3% về số doanh nghiệp, giảm 39,3% về số vốn...

Mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở...

(MPI) – Ngày 05/02/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Nghị quyết nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa...

Bộ GDĐT triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số, cải cách hành chính năm 2025

Sáng 11/2, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức tổng kết nhiệm vụ năm 2024 và kế hoạch nhiệm vụ năm 2025. ...

Đảng ủy Ban Cơ yếu Chính phủ ra nghị quyết lãnh đạo năm 2025

(Bqp.vn) - Sáng 6/1, Đảng ủy Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo.Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ chủ...

Tình hình sản xuất công nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra trong tháng 01/2025 nên số ngày làm việc ít hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01 năm 2025 ước tính giảm 9,2% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,6%. ...

Cùng chuyên mục

Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của...

(MPI) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 22/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12/8/2023. Ảnh minh họa....

Hội nghị thẩm định Đề án thành lập đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh Bình Định

Sáng ngày 13/02/2025, tại trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị thẩm định Đề án thành lập thị trấn An Hòa thuộc huyện An Lão và Đề án thành lập các phường thuộc thị xã An Nhơn và thành lập thành phố An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định. Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng chủ trì Hội nghị. Tham...

Quốc hội chuyển vai nhiều về cho Chính phủ để điều hành linh hoạt

Dự Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) quy định theo hướng tạo điều kiện để Chính phủ dễ điều hành kinh tế xã hội, tăng cường vai trò của “cơ quan trình phải chịu trách nhiệm đến cùng”. Sáng ngày 12/02/2024, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự Luật Ban hành...

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 2025

(MPI) - Ngày 11/02/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 14/CĐ-TTg về tổ chức đoàn công tác của các Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xuất nhập khẩu, các chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2025. ...

hiện là “thời cơ vàng” để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy

Kinhtedothi-Sáng 13/2, phát biểu trong phiên thảo luận tổ tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mục đích việc tinh gọn tổ chức bộ máy quan trọng nhất, quan trọng hơn cả là tăng hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước để đưa đất nước phát triển. ...

Mới nhất

Tổng thống Mỹ điện đàm với Tổng thống Nga và Ukraine, nói sẽ gặp ông Putin tại Saudi Arabia và có lệnh ngừng bắn...

Trung Quốc chỉ trích tư duy “tổng bằng không” của Washington, Australia phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, NATO bất ngờ về thay đổi chính sách của Mỹ trong vấn đề Ukraine, Ấn Độ cáo buộc Pakistan vi phạm lệnh ngừng bắn…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Hé lộ danh tính nhà thầu sẽ thực hiện gói thầu quan trọng của Nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái

(PLVN) - Thủy điện tích năng Bác Ái là dự án thủy điện tích năng đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam và là một trong các dự án trọng điểm của EVN triển khai trong năm 2025. Gói thầu 02XL-BA là gói thầu quan trọng nhất tác động đến tiến độ dự án. 13/02/2025 20:22 (PLVN) - Thủy...

Hamas đồng ý thả con tin như kế hoạch, gợi ý thỏa thuận ngừng bắn được cứu

Lực lượng Hamas vừa thông báo sẽ thả con tin vào cuối tuần này như kế hoạch, gợi ý mâu thuẫn vừa qua...

Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 14/2/2025 tiếp đà giảm

Dự báo giá tiêu ngày mai 14/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 14/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 14/2/2025 tiếp tục giảm, giá tiêu rơi xuống mức khoảng 160.000 đồng/kg....

Việt Nam lên tiếng trước những động thái “nóng” của Mỹ

Kinhtedothi - Trước loạt chính sách "gây chấn động" từ Mỹ, Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bảo vệ lợi ích song phương và thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước. Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao diễn ra chiều ngày 13/2, Người phát ngôn...

Mới nhất