Trang chủNewsThời sựKon Plông (Kon Tum): Ưu tiên giải quyết tình trạng thiếu đất...

Kon Plông (Kon Tum): Ưu tiên giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS


Huyện Kon Plông ưu tiên việc giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS
Huyện Kon Plông ưu tiên việc giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Huyện Kon Plông có 9 xã, thị trấn. Tổng dân số hơn 26.460 người; trong đó, đồng bào DTTS chiếm gần 90%. Triển khai thực hiện Dự án 1, thuộc Chương trình MTQG 1719, hàng tháng, UBND huyện Kon Plông triển khai cho các xã, thị trấn rà soát, tổng hợp danh sách các hộ đồng bào DTTS là hộ nghèo, cận nghèo thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà tạm bợ và thiếu nước sinh hoạt để có phương án hỗ trợ kịp thời.

Bà Hồ Thị Thủy – Phó Chủ tịch UBND xã Hiếu, huyện Kon Plông cho biết: Xã thường xuyên xuống các thôn tổ chức hợp dân và rà soát đối với các hộ nghèo, cận nghèo còn thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt. Quan điểm là triển khai thực tế, lấy ý kiến của người dân trong thôn để tạo sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện. Sau đó, UBND xã sẽ tổng hợp danh sách và trình UBND huyện phê duyệt hỗ trợ.

Có đất sản xuất giúp cho đồng bào DTTS nâng cao nguồn thu nhập
Có đất sản xuất giúp cho đồng bào DTTS nâng cao nguồn thu nhập

Ông A Ninh – Trưởng phòng Dân tộc huyện Kon Plông cho biết: Mức hỗ trợ cho hộ đồng bào DTTS nghèo làm nhà là 40 triệu đồng/hộ, đất ở 40 triệu đồng/hộ, đất sản xuất là 22,5 triệu đồng/hộ từ nguồn vốn của Trung ương, còn địa phương sẽ đối ứng 10%. Với sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, cùng với sự phối hợp của các đơn vị liên quan nên công tác hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho Nhân dân được thực hiện kịp thời. Tạo điều kiện cho Nhân dân có đất làm nhà, đất để sản xuất, sớm ổn định cuộc sống.

Trên cơ sở đề xuất của UBND các xã, thị trấn, đến nay, UBND huyện Kon Plông đã phê duyệt và triển khai hỗ trợ đất ở cho 06 hộ, đất sản xuất cho 10 hộ và hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 76 hộ theo Dự án 1, Chương trình MTQG 1719. Trong quá trình triển khai thực hiện với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân nên nhiều hộ dân sau khi được hỗ trợ đã mạnh dạn vay thêm vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội và tự huy động thêm kinh phí từ người thân để mua thêm đất, xây dựng nhà ở.

Nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 giúp cho nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo có nhà ở ổn định
Nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 giúp cho nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo có nhà ở ổn định

Chị Y Lược (dân tộc Xơ Đăng – nhánh Mơ Nâm) ở thôn Vi Chring, xã Hiếu, huyện Kon Plông cho biết: Trước đây gia đình ở nhà tạm, năm 2023, huyện hỗ trợ 44 triệu, vay thêm 40 triệu làm được căn nhà khang trang. Giờ chỉ lo phát triển kinh tế để tăng thu nhập và phấn đấu năm 2024 này sẽ thoát nghèo.

Chị Y Kỷ (dân tộc Xơ Đăng – nhánh Mơ Nâm) ở thôn Đăk Xô, xã Hiếu, huyện Kon Plông chia sẻ: Gia đình thuộc diện hộ nghèo, 4 người chỉ trông chờ vào nguồn thu nhập hơn 1 sào đất trồng mì và đi làm thuê. Cuối năm 2023, gia đình được hỗ trợ 22,5 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, huyện hỗ trợ thêm 2,5 triệu đồng, gia đình mua được 1.100m² đất ruộng để trồng lúa. Vụ mùa đầu tiên, gia đình thu hoạch gần 300kg lúa, ổn định về lương thực, không thiếu thốn như những năm trước.

Huyện Kon Plông đã triển khai hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.216 hộ đồng bào DTTS
Huyện Kon Plông đã triển khai hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.216 hộ đồng bào DTTS

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, huyện Kon Plông đã triển khai hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.216 hộ đồng bào DTTS; đầu tư xây dựng 03 công trình nước sinh hoạt tập trung để cấp nước sinh hoạt cho 307 hộ đồng bào DTTS ở xã Đăk Tăng, Đăk Ring và Ngọk Tem. Tổng kinh phí hơn 11 tỷ đồng.

Chị Y Rủi – Thôn Đăk Xô, xã Hiếu, huyện Kon Plông cho biết: Vừa rồi xã có hỗ trợ cho gia đình 1 bồn chứa nước. Sau đó, gia đình dẫn nguồn nước sạch về tích trữ để sử dụng, không còn phải đi lấy nước xa nữa. Có nguồn nước về tận nhà nên việc sinh hoạt trong gia đình rất thuận lợi.

Việc triển khai kịp thời các nội dung hỗ trợ của Dự án 1, thuộc Chương trình MTQG 1719 đã góp phần giúp cho các hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Kon Plông có động lực phát triển kinh tế, ổn định đời sống và vươn lên thoát nghèo bền vững. Từ năm 2022 đến nay, toàn huyện giảm 1.487 hộ nghèo, tỷ lệ giảm nghèo bình quân hàng năm đạt từ 8-10%. 

Gỡ điểm “nghẽn”, tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số





Nguồn: https://baodantoc.vn/kon-plong-kon-tum-uu-tien-giai-quyet-tinh-trang-thieu-dat-o-dat-san-xuat-va-nuoc-sinh-hoat-cho-dong-bao-dtts-1727348149255.htm

Cùng chủ đề

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Kon Tum: Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng trong vùng đồng bào DTTS

Những năm gần đây, du lịch cộng đồng ở tỉnh Kon Tum có bước phát triển khá ấn tượng, không chỉ đáp ứng xu hướng mới trong du lịch hiện nay, mà còn đem lại nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân và cộng đồng các DTTS. Đặc biệt, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum vừa ban hành Chỉ thị số 27 “về phát triển du lịch cộng đồng...

Vì sao thu hồi 39 lô đất biệt thự tại Măng Đen?

Ngày 24/7, UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) cho biết, vừa ra văn bản...

Kon Plông triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc

Vừa rồi xã hỗ trợ cho gia đình 01 con trâu sinh sản trị giá 18 triệu đồng, gia đình cũng mua xi măng, tôn về làm chuồng kiên cố. Có trâu thì gia đình cũng lo chăm sóc, sau này sinh sản giúp gia đình có thêm nguồn thu nhập, vươn lên thoát nghèo từ chăn nuôi – anh A Phân ở thôn Vi Choong, xã Hiếu, huyện Kon Plông chia sẻ.Với nguồn lực đầu tư...

Công tác phân luồng học sinh chưa tốt

Ngày 29/1, UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) cho biết, đơn vị đã có văn bản yêu cầu Phòng GD&ĐT tăng cường công tác kiểm tra, nhắc nhở, chấn chỉnh các trường trong công tác dạy và học. Đồng thời, UBND huyện cũng yêu cầu khẩn trương kiểm tra, xác...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có...

Bài đọc nhiều

Trình phương án lập 2 thành phố mới của Hà Nội, rộng 884km2

Hai thành phố mới của Hà Nội nằm ở phía Bắc và phía Tây rộng khoản 884km2 với 4,45 triệu dân. Hà Nội định hướng thành phố mới là trung tâm logistics, dịch vụ và giáo dục, khoa học. Chính phủ vừa trình Quốc hội dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi với 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012). Theo dự thảo, chính quyền TP Hà Nội được tổ chức theo hướng...

Ứng dụng AI và Blockchain trong ngành luật

Sáng 18-6, Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII phối hợp với Trường Đại học Luật TPHCM tổ chức tọa đàm “Ứng dụng AI & Blockchain trong ngành luật”. Hai bên đã ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về việc phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo, ứng dụng công nghệ Blockchain và AI cho sinh viên và giảng viên...

Nước lớn nể trọng Việt Nam hơn

Khoảnh khắc cả phòng họp Đại hội đồng với đại diện của hơn 190 nước vỗ tay không ngớt khi kết quả số phiếu kỷ lục dành cho Việt Nam được công bố vẫn khiến nhiều người tự hào về hai chữ Việt Nam trên trường quốc tế. Đại sứ Đặng Đình Quý giơ ngón tay cái sau khi kết quả Việt Nam trúng cử Hội đồng Bảo an với số phiếu kỷ lục vào tháng 6-2019. Ngồi cạnh ông...

Chủ tịch nước đề nghị Indonesia tạo thuận lợi cho sản phẩm Halal Việt Nam tiếp cận thị trường Indonesia

Sáng ngày 12/1, tại Phủ Chủ tịch, sau Lễ đón cấp Nhà nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo.

Bắc Cực đang dần trở thành ‘nhà máy’ thải carbon

(CLO) Băng vĩnh cửu ở Bắc Cực đang tan, giải phóng hàng tỷ tấn carbon vào khí quyển. ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Phê duyệt Dự án Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

VHO - Ngày 19.5, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 1417/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Dự án Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý (xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) phục vụ phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới. Theo đó,...

Huế tiếp nhận 2 chiếc áo của Hoàng thái hậu cuối cùng triều Nguyễn

VHO - Sáng 20.5, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa tiếp nhận 2 chiếc áo của Đức bà Từ Cung - Hoàng Thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn. Các hiện vật được chuyển từ Hoa Kỳ về Việt Nam. Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, đây là tư...

Điều hoà Funiki PowerAI – Trợ thủ mát lạnh, bền bỉ, tiết kiệm cho ngày hè oi bức

Điện lạnh Hòa Phát vừa ra mắt điều hòa Funiki PowerAI HPIC 09MTU, được thiết kế với công nghệ làm lạnh nhanh, tiết kiệm điện và độ bền cao, nhằm đáp ứng nhu cầu giải nhiệt trong mùa hè 2025. Tối ưu hiệu suất song hành cùng tiết kiệm năng lượngTrong bối cảnh nắng nóng gay gắt với nhiệt...

Cho phép khai quật khảo cổ tại 3 địa điểm thuộc di tích Trường Lũy Bình Định

VHO - Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã ký Quyết định số 1419/QĐ-BVHTTDL về việc cho phép khai quật khảo cổ tại di tích Trường Lũy Bình Định. Theo đó quyết định, cho phép Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ khai quật khảo cổ tại 3 địa...

Tham gia ngay cuộc thi “Kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe gia đình”

Hướng tới Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Báo điện tử Dân trí phối hợp Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI tổ chức cuộc thi “Kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe gia đình”. Đây là dịp để bạn kể lại những câu chuyện chân thật, giản dị trên hành trình chăm sóc sức khỏe cho cả gia...

Mới nhất