Trang chủNewsKinh tếDoanh nghiệp Việt cần cơ chế rõ ràng, phân cấp mạnh mẽ...

Doanh nghiệp Việt cần cơ chế rõ ràng, phân cấp mạnh mẽ để bung sức làm lớn


Doanh nghiệp Việt cần cơ chế rõ ràng, phân cấp mạnh mẽ để bung sức “làm lớn”

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam có đủ năng lực để làm các dự án, công trình lớn, quan trọng, nhưng vẫn đang đợi cơ chế.





Doanh nghiệp Việt đang lớn mạnh và sẵn sàng đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Trong ảnh: Nhà máy của Tập đoàn Hòa Phát 

Doanh nghiệp mong muốn cơ chế rõ ràng

“Doanh nghiệp không cần hỗ trợ tiền, chỉ cần cơ chế rõ ràng và thái độ ủng hộ hàng Việt Nam, chính sách nuôi dưỡng doanh nghiệp Việt, doanh nghiệp sẽ sẵn sàng bỏ công, bỏ sức”, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư ngay sau khi trả lời “Hòa Phát sẵn sàng” với câu hỏi của Thủ tướng Chính phủ, rằng Hòa Phát có muốn tham gia dự án đường sắt cao tốc không.

Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép hàng đầu Việt Nam, góp phần lớn vào thứ hạng hàng đầu khu vực Đông Nam Á và thứ 12 thế giới về sản lượng thép vào năm 2023, đủ năng lực sản xuất thép đường ray cao tốc, thậm chí đang có kế hoạch bán bớt các ngành, lĩnh vực khác để dành 100% nguồn lực vào thép. Nhưng, ông Long vẫn buộc phải nhắc đến các điều kiện về cơ chế, quy trình, thủ tục với lãnh đạo Chính phủ.

“Để đất nước phát triển, thì phải tháo gỡ cơ chế, chính sách và cần làm nhanh hơn, nhanh hơn và nhanh hơn nữa. Làm nhanh có lợi cho các doanh nghiệp rất nhiều”, ông Long kiến nghị, khi nhắc tới hàng loạt chậm trễ mà ông cho rằng, đang gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

Ví dụ, Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chưa được thông qua, khiến “nhà máy thì xây rồi, cảng thì chưa có”, trong khi tổng lượng nguyên vật liệu thông qua cảng chuyên dùng của Hòa Phát lên tới 70 triệu tấn/năm, ông Long lo ngại khi Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 sắp xây xong… Hay như đề xuất xây dựng quy định quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và nhập khẩu của Hiệp hội Thép Việt Nam, Phó thủ tướng Chính phủ đã có văn bản giao Bộ Khoa học và Công nghệ từ tháng 10/2023, đến giờ vẫn chưa có thông tin.

“Không hiểu lý do tại sao!”, ông Long bày tỏ băn khoăn trong Hội nghị thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Để đất nước phát triển, thì phải tháo gỡ cơ chế, chính sách và cần làm nhanh hơn, nhanh hơn và nhanh hơn nữa.

– Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát

Đây không phải câu hỏi của riêng ông chủ Hòa Phát.

Bà Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cơ điện lạnh cũng mang đến nhiều trăn trở, khi đã 3 năm đợi được làm các dự án điện gió.

“Các doanh nghiệp Việt Nam đã có đủ năng lực để thực hiện các dự án điện gió trên bờ, gần bờ và thậm chí là ngoài khơi. Chúng tôi có thể gánh vác vài gigawatt, nhưng chúng tôi đang đói giấy phép đầu tư, chứ không phải là thiếu tiền hay năng lực. Đề nghị Chính phủ mạnh dạn trao cho doanh nghiệp nhiệm vụ này”, bà Mai Thanh tha thiết.

Đề nghị phân cấp mạnh mẽ cho địa phương

“Về lựa chọn nhà đầu tư, nên chăng giao cho bộ máy của tỉnh. Ở đó, họ biết rất rõ năng lực, kinh nghiệm, uy tín từng nhà đầu tư. Cụ thể, chúng tôi đề xuất Chính phủ nên giao quyền cho tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với những dự án đã được phê duyệt cho giai đoạn từ nay đến năm 2050 để thực hiện cam kết Net zero”, bà Mai Thanh kiến nghị.

Theo bà Thanh, khúc mắc trong nhiều dự án là thời gian và thủ tục lấy ý kiến các bộ, ngành quá nhiều, quá lâu.

Đáng chú ý, ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Tập đoàn Geleximco còn đưa đề nghị phân cấp, phân quyền lên vị trí đầu tiên trong số các kiến nghị mà ông gửi Chính phủ. Vì có phân cấp, phân quyền thì mới đơn giản hóa thủ tục hành chính được.

“Tôi làm mấy dự án nên biết, khổ lắm. Hành trình từ địa phương, đến các bộ, ngành rồi lên tới Thủ tướng, quay đi quay lại không biết bao nhiêu lần. Thủ tướng và các phó thủ tướng động viên chúng tôi rất nhiều, nhưng ở dưới có cả rừng cơ chế, chính sách, chúng tôi vào đấy không biết là đi lối nào, đến nơi nào…”, ông Tiền nói.

Thực trạng này đang ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả các quyết định đầu tư, thậm chí nhiều khi mất cơ hội. Ông Tiền tiết lộ, doanh nghiệp của ông đã bỏ qua một số dự án đầu tư điện rác vì thủ tục quá phức tạp.

Mong có cơ chế “luồng xanh”

“Nếu thể chế hóa được việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược thực hiện các dự án trọng điểm, động lực trong việc phát triển kinh tế – xã hội phương, doanh nghiệp được giao nhiệm vụ có thể phát huy được tối đa nguồn lực và đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh. Đối với chúng tôi là lĩnh vực du lịch”, ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch Sun Group đề xuất với lãnh đạo Chính phủ khi nhắc đến thủ tục đầu tư đặc biệt mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề xuất trong Dự thảo Luật sửa đổi Luật Đầu tư.

Theo Dự thảo, các dự án đầu tư đăng ký theo quy định này không phải thực hiện các thủ tục để được cấp giấy phép, phê duyệt, chấp thuận, cho phép, xác nhận và các yêu cầu khác thuộc các lĩnh vực xây dựng, bảo vệ môi trường, chuyển giao công nghệ, phòng cháy, chữa cháy và chỉ chờ khoảng 15 ngày từ ngày nộp hồ sơ để có giấy chứng nhận đầu tư. Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định… Hiện tại, thủ tục trên được đề xuất áp dụng cho các dự án công nghệ cao, bán dẫn, vi mạch… đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng trong khu kinh tế.

So với 2 – 3 năm mà phần lớn doanh nghiệp đang phải dành ra để hoàn tất các thủ tục trên, mong muốn bổ sung các dự án du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm giải trí tại những địa bàn du lịch tiềm năng của ông Trường trở nên dễ hiểu. Thậm chí, ông Trường kỳ vọng nhiều hơn.

“Với cơ chế đặc thù cộng với giao nhiệm vụ, mà dự án đường dây 500 kV mạch 3 hoàn thành xây dựng trong 6 tháng, trong khi bình thường là 3 – 4 năm. Hiệu quả rất rõ ràng”, ông Trường nói.

Doanh nhân này cũng đề nghị tiếp tục triển khai các dự án đầu tư mới theo hình thức BT để phát triển hạ tầng giao thông, có thể áp dụng cho cả cảng hàng không, cảng biển.





Nguồn: https://baodautu.vn/doanh-nghiep-viet-can-co-che-ro-rang-phan-cap-manh-me-de-bung-suc-lam-lon-d225736.html

Cùng chủ đề

Qua giai đoạn tích lũy, Việt Nam bước vào năm bứt phá

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nói riêng, tạo đà cho bứt phá và phát triển bền vững nói chung trong giai đoạn tới, tháo gỡ các nút thắt thể chế được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam? ...

Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore

Tính chung cả năm 2024, Việt Nam giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ ba sang Singapore với kim ngạch 128,9 triệu SGD, chiếm 28,25% thị phần. ...

Cấp thiết “siết” sàn xuyên biên giới

Đây được xem là động thái quyết liệt nhằm siết quản lý sàn xuyên biên giới, bảo vệ người tiêu dùng trong nước, góp phần hoàn thiện khung pháp lý để hoạt động quản lý lĩnh vực này đi vào nền nếp. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước Theo dự thảo đề cương Luật TMĐT đang được lấy ý kiến, Bộ Công Thương đề xuất thương nhân, tổ chức có hoạt động TMĐT xuyên biên giới vào...

EXPO 2025: Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam kết nối với thế giới

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, tại thành phố Himeji, tỉnh Hyogo, đoàn Việt Nam đã tham dự Hội nghị quốc tế các bên tham gia Triển lãm Thế giới EXPO 2025 (IPM EXPO 2025) diễn ra vào ngày 16/1. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễm

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. Tin mới y tế ngày 22/1: Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễmTheo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. ...

Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiện

Esketamine là một đồng phân của chất Ketamine – một chất hướng thần, đã được đưa vào danh mục kiểm soát tại số thứ tự 40 trong danh mục III của Nghị định số 57/2022/NĐ-CP. Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiệnEsketamine là một đồng phân của chất Ketamine – một chất hướng thần, đã được đưa vào danh mục kiểm soát tại số thứ tự 40 trong danh mục...

Cơ hội đầu tư từ Khu thương mại tự do và Trung tâm tài chính

Đà Nẵng quảng bá môi trường đầu tư và cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực gồm công nghệ công nghệ cao, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, đổi mới sáng tạo, Khu Thương mại tự do, Trung tâm tài chính quốc tế. Đà Nẵng: Cơ hội đầu tư từ Khu thương mại tự do và Trung tâm tài chínhĐà Nẵng quảng bá môi trường đầu tư và cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực gồm...

Động lực cho tương lai bất động sản

Những dự án hạ tầng lớn không chỉ cải thiện khả năng kết nối vùng miền mà còn mở ra cơ hội đầu tư bất động sản tại những điểm đến mới. Những dự án hạ tầng lớn không chỉ cải thiện khả năng kết nối vùng miền mà còn mở ra cơ hội đầu tư bất động sản tại những điểm đến mới. Với mục tiêu hoàn thành...

Việt Nam – Hoa Kỳ đạt thỏa thuận giải quyết tranh chấp thuế cá tra, basa tại WTO

Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được thỏa thuận trong vụ việc giải quyết tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam - Hoa Kỳ đạt thỏa thuận giải quyết tranh chấp thuế cá tra, basa tại WTOViệt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được thỏa thuận trong vụ việc giải quyết tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại Tổ chức...

Bài đọc nhiều

Giá vàng ngày 19/1/2025: Đồng loạt giảm mạnh

DNVN - Vào ngày 19/1/2025, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự điều chỉnh giảm mạnh đồng loạt. ...

Việt Nam được gọi tên là “người chiến thắng” trong lĩnh vực khuấy đảo toàn cầu

Động thái của các tập đoàn Mỹ đã cho thấy vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực đang tạo nên "cơn sốt lớn" trên thế giới. 'Đại bàng Mỹ' mạnh tay rót vốn Trong nhiều năm qua, Mỹ đã tích cực rót vốn đầu tư vào Việt Nam. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư , trong năm 2022, Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 748,17 triệu USD với 91...

Triển vọng ngành nhôm dưới góc nhìn ‘xanh hoá’

Tìm hướng phát triển cho ngành nhôm Việt Nam Thông tin cảnh báo sớm, “tài sản” đặc biệt cho phòng vệ thương mại ngành nhôm Tuy nhiên, xét về triển vọng dài hạn, ngành công nghiệp sản xuất nhôm sẽ rất hứa hẹn nếu các doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội và đầu tư theo xu hướng “xanh hoá”. Giá nhôm thế giới tăng trở lại từ đáy 3 năm...

USD hồi phục, vàng suy giảm

Giá vàng thế giới hôm nay niêm yết trên Kitco ở mức 2.059 USD/ounce, giảm 7 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua. Giá vàng giảm nhẹ khi chịu áp lực từ sự phục hồi mạnh mẽ của đồng USD. Tuy nhiên, đà giảm của kim loại quý này được hạn chế nhờ kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ và lo ngại tình hình sẽ leo thang ở...

Cùng chuyên mục

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm triển vọng để...

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, trong nước bình ổn

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 25/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 25/1/2025 bình ổn và neo ở mức khá cao. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 24/1/2025 như sau, thị trường tiêu trong...

DT Group Khánh Hòa nỗ lực xây dựng chuỗi giá trị bền vững

Công ty Cổ phần Rong biển DT Khánh Hòa (DT Group Khánh Hòa) tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại và xây dựng chuỗi giá trị bền vững trong ngành nông nghiệp biển để nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại giá trị tốt nhất cho người tiêu dùng. DT Group Khánh Hòa là doanh nghiệp ở TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), hoạt động mạnh trong lĩnh vực rong nho. Với diện tích trồng rong nho hàng...

Ngành trang sức Việt Nam có thể cạnh tranh với các đối tác trong khu vực

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, ngành trang sức của Việt Nam có năng lực và lực lượng lao động để cạnh tranh với các đối tác trong khu vực. Giá vàng thế giới đã tăng 25,5% vào năm 2024 Bình luận về diễn biến về thị trường vàng thế giới trong năm 2024 với báo chí mới đây, ông Shaokai Fan, Giám đốc khu vực châu Á -Thái Bình Dương (không bao...

Ngày Hải quan quốc tế năm 2025 gắn với nhiều mục tiêu

Chủ đề năm 2025 được Tổ chức Hải quan Thế giới lựa chọn là “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu: Hiệu quả, an ninh và thịnh vượng" Ngày 24/1, Tổng cục Hải quan thông tin, Tổ chức Hải quan Thế giới ra thông báo về ngày Hải quan quốc tế 26/1/2025 νới chủ đề: “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu Hiệu quả,...

Mới nhất

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế...

Tích cực hợp tác ASEAN về cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng

Thời gian qua, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tích cực tham gia triển khai các hoạt động hợp tác của ASEAN về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Theo lãnh đạo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), với vai trò là cơ quan thành viên Nhóm Chuyên gia Cạnh...

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, trong nước bình ổn

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 25/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 25/1/2025 bình ổn và neo ở mức khá...

Ngày làm việc thứ hai và phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến và thông qua nội dung tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị; cho ý kiến về giới thiệu nhân sự lãnh đạo một số cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026. ...

Cảnh báo nguy cơ xung đột giữa các cường quốc sở hữu vũ khí nóng, Nga tuyên bố mở rộng ô hạt nhân

Ngày 24/1, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, cũng là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đã cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang giữa các cường quốc hạt nhân đang gia tăng.

Mới nhất