Trang chủChính trịNgoại giao"Gồng mình" tài trợ ngân sách Ukraine, EU đã có cách kiếm...

“Gồng mình” tài trợ ngân sách Ukraine, EU đã có cách kiếm tiền từ tài sản Nga bị đóng băng

EU đã phát hiện một nguồn tài trợ bổ sung cho Ukraine có thể “không làm đau” túi tiền của chính họ.

Sự thật về 35 tỷ Euro EU hứa chuyển cho Ukraine, 'thiếu tiền' Brussels gồng mình làm điều này với tài sản Nga?
EU có đang ‘gồng mình’ lấp khoảng trống ngân sách khổng lồ giúp Ukraine? (Nguồn: Reuters)

Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố kế hoạch mới, huy động khoản vay 35 tỷ Euro (hơn 39 tỷ USD), chuyển cho Kiev để giúp nước này lấp đầy lỗ hổng lớn trong ngân sách do chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine để lại, hiện đã gần đến ngày thứ 1.000 mà vẫn chưa tìm được một giải pháp.

“Trót hứa” với Kiev, EU lấy tiền ở đâu và bằng cách nào bù đắp khoảng trống ngân sách khổng lồ của Ukraine, trong lúc các thành viên trong khối đều đang gặp phải những khó khăn riêng phức tạp?… Lợi nhuận từ tài sản bị đóng băng của Nga là “sự thật” phía sau khoản vay 35 tỷ Euro này.

Đảm bảo cuối cùng vẫn là ngân sách EU

Nhà phân tích Jacob Kirkegaard, thành viên Viện Kinh tế quốc tế Peterson có trụ sở tại Brussels, đánh giá, khoản vay mới nhất mà bà Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen vừa công bố là dấu hiệu cho thấy EU đang tiếp bước Mỹ, từng bước “trở thành bên ủng hộ chính của Ukraine”.

Cách làm của EU là, thay vì rút trực tiếp từ khối tài sản 270 tỷ Euro của Nga bị đóng băng tại châu Âu, kế hoạch mới là sử dụng lợi nhuận của khoản tiền này làm tài sản thế chấp cho khoản vay 35 tỷ USD sẽ viện trợ cho Ukraine. Cách này trước mắt có thể giúp EU rút ngắn thời gian, vì nếu chỉ chuyển dần khoản lãi vài tỷ USD mỗi năm sẽ rất lâu và không đủ để đáp ứng nhu cầu rất lớn và cấp bách của Kiev. Do đó, việc biến khoản tiền lãi này thành tài sản thế chấp dài hạn có thể giúp EU nhanh chóng vay được khoản tiền lớn để giải ngân cho Ukraine.

Nếu mọi việc ra tốt đẹp, theo dự kiến, EC có thể thực hiện chuyển khoản viện trợ đầu tiên vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025, sau khi xác minh Kiev đã đáp ứng một số điều kiện chính sách. Dự kiến, tất cả khoản vay mới ​​sẽ được giải ngân dần trong suốt năm 2025, hoặc cũng có thể được giải ngân một lần.

Theo kế hoạch của Chủ tịch EC von der Leyen, EC sẽ thành lập cơ chế hợp tác cho Ukraine vay – là một dạng quỹ chung, nơi lợi nhuận sẽ được tạo ra từ một khoản tiền tương ứng. Cụ thể, khi các đồng minh EU công bố khoản cho vay và chuyển tiền cho Kiev, họ sẽ được phép khai thác quỹ chung này và nhận được một phần doanh thu bất thường tương ứng với số tiền họ đã cho Ukraine vay.

Theo kế hoạch, lợi nhuận bất ngờ sẽ được chuyển vào quỹ chung từ tháng 8/2025. Các đồng minh EU có thể toàn quyền sử dụng khoản lợi nhuận này để thanh toán các khoản nợ, bao gồm cả tiền gốc, lãi và các chi phí bổ sung khác. Điều này có nghĩa là cả phương Tây và Ukraine đều không phải chịu gánh nặng thanh toán.

Tuy nhiên, phân tích về khoản vay theo kiểu mới này, chuyên gia Jacob Kirkegaard, cho biết, “nếu hôm nay bạn cho vay dựa trên khoản thế chấp là lợi nhuận tương lai của một khoản tiền nào đó, bạn phải đảm bảo rằng, số tài sản gốc vẫn bị đóng băng trong 10-20 năm nữa. Vì vậy, cần ai đó đảm bảo rằng khối tài sản liên quan đến “kế hoạch thế chấp” sẽ không được trả lại cho Nga trong khoảng thời gian này”.

Theo đó, giới phân tích đề cập quyền phủ quyết của Hungary – một thành viên EU, nhưng luôn bị coi đi ngược chuẩn mực chung của khối. Trên thực tế, không giống như một khoản vay thông thường, khoản vay này sẽ phải tuân theo sự nhất trí chung, có nghĩa là thành viên Hungary hoàn toàn có thể làm chệch hướng ý tưởng chung, bằng cách giữ các quy tắc riêng của họ để duy trì đòn bẩy chính trị của mình.

Do vậy, dù các quốc gia thành viên ủng hộ cách tiếp cận của EC, thì thực tế là Hungary vẫn có thể giữ quyền phủ quyết đối với các tài sản Nga bị đóng băng bất cứ lúc nào.

Các nhà phân tích cũng cảnh báo về những rắc rối phát sinh đối với khoản vay này, nếu Nga giành lại quyền kiểm soát số tài sản bị đóng băng hoặc lợi nhuận thu được, “kế hoạch 35 tỷ Euro” có thể bị phá sản. Trong trường hợp xấu nhất, sự đảm bảo cuối cùng vẫn là ngân sách chung của EU.

Từ 18 tỷ Euro thành 35 tỷ Euro?

“Chúng tôi hiểu nhu cầu tài chính khổng lồ nảy sinh từ xung đột quân sự. Bạn đang cần duy trì hoạt động của nhà nước và nền kinh tế, đồng thời tăng cường năng lực phòng thủ trước chiến dịch quân sự của Nga”, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen phát biểu vào ngày 20/9 trong chuyến thăm Kiev lần thứ tám, kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra.

Bà Chủ tịch EC hứa – khoản vay này sẽ cung cấp cho Ukraine “không gian tài chính cần thiết” cho chính phủ và mang lại “sự linh hoạt tối đa” để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của nước này, chẳng hạn như chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mua sắm vũ khí và sửa chữa các hệ thống năng lượng bị tấn công.

Thực tế là việc Brussels cung cấp cho Ukraine một hạn mức tín dụng mới không phải là điều gì mới mẻ, vì điều này đã xảy ra thường xuyên kể từ khi xung đột quân sự Nga-Ukraine nổ ra.

Nhưng lần này, một điểm khác biệt quan trọng khiến sáng kiến ​​này thực sự mang tính đột phá – khoản vay theo cách mới này không chỉ giúp EU giải quyết được vấn đề thiếu hụt ngân sách viện trợ, mà khối tài sản đang “bị bất động” của Nga sẽ đóng vai trò là tài sản thế chấp cho khoản vay mới và được sử dụng để thực hiện tất cả các khoản hoàn trả, miễn trừ với ngân sách của Kiev.

Vậy điều này đang diễn ra như thế nào? Ý tưởng này bắt nguồn từ khẩu hiệu “bắt Nga trả giá” mà phương Tây đã áp dụng vào năm 2022 để buộc Moscow phải trả “hóa đơn khổng lồ” nhằm tái thiết Ukraine do hậu quả của chiến dịch quân sự để lại.

Tài trợ cho Ukraine trong cuộc xung đột quân sự tiêu hao và kéo dài với Nga ngày càng đầy thách thức đối với Mỹ và EU. Một số quốc gia phương Tây thậm chí đã rất khó khăn để biện minh cho việc tiếp tục hỗ trợ tài chính và quân sự cho Ukraine trước sự phản đối ngày càng tăng trong nước. Và khi các đồng minh EU phải đối mặt với ngân sách eo hẹp trong nước, họ đã “phát hiện” một nguồn tài trợ bổ sung có thể “không làm đau” túi tiền của họ – tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga vốn đã bị phương Tây tuyên bố đóng băng từ những ngày đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine (2/2024).

Tài sản Nga bị đóng băng tại các quốc gia phương Tây có giá trị khoảng 270 tỷ Euro (hơn 300 tỷ USD), trong đó phần lớn (210 tỷ Euro) được giữ trong lãnh thổ EU. Trung tâm Thanh toán và lưu ký Euroclear (CSD) có trụ sở tại Brussels là bên nắm giữ chính.

Theo Luật pháp quốc tế, tài sản có chủ quyền không thể bị tịch thu. Tuy nhiên, các khoản doanh thu bất thường mà chúng tạo ra lại không được bảo vệ như vậy, nên tận dụng khoản lãi từ số tài sản đóng băng là cách tiếp cận dễ dàng hơn nhiều.

Hồi tháng 5, các quốc gia thành viên EU đã bất ngờ đồng ý sử dụng khoản lợi nhuận nói trên – ước tính từ 2,5 tỷ Euro đến 3 tỷ Euro mỗi năm, để hỗ trợ quân đội và các nỗ lực tái thiết kinh tế của Ukraine.

Và đến tháng 6 vừa qua, khi tình hình ở quốc gia Đông Âu ngày càng trở nên tồi tệ, các nhà lãnh đạo Các nền kinh tế phát triển hàng đầu (G7) đã ký một cam kết sẽ huy động khoản vay trị giá 50 tỷ USD (khoảng 45 tỷ Euro) để cung cấp cứu trợ ngay lập tức cho Kiev.

Ý tưởng ban đầu là EU và Mỹ mỗi bên sẽ đóng góp 20 tỷ USD (khoảng 18 tỷ Euro), trong khi Anh, Canada và Nhật Bản cho vay số tiền còn lại cho đến khi đạt 50 tỷ USD.

Nhưng Washington bày tỏ sự e ngại về cách Brussels phải gia hạn lệnh trừng phạt 6 tháng một lần. Theo luật của EU, các hạn chế đối với Nga, từ lệnh cấm dầu mỏ đến các nhà tài phiệt bị đưa vào danh sách đen, cần phải được gia hạn 6 tháng một lần bằng một cuộc bỏ phiếu nhất trí. Điều này có nghĩa là, tại một thời điểm nào đó, một quốc gia thành viên, như Hungary chẳng hạn, có thể chặn việc gia hạn này và giải tỏa tài sản – điều đó sẽ khiến kế hoach về khoản vay bị “phá sản” và các đồng minh phương Tây phải chịu rủi ro tài chính lớn bất cứ lúc nào.

Viễn cảnh về một “kịch bản xấu” như vậy đã khiến nhiều lãnh đạo phương Tây e ngại, làm chậm lại các cuộc đàm phán giữa các quan chức EU và Mỹ, ngay cả khi tình hình ở Ukraine ngày càng trở nên tệ hơn. Đây là lý do bà chủ tịch EC Ursula von der Leyen “mạnh tay” hứa hẹn với Kiev về phần chia sẻ nhiều hơn dự kiến ban đầu rất nhiều – từ chỉ 18 tỷ Euro được phân bổ trong cam kết của G7 ​lên 35 tỷ Euro – chiếm hơn 3/4 gói hỗ trợ, nhằm thuyết phục Washington và các đồng minh khác hành động nhanh hơn.

Ngoài ra, khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã tới rất gần và khả năng tái đắc cử của cựu Tổng thống Donald Trump càng làm tăng thêm tính cấp thiết cho kế hoạch này. Kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể không thuận lợi cho Ukraine, vì vậy các lãnh đạo G7 muốn đảm bảo khoản tài trợ trong ít nhất một năm tới, hoặc trong trường hợp ông Trump trở lại Nhà Trắng. Cựu Tổng thống Mỹ từng tuyên bố cắt viện trợ cho Kiev nếu tái đắc cử vào tháng 11.

Trong bối cảnh đó, như giới quan sát bình luận, việc EU đang thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với Ukraine và tỏ quan điểm “rắn” với Nga là điều khó hiểu nếu đây không phải là một sự “gồng mình chiến thuật” với hy vọng tạo áp lực lên Moscow để giúp tăng cường vị thế của EU trong xung đột.





Nguồn: https://baoquocte.vn/gong-minh-tai-tro-ngan-sach-ukraine-eu-da-co-cach-kiem-tien-tu-tai-san-nga-bi-dong-bang-287330.html

Cùng chủ đề

Ukraine bắt giữ một Đại tá

Ukraine bắt giữ một Đại tá; Ukraine tập kích nhà máy dầu Nga,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/1. Đại tá Ukraine bị bắt giữ Cập nhật tình hình chiến sự Nga - Ukraine, tờ Business Insider (Mỹ) đưa tin, danh tiếng của Lữ đoàn 155 đã trở nên rất xấu trong nước Ukraine khi các phóng viên...

Tình báo phương Tây thiệt mạng?

Tình báo phương Tây thiệt mạng; Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 10/1. Hàng trăm binh sĩ Ukraine trả giá đắt Trong làn khói lửa dày đặc của chiến sự Nga - Ukraine, một diễn biến kịch tính đã diễn ra tại chiến trường Kursk. Quân Ukraine, vốn tưởng rằng chiến thắng đã nằm trong...

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Bước vào năm 2025, từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, dư luận bàn nhiều đến chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine. Thực hư thế nào và liệu có khả thi? Đi tìm câu trả lời từ tất cả các bên liên quan.

Chuyên gia phân tích chiến lược cuộc tấn công mới của Ukraine ở Kursk

(CLO) Nga cho biết vào Chủ nhật (5/1) rằng Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công mới vào tỉnh Kursk, khu vực phía tây nước Nga mà Kiev đã đánh chiếm và kiểm soát một phần trong 5 tháng qua. ...

Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt ở Kursk; Kiev nhận lô viện trợ khủng

Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt ở Kursk; Kiev nhận lô viện trợ khủng,... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/12. Quân Nga siết vây, loạt lính đánh thuê nước ngoài tại Ukraine thiệt mạng Quân Nga gần như đã áp sát khu vực Velikaya Novoselka, một vị trí quan trọng trong hệ thống phòng thủ của toàn bộ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khó “né” tác động thuế quan từ Mỹ, Trung Quốc có thể trả đũa mạnh hơn dự đoán nếu bị “dồn vào chân tường”

Mức thuế quan sắp áp dụng của Mỹ có thể sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn Trung Quốc. Chuyên gia nhận thấy, Bắc Kinh có nhiều công cụ để đáp trả mức thuế quan từ Washington.

Dù thành viên sốc vì hành động của Tổng thống Trump, NATO vẫn quyết bám víu Mỹ đến cùng, nói ‘ngớ ngẩn’ nếu xa...

Ngày 3/2, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte khẳng định, căng thẳng thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sẽ không ảnh hưởng đến năng lực răn đe tập thể của liên minh quân sự này.

Giá chung cư Hà Nội qua đỉnh sốt, chủ nhà đang cắt lãi chứ không phải cắt lỗ, lộ diện dự án nhà ở...

Nhận định “sân chơi” của nhà đầu tư trong năm 2025, giá chung cư Hà Nội đã qua đỉnh sốt, dự án nhà ở xã hội đắt nhất Thủ đô, quy định về cấp sổ đỏ cho đất được giao sử dụng nhiều năm chưa có quy hoạch… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Ông Trump “nương tay” với Mexico, USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/2 ghi nhận USD giảm nhẹ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ tạm dừng áp thuế quan mới đối với Mexico trong một tháng.

Nga và các chính sách của Mỹ đang “cổ vũ” châu Âu đi trên con đường độc lập hơn

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 3/2 cho biết, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine và các chính sách của người đồng cấp Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy châu Âu tự chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với an ninh kinh tế và quốc phòng của mình.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Trump chính thức áp thuế với ba đối tác

Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp áp dụng mức thuế quan toàn diện lên ba đối tác thương mại lớn nhất của đất nước. Việc tăng thuế quan ở mức cao là một chiến lược mạo hiểm, một chiến lược mà ngay cả ông Trump cũng chưa từng thử trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.

Việt Nam cất cánh là một ước mơ táo bạo, mệnh lệnh thôi thúc mỗi người dân

GS-TS. Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) kỳ vọng về những biến chuyển chưa từng có của đất nước trong những ngày này, sau lời hiệu triệu về kỷ nguyên vươn mình của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Mỹ ra tối hậu thư chặn đứng tính toán của BRICS, Nga ngay lập tức đính chính

Nga khẳng định nhóm BRICS không bàn về việc tạo ra đồng tiền riêng mà chỉ thảo luận về việc tạo ra các nền tảng đầu tư chung.

Giá cà phê trong nước tăng gần 4.000 đồng/kg, có nên lo ngại về nguồn cung năm 2025?

Những lo ngại về nguồn cung cà phê toàn cầu càng đẩy giá mạnh bởi việc mua vào từ các quỹ trong bối cảnh mặt bằng giá cà phê tiếp tục căng thẳng.

Trung Quốc bình luận về mức thuế mới của ông Trump, muốn làm điều này cùng Mỹ

Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết, đề xuất ban đầu của Trung Quốc về các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ tập trung vào việc khôi phục thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã ký kết trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông năm 2020.

Cùng chuyên mục

Khó “né” tác động thuế quan từ Mỹ, Trung Quốc có thể trả đũa mạnh hơn dự đoán nếu bị “dồn vào chân tường”

Mức thuế quan sắp áp dụng của Mỹ có thể sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn Trung Quốc. Chuyên gia nhận thấy, Bắc Kinh có nhiều công cụ để đáp trả mức thuế quan từ Washington.

Ông Trump “nương tay” với Mexico, USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/2 ghi nhận USD giảm nhẹ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ tạm dừng áp thuế quan mới đối với Mexico trong một tháng.

Khen Mexico về phản ứng với sắc lệnh thuế quan, Mỹ tặng “phần quà” giá trị

Ngày 3/2, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết, chính quyền Mỹ đã đồng ý tạm dừng áp dụng thuế quan toàn diện đối với nước này trong 1 tháng trong khi hai bên đang đàm phán để đạt được thỏa thuận.

Giá vàng tăng vù vù sau hành động của ông Trump, tiến gần đỉnh cao nhất mọi thời đại, trong nước liên tục đi...

Giá vàng hôm nay 4/2/2025, Giá vàng tăng khi thị trường tìm nơi trú ẩn an toàn, lo ngại những ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các diễn biến leo thang thuế quan hơn nữa có thể đẩy giá vàng lên 3.000 USD/ounce. Vàng trong nước thuận đà tăng giá.

Dự báo hồ tiêu vào chu kỳ tăng giá mới, có thể đạt mức siêu đắt đỏ

Giá tiêu hôm nay 4/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.200 đồng/kg.

Mới nhất

Những chú ong đeo mã QR tiết lộ những bí ẩn từ tổ ong

(CLO) Những mã QR tí hon, với đường kính dưới 2,6 mm, đang được sử dụng để ghi lại hành vi kiếm ăn của ong mật tại Pennsylvania và New York....

Hà Nội sẽ thành lập, mở rộng 15

Nhằm thúc đẩy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thiện hạ tầng 30 cụm công nghiệp đã khởi công từ năm 2021 - 2024, đồng thời thành lập và mở rộng từ 15 - 20 cụm công nghiệp mới. Nhằm thúc đẩy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thành...

Đà Nẵng tiếp tục mở bán nhà ở xã hội đầu năm 2025

Dự án Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh tiếp tục có thông báo mở bán số lượng 30 căn nhà ở xã hội đầu năm 2025. Dự án Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh tiếp tục có thông báo mở bán số lượng 30 căn nhà ở...

Ngành F&B tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình đầy hứa hẹn

Bà Nguyễn Thanh Giang, Tổng giám đốc người Việt đầu tiên của Tetra Pak Việt Nam, có cuộc trò chuyện với Báo Đầu tư để nhìn lại bức tranh ngành thực phẩm và đồ uống trong năm 2024 và chia sẻ các xu hướng tiêu dùng trong tương lai. Tổng giám đốc Tetra Pak Việt Nam: Ngành F&B tại Việt...

Một lãnh đạo VPBank tính chi hàng trăm tỷ đồng mua khớp lệnh 30 triệu cổ phiếu VPB

Với giá cổ phiếu VPB đóng cửa ngày 3/2 ở mức 18.500 đồng/cổ phiếu, bà Phạm Thị Nhung - Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Phó tổng giám đốc thường trực của VPBank ước tính cần chi 555 tỷ đồng. Một lãnh đạo VPBank tính chi hàng trăm tỷ đồng mua khớp lệnh 30 triệu cổ phiếu...

Mới nhất

Phở là kết nối