Trang chủKinh tếNông nghiệpLũ về đầu nguồn sông Hậu nước chảy đục ngầu, chợ quê...

Lũ về đầu nguồn sông Hậu nước chảy đục ngầu, chợ quê An Giang bày bán la liệt cá đồng đặc sản


Khi vào lãnh thổ Việt Nam ở thị trấn Long Bình huyện An Phú (tỉnh An Giang), sông Hậu chia thành hai dòng. Dòng chính chảy hướng Đông – Nam về phía chợ Khánh An, có tên khác là sông Bassac, hay sông Bát-Sắc, Ba-Thắc. 

Dòng phụ chảy theo hướng Tây – Nam, gọi là sông Bình Ghi, men theo biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, ôm gần một nửa cù lao tả ngạn. 

Khi tới ngã ba Bắc Đai, sông Bình Ghi nhận thêm một lượng nước lớn từ phía Campuchia và được người dân gọi là sông Phú Hội, xuôi về đến vàm Vĩnh Hội Đông, nó lại có tên gọi khác là sông Châu Đốc.

Vào mùa nước lên, dọc theo các tuyến sông đầu nguồn, không khó bắt gặp những “bến cá” tấp nập xuồng ghe. 

Đó là những vựa cá được người dân xây cất ven sông để tiện việc thu mua thủy sản, cũng như chuyên chở đi bán lại cho thương lái. Năm nào mấy chợ cá đó đông vui, nhộn nhịp bán mua là biết dân làm nghề hạ bạc bội thu.

img

Chợ cá đồng ở đầu nguồn sông Hậu trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang chuyên mua bán các loại cá đồng, đặc sản mùa nước nổi.

Chúng tôi đến “bến cá” đầu nguồn sông Hậu ở huyện An Phú, khi trời còn tờ mờ sáng đã thấy hàng chục chiếc ghe đậu san sát nhau. Ghe này cân cá vừa xong là lập tức lui ra để ghe khác tấp vào. Cứ như thế, mỗi bến, có gần 20 nhân công, nhưng làm việc luôn tay, người nào cũng mướt mồ hôi. Dù vậy, trong ánh sáng lúc rạng đông, tôi vẫn thấy vẻ hân hoan trên gương mặt của mỗi người.

Vợ chồng anh Út Lâm bán xong 120kg cá linh, vừa lui ghe vừa đếm số tiền thu được sau một ngày đặt dớn, tranh thủ trò chuyện với chúng tôi. 

Anh nói, năm nay, nước lên nhiều vào đầu tháng Bảy âm lịch, sau đó hơi “chững” lại lúc cuối tháng. Tuy vậy, lượng cá cũng khá ổn định. Mỗi ngày, trung bình vợ chồng anh đặt dớn được khoảng 100kg, có ngày trúng nhiều lên tới gần 200kg. 

Dù giá cá linh bán làm cá mồi cho các vùng nuôi cá trê, cá tra chỉ ở mức 5.000 đồng/kg, nhưng với anh bây nhiêu đó cũng đủ tiền trang trải cuộc sống. Mỗi năm, vào mùa khô, anh chị canh tác mẫu ruộng phía sau nhà, khi thấy nước đổ là lập tức chuẩn bị xuồng ghe, đăng dớn cho vụ đánh bắt. 

Nước chụp lên đồng là anh chị xuống dớn liền. Năm nay, đã 60 tuổi, nhưng nhìn anh Lâm vẫn rắn rỏi, nước da đen sạm vì dạn dày nắng gió, gương mặt góc cạnh với nụ cười hiền khô lúc nào cũng nở trên môi.

Vợ anh ngồi sau lái phụ họa thêm chuyện hai vợ chồng có nhà cửa gần đó, nhưng mùa nước nổi thì thích ở trên ghe, thăm dớn, bán cá, nấu ăn, mọi việc đều làm lúc lênh đênh sóng nước. 

Gần 40 năm về chung sống với nhau, năm nào vợ chồng anh cũng làm nghề cá khi nước lên. Có năm giăng lưới, giăng câu, đặt lọp, đặt xà di, gần đây anh chị chuyển sang đặt dớn cá linh đầu mùa, nước bêu chút thì chuyển qua giăng câu cho tới khi nước giựt. 

Anh chị có 4 người con, 3 đứa theo nghề hạ bạc, chỉ 1 đứa đi làm công nhân trên Bình Dương. Dù cá mắm mấy năm nay có khi trúng khi thất, nhưng vợ chồng Út Lâm luôn tin sẽ sống khỏe bằng nghề này. 

“Trời cho nhiều thì ăn nhiều, cho ít thì ăn ít, nhưng chắc chắn không đói đâu mà sợ” – anh Út nói thế rồi cười thật lớn, sau đó nổ máy chạy ghe về phía cánh đồng biên.

img

Chợ cá đồng vùng đầu nguồn sông Hậu ở huyện An Phú, tỉnh An Giang đang vào độ hoạt động nhộn nhịp khi nước lũ đục ngầu đổ về mang theo nhiều loại đặc sản mùa nước nổi.

Anh Trần Văn Tý (41 tuổi) làm chủ một cơ sở thu mua cá với 15 nhân công. Anh cho biết, mỗi ngày, cơ sở anh thu vào khoảng 3 tấn cá, chủ yếu là cá linh non. Số cá này một phần sẽ được bán lại cho các chợ đầu mối, còn đa số là xay ra bán làm cá mồi cho các vùng nuôi. 

Anh Tý tâm sự: “Làm nghề này, tuy có cực một chút vì phải thức khuya dậy sớm, gánh cá nặng nhọc nhưng thu nhập khá ổn. Mỗi mùa nước, cơ sở của anh lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng, lại giúp bà con trong xóm có công ăn việc làm nên anh thấy hài lòng lắm”. 

Khi trò chuyện với chúng tôi, tay anh Tý vẫn đều đặn xúc cá để vào máy xay. Anh Tý cho biết thêm, xóm anh có hơn 10 cơ sở thu mua cá, dân làm nghề câu lưới muốn ghé bán chỗ nào thì ghé. Các cơ sở này cũng không cạnh tranh nhau bởi lượng xuồng ghe chở cá về mỗi ngày rất nhiều.

Tôi hỏi anh Tý khu vực này chỉ mua cá, vậy các sản vật khác người ta sẽ bán ở đâu. Anh Tý chỉ tay về phía bờ sông đối diện, nơi có mấy chiếc ghe, vỏ lãi đang đậu, nói chỗ đó thu mua cua ốc và các thứ khác. Tôi liền đi qua cầu Nhơn Hội, tới bến sông nơi anh Tý chỉ. 

Đó là cơ sở thu mua thủy sản của gia đình ông Ba Phước. Khác với mấy cơ sở mua cá, chỗ ông Ba Phước không mướn nhân công, vợ chồng ông phụ trách hết. Nếu ghe tới bán nhiều quá, con cháu ông sẽ xuống làm tiếp. Cái sàn nhà cao được trưng dụng làm chỗ để cân bàn, thùng xốp, bao tải và những thứ khác phục vụ cho việc mua bán. 

Bà Ba Phước ngồi trên cái bàn gần đó với mấy cuốn tập ghi chép chi chít số liệu, cái máy tính nhỏ và chiếc điện thoại “cùi bắp”, nhưng chuông reo liên tục.

Bà Ba Phước cho biết, chỗ của bà mỗi ngày thu mua khoảng 2 tấn cua, 1,5 tấn ốc; còn lươn, chuột, ếch gom lại chừng 100kg. Cua, ốc đa số được bán lại để người ta xay nhuyễn cho tôm ăn. 

Còn những loại cua lớn, ốc ngon, lươn, ếch, chuột sẽ bán cho các chợ đầu mối. Gia đình bà Ba đã làm công việc này 40 năm, mùa nước mua cua ốc là chính, còn mùa khô mua chuột, ếch, rắn, lươn nhiều hơn. 

“Vùng đầu nguồn này sản vật mùa lũ phong phú lắm, mùa nào người ta cũng đánh bắt được, mình chỉ cần mua đừng ép giá, thanh toán tiền bạc sòng phẳng là bà con tin tưởng, có thứ gì cũng đem lại bán cho mình” – bà Ba bộc bạch.

img

Trong số nhiều loại đặc sản mùa lũ, sản vật mùa nước nổi ở vùng đầu nguồn sông Hậu đoạn chảy qua huyện An Phú, tỉnh An Giang không thể thiếu cá linh.

Khi chúng tôi tới, có mấy chiếc vỏ lãi chở đầy cua cập bến. Hai đứa con bà Ba Phước lập tức nhảy xuống vác lên từng bao để cân, xong rồi đổ vào cái khay lớn để phân loại cua. 

Ông Ba Phước và 4 đứa cháu đứng quây quanh cái khay, tay thoăn thoắt lùa cua theo từng kích cỡ vào những rãnh trên khay. Đó là cách phân loại “cua mồi” và “cua thịt” để tiện cho việc bán lại. Còn bà Ba ngồi trên bàn, lắng nghe con đọc số ký của từng bao cua, ghi chép vào sổ rồi tính tiền trả cho người bán. Từ người lớn đến những đứa trẻ, ai nấy đều làm phần việc của mình thật thuần thục vì đã làm đi làm lại rất nhiều lần.

Tôi ngồi chỗ thu mua của ông Ba Phước chừng 1 giờ, nhưng đếm được 18 chiếc ghe, vỏ lãi đến bán cua, ốc. 

Chiếc nào ghé vô là cả nhà ông Ba xoắn tay áo lên làm thật nhanh để người dân còn quay trở lại cánh đồng tiếp tục đánh bắt. Những lúc rảnh rỗi hiếm hoi, ông Ba tranh thủ chỉ cho mấy đứa con cách phân loại cua thịt, cua mồi, cách phân biệt ốc bươu vàng và ốc lác, ốc đá. Riêng bà Ba điện thoại cho thương lái, hỏi thăm tình hình giá cả thủy sản thu mua bao nhiêu, bán ra bao nhiêu.

Tôi không ngờ ở một xóm nhỏ vùng biên vốn dĩ rất hẻo lánh này nhịp sống lại tất bật như thế. Đi dọc từ sông Bình Ghi trở xuống, không khó để bắt gặp những “bến sông vui”. 

Niềm vui của người dân khi đánh bắt cá mắm khẳm ghe chở về đây bán, niềm vui của những cơ sở thu mua khi vừa có thu nhập vừa tạo công ăn việc làm cho người thân, chòm xóm. Tiếng nói tiếng cười lúc nào cũng vang lên trên những bến sông này.





Nguồn: https://danviet.vn/lu-ve-dau-nguon-song-hau-nuoc-chay-duc-ngau-cho-que-an-giang-bay-ban-la-liet-ca-dong-dac-san-20240922205623699.htm

Cùng chủ đề

Trà Mã Dọ là gì mà giá bán Tết gần 3 triệu đồng/kg, muốn mua phải đặt trước?

Cứ vào tiết lập xuân, người dân xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu (Phú Yên) lại kéo nhau lên các ngọn núi trên đỉnh Cù Mông hái trà Mã Dọ. Vào tháng 12-2024, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên...

Chợ quê

Chợ nông sản Vị Thanh nằm dưới chân cầu Cái Nhúc, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Đây là khu chợ chuyên bán nông sản của bà con nông dân trong vùng tồn tại đã hơn 10 năm nay, mỗi người có một chỗ bán hàng từ 2-4 mét vuông. Chợ không chỉ là nơi mua bán mà còn là nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân nơi đây. Tác giả: Nguyễn Văn Trung Tác phẩm...

Xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP

Ngày 18/1, Trung tâm BSA phối hợp với chương trình trao đổi sản phẩm ngoài gỗ VIệt Nam (NTFP -EP) tổ chức “VIETNAM MARKETING SUMMIT 2025 – Chương trình Xúc tiến thương mại – Phiên chợ sản phẩm OCOP – Đặc sản địa phương”.VIETNAM MARKETING SUMMIT 2025 được tổ chức nhằm thúc đẩy việc kết nối giữa các đơn vị sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng thông qua việc trưng bày và giao dịch các...

Mùa Tết của làng nghề đặc sản miền Tây

Những ngày gần Tết nguyên đán Ất tỵ 2025, đến thăm các làng nghề đặc sản miền Tây như tôm, cá khô, làm bánh tráng, cốm gạo...sẽ chứng kiến không khí nhộn nhịp, làm việc tăng công suất để đủ nguồn hàng cung ứng cho thị trường của các cơ sở sản xuất. Là đặc sản truyền thống gắn liền với nhu cầu tiêu dùng mỗi nhà nên những loại đặc sản trên luôn là mặt hàng "đắt khách",...

Đặc sản Tết về đầy kệ, giá bán như ngày thường

Do lo ngại sức mua chậm, thời điểm này cả nhà cung cấp và bán lẻ đều khẳng định sẽ không tăng giá bán so với năm ngoái, thậm chí bán hàng Tết nhưng giá giữ như ngày thường. Những ngày cận Tết, nhiều...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tỷ phú Gia Lai là một ông nông dân trồng 4 cây chủ lực gì mà lãi ròng 1,6 tỷ/năm, cả làng phục lăn?

Đến nay, ông Rơ Châm Nhel, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) trồng được 3 ha cà phê, 3 ha cao su, 3 ha điều và hơn 1 ha lúa nước. Riêng năm 2023, ông thu hơn 11 tấn cà phê nhân, 50 tấn mủ cao su, 3...

“Full time” buôn bán tại chợ hoa độc đáo ở TP.HCM

Để phục vụ nhu cầu của người dân, các tiểu thương tại chợ hoa "trên bến dưới thuyền" tại Bến Bình Đông mở cửa, buôn bán xuyên đêm. ...

NSND Thanh Lam hát cùng NSƯT Đăng Dương trong chương trình truyền hình trực tiếp “Ý Đảng lòng dân”

Chương trình "Ý Đảng lòng dân" kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ có sự góp mặt của NSND Thanh Lam, NSƯT Đăng Dương, NSƯT Hoàng Tùng, Oplus, Đông Hùng, Bảo Trâm, Ngọc Khuê, Hoàng Hồng Ngọc, Bùi Lê Mận... ...

“Phát sốt” với vườn treo lủng lẳng các trái xoài mang hình con rắn ở Hậu Giang

Anh Bùi Văn Thức ở tỉnh Hậu Giang đưa ra thị trường sản phẩm mới lạ trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đó là trái xoài có hình con rắn - linh vật Ất Tỵ. Sản phẩm trái xoài có hình con rắn được bán với giá cao gấp...

Tết đến nơi mà mai vàng vẫn nở chậm, nhà vườn trồng mai ở Gia Lai chật vật, lo lắng

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, không khí lạnh kéo dài tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã khiến nhiều nhà vườn trồng mai lo lắng vì mai vàng nở chậm. Nhiều nhà vườn phải che gốc bằng nylon, chong đèn, che lưới để giữ ấm cho cây, với hy...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Lần đầu tiên truy xuất phát thải carbon trên trái thanh long Bình Thuận

Hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử theo dõi xuất xứ và dấu chân carbon trên trái thanh long Bình Thuận giúp người tiêu dùng biết rõ lượng phát thải carbon trong từng công đoạn sản xuất. Hệ thống này do Bộ NN-PTNT và Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đang triển khai thí điểm trên trái thanh long được trồng tại Bình Thuận, lần đầu tiên giới thiệu tại Hội nghị chuyển đổi số hướng tới nông...

Dòng nước cuồn cuộn, đường nông thôn bị ngập nặng, giao thông chia cắt vì mưa lớn tại Bình Định

Tại nhiều địa phương ở phía Bắc tỉnh Bình Định xuất hiện tình trạng ngập cục bộ, giao thông bị chia cắt do mưa lớn kéo dài. ...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Cùng chuyên mục

Tỷ phú Gia Lai là một ông nông dân trồng 4 cây chủ lực gì mà lãi ròng 1,6 tỷ/năm, cả làng phục lăn?

Đến nay, ông Rơ Châm Nhel, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) trồng được 3 ha cà phê, 3 ha cao su, 3 ha điều và hơn 1 ha lúa nước. Riêng năm 2023, ông thu hơn 11 tấn cà phê nhân, 50 tấn mủ cao su, 3...

“Phát sốt” với vườn treo lủng lẳng các trái xoài mang hình con rắn ở Hậu Giang

Anh Bùi Văn Thức ở tỉnh Hậu Giang đưa ra thị trường sản phẩm mới lạ trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đó là trái xoài có hình con rắn - linh vật Ất Tỵ. Sản phẩm trái xoài có hình con rắn được bán với giá cao gấp...

Tết đến nơi mà mai vàng vẫn nở chậm, nhà vườn trồng mai ở Gia Lai chật vật, lo lắng

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, không khí lạnh kéo dài tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã khiến nhiều nhà vườn trồng mai lo lắng vì mai vàng nở chậm. Nhiều nhà vườn phải che gốc bằng nylon, chong đèn, che lưới để giữ ấm cho cây, với hy...

La liệt cụ “lão mai”, cây mai vàng cổ thụ “ngồi” phát giá tiền tỷ tại một chợ Đà Nẵng, cảnh đìu hiu

Chợ hoa Tết Đà Nẵng quy tụ những cây mai vàng trăm tuổi giá tiền tỷ đến từ những nhà vườn tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. ...

Cải Kale, cây cảnh chưng tết hot trend tết năm nay đến từ Đà Lạt, chơi chán chê rồi nhúng lẩu

Cây cải kale (cải xoăn) là cây cảnh chưng tết đang tạo hot trend tết năm nay. Loại rau cải lạ này được chị Lương Thị Yến Vân đưa lên chậu, vừa có thể hái lá luộc, xào, nấu canh, nhúng lẩu, vừa có thể chưng Tết Âm lịch 2025. Chị...

Mới nhất

Tỷ phú Gia Lai là một ông nông dân trồng 4 cây chủ lực gì mà lãi ròng 1,6 tỷ/năm, cả làng phục lăn?

Đến nay, ông Rơ Châm Nhel, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) trồng được 3 ha cà phê, 3 ha cao su, 3 ha điều và hơn 1...

Bến xe, sân bay, metro đông đúc khách ngày 25 tháng Chạp

Từ sáng đến trưa ngày 25 tháng Chạp, các bến xe, ga tàu, sân bay ở TP.HCM đông nghẹt. Trên các chuyến metro cũng luôn chật kín khách. ...

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh Việt Nam

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh và cuối cùng là toàn bộ học sinh...

Khánh Hòa liên tục đón tàu biển quốc tế đến tham quan, du lịch

Kinhtedothi - Trong tuần qua, Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) đã đón 2 chuyến tàu biển quốc tế với 4.200 du khách lên bờ tham quan. Ngày 24/1, tàu biển quốc tế mang tên Norwegian Spirit cùng khoảng 1.200 du khách đến từ nhiều quốc gia đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Sau khi cập...

Nam sinh không đi học thêm, đổ xô mọi kỷ lục của kỳ thi đánh giá tư duy

Vũ Minh Đức, chàng trai chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, vừa trở thành thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 năm 2025 của ĐH Bách khoa Hà Nội. Đây cũng là thí sinh đạt mức điểm cao nhất từ trước tới nay tại kỳ thi này. Ngày 24/1, trong buổi học cuối cùng trước...

Mới nhất