Trang chủDi sảnNhững điều thú vị về đồ gốm sứ ngự dụng qua hiện...

Những điều thú vị về đồ gốm sứ ngự dụng qua hiện vật khảo cổ


Đây là những nội dung trong cuộc tọa đàm khoa học quốc tế “Gốm ngự dụng Hoàng cung Thăng Long”, do Viện Nghiên cứu Kinh thành chủ trì, vừa diễn ra sáng 20/12 tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Cuộc tọa đàm có sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế.

Theo PGS.TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành, không ai nói đến các loại đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long. Những đồ sứ cao cấp là đồ dùng của nhà vua, gọi là đồ ngự dụng được sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long như thế nào xưa nay chưa từng được biết đến. Vì thế, những đồ sứ cao cấp đích thực của Việt Nam trong Hoàng cung Thăng Long từ lâu chưa được nêu rõ đúng mức với dư luận trong nước và thế giới. Các nhà nghiên cứu và sưu tập ở Việt Nam và trên thế giới dường như chưa có ý niệm về sự có mặt của các đồ sứ chính cống được dùng trong Hoàng cung Thăng Long qua các triều đại. Người ta chỉ biết đến những đồ sứ ký kiểu của các vua nhà Nguyễn đặt làm tại các lò Cảnh Đức Trấn (Trung Quốc) được dùng trong Hoàng cung Huế. Do đó có ý kiến cho rằng, đối với chính người Việt Nam, không có sưu tập đồ mỹ nghệ nào quý giá, có ý nghĩa và lý thú bằng đồ sứ của triều đình nhà Nguyễn.

Những điều thú vị về đồ gốm sứ ngự dụng qua hiện vật khảo cổ -0
 Nắp hộp trang trí hình rồng và văn mây, thời Lý, thế kỷ 11-12. (Ảnh: Viện Nghiên cứu Kinh thành)

PGS.TS Bùi Minh Trí cho biết, kể từ giai đoạn 2002-2004, những khám phá của khảo cổ học dưới lòng đất tại khu di tích 18 Hoàng Diệu đã tìm thấy một quần thể dấu tích kiến trúc cung điện, lầu gác cùng vô số đồ dùng, vật dụng của Hoàng cung Thăng Long qua các triều đại. 

Đáng lưu ý là, trong số những sưu tập đồ dùng, vật dụng tìm được tại khu di tích, có khá nhiều đồ sứ quý hiếm dành riêng cho nhà vua và vương hậu. Đây là những đồ dùng vật dụng trong cung dùng cho sinh hoạt thường nhật hay các yến tiệc của nhà vua và hoàng hậu trong các dịp đại lễ. Từ đây, lần đầu tiên trong lịch sử nghiên cứu, khái niệm về đồ gốm cao cấp của Việt Nam chuyên chế cho nhà vua sử dụng trong Hoàng cung gọi là đồ gốm ngự dụng được nhận biết khá rõ ràng. 

Đặc biệt, tại khu di tích đã tìm được rất nhiều bằng chứng khẳng định sự tồn tại của các Lò quan ở Thăng Long, gọi là Lò quan Thăng Long. Đây là những lò gốm do triều đình sáng lập để chuyên chế tác đồ gốm phục vụ cho Hoàng cung trong suốt thời gian ngự trị của các vương triều, từ thời Lý, Trần đến thời Lê sơ, với lịch sử dài hơn 500 năm, trong đó khám phá quan trọng nhất là đồ gốm sứ thời Lê sơ (1428-1527).

PGS. TS Bùi Minh Trí cũng chia sẻ, đặc điểm nhận diện của gốm sứ ngự dụng là được trang trí hình rồng có 5 móng hoặc 4 móng. Trong hoàng cung chỉ có đồ sứ vẽ rồng 4 hoặc 5 móng chứ không có rồng 3 móng. Ngoài bậc đế vương, không ai được dùng loại gốm sứ có hình rồng này, nếu có là bị xử tội ngay. Đồ gốm ngự dụng trên có chữ quan, hoặc có thể có chữ kính. Đồ vua đã dùng hoặc chưa dùng đều được gọi là ngự dụng. Đồ ngự dụng đều được làm rất kỹ, tinh xảo, có cả đồ men nâu. Tất cả đồ cho cung đình của nhà vua đều vẽ hoa văn đồng tiền, đây là hoa văn rất đặc trưng của nhà vua.

Những đồ gốm cung đình được phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long phản ánh sinh động về đời sống cao sang của các bậc đế vương cùng vương hậu, quý phi, là những đồ gốm sứ đẹp, chất lượng cao, được chế tác tinh xảo, có hoa văn trang trí mang tính vương quyền như hình rồng, chim phượng hay thiên nga hoặc các đồ án hoa lá mang biểu trưng cao quý (hoa mẫu đơn, hoa sen, hoa cúc…). Đặc sắc nhất là những sưu tập đồ sứ cao cấp trang trí hình rồng, đồ dùng trong cung của các vua nhà Lê sơ. Sưu tập đồ gốm quý dành cho các vua nhà Lê sơ lần đầu tiên được nhận biết rõ ràng qua các loại bát, đĩa gốm hoa lam và gốm men trắng được chế tác rất hoàn hảo và phổ biến được trang trí hoa văn hình rồng, lòng viết chữ Kính hoặc in nổi chữ Quan. Đẳng cấp cao sang của các sản phẩm gốm này chính là hình rồng, biểu trưng của vương quyền và quyền lực tối cao của nhà vua.

Những điều thú vị về đồ gốm sứ ngự dụng qua hiện vật khảo cổ -0
 Bát sứ trắng mỏng thấu quang in nổi hình rồng và chữ Quan, thời Lê sơ, thế kỷ 15. (Ảnh: Viện Nghiên cứu Kinh thành)

Đặc biệt, đồ gốm sứ thời Lê sơ có vẽ rồng 5 móng, và đều là gốm thấu quang, có phẩm cấp không thua kém gì so với đồ sứ Trung Quốc cùng thời. Hiện nay, tại Hoàng thành Thăng Long có một chiếc bát sứ trang trí hình rồng 5 móng thấu quang rất tinh xảo, và cũng là chiếc bát còn nguyên vẹn duy nhất được khai quật ở đây. Chiếc bát này đang được đưa lên xếp hạng bảo vật quốc gia.

Những điều thú vị về đồ gốm sứ ngự dụng qua hiện vật khảo cổ -0
 Bên trong chiếc bát có hình rồng nổi và chữ Quan. (Ảnh: Viện Nghiên cứu Kinh thành)

PGS. TS Bùi Minh Trí cũng cho biết, một điểm đặc biệt khác là kỹ thuật vẽ hình rồng nhiều màu trên đồ gốm. Người ta vẽ hình dáng cơ bản của con rồng và văn mây bằng màu xanh cobalt dưới men trước khi đem nung ở nhiệt độ cao. Sau đó, các bộ phận của con rồng được vẽ rất chi tiết, tỉ mỉ bằng màu đỏ, màu xanh lá cây trên men và vẽ vàng thật lên trên các họa tiết đã vẽ. Do màu vẽ trên men được nung hấp ở nhiệt độ thấp (nhẹ lửa), nên sau một thời gian sử dụng thường bị bay mất màu. Dấu vết họa tiết vẽ màu và vàng phủ còn lại rất mờ nhạt, chỉ có thể nhận biết khá rõ ràng khi nhìn ở ánh sáng xiên.    

Những điều thú vị về đồ gốm sứ ngự dụng qua hiện vật khảo cổ -0
 Chiếc bát thời Lê sơ, vẽ rồng 5 móng và hoa văn đồng tiền. (Ảnh: Viện Nghiên cứu Kinh thành)

Có thể nói, sự kết hợp tài ba giữa các loại men (men lam, men xanh lá cây, men đỏ, men vàng) và phủ vàng thật lên trên các họa tiết đã tạo nên những sắc thái độc đáo, mới lạ và sang quý cho những đồ gốm sứ ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long.

PGS.TS Bùi Minh Trí cho biết, dường như phong cách nghệ thuật này chỉ xuất hiện và được sản xuất nhiều nhất trong khoảng thời gian ngắn, từ giữa đến cuối thế kỷ 15, dưới thời vua Lê Thái Tông (1433-1442), vua Lê Nhân Tông (1442-1459) và vua Lê Thánh Tông (1460-1497).

Gốm sứ thời kỳ này cũng ghi những dấu ấn giao lưu, giao thương ra nước ngoài. TS Cao Tiền Bình (Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc) cho biết, vào thế kỷ 15, giữa hai nước có sự giao lưu lớn về chế tác gốm sứ. Gốm sứ Việt Nam thời kỳ này có đặc điểm chính là hoa văn hoa lam, men trắng, men màu. Đồ gốm sứ của Việt Nam có chất lượng tốt và được người dân thời Minh khá ưa chuộng.

Còn nghiên cứu sinh Hà Thủ Cường (Bảo tàng Phòng Thành Cảng và Đại học Nam Kinh, Trung Quốc) cho biết, các khai quật khảo cổ ở Phòng Thành Cảng cho thấy khá nhiều đồ gốm sứ Việt Nam vào thế kỷ 15. Gốm sứ Việt Nam chủ yếu xuất hiện trên con đường giao thương, do nhu cầu của người dân muốn sử dụng gốm sứ Quảng Tây và của Việt Nam. Trước đây có nhiều con đường gốm sứ giữa Trung Quốc và Việt Nam, chủ yếu tập trung ở Phòng Thành, có quy mô đạt đỉnh cao vào thế kỷ 14, 15. Đồ sứ của Việt Nam đã hình thành nên một quy mô và tẩm ảnh hưởng nhất định tại thị trường Trung Quốc thời bấy giờ.

Những phát hiện mới về đồ gốm sứ ngự dụng tại Hoàng thành Thăng Long không chỉ cho chúng ta được chiêm ngưỡng những tạo tác gốm sứ đỉnh cao thời bấy giờ, mà còn hiểu thêm được những thăng trầm của lịch sử, đang từng bước được tái hiện qua các hiện vật được khai quật ở đây.





Nguồn: https://nhandan.vn/nhung-dieu-thu-vi-ve-do-gom-su-ngu-dung-qua-hien-vat-khao-co-post679090.html

Cùng chủ đề

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương

(Tổ Quốc) - Sáng 6/2 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ dâng hương- khai xuân Ất Tỵ đã được tổ chức trang trọng tại Điện Kính Thiên- Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội. Chủ tịch nước Lương Cường thành kính dâng hương, tri ân công đức...

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương khai xuân tại Hoàng thành Thăng Long

Sáng 6/2 (tức mùng 9 tháng Giêng), Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ dâng hương khai xuân Ất Tỵ 2025 tại Điện Kính Thiên - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long. ...

[Ảnh] Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ dâng hương khai Xuân tại Hoàng thành Thăng Long

NDO - Sáng 6/2 (mùng 9 tháng Giêng), Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Lễ dâng hương khai xuân Ất Tỵ 2025 tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). NDO - Sáng 6/2 (mùng 9 tháng Giêng), Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Lễ dâng hương khai xuân Ất Tỵ 2025 tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). Cùng dự lễ dâng hương có các...

Sống trong không gian truyền thống nghi lễ Tết Cung đình

VHO - Ngày 22.1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức giới thiệu và trình diễn tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. “Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa...

Tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân”

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động Tết kéo dài từ ngày 20/1 - 6/2 với nhiều hoạt động đặc sắc. Với trưng bày không gian Tết truyền thống, chúng ta...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

[Ảnh] Bến nước-mạch sống của người Ê-đê

NDO - Với người Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk, từ xa xưa, bến nước đầu nguồn luôn được xem là mạch sống của buôn làng. Ngày nay, dù cuộc sống đã có nhiều thay đổi lớn, ở nhiều buôn làng của người Ê Đê, người dân đã sử dụng giếng đào, giếng khoan hay đã có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, nhưng bà con vẫn duy trì bến nước, xem đây là một...

Rực sắc lễ hội hoa đào 2025

NDO - Ngày 8/2, tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định), Lễ hội hoa đào 2025 đã chính thức khai mạc với chủ đề “Sắc Xuân hoa đào - Kết nối văn hóa”. Sự kiện diễn ra tại làng K3, xã Vĩnh Sơn đã thu hút hàng ngàn du khách từ khắp nơi đến tham dự và thưởng ngoạn. Lần đầu được tổ chức, lễ hội hoa đào sẽ diễn ra trong 2...

Phú Quốc, Sa Pa tiếp tục trở điểm du lịch nổi bật, hút khách dịp Tết Nguyên đán 2025

NDO - Nhờ các sản phẩm, tour, tuyến hấp dẫn, năm nay, Việt Nam đón lượng du khách dịp Tết Ất Tỵ tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ Tết Giáp Thìn, cho thấy tín hiệu tích cực trong quá trình phục hồi của ngành du lịch. Một số điểm đến như: Phú Quốc, Sa Pa, Quảng Ninh... đạt được kết quả ấn tượng, góp phần tăng độ nhận diện thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế....

Xuân núi rừng vương vấn mùa hoa

NDO - Xuân về, trên vùng núi cao Nguyên Bình (Cao Bằng), mây bay lơ lửng giữa trời, sương quyến luyến chưa tan hết, tạo nên không gian huyền ảo như tranh. Trong cái lạnh se thắt với nền nhiệt độ thấp của miền đất cao hàng nghìn mét so với mực nước biển, những loài hoa mùa xuân càng đua nhau khoe sắc tô điểm cho bức tranh xuân thêm căng tràn sức sống. Mùa xuân...

Thêm 148 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã giao dịch chứng khoán

NDO - Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) ngày 7/2 cho biết, trong tháng 1/2025, có thêm 148 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã số giao dịch chứng khoán. Cụ thể: Trong tháng 1/2025, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 148 nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Đà Nẵng: Chùa làng và Nhà thờ Chư phái tộc Thanh Khê đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố

VHO - UBND phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố đối với Chùa làng và Nhà thờ Chư phái tộc Thanh Khê theo Quyết định số 2318 của UBND TP Đà Nẵng.  Chùa làng và Nhà thờ Chư phái tộc Thanh Khê được UBND thành phố Đà Nẵng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố là niềm vui, sự tự...

Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VHO - Sáng 7.2, Sở VHTT Bình Định phối hợp với UBND TP Quy Nhơn tổ chức Lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý. Cống hiến hết sức mình vì Lễ hộiSự kiện này là niềm tự hào, dịp để cộng đồng tôn vinh di sản Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý; tôn vinh cộng đồng dân cư vùng biển, nhất là các...

Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế

Ngày 2.11, UBND TP. Phổ Yên tổ chức lễ khánh thành công trình tu bổ và tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), nằm trong quần thể Di tích lịch sử Lý Nam Đế gồm đền Mục, chùa Hương Ấp và chùa Mãn Tăng tại phường Tiên Phong. Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/khanh-thanh-cong-trinh-tu-bo-ton-tao-di-tich-den-tho-ly-nam-de-110332.html

Khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông Xuân Ất Tỵ 2025

VHO - Tối 2.2 (tức mùng 5 Tết), tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, UBND huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông với nhiều hoạt động đặc sắc thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến thăm quan, chiêm bái. Lễ hội Đền Đông Cuông 2025 là một trong những lễ hội đặc sắc, ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo và cổ kính, một...

Cùng chuyên mục

Ngày “mở cổng trời” tại Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đền Nưa – Am Tiên

VHO - Hằng năm vào ngày mùng 9 tháng Giêng (tức ngày 6.2), hàng nghìn du khách lại hành hương về Quần thể di tích lịch sử, văn hóa đền Nưa - Am Tiên (thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) trong ngày “mở cổng trời” để cầu tài lộc, may mắn. Hằng năm, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, địa phương long trọng tổ chức khai hội Đền Nưa - Am Tiên và lễ “mở cổng...

Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VHO - Sáng 7.2, Sở VHTT Bình Định phối hợp với UBND TP Quy Nhơn tổ chức Lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý. Cống hiến hết sức mình vì Lễ hộiSự kiện này là niềm tự hào, dịp để cộng đồng tôn vinh di sản Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý; tôn vinh cộng đồng dân cư vùng biển, nhất là các...

Khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông Xuân Ất Tỵ 2025

VHO - Tối 2.2 (tức mùng 5 Tết), tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, UBND huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông với nhiều hoạt động đặc sắc thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến thăm quan, chiêm bái. Lễ hội Đền Đông Cuông 2025 là một trong những lễ hội đặc sắc, ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo và cổ kính, một...

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Đầu Xuân trẩy hội Đền Mẫu Thác Bà

VHO - Từ ngày 5-6.2 (tức mùng 8-9 tháng Giêng), tại sân Đền Thác Bà và khu vực nhà văn hoá ngoài trời, sân vận động thể thao của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà, UBND huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) sẽ tổ chức Lễ hội Đền Thác Bà dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Lễ hội Đền Thác Bà là lễ hội thường niên nằm trong chuỗi lễ hội đầu xuân vùng sông Chảy, khởi động...

Mới nhất

Hàng Việt trước nguy cơ gia tăng phòng vệ thương mại từ Mỹ

Hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2025 cần cẩn trọng hơn trước chính sách thương mại mới của nước này, cùng với đó là rủi ro gia tăng từ các vụ việc phòng vệ thương mại.

65 doanh nghiệp Việt Nam góp mặt tại “sân chơi” của các thương hiệu mạnh

Từ 7-11/2, tại thành phố Frankfurt, bang Hessen của Đức diễn ra Ambiente 2025 - Hội chợ hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất. Hội chợ thu hút 4.660 doanh nghiệp từ gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Năm nay, Việt Nam có 65 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm tại "sân chơi" lớn dành cho các thương hiệu mạnh này.

Xử lý tài xế xe tải cố tình chạy “rùa bò”, ép xe phía sau

(NLĐO) – Tài xế cho xe chạy rùa bò là để "trả thù" người điều kiện xe tải trước đó không cho xe của mình vượt lên. ...

Dự báo giá cà phê ngày mai 10/2/2025: Trong nước ổn định

Dự báo giá cà phê ngày mai 10/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 10/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 9/2/2025 giá cà phê...

CSGT Hà Nội bác thông tin “dừng xe mặc áo mưa bị phạt 14 triệu”

Theo Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, thông tin trên mạng xã hội về việc "dừng xe máy mặc áo mưa có thể bị phạt tới 14 triệu đồng" là không chính xác. ...

Mới nhất