Trang chủDi sảnĐề xuất cơ quan đầu mối phối hợp triển khai dự án...

Đề xuất cơ quan đầu mối phối hợp triển khai dự án bảo tồn tháp F Mỹ Sơn


VHO – UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 6410 /UBND-KGVX đề nghị Sở VHTTDL, UBND huyện Duy Xuyên có ý kiến về đề nghị của Bộ VHTTDL và đề xuất cơ quan đầu mối của tỉnh triển khai bảo tồn và phục hồi khu tháp F ở Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở VHTTDL chủ trì, phối hợp với UBND huyện Duy Xuyên nghiên cứu Ý định thư về bảo tồn và phục hồi khu tháp F ở Mỹ Sơn giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ấn Độ và nội dung đề nghị của Bộ VHTTDL tại Công văn số 3505 (ngày 19.8.2024).

Có ý kiến về đề nghị của Bộ VHTTDL và đề xuất cơ quan đầu mối của tỉnh triển khai bảo tồn và phục hồi khu tháp F ở Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam; tham mưu UBND tỉnh phúc đáp Bộ VHTTDL.

Đề xuất cơ quan đầu mối phối hợp triển khai dự án bảo tồn tháp F Mỹ Sơn - ảnh 1
Tháp F1 Mỹ Sơn đang trong tình trạng hư hại nặng, được che chắn bảo quản

Được biết, Bộ VHTTDL có Công văn số 3505 gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc  triển khai Ý định thư về bảo tồn và phục hồi khu tháp F ở Mỹ Sơn.

Công văn nêu rõ, ngày 1.8.2024, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ VHTTDL đã được Chính phủ ủy quyền ký và trao Ý định thư về bảo tồn và phục hồi khu tháp F ở Mỹ Sơn giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ấn Độ.

Bộ VHTTDL đề nghị UBND Quảng Nam là cơ quan đầu mối phối hợp với Bộ VHTTDL làm việc trực tiếp với cơ quan đầu mối phía Ấn Độ để triển khai các nội dung trong Ý định thư, định kỳ báo cáo để Bộ VHTTDL tổng hợp, báo cáo Chính phủ theo quy định.

Trước đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn gửi Bộ VHTTDL, theo đó thống nhất với Ý định thư về dự án bảo tồn và phục hồi khu tháp F tại khu đền tháp Mỹ Sơn của phía Ấn Độ đề xuất.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, cho đến nay các giá trị nổi bật toàn cầu của Khu DSVHTG Mỹ Sơn được bảo tồn nguyên vẹn theo Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới của UNESCO năm 1972 cũng như các văn bản liên quan của Chính phủ Việt Nam.

Đề xuất cơ quan đầu mối phối hợp triển khai dự án bảo tồn tháp F Mỹ Sơn - ảnh 2
Nhóm tháp A Mỹ Sơn được trùng tu với sự hỗ trợ của Chính phủ, chuyên gia Ấn Độ

Đặc biệt, dự án hợp tác giữa 2 Chính phủ Việt Nam và Ấn Độ trong công tác bảo tồn, tôn tạo các nhóm tháp A, K, H tại Mỹ Sơn giai đoạn 2016-2022 đã đạt được những kết quả tích cực. Các nhóm tháp này sau khi trùng tu được các chuyên gia trong nước, quốc tế và du khách đánh gíá cao.

Tháng 12.2020, Thủ tướng hai nước Việt Nam và Ấn Độ đã ra Tuyên bố tầm nhìn chung Việt Nam – Ấn Độ về hòa bình, thịnh vượng và người dân. Chính phủ hai bên đã ký kết 7 thỏa thuận, bản ghi nhớ và 3 chương trình tăng cường hợp tác song phương. 

Trong đó, Chính phủ Ấn Độ thống nhất tài trợ dự án bảo tồn, phát huy giá trị nhóm tháp F thuộc Khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn.

Sau Tuyên bố tầm nhìn chung giữa 2 Chính phủ Việt Nam và Ấn Độ, UBND tỉnh Quảng Nam đã phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán Ấn Độ triển khai nội dung đã được thống nhất.

Trong giai đoạn từ 2020- 2023, UBND tỉnh Quảng Nam đã đón và làm việc với đoàn chuyên gia của Cơ quan Khảo sát và Khảo cổ Ấn Độ (ASI) liên quan đến việc xây dựng báo cáo dự án trùng tu và bảo tồn nhóm tháp F tại DSVH Mỹ Sơn.

Nhóm tháp F gồm 2 công trình kiến trúc là F1 và F2, trong đó tháp F1 có niên đại thế kỷ 8-9 là khu tháp hư hại nặng nề nhất, hầu hết gạch trên các tường tháp đã bị bạc màu, chuyển màu vàng nhạt, mủn, nhiều nơi có dấu hiệu hoàn thổ.

Tháng 11.2023, đoàn chuyên gia Ấn Độ đã quay lại Mỹ Sơn. Trong thời gian hai tháng, các chuyên gia Ấn Độ phối hợp với một số cán bộ kỹ thuật của Ban quản lý DSVH Mỹ Sơn tiến hành nghiên cứu, bổ sung hồ sơ tại 2 nhóm tháp E, F Mỹ Sơn trước khi chính thức tiến hành bảo tồn, trùng tu.

Những nhận định sơ bộ được rút ra đợt khảo sát là hầu hết các di tích (trừ tháp E7 đã được Viện Bảo tồn di tích trùng tu năm 2011 – 2013), các công trình còn lại ở E, F và A’ đang trong tình trạng hư hại nhiều.

Để giữ tháp không sụp đổ, từ nhiều năm trước, BQL DSVH Mỹ Sơn đã phối hợp với các đơn vị liên quan hàn khung sắt bao quanh để níu giữ tường tháp chống ngã đổ, đồng thời dựng mái tôn che chắn bên trên hạn chế mưa nắng tác động.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/de-xuat-co-quan-dau-moi-phoi-hop-trien-khai-du-an-bao-ton-thap-f-my-son-103563.html

Cùng chủ đề

Xóa tụ điểm sinh hoạt hội thánh Đức Chúa trời mẹ do thanh niên 30 tuổi cầm đầu

Công an vừa bắt quả tang và xử lý một tụ điểm sinh hoạt hội thánh Đức Chúa trời mẹ do 1 nam thanh niên 30 tuổi làm trưởng nhóm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ngày 24/1, Công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý vụ việc liên quan đến một tụ điểm sinh hoạt "Hội thánh Đức Chúa trời mẹ" trên địa bàn. Trước đó, khoảng 19h40 tối 21/1,...

đảm bảo an toàn trên các công trình dự án giao thông dịp Tết

Ngày 22/1, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam (Ban QLDA) tổ chức đi kiểm tra một số dự án giao thông trọng điểm để chỉ đạo công tác thi công, đảm bảo an toàn trong và sau Tết. Đoàn đã làm việc với các nhà thầu tại công trình dự án đường nối từ ĐT609C đến quốc lộ 14B (qua huyện Đại Lộc), đường nối từ QL14H đến ĐT609C...

Quảng Nam chỉ đạo “nóng” về dự án đường vành đai gần 500 tỷ đồng

Báo Kinh tế và Đô thị từng phản ánh, dự án đường vành đai phía Bắc tỉnh Quảng Nam dù đã khởi công nhưng trải qua nhiều tháng vẫn chưa có động thái thi công. Chủ đầu tư là UBND thị xã Điện Bàn không ít lần tổ chức họp để đôn đốc nhưng tiến độ trên công trường vẫn chưa chuyển biến tích cực. Trong đó, dự án cần ưu tiên hoàn thành đoạn từ tuyến đường ĐH12.ĐB...

Việt Nam nói về phán quyết của tòa án tại Seoul vụ thảm sát ở Quảng Nam

(Dân trí) - Việt Nam hoan nghênh việc Tòa phúc thẩm tại Seoul giữ nguyên phán quyết, yêu cầu chính phủ Hàn Quốc bồi thường hơn 30 triệu won (20.000 USD) cho bà Nguyễn Thị Thanh ở Quảng Nam. Ngày 22/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên Dân trí về việc Tòa phúc thẩm tại Seoul giữ nguyên phán quyết, yêu cầu chính phủ Hàn Quốc bồi thường hơn...

Quảng Nam: ký kết phối hợp thông tin đối ngoại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025

Ngày 22/01, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức lễ ký kết phối hợp trong công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025. Qua thảo luận về công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025, hai...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Bảo tồn, phát huy giá trị chuẩn mực trong thực hành Di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện những hiện tượng không đúng chuẩn mực, làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, các nhà quản lý, chuyên gia văn hóa, di sản cũng như các nghệ nhân uy tín, gắn bó lâu năm với di sản đều nhấn mạnh sự cần thiết phải có những không gian, hoạt động thực hành chuẩn mực, góp phần tôn vinh giá trị di sản. Bảo...

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Đảng Cộng sản Việt Nam – Những mốc son lịch sử“

VHO - Sáng nay 16.1 tại Hà Nội, trưng bày chuyên đề "Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp tổ chức đã khai mạc. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương dự và cắt băng khai mạc trưng bày. Nhiều tài liệu, hiện vật quý, tiêu biểu trong phần nội dung này như các đồng chí Lãnh...

Tự hào nghề muối Sa Huỳnh

VHO - Nghề làm muối Sa Huỳnh ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghề này đã có lịch sử hàng trăm năm và trở thành một nghề truyền thống, văn hóa đặc trưng của địa phương. Hiện nay, đồng muối Sa Huỳnh có tổng diện tích khoảng 106 ha với hơn 560 hộ diêm dân thuộc 3 tổ dân...

Chuyện về ba chiếc xe ô tô từng phục vụ Bác Hồ được công nhận là Bảo vật quốc gia

VHO - Nhằm tôn vinh giá trị di sản vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho quốc gia, dân tộc, vào ngày 19.1.2025, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sẽ trang trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia với ba chiếc xe ô tô đã từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Biểu Tượng Rực Rỡ Của Nền Văn Minh Lúa Nước: Âm Vang Trống Đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn từ lâu đã được xem là biểu tượng rực rỡ của nền văn minh lúa nước Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc qua nhiều thế hệ. Xuất hiện từ thời kỳ Hùng Vương, trống đồng không chỉ là sản phẩm của nền văn hóa Đông Sơn mà còn là biểu tượng của sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại. Với những hình...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Quyết liệt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành xi măng

Tiêu thụ, xuất khẩu xi măng gặp khó trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng, khiến các doanh nghiệp xi măng tiếp tục báo lỗ. "Gam màu" tối của doanh nghiệp xi măng Theo Bộ Xây dựng, nguồn cung xi măng toàn quốc năm 2024 đạt khoảng 122 triệu tấn, trong khi...

Người dân Phú Yên nhộn nhịp cho thuê nhà lưu trú dịp Tết

Nắm được tâm lý du khách thường đi du lịch đông sau mùng 1 Tết, nhiều hộ dân tại Phú Yên đăng lên mạng xã hội cho thuê nhà để các nhóm gia đình, nhóm khách đi theo quy mô nhỏ có thể thuê lưu trú ngắn...

Nghệ sĩ Diệp Tuyết Anh qua đời vì bệnh ung thư

(NLĐO) - Con gái nghệ sĩ Diệp Tuyết Anh cho biết nữ nghệ sĩ bị ung thư gan di căn, vừa trải qua ca phẫu thuật túi...

25 Tết, người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc, chen chân tại bến xe để về quê

Rất đông người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc có mặt tại bến xe Miền Tây để mua vé lên xe về quê đón Tết Nguyên đán 2025. ...

Năm 2024, FPT báo lãi trước thuế hơn 11.000 tỷ đồng

DNVN - Năm 2024, FPT ghi nhận doanh thu 62.849 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 11.071 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,4% và 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt 102% kế...

Mới nhất