Trang chủPolitical ActivitiesNâng cao năng lực xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Nâng cao năng lực xây dựng văn bản quy phạm pháp luật


(Bqp.vn) – Xác định đúng vị trí, vai trò, phản ánh tầm nhìn chiến lược của Ðảng về sự cần thiết phải tiếp tục củng cố, tăng cường quốc phòng về mọi mặt, những năm qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, chương trình về xây dựng, hoàn thiện pháp luật của Đảng và Nhà nước, với mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quân sự, quốc phòng, cơ yếu đồng bộ, thống nhất, khả thi, thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.


Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban soạn thảo dự án Luật Phòng thủ dân sự, ngày 04/11/2022.

Đến nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về lĩnh vực quân sự, quốc phòng, cơ yếu cơ bản đầy đủ, đã tạo hành lang pháp lý để bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm để công dân thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình trong bảo vệ Tổ quốc; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị – xã hội của đất nước. Cụ thể, Bộ Quốc phòng đã chủ trì soạn thảo, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành nhiều dự án luật, nghị quyết, như: Luật Quốc phòng; Luật Dân quân tự vệ; Luật Cơ yếu; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Phòng thủ dân sự; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Nghị quyết của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc…

Tuy nhiên, vẫn còn một số nhiệm vụ của Quân đội chưa được luật hóa, như tác chiến không gian mạng; phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu…, nên khi có tình huống xảy ra, Quân đội tham gia giải quyết dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng chống phá do thiếu cơ sở pháp lý; do đó, đặt ra yêu cầu phải nâng cao năng lực xây dựng văn bản QPPL.

Đặc điểm xây dựng văn bản QPPL về quân sự, quốc phòng, cơ yếu

Ngoài những đặc điểm chung, pháp luật về quân sự, quốc phòng, cơ yếu có đặc thù riêng, xuất phát từ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nội dung của chính sách điều chỉnh thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng, cơ yếu, tiềm lực quốc phòng, bảo đảm quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống các văn bản QPPL thuộc những ngành, lĩnh vực khác và thống nhất, đồng bộ trong hệ thống văn bản QPPL của Việt Nam, có tác động qua lại và bổ sung cho nhau để điều chỉnh các hoạt động trong phạm vi toàn quốc. Trong đó có các đặc điểm nổi bật là:

Hình thức văn bản QPPL do Bộ Quốc phòng xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, gồm các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; thông tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Nội dung văn bản QPPL do Bộ Quốc phòng chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành điều chỉnh trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, cơ yếu chứa đựng nhiều thông tin bí mật nhà nước; áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân người nước ngoài hoạt động, cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Hình thức và đối tượng lấy ý kiến tham gia góp ý một số dự án, dự thảo văn bản QPPL được lựa chọn kỹ, nhằm bảo vệ thông tin bí mật nhà nước trong dự án, dự thảo văn bản QPPL.

Chủ thể tham gia xây dựng văn bản QPPL ở Bộ Quốc phòng do nhiều cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước theo chuyên ngành thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng, cơ yếu, đề xuất xây dựng, khi được chấp thuận (phê duyệt) thì chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị của các Bộ, ngành, địa phương liên quan; các cơ quan, đơn vị trong Quân đội tổ chức soạn thảo theo quy định. Nguồn nhân lực tham mưu và thực hiện soạn thảo các dự án, dự thảo văn bản QPPL chủ yếu do các sĩ quan QĐND Việt Nam – những người làm nhiều nhiệm vụ “vừa cầm súng, vừa cầm bút” thực hiện.

Các giải pháp nâng cao năng lực xây dựng văn bản QPPL

Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 09/11/2022 đánh giá: “Qua hơn 35 năm đổi mới và hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991, bổ sung, phát triển năm 2011), công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Nhận thức, lý luận về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ngày càng thống nhất, đầy đủ và sâu sắc hơn. Hệ thống pháp luật đã được hoàn thiện một bước cơ bản; vai trò của pháp luật và việc thực thi pháp luật được chú trọng trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước và xã hội”. Bên cạnh đó, Nghị quyết chỉ ra hạn chế, bất cập, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, quản lý và bảo vệ đất nước trong tình hình mới; đồng thời, xác định rõ mục tiêu là: “Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng XHCN vào năm 2045”; với trọng tâm là: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán; bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật”.

Thiếu tướng Hàn Mạnh Thắng báo cáo kết quả nghiên cứu Đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật quân sự, quốc phòng, cơ yếu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, ngày 16/7/2024.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quân sự, quốc phòng, tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc, thống nhất để Quân đội thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, tiến tới góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trước hết là chú trọng các nội dung sau:

Một là, đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng cán bộ. Công tác cán bộ là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng cao là đầu tư cho phát triển lâu dài và bền vững. Xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ làm công tác pháp chế, xây dựng pháp luật phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ.

Để đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng cán bộ cần phải giải quyết trước một bước chất lượng người đứng đầu. Người đứng đầu phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết; đồng thời phải là người có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, bản lĩnh nghề nghiệp cao, tầm bao quát lớn; có phương pháp làm việc khoa học, thành thạo công nghệ thông tin, kỹ thuật số, xử lý công việc có nguyên tắc và phải có hiểu biết sâu sắc lĩnh vực quản lý, đặc thù ngành Pháp chế, công tác xây dựng pháp luật nói chung, trong Quân đội nói riêng.

Bên cạnh đó, phải chú trọng và thực hiện đúng quy định về công tác tuyển chọn, tuyển dụng cán bộ đủ tiêu chuẩn, tiêu chí vào tổ chức pháp chế, cơ quan được giao đảm nhiệm công tác pháp chế xây dựng pháp luật là yêu cầu quan trọng và cấp thiết. Việc tuyển chọn, tuyển dụng cán bộ vào bất kỳ ngành, lĩnh vực nào cũng cần chú trọng bảo đảm phù hợp giữa chuyên ngành đào tạo, cấp học với vị trí chuyên môn đảm nhiệm. Đây là cơ sở đầu tiên để cán bộ có thể nhanh chóng thích ứng, phát huy được kiến thức, năng lực, sở trường trong thực hiện nhiệm vụ, công việc cũng từ đó mà thông suốt, đảm bảo chất lượng, tiến độ. Việc tuyển chọn cán bộ vào làm công tác pháp chế, xây dựng pháp luật phải bảo đảm về tiêu chí, tiêu chuẩn, năng lực giải quyết công việc; trong đó, cán bộ được đào tạo chuyên ngành luật là yêu cầu cơ bản, nền tảng. Các tiêu chí, tiêu chuẩn về học vấn, trình độ chuyên môn, thời gian, kinh nghiệm công tác cũng cần được thực hiện đúng quy định.

Hai là, nâng tầm chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Cán bộ, đảng viên phải thực hiện trách nhiệm nêu gương theo phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Cán bộ lãnh đạo, quản lý có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng lực dồi dào, đủ sức xử lý công việc trong mọi tình huống; sớm tìm ra hướng giải quyết trong những tình huống khó khăn, phức tạp nhất; có uy tín cao, luôn là niềm tin vững chắc cho người dưới quyền; là tấm gương mẫu mực, bình dị. Về tâm lý, cán bộ cấp dưới bao giờ cũng mong muốn học được ở lãnh đạo cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức, lối sống, ứng xử, hoặc khả năng thành thạo, uyển chuyển trong xử lý chuyên môn nghiệp vụ hay “vẻ đẹp” trong lối sống giản dị đời thường.

Ba là, nâng cao trình độ, năng lực của các chủ thể trong xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản QPPL phải nắm chắc, thực hiện nghiêm quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn và thẩm quyền ban hành; có giải pháp cụ thể, đồng bộ để xây dựng, bố trí, điều động, luân chuyển các cán bộ, công chức có năng lực làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại, đáp ứng các yêu cầu công việc đặt ra. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ; chú trọng khai thác, ứng dụng tối đa thành tựu của khoa học, kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng pháp luật. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương; phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong nghiên cứu xây dựng, đề xuất chính sách và soạn thảo, trình văn bản quy phạm pháp luật. Khắc phục triệt để tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản QPPL. Kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật được xem xét là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là tiêu chuẩn xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan và nhất là người đứng đầu.

Chỉ huy các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo văn bản trực tiếp tham gia soạn thảo và chỉ đạo công tác này; chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, trường hợp không thống nhất được hoặc vượt thẩm quyền giải quyết, kịp thời báo cáo và đề xuất hướng giải quyết. Chịu trách nhiệm trước chỉ huy cấp trên về tiến độ và chất lượng văn bản soạn thảo của cơ quan, đơn vị mình.

Cơ quan, đơn vị được giao phối hợp soạn thảo cử cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập, nghiên cứu góp ý, trả lời cơ quan lấy ý kiến dự thảo văn bản QPPL đúng thời hạn. Cơ quan thẩm định, thẩm tra dự thảo các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cử cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập; tiếp nhận hồ sơ, thực hiện thẩm định, thẩm tra đúng quy trình, thời hạn và chịu trách nhiệm với ý kiến thẩm định, thẩm tra.

Bốn là, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu chuyên ngành trong hoạt động xây dựng pháp luật. Thống nhất nhận thức, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quân sự, quốc phòng là công việc gắn liền với chức trách, nhiệm vụ của người chỉ huy, cán bộ chuyên môn của các ngành và cán bộ pháp chế; là phương thức tham mưu cơ bản, phản ánh chất lượng tham mưu của cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ; là căn cứ, công cụ pháp lý chủ yếu để người chỉ huy, quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đồng thời là công cụ để cán bộ, chiến sĩ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.

Xác định rõ trách nhiệm và phát huy vai trò chủ trì của các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp, cơ quan thẩm định, cơ quan trình và cơ quan thẩm tra văn bản. Chỉ huy cơ quan, đơn vị được giao chủ trì xây dựng văn bản nắm chắc số lượng văn bản do cơ quan mình chủ trì xây dựng; trực tiếp chỉ đạo quyết liệt, tổ chức soạn thảo đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo chất lượng nội dung và tiến độ trình ban hành theo chương trình đã đăng ký và theo yêu cầu của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng.

Năm là, làm tốt công tác đảm bảo cho xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Tập trung nguồn lực, bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực, trách nhiệm thực hiện công tác xây dựng văn bản QPPL bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Thiết lập bộ phận chuyên trách, chuyên sâu làm công tác xây dựng văn bản trong các cơ quan, đơn vị; phát huy vai trò của cán bộ pháp chế; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan của Bộ Quốc phòng với các cơ quan chuyên môn của các Bộ, ngành liên quan trong công tác xây dựng văn bản.

Hội nghị tư vấn thẩm định dự thảo Thông tư quy định một số nội dung về lựa chọn nhà thầu trong phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, ngày 01/8/2024.

Tăng cường tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ kiểm tra, rà soát, xây dựng văn bản cho cán bộ pháp chế, cán bộ thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn bản QPPL. Chú trọng bảo đảm kinh phí, trang bị vật chất cho hoạt động xây dựng văn bản QPPL. Cùng với việc bảo đảm từ ngân sách nhà nước, hoạt động xây dựng văn bản QPPL nói chung cần được đảm bảo từ các nguồn ngân sách hợp pháp khác để phù hợp với trách nhiệm xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL.

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quân sự, quốc phòng, cơ yếu bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và khả thi, phục vụ đắc lực cho thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là yêu cầu tất yếu trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đánh giá đúng những kết quả đạt được cũng như chỉ rõ hạn chế, bất cập, trên cơ sở đó có giải pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả để nâng cao năng lực xây dựng pháp luật tiến tới một hệ thống pháp luật về quân sự, quốc phòng, cơ yếu hoàn chỉnh là đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Việc triển khai đồng bộ, kịp thời các giải pháp sẽ góp phần tích cực nâng cao năng lực xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong Quân đội.

Thiếu tướng Hàn Mạnh Thắng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế BQP



Nguồn: https://mod.gov.vn/home/detail?current=true&urile=wcm:path:/mod/sa-mod-site/sa-ttsk/sa-tt-qpan/nang-cao-nang-luc-xay-dung-van-ban-quy-pham-phap-luat-yeu-to-quyet-dinh-su-hoan-thien-cua-phap-luat-ve-quan-su-quoc-phong

Cùng chủ đề

Đồng minh Mỹ đang cường điệu về “chiến thắng” của Bắc Kinh, biến họ thành kẻ thù chung

Tờ Global Times cho rằng, sự cường điệu của phương Tây về "người chiến thắng có tên - Trung Quốc" là hệ quả của các chính sách do chính quyền Tổng thống Donald Trump đang thực thi - đã bộc lộ sự lo lắng của họ về mặt chiến lược.

Nam cử nhân luật rèn luyện thể lực, tăng 8kg để sẵn sàng nhập ngũ

Là cử nhân luật tốt nghiệp loại khá, Phùng Bá Thế (SN 2000, trú tại huyện Vụ Bản, Nam Định) có nhiều lựa chọn cho tương lai, nhưng anh tình nguyện nhập ngũ, xác định đây vừa là nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc vừa là cơ hội rèn luyện bản thân. Hôm nay (13/2), Phùng Bá Thế chính thức lên đường nhập ngũ, bắt đầu hành trình rèn luyện trong môi trường quân đội. Được biết, Thế là một...

DeepSeek tiếp động lực để Trung Quốc giảm lệ thuộc Nvidia

DeepSeek đang tạo động lực chưa từng có cho những nỗ lực giảm lệ thuộc của Trung Quốc vào hệ sinh thái Nvidia. Nhiều năm qua, các nhà phát triển chip Trung Quốc vô cùng ngưỡng mộ Nvidia khi “gã khổng lồ” Mỹ thiết lập vị trí “vô đối” trong ngành công nghiệp nhờ năng lực phần cứng và bộ công cụ CUDA độc quyền mà kỹ sư dùng để phát triển ứng dụng trên bộ xử lý đồ họa...

Lễ hội Nguyên Tiêu qua góc nhìn Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Kim Cương và Công Sơn

(NADS) - Mỗi độ rằm tháng Giêng, giữa lòng Sài Gòn náo nhiệt, không gian Quận 5 lại bừng sáng với Lễ hội Nguyên Tiêu – một trong những sự kiện văn hóa quan trọng bậc nhất của cộng đồng người Hoa tại TP. HCM. Qua ống kính của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Kim Cương và Dương Công Sơn, lễ hội này không chỉ mang sắc màu rực rỡ mà còn thấm đẫm nét văn hóa truyền...

Scarlett Johansson lên án deepfake AI, kêu gọi ban hành luật khẩn cấp

(CLO) Nữ diễn viên nổi tiếng Scarlett Johansson kêu gọi ban hành luật bảo vệ công chúng khỏi trí tuệ nhân tạo (AI) sau khi một video deepfake có hình ảnh cô và nhiều ngôi sao khác xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng tặng Đại tướng Nguyễn Tân Cương

(Bqp.vn) - Chiều 10/1, tại Hà Nội, Đảng ủy Văn phòng Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam tổ chức Lễ trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ...

Thượng tướng Lê Huy Vịnh thăm, kiểm tra và chúc Tết một số đơn vị

(Bqp.vn) - Ngày 10/1, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã đến thăm, kiểm tra công tác SSCĐ và chúc Tết một số đơn vị thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ). Thượng tướng Lê Huy Vịnh thăm, kiểm tra Sư đoàn Phòng không 363.Trực tiếp kiểm tra các mặt công tác của các đơn vị, nghe lãnh...

Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025

(Bqp.vn) - Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chào đón Xuân Ất Tỵ 2025, tối 9/1, tại xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”. Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN...

Tổng kết công tác địa hình quân sự năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 10/1, tại Hà Nội, Cục Bản đồ (Bộ Tổng Tham mưu) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác địa hình quân sự (ĐHQS) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Thiếu tướng Hoàng Minh Ngọc, Cục trưởng Cục Bản đồ chủ trì hội nghị.Thượng tướng Huỳnh...

Chủ tịch nước Lương Cường tham dự nhiều hoạt động trong khuôn khổ Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”

(Bqp.vn) - Trong khuôn khổ Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025 do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chủ trì phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức, chiều 9/1, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến thăm, chúc Tết Đảng ủy, UBND xã Pa Tần; chúc Tết Ban CHQS xã, Công an xã Pa Tần; chúc Tết các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng và các trường học trên...

Bài đọc nhiều

Mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở...

(MPI) – Ngày 05/02/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Nghị quyết nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa...

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Trong tháng 01/2025, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là gần 94,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 81,5 nghìn lao động, tăng 6,6% về số doanh nghiệp, giảm 2,4% về vốn đăng ký và giảm 14,8% về số lao động so với tháng 12/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 30,3% về số doanh nghiệp, giảm 39,3% về số vốn...

Bộ GDĐT triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số, cải cách hành chính năm 2025

Sáng 11/2, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức tổng kết nhiệm vụ năm 2024 và kế hoạch nhiệm vụ năm 2025. ...

Đảng ủy Ban Cơ yếu Chính phủ ra nghị quyết lãnh đạo năm 2025

(Bqp.vn) - Sáng 6/1, Đảng ủy Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo.Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ chủ...

Tình hình sản xuất công nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra trong tháng 01/2025 nên số ngày làm việc ít hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01 năm 2025 ước tính giảm 9,2% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,6%. ...

Cùng chuyên mục

Cần có các giải pháp điều hành phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô

(MPI) – Tại phiên khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV diễn ra sáng 12/02/2025, ngay sau khi nghe báo cáo của Chính phủ đề nghị điều chỉnh mục tiêu GDP năm nay từ 8% trở lên, quy mô GDP năm 2025 đạt khoảng trên 500 tỷ USD, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế cơ bản thống nhất với mục...

Dơi có vai trò lớn giúp ngăn ngừa sâu bệnh hại lúa ở Đông Nam Á

Các nhà khoa học từ Viện Nghiên cứu động vật hoang dã và vườn thú Leibniz (Leibniz-IZW) phối hợp với Đại học Prince of Songkla, Thái Lan đã chứng minh rằng loài Dơi không đuôi môi nhăn (Wrinkle-lipped free-tailed) không chỉ di chuyển rất xa mà còn săn mồi ở độ cao lên tới 1.600 mét so với mặt đất, đây là độ cao mà nhiều loài rầy nâu bay tới. Các phương pháp kiểm soát dịch hại thông...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình của Chính phủ đối với Đề án bổ sung về phát triển kinh tế

(MPI) - Tại phiên họp thứ 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào chiều ngày 10/02/2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình của Chính phủ đối với Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên và nhấn mạnh, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực...

Doanh thu từ du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025 của Đắk Lắk tăng 33%

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn tỉnh Đắk Lắk đón khoảng 180.000 lượt khách, tổng thu từ du lịch ước đạt 60 tỷ đồng, tăng 33% so với dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. ...

Mới nhất

Chắn ngang dòng nước cho xe máy qua quốc lộ, tài xế container nhận ‘mưa’ lời khen

Tài xế xe container thấy ống nước bị vỡ phun thẳng ra quốc lộ 1, gây khó cho người đi đường nên đã điều khiển xe chắn dòng nước áp lực lớn để xe máy đi qua, nhận được "mưa" lời khen vì sự tử tế. ...

‘Phó hiệu trưởng’ Trường đại học Kinh Bắc đã nộp lại bằng thạc sĩ do bị thu hồi

Trường đại học Luật - Đại học Huế đã ra quyết định thu hồi bằng thạc sĩ luật của bà Đào Thị Bích Thủy - từng được bổ nhiệm hiệu phó Trường đại học Kinh Bắc. ...

Bị đình chỉ, nhiều thẩm mỹ viện ‘thay tên đổi họ’ rồi hoạt động ‘chui’

Tại Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có nhiều thẩm mỹ viện, cơ sở nha khoa bị xử phạt, đình chỉ từ 4,5 tháng đến 22,5 tháng để khắc phục sai phạm. Tuy nhiên, sau đó tại những địa chỉ này xuất hiện các bảng hiệu với tên...

Cần có các giải pháp điều hành phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô

(MPI) – Tại phiên khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV diễn ra sáng 12/02/2025, ngay sau khi nghe báo cáo của Chính phủ đề nghị điều chỉnh mục tiêu GDP năm nay từ 8% trở lên, quy mô GDP năm 2025 đạt khoảng trên 500 tỷ USD, Chủ nhiệm Ủy ban...

“Thời cơ vàng” để sắp xếp, tinh gọn bộ máy

(NLĐO)- Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy được nhân dân đồng tình, ủng hộ cao ...

Mới nhất