Trang chủKinh tếNông nghiệpVô một khu rừng ở Kiên Giang, bất ngờ thấy nông dân...

Vô một khu rừng ở Kiên Giang, bất ngờ thấy nông dân nuôi cá bống mú to bự thế này, bán giá nhà giàu


Mô hình nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng phòng hộ giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang) nguồn sinh kế ổn định. 

Dưới bàn tay chăm sóc và bảo vệ của người dân, rừng phòng hộ được khôi phục, ngày càng thêm xanh và phát triển, tăng khả năng chống sạt lở và chống chịu tốt với biến đổi khí hậu.

Những năm qua, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, tình trạng sạt lở bờ biển ngày càng diễn ra nghiêm trọng, nhiều diện tích rừng phòng hộ ven biển bị mất đi ảnh hưởng đến môi trường và đời sống sản xuất của người dân sinh sống tại các địa phương. 

Để bảo vệ và khôi phục lại diện tích rừng phòng hộ ven biển, tỉnh quan tâm triển khai thực hiện các dự án cải tạo, phục hồi và trồng mới nhiều diện tích rừng.

UBND tỉnh Kiên Giang chủ trương thực hiện chính sách giao khoán đất rừng phòng hộ cho người dân địa phương. 

Đây là một trong những giải pháp trọng tâm giúp khôi phục diện tích rừng, đồng thời tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Người dân vừa tham gia trồng rừng trên diện tích đất giao khoán vừa có thể nâng cao đời sống từ việc phát triển các mô hình sinh kế dưới tán rừng phòng hộ.

Toàn huyện Kiên Lương có 1.712ha đất rừng phòng hộ ven biển nằm trên địa bàn xã Dương Hòa, Bình An và thị trấn Kiên Lương. 

Để ổn định sinh kế, tạo việc làm và giúp người dân nhận khoán đất rừng nâng cao thu nhập, thời gian qua, Phòng Kinh tế huyện phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang, chính quyền địa phương thực hiện chuyển giao quy trình sản xuất nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao như nuôi cua, tôm quảnh canh, nuôi cá chẽm, cá mú đen, cá mú trân châu. 

UBND huyện Kiên Lương quan tâm đầu tư hệ thống điện, thủy lợi phục vụ sản xuất, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ con giống, thức ăn, tập huấn kỹ thuật để người dân chuyển đổi sản xuất.

Vô một khu rừng ở Kiên Giang, bất ngờ thấy nông dân nuôi cá đặc sản to bự thế này, bán giá nhà giàu - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Đặng Giang, ngụ ấp Ba Núi, xã Bình An (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) nuôi cá bống mú chân trâu dưới tán rừng phòng hộ ven biển. Bống mú trân châu là cá đặc sản bán đắt tiền phù hợp nuôi ở xã Bình An.

Ông Trần Kỳ Bá, ngụ ấp Ba Núi, xã Bình An (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) cùng vợ và các con về nhận khoán đất rừng gần 20 năm. Ngần ấy thời gian, ông đeo đuổi, bám trụ với rừng, nhờ có rừng gia đình ông Bá hiện đã thoát nghèo, có cuộc sống khấm khá hơn. 

Ông Bá cho biết: “Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn nước ở đây rất phù hợp để nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá bống mú trong ao đất. Với diện tích khoảng 5.000m2, tôi chia thành 5 ao chuyên nuôi cá mú trân châu. Mỗi năm thu nhập từ 200 -300 triệu đồng”.

Bên cạnh các mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng, người dân còn tận dụng khai thác bãi bồi để nuôi thêm một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ như sò huyết, hàu, vẹm xanh. 

Anh Nguyễn Đặng Giang, ngụ ấp Ba Núi, xã Bình An nói: “Những năm gần đây, diện tích rừng bị mất khá nhiều do sạt lở bờ biển. Để chống xói lở bờ biển, bảo vệ diện tích đất rừng, tôi đầu tư xây kè đá chiều dài gần 100m, kết hợp thả đá hộc để tạo giá thể nuôi hàu. 

Nuôi hàu không tốn nhiều chi phí, có thể đem lại thu nhập ổn định, lấy ngắn nuôi dài, có tiền trang trải cuộc sống trong thời gian thả nuôi cá mú. Nhờ cách làm này, gia đình có nguồn thu nhập khoảng 300-400 triệu đồng/năm”.

Trưởng Phòng Kinh tế huyện Kiên Lương Nguyễn Hữu Thành cho biết: Dưới tán rừng phòng hộ ven biển, nhiều năm nay, người dân nhận giao khoán đất rừng trên địa bàn huyện thực hiện tốt việc chăm sóc, trồng và bảo vệ rừng. 

Không những thế, người dân tận dụng tốt điều kiện tự nhiên sẵn có để phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi cá mú trong ao đất phát huy hiệu quả kinh tế vượt trội so với nhiều loài thủy sản khác.

Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế, mô hình này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đa số người dân nuôi theo quy mô hộ gia đình, chưa có sự liên kết, nên người dân gặp khó trong việc tìm kiếm đầu ra sản phẩm. 

Nguồn con giống tại địa phương chưa sản xuất được, người dân phải mua con giống nhập khẩu từ nước ngoài nên chi phí sản xuất, giá thành cao. Bên cạnh đó, do đặc điểm phần lớn nông dân nuôi cá dưới tán rừng không chủ động được nguồn nước nên thức ăn từ cá phân dễ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây rừng.

Theo Trưởng Phòng Kinh tế huyện Kiên Lương Nguyễn Hữu Thành, định hướng của huyện trong thời gian tới để phát triển bền vững mô hình thủy sản dưới tán rừng, trong đó có mô hình nuôi cá bống mú, huyện khuyến khích vận động người dân tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác để liên kết sản xuất tạo đầu ra ổn định. 

Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang triển khai chương trình, dự án hỗ trợ để người dân tham gia, tiếp cận với các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất; vận động người dân mở rộng thêm mô hình nuôi thủy sản kết hợp phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng.

Huyện phối hợp với các ngành đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, xây dựng thương hiệu cá mú chân trâu đạt chuẩn OCOP, gắn với bao tiêu sản phẩm.





Nguồn: https://danviet.vn/vo-mot-khu-rung-o-kien-giang-bat-ngo-thay-nong-dan-nuoi-ca-bong-mu-to-bu-the-nay-ban-gia-nha-giau-2024091919151034.htm

Cùng chủ đề

Bên dòng sông Sê San nổi tiếng Gia Lai, dân câu được cá rô phi khủng, có con cá đặc sản nặng 7kg

Sông Sê San bắt nguồn từ phía Nam dãy Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) chảy qua 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Không chỉ là “dòng sông năng lượng”, sông Sê San còn có cảnh đẹp hùng vĩ với nhiều ghềnh thác và là nơi sinh sống của nhiều loại...

Một con động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ đang ngồi bế con nhỏ trên mỏm đá vôi ở Kiên Giang

Những ngày này, có dịp đến danh thắng Hòn Chông, xã Bình An, huyện Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang), ngoài tham quan cảnh đẹp, thưởng thức ẩm thực, khách du lịch còn được ngắm voọc bạc Đông Dương-một loài động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ, trông đẹp mắt. ...

Lần tìm loài cá suối bí ẩn khu rừng Kon Tum, hễ bắt được thành đặc sản, nhà giàu, đại gia săn lùng

Cá Niêng (hay còn gọi là cá niên, cá mác-ở Nghệ An gọi là cá mát, cá sỉnh cao) là một loại đặc sản nức tiếng thơm ngon của vùng đất Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Ở Kon Tum cá Niêng có mặt tại huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum,...

Nuôi cá mú to bự ở hòn đảo rộng hơn 27m2 ở Kiêng Giang, ông tỷ phú nông dân thu 1-2 tỷ/năm

Đến thăm mô hình nuôi cá lồng bè trên biển của anh Tạ Thanh Tùng ngụ tại ấp Bãi Ngự, xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang mới cảm nhận được sự năng động, dám nghĩ, dám làm trong góp phần phát triển kinh...

Cá đặc sản tên xấu xí, thịt cực ngon này ở Cà Mau dân bắt kiểu gì mà cứ đập nước sông ầm ầm?

Bà Đỗ Thị Hoá (ở xã Trần Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) hành nghề đánh bắt cá vồ chó đã 40 năm. Thời gian bà ở trên xuồng, trên vỏ lãi giăng câu, thả lưới bắt cá còn nhiều hơn trên bờ nên tập...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lợn hương-heo hương là giống lợn gì mà nông dân Tây Ninh nuôi thành công, bán giá nhà giàu?

Heo hương là giống heo bản địa quý hiếm, có nguồn gốc từ một số địa phương vùng núi phía Bắc. Hiện giống heo hương (giống lợn hương) đang được Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Diệp Lâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh) gây đàn và nhân...

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học nói gì trước lo ngại “giáo viên lách luật” Thông tư 29 dạy thêm, học thêm?

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GDĐT cho biết: Theo quy định của Thông tư, các cơ quan, đơn vị, nhà trường phải có trách nhiệm quản lý, giám sát; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. ...

Sự thật thông tin học sinh bị dàn cảnh để bắt cóc ở Quảng Trị

Công an thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã xác minh thông tin học sinh bị dàn cảnh để bắt cóc gây hoang mang dư luận. ...

Một trong 10 xã tiêu biểu của tỉnh Hải Dương, dân thu nhập tới 90,67 triệu đồng/người

Với sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, năm 2024, xã Thống Nhất (Gia Lộc) được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là 1 trong 10 xã tiêu biểu đầu tiên của tỉnh. ...

Người dân một huyện ở Hà Tĩnh gói chiếc bánh chưng khổng lồ nặng tới 300kg dâng lên đại danh y nước Việt

Nhân kỷ niệm 234 năm ngày mất của Đại danh y Lê Hữu Trác và tôn vinh danh hiệu "Danh nhân văn hóa thế giới," huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, nổi bật là lễ cung tiến chiếc bánh chưng khổng lồ nặng 300kg...

Bài đọc nhiều

Phát hiện gà tiền mặt đỏ và nhiều loài động vật quý hiếm tại Vườn quốc gia Núi Chúa

Bẫy ảnh đã phát hiện nhiều loài động vật đặc hữu nguy cấp cực kỳ quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam như: gà tiền mặt đỏ, gà lôi hông tía, gà so họng trắng… xuất hiện ở Vườn Quốc gia Núi Chúa ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh...

Quảng Nam: Sau 10 năm lên phường

Những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, phường Điện Dương (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp xây dựng phường...

Miền Bắc bao giờ mới hết rét?

Theo tin không khí lạnh mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều nay (7/2), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật...

Vì sao dạy nghề, tạo việc làm lại là cách làm quan trọng giảm nghèo ở Quảng Ngãi?

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Quảng Ngãi đã chú trọng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Từ đó đã tạo sinh kế cho người dân, giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững, nâng...

Ở một nơi của Quảng Trị, dân trồng cây an xoa tốt um trên đồi, hễ cắt là bán giá hời, cả làng vui

Vừa được mùa, lại được các cơ sở chế biến cao dược liệu trên địa bàn đến thu mua ngay tại ruộng với giá cao nên nông dân hết sức phấn khởi.Những ngày này, nhiều hộ gia đình trồng cây an xoa trên địa bàn huyện...

Cùng chuyên mục

“Sống lại” những cánh đồng sau lũ

Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại trong trận mưa lũ tháng 9/2024. Hàng trăm héc ta đất sản xuất là sinh kế của đồng bào vùng cao bị vùi lấp. Thời gian vừa qua, chính quyền địa phương cùng người dân đã và đang tích cực chung tay tái thiết sản xuất, theo đó hàng chục héc ta rau màu đang dần phủ xanh trên những vùng đất lũ.Hiện...

Lợn hương-heo hương là giống lợn gì mà nông dân Tây Ninh nuôi thành công, bán giá nhà giàu?

Heo hương là giống heo bản địa quý hiếm, có nguồn gốc từ một số địa phương vùng núi phía Bắc. Hiện giống heo hương (giống lợn hương) đang được Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Diệp Lâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh) gây đàn và nhân...

Người dân Hà Tĩnh làm bánh chưng nặng 300kg cung tiến Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

TPO - Người dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa hoàn thành chiếc bánh chưng nặng 300kg, để dâng lên khu mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. TPO - Người dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa hoàn thành chiếc bánh chưng nặng 300kg, để dâng lên khu mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Người dân làm bánh chưng nặng 300kg cung tiến...

Một trong 10 xã tiêu biểu của tỉnh Hải Dương, dân thu nhập tới 90,67 triệu đồng/người

Với sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, năm 2024, xã Thống Nhất (Gia Lộc) được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là 1 trong 10 xã tiêu biểu đầu tiên của tỉnh. ...

Người dân một huyện ở Hà Tĩnh gói chiếc bánh chưng khổng lồ nặng tới 300kg dâng lên đại danh y nước Việt

Nhân kỷ niệm 234 năm ngày mất của Đại danh y Lê Hữu Trác và tôn vinh danh hiệu "Danh nhân văn hóa thế giới," huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, nổi bật là lễ cung tiến chiếc bánh chưng khổng lồ nặng 300kg...

Mới nhất

Techcombank cung cấp giải pháp quản trị tài chính tối ưu cho chủ doanh nghiệp

Không chỉ cung cấp những thông tin hữu ích về diễn biến tình hình kinh tế thế giới và trong nước, chuyên gia Techcombank còn mang đến các giải pháp, sản phẩm tài chính thiết thực cho doanh nghiệp. ...

Thêm trường Sư phạm tổ chức kỳ thi riêng

TPO - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sẽ tổ chức kỳ thi riêng với 8 môn để xét tuyển. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm là: nhiều lựa chọn; đúng - sai; ghép đôi mục hỏi với câu trả lời đúng; trả lời ngắn. TPO - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2...

Chúc Tết, tặng quà các cựu chiến binh nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025

Đầu xuân Ất Tỵ 2025, đoàn đại diện Hệ thống Y tế 315 đã chúc Tết, tặng quà các cựu chiến binh: Đại tá-Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Tàu; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân-Thượng úy Nguyễn Thị Mỹ Nhung; Trung tá Phạm Văn Kề; Trung tá Phạm Minh Hiền. ...

Chi tiết danh sách 100 trường ĐH, CĐ xét điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG TP. Hồ Chí Minh

Theo thống kê của ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, có 100 cơ sở đào tạo ĐH và CĐ sử dụng điểm kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 để xét tuyển.

Nga nêu điều kiện ký thỏa thuận với Ukraine, Israel không kích Hezbollah, Moscow tiết lộ về điện đàm Nga-Mỹ

Chính sách kinh tế của Tổng thống Trump khiến Mỹ bị cô lập, EU âm mưu bắt giữ tàu chở dầu Nga, Hàn-Mỹ tập trận bắn đạn thật quy mô lớn, Tổng thống Romania từ chức trước bầu cử, Tổng thống Colombia cải tổ nội các… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất