Trang chủKinh tếNông nghiệpVì sao nông dân trồng mía đường ở Ninh Thuận lại muốn...

Vì sao nông dân trồng mía đường ở Ninh Thuận lại muốn vào hợp tác xã nông nghiệp?


Những vụ mùa “được mùa mất giá” ở Ninh Thuận

Quảng Sơn là xã thuần nông ở huyện miền núi Ninh Sơn (Ninh Thuận), được xem là thủ phủ cây mía và cây mì ở tỉnh Ninh Thuận với tổng diện tích gần 3000ha, chiếm hơn 60% đất sản xuất nông nghiệp.

Nông dân ở thủ phủ trồng mía, mì lớn nhất Ninh Thuận mong muốn phát triển kinh tế hợp tác xã- Ảnh 1.

Quảng Sơn là xã có diện tích trồng mía lớn nhất ở tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Đức Cường

Nhiều nông dân địa phương cho biết, do đặc thù khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng, chỉ có cây mía và cây mì được trồng phổ biến và cũng là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương.

Tuy nhiên, với tư duy sản xuất nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Một năm chỉ có 1 vụ thu hoạch nhưng thường lâm cảnh được mùa mất giá, được giá mất mùa khiến nhà nông không mấy mặn mà.

Nông dân Nguyễn Mai Tiên, người có hơn 15 năm trồng mía ở thôn Triệu Phong, xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) cho hay, mặc dù giá mía đường ở xã Quảng Sơn luôn ổn định ở mức 800.000 – 1.000.000 đồng/tấn (có lúc hơn 1 triệu/tấn) đối với mía đạt 10 chữ đường.

Nông dân ở thủ phủ trồng mía, mì lớn nhất Ninh Thuận mong muốn phát triển kinh tế hợp tác xã- Ảnh 2.

Nông dân chăm sóc mía gia đoạn còn non. Ảnh: Đức Cường

Giá ổn định là vậy nhưng người trồng mía vẫn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do nông dân thiếu liên kết trong sản xuất, người trồng mía chưa có kế hoạch sản xuất rõ ràng nên đến mùa thường thu hoạch đồng loạt. Việc vận chuyển mía bán về nhà máy gặp nhiều khó khăn. Có trường hợp mía đã thu hoạch xong nhưng phải nằm phơi nắng nhiều ngày dẫn đến sản lượng và chất lượng bị hao hụt, chủ mía phải chịu thiệt.

“Dù đa số nông dân trồng mía đều có hợp đồng liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp nhưng còn mang tính đơn lẻ, nông dân vẫn “mía nhà ai, người đó lo” chưa phát huy được tinh thần tập thể trong sản xuất cây mía…”, ông Tiên cho hay.

Nông dân ở thủ phủ trồng mía, mì lớn nhất Ninh Thuận mong muốn phát triển kinh tế hợp tác xã- Ảnh 3.

Cây mía và cây mì là 2 cây trồng chủ lực của nông dân ở “Chảo lửa” Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn. Ảnh: Đức Cường

Cùng với cây mía, nông dân trồng cây mì ở “chảo lửa” Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn cũng nhiều lần đứng ngồi không yên vì được mùa mất giá.

Nông dân Nguyễn Đình Hoàn cho biết, tâm lý của nông dân địa phương là mùa trước cây nào mang lại kinh tế cao thì mùa tới sẽ tập trung nhân rộng. Do đó, cứ đến vụ thu hoạch, cung vượt quá cầu dẫn đến “được mùa mất giá”. Điệp khúc này cứ lặp lại do nhà nông thiếu định hướng rõ ràng trong chuyển đổi cây trồng.

Nông dân ở thủ phủ trồng mía, mì lớn nhất Ninh Thuận mong muốn phát triển kinh tế hợp tác xã- Ảnh 4.

Nông dân thu hoạch cây mì hằng năm. Ảnh: Đức Cường

Thành lập HTX sẽ nâng cao giá trị mía, mì

Cũng theo ông Hoàn, hiện nay nông dân cũng chưa thực sự làm chủ trong quá trình sản xuất nên hiệu quả kinh tế từ cây mía và cây mì chưa cao. Nông dân chưa phát huy vai trò giám sát trong quá trình cân đo để xác định chất lượng cây mía, mì khi bán cho doanh nghiệp.

Nông dân ở thủ phủ trồng mía, mì lớn nhất Ninh Thuận mong muốn phát triển kinh tế hợp tác xã- Ảnh 5.

Cây mía trồng một năm chỉ cho thu hoạch một lần, nếu được chăm sóc tốt cho thể đạt trên 10 tấn/sào (1.000 mét vuông). Ảnh: Đức Cường

“Điều nông dân mong muốn là thành lập Hợp tác xã (HTX) để định hướng cho nông dân, giúp nông dân có kế hoạch sản xuất rõ ràng qua mỗi vụ. Có HTX cũng sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vay vốn để nông dân mạnh dạn mở rộng sản xuất. Từ đó từng bước thay đổi tư duy sản xuất của nông dân để nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây mía, mì ở địa phương…”, ông Hoàn cho hay.

Theo UBND xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận), những năm qua cây mía và cây mì là 2 cây trồng chủ lực của nông dân địa phương, giúp người dân xóa đói giảm nghèo để vươn lên phát triển kinh tế.

Riêng cây mía, hằng năm nông dân có liên kết bằng hợp đồng với công ty mía đường Biên Hòa – Phan Rang để sản xuất mía. Tuy nhiên, việc liên kết nói trên cũng thực hiện đơn lẻ từng hộ chứ chưa mang tính tập thể.

Nông dân ở thủ phủ trồng mía, mì lớn nhất Ninh Thuận mong muốn phát triển kinh tế hợp tác xã- Ảnh 6.

Hàng năm, viện việc cơ giới hóa máy móc vào vận chuyển mía đã được nông dân thực hiện. Ảnh: Đức Cường

Ông Dương Đăng Minh, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Sơn cho biết, xã Quảng Sơn nói riêng và huyện Ninh Sơn nói chung có diện tích trồng mía và mì lớn nhất tỉnh Ninh Thuận. Đây cũng là vùng nguyên liệu mía và mì chủ yếu của công ty mía đường Biên Hòa – Phan Rang và Công ty CP tinh bột sắn Ninh Thuận.

Theo ông Minh thì địa phương vẫn duy trì diện tích trồng mía, mì. Tuy nhiên đến nay trên trên địa bàn xã nói riêng và toàn huyện nói chung vẫn chưa có HTX nông nghiệp cho 2 loại cây này.

“Trong thời gian tới địa phương sẽ tiếp tục chuyển đổi cây trồng phù hợp, chú trọng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Đồng thời cũng sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến Luật HTX để có cơ sở hướng dẫn bà con hiểu rõ vai trò của HTX. Đây là cầu nối để liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp, qua đó để nông dân tự nguyện tham gia thành lập HTX…”, ông Minh cho hay.

Nông dân ở thủ phủ trồng mía, mì lớn nhất Ninh Thuận mong muốn phát triển kinh tế hợp tác xã- Ảnh 7.

Nông dân thu hoạch cây mì ở xã Quảng Sơn. Ảnh: Đức Cường

Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, từ đầu năm 2024 đến nay (13/9/2024) toàn tỉnh thành lập mới 7 HTX nông nghiệp, nâng tổng số HTX nông nghiệp trên địa bàn lên 128 HTX. Trong đó có 112 HTX nông nghiệp. Đa số các HTX đều khẳng định được vai trò và chất lượng hoạt động.

Ông Trương Khắc Trí, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho biết, thực tế việc thành lập và đi vào hoạt động của HTX đã tạo điều kiện để nông dân nâng cao thu nhập nhờ sản xuất nông nghiệp.

Đơn cử như các HTX nông nghiệp Tuấn Tú chuyên về măng tây xanh ở xã An Hải (huyện Ninh Phước), HTX Thái An chuyên về cây nho ở xã vĩnh Hải, HTX hành tím ở xã Nhơn Hải (huyện Ninh Hải) và nhiều HTX nông – lâm – ngư nghiệp khác trên địa bàn tỉnh.

Nông dân ở thủ phủ trồng mía, mì lớn nhất Ninh Thuận mong muốn phát triển kinh tế hợp tác xã- Ảnh 8.

Hiện xã Quảng Sơn vẫn đang duy trì sản xuất 2 loại cây chủ lực mía và mì. Ảnh: Đức Cường

Cũng theo ông Trí, trong thời gian tới Ninh Thuận sẽ tiếp tục khuyến khích phát triển kinh tế tập thể. Trong đó chú trong phát triển kinh tế tập thể trong các ngành nghề, lĩnh vực có tiềm năng và thế mạnh của địa phương.

“Theo kế hoạch của tỉnh, đến cuối năm 2024 sẽ phấn đấu tăng số lượng HTX trên địa bàn lên 129, Trong đó có 113 HTX nông nghiệp. Qua đó, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp nói riêng ngày càng phát triển…”, ông Trí cho hay.

Theo Công ty cổ phần mía đường Biên Hòa – Phan Rang, hiện nay đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm khoảng 950ha mía cho người dân ở xã Quảng Sơn. Hằng năm, sản lượng mía ở xã Quảng Sơn và Ninh Thuận nói chung đáp ứng khoảng 60% công suất sản xuất của công ty này.

Được biết, nông dân ký hợp đồng liên kết sẽ được công ty chi phí hỗ trợ cày xới, phân thuốc và ký giá thu mua mía nguyên liệu theo giá bảo hiểm cho người dân, nhưng đến khi thu hoạch thực tế thì theo giá thị trường.

Riêng đối với cây mì, Sở NNPTNT tỉnh Ninh Thuận đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1445/QĐ-UBND ngày 27/7/2021 về Kế hoạch phát triển ngành trồng trọt tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Trong đó định hướng phát triển cây mì của tỉnh đến năm 2025 là ổn định diện tích gieo trồng khoảng 5.120 ha, sản lượng đạt 111.300 tấn. Số này tập trung ở địa bàn 2 huyện Ninh Sơn (3.400ha) và Bác Ái (1.500 ha).

Bên cạnh đó, Ninh Thuận sẽ tập trung xây dựng vùng trồng mì nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ, tổ chức sản xuất theo hướng hộ sản xuất, trang trại, hợp tác xã liên kết theo hợp đồng nông sản với doanh nghiệp chế biến tinh bột mì.





Nguồn: https://danviet.vn/vi-sao-nong-dan-trong-mia-duong-o-ninh-thuan-lai-muon-vao-hop-tac-xa-nong-nghiep-20240915125347765.htm

Cùng chủ đề

Món ngon bún nước và mì trộn của ‘các cô’ mà bạn nên thử tại TP.HCM

Hàng bún Cô CóHàng bún Cô Có là một trong những quán bún nước và mì trộn ngon...

Nhà hàng phục vụ món mì ếch nguyên con chưa lột da khiến khách ‘hết hồn’

“Mì ramen ếch”, món mới nhất trong thực đơn của cửa hàng ramen Đài Loan Yuan Ramen gần đây đã gây sốt trên mạng xã hội vì nguyên liệu chính là một con ếch to chình ình phía trên. Nhà hàng có trụ sở tại Vân Lâm gần đây đã đăng những bức ảnh về món ăn kỳ lạ này, yêu cầu thực khách gợi ý tên cho nó trên mạng xã hội. Nhà hàng này cũng thông...

Mì sầu riêng, bọ biển khổng lồ gây sốt ở châu Á

Theo SCMP, bọ biển khổng lồ, một loài sinh vật có 14 chân sống ở đáy sâu, trở thành “nguyên liệu trong mơ” của quán Ramen Boy tại Đài Bắc, Đài Loan. Theo quán ramen này, vị của chúng giống như tôm hùm và cua sau khi hấp, và “phần màu vàng giống như trứng cua”.  Đại diện Ramen Boy cũng chia sẻ rằng bọ biển sẽ được luộc trong nước súp gà, ăn kèm mì, mực và cá...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hòa Minzy từ chối tham gia “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” tại Trung Quốc

Hòa Minzy chính thức thông tin về việc tham gia "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng" tại Trung Quốc năm 2025. ...

Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 Hà Nội là môn gì?

Gần 20 tỉnh, thành đã công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025. Trong khi TP.HCM quyết số môn thi, môn thi thứ 3 là Tiếng Anh khá sớm thì tại Hà Nội, Sở GDĐT Hà Nội vẫn chưa công bố môn thi thứ ba khiến phụ huynh,...

Người Mường tỉnh Hòa Bình bước vào lễ hội lớn nhất trong năm: Lễ hội Khai hạ

Sáng 5/2 (mùng 8 Tết Ất Tỵ), tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2025. Lễ hội đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới tham dự. ...

Chỉ 1 ngày vươn khơi, ngư dân Nghệ An trở về với hai tàu đầy ắp cá, bán vội cũng thu 200 triệu đồng

Hai chiếc tàu của ngư dân phường Nghi Thủy, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở về đầy ắp cá trích chỉ sau 1 ngày vươn khơi. Tổng sản lượng cá trích đánh bắt được ước đạt hơn 15 tấn. Bán vội ngay tại bến, ngư dân cũng thu về gần...

Công bố lịch thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025

Ngày 5/2, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội thông tin về việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) học sinh THPT năm 2025. ...

Bài đọc nhiều

Kinh đô cổ xưa xây dừng thời nhà Hậu Lê rộng hơn 200ha có chính điện dát vàng lớn nhất Thanh Hóa

Chính điện Lam Kinh (thuộc quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là công trình có quy mô kiến trúc gỗ lim xanh lớn nhất Việt Nam, quan trọng nhất tại Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, nơi để các...

Khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm phù hợp với công việc của từng cục, vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông...

Trồng hẹ thành công, loại rau giàu vitamin nhóm B, lắm canxi, dân Bà Rịa-Vũng Tàu có lương cao

Những ngày này, bà Vũ Thị Hoa, KP Kim Sơn, phường Kim Dinh, (TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đang thu hoạch 3.000m2 hẹ. Theo bà Hoa, nơi đây là vùng đất pha cát, tơi xốp nên phù hợp trồng loại cây ăn lá như...

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan gửi thư chúc mừng 79 năm Ngày truyền thống ngành nông nghiệp

Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (14/11/1945 - 14/11/2024), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan đã gửi thư chúc mừng tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành...

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2025 có gì đặc biệt?

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tại Hà Nam năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 2/2/2025 đến ngày 4/2/2025 (tức ngày 5 - 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều hoạt động ý nghĩa, sôi nổi. ...

Cùng chuyên mục

Người Mường tỉnh Hòa Bình bước vào lễ hội lớn nhất trong năm: Lễ hội Khai hạ

Sáng 5/2 (mùng 8 Tết Ất Tỵ), tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2025. Lễ hội đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới tham dự. ...

Chỉ 1 ngày vươn khơi, ngư dân Nghệ An trở về với hai tàu đầy ắp cá, bán vội cũng thu 200 triệu đồng

Hai chiếc tàu của ngư dân phường Nghi Thủy, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở về đầy ắp cá trích chỉ sau 1 ngày vươn khơi. Tổng sản lượng cá trích đánh bắt được ước đạt hơn 15 tấn. Bán vội ngay tại bến, ngư dân cũng thu về gần...

Một giống ổi mới xuất hiện ở Sóc Trăng, ruột màu đỏ đậm, ăn giòn, ngọt lại ít hạt, năng suất cực “khủng”

Giống ổi mới ở Sóc Trăng cho trái liên tục trong năm với năng suất rất cao, có thể đạt 50-60 tấn/ha/năm. Giống ổi mới cho trái có ruột màu đỏ đậm, hạt ít và mềm, thơm, ăn ngọt và giòn. ...

Đây là các đặc sản Bình Phước đạt sao OCOP đang giúp nông dân giàu lên, có món mới toanh

Đặc sản Bình Phước có nhiều sản phẩm chất lượng cao, nổi tiếng cả nước như hạt điều rang, rượu dân tộc S'tiêng...Thời gian qua, nhiều nông dân điển hình xây dựng thành công nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, qua đó tăng thu nhập. ...

Lại đón thêm 1 đợt không khí lạnh siêu mạnh, Hà Nội xuống dưới 10 độ C?

Tin không khí lạnh mới nhất: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay (5/2), ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. ...

Mới nhất

4 tư thế yoga hỗ trợ giảm đau lưng hiệu quả

  Tư thế góc nghiêng một bên (Utthita Parsvakonasana) Giúp kéo giãn cột sống, giảm áp lực lên lưng dưới. Tăng cường sức mạnh cho cơ lưng và chân. Cách thực hiện: Đứng thẳng, bước chân phải lên trước, hạ thấp đầu gối phải tạo góc 90 độ. Đặt tay phải xuống sàn hoặc lên đùi phải, tay trái vươn qua đầu. Giữ tư...

Dự kiến 85.000 lượt thí sinh đăng ký thi HSA 2025

Từ 23.2 Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ mở cổng đăng ký dự thi cả 6 đợt thi...

Hòa Minzy từ chối tham gia “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” tại Trung Quốc

Hòa Minzy chính thức thông tin về việc tham gia "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng" tại Trung Quốc năm 2025. ...

Bộ Công Thương xây dựng Thông tư về danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới

Bộ Công Thương xây dựng các dự thảo Thông tư về danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới. Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) đã triển khai việc xây dựng 2 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương bao gồm: (1) Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (05/02): Tăng kỉ lục

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (05/02): Cùng chiều tăng của giá vàng thế giới, giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC tiếp tục neo cao ở mức 88-89 triệu đồng. Giá vàng miếng hôm nay Tại thời điểm khảo sát lúc 9h ngày 05/02/2025, giá vàng miếng trên sàn giao...

Mới nhất