Trang chủKinh tếNông nghiệpTre, trúc không còn bị "bạc đãi" ở vùng đất Tây Nam...

Tre, trúc không còn bị “bạc đãi” ở vùng đất Tây Nam bộ


Cây tre phát triển tốt vùng đất Tây Nam bộ
Tre, trúc đang là sản phẩm tiêu thụ mạnh ở vùng Tây Nam bộ

Hơn 10 năm trước, cây tre, cây trúc ở xã Tân Bằng, huyện Thới Bình (Cà Mau) được xếp tóp đầu trong danh sách loài “ chuyển đổi” để nhường chỗ cho ao nuôi tôm. Có lúc người trồng đốt luôn vườn tre vì giá rẻ, bán không ai mua. 

Chị Nguyễn Thị Ðiền là thương lái thu mua trúc lâu năm nhất ở xứ Tân Bằng, bộc bạch: “Tôi lớn lên ở đất này. Từng chứng kiến cảnh phá trúc để làm vuông tôm. Nhưng những năm gần đây, tôi thành công với nghề mua bán tre, trúc, để cung cấp cho các cơ sở đan đát hàng thủ công mỹ nghệ. Họ dùng trúc để kết thành mành tạo ra nhiều món hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo. Mỗi tấm mành bán ra thị trường khoảng 1,5 triệu đồng, còn xuất khẩu thì giá cao hơn nhiều”.

Cùng nghề với chị Điền, bà Mai Thị Ba, thương lái thu mua hàng trăm tấn tre mỗi năm ở xã Tân Bằng cho biết, cây tre, lâu nay là cây thứ yếu, giờ trở thành cây có giá trị, ngay cả nhánh nhỏ cũng bán được. Mỗi ký nhánh cây tươi (sau khi cắt khúc) có giá bán từ 9.500-10.000 đồng.

Lật lại sổ ghi chép mua bán, chị Ðiền nhẩm tính, mỗi năm cơ sở của chị thu mua khoảng 200 tấn, với giá  9.500 đồng/kg, thì chị chi gần 2 tỷ đồng. Con số này càng nhân lên nhiều lần ở vựa thu mua của bà Mai Thị Ba, vì cơ sở bà Ba mua giá cao hơn do không qua trung gian.

 “Hồi đầu năm, thương lái nói năm nay hút hàng nên đề xuất tôi ký hợp đồng cung ứng vài trăm tấn và bao tiêu, nhưng tôi không đồng ý. Vì lỡ không gom đủ đơn hàng thì phiền. Vì vậy, tôi cứ thu mua, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Giờ mỗi tháng cơ sở tôi xuất bán không dưới chục tấn”, bà Mai Thị Ba chia sẻ.

Ông Lê Tuấn An, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Bằng thông tin thêm: “Trúc nhánh từng là phế phẩm bỏ đi, nay cắt khúc theo nhu cầu thương lái được mua giá cao. Giờ thì cây tre bán hết cả thân lẫn nhánh, lá tre cũng bán để làm trà”.

Ông Phạm Thành Lập – người đi đầu trong đổi mới sáng tạo ở xóm đan cần xé ở thành phố Ngã Bảy, Hậu Giang
Ông Phạm Thành Lập – người đi đầu trong đổi mới sáng tạo ở xóm đan cần xé thuộc thành phố Ngã Bảy, Hậu Giang

Cùng niềm vui này, ở phường Ngã Bảy, thành phố Ngã Bảy (Hậu Giang), người dân cũng đang phát huy nghề đan cần xé. Ông Phạm Thành Lập (51 tuổi), khu vực VI, phường Ngã Bảy được biết đến như người gìn giữ và phát huy nghề đan cần xé. 

Vào nghề từ năm 12 tuổi, tính đến nay ông có trên 40 năm kinh nghiệm. Cũng là người chứng kiến bao thăng trầm của nghề, ông sáng tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp thị hiếu người dùng. Điều đặc biệt ở ông là thay đổi, thổi hồn vào sản phẩm. Ông Lập cho hay: “Thời hoàng kim nghề đan cần xé Ngã Bảy là vào khoảng năm 2005 trở về trước. Khi đó, cả vùng này phát triển trồng cây ăn trái và hoa màu. Cần xé là vật dụng để đựng, vận chuyển nông sản. Đến khi mặt hàng nhựa ra đời, những sọt, rổ vừa nhẹ vừa bền dần lấn áp và thay thế vị trí độc tôn của cần xé trúc. Xóm đan cần xé ở Ngã Bảy cũng thu hẹp, giảm quy mô từ đó. Giờ cả xóm chỉ còn vài chục hộ theo nghề”.

Ông Nguyễn Quốc Khanh, cùng ở xóm đan cần xé phường Ngã Bảy cũng cho biết: “Nhà tui vẫn duy trì nghề đan cần xé giao cho các mối truyền thống. Mỗi tháng bán vài trăm cần, qua đó tạo việc làm cho lao động địa phương”.

 Gắn bó với nghề đan gần suốt cuộc đời, bà Bùi Thị Lan (69 tuổi), ấp Mái Dầm, xã Đại Thành, TP. Ngã Bảy hồ hởi: “Mỗi ngày tôi vẫn đan được 10 cần xé, thu nhập trên 200 ngàn đồng. Nghề đan xứ Ngã Bảy dù lúc sung túc hay thu hẹp cũng là chỗ dựa sinh kế của người dân, có việc làm, thêm thu nhập. Như tôi, gần 70 tuổi vẫn làm được, vẫn có thu nhập”.

Những sản phẩm làm từ tre nứa được nghiên cứu là những vật liệu thân thiện với môi trường
Những sản phẩm làm từ tre nứa đang ngày càng thu hút người tiêu dùng

Khi nghề đan cần xé ở Ngã Bảy qua thời hoàng kim, ông Phạm Thành Lập nhạy bén cải tiến cần xé thành những cái khênh có hình thù, cấu tạo giống như cần xé, nhưng được gia công, cải tiến thêm nhiều phần hơn. “Khênh có kích thước rộng bằng cần xé nhưng chiều cao thấp hơn. Phần đáy được gia công thêm 2 lớp nan, giữ thăng bằng khi khuân vác không bị cấn. Phần miệng được gia công thêm móc sắt, chắc hơn gấp nhiều lần so với cần xé. Mỗi khênh bán ra trên 200 ngàn đồng, gần gấp đôi cần xé”, ông Lập cho biết thêm.

Không dừng lại, những năm gần đây, khi ngành du lịch trải nghiệm ở Tây Nam bộ phát triển, ông Lập sáng kiến kết nối với tua, tuyến phục vụ khách nước ngoài trải nghiệm nghề đan truyền thống. Rồi ông mày mò sáng chế những chiếc cần xé “mini” làm quà lưu niệm.

 “Khách nước ngoài nhất là ở các nước Châu Âu rất thích. Trung bình mỗi năm, cơ sở nhà tôi đón hàng ngàn lượt khách, mỗi sản phẩm cần xé “mini” bán làm quà tương đương giá trị của một cần xé truyền thống”, ông Lập thông tin thêm.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ tạo sản phẩm gia dụng bằng nhựa, kim loại vẫn không thể thay sản phẩm từ cây tre. Chiếu, cần xé, khênh, cho đến vật dụng rổ, thúng và mặt hàng thủ công mỹ nghệ như, rèm sáo trúc, mành trúc vẫn còn “vùng đất” để tồn tại. Đồng nghĩa với đó, không ít người như ông Lập, bà Lan, chị Điền vẫn sống đời vui vầy với cây trúc quê mình.

Hỗ trợ sinh kế – Trao ‘cần câu’ cho đồng bào DTTS





Nguồn: https://baodantoc.vn/tre-truc-khong-con-bi-bac-dai-o-vung-dat-tay-nam-bo-1725952835332.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà thăm và chúc Tết đồng bào DTTS tỉnh Cao Bằng

Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn, đã tới thăm, chúc Tết các tập thể có thành tích, đóng góp cho công tác dân tộc, Người có uy tín và đồng bào các dân tộc các huyện Bảo Lạc, Hà Quảng và Nguyên Bình của tỉnh Cao Bằng.Trong các ngày từ 20 - 22/01/2025, Ban Dân tộc tỉnh...

Sơn La: Người dân vùng cao có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ đào Tết

Những ngày này, tại tỉnh Sơn La, thị trường đào Tết đang rất nhộn nhịp. Nhiều thương lái đến thu mua cành, cây đào đưa về miền xuôi tiêu thụ. Nhờ đó, người trồng đào có thu nhập cao, cuộc sống ngày càng nâng lên.Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết cổ truyền Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Hàng trăm công nhân ngoại tỉnh có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại các khu công nghiệp của...

Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai: Gặp mặt, trao quà Tết cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Trong các ngày từ 20 - 22/1/2025, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai đã tổ chức các gặp mặt, trao quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở nhiều huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định công nhận 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2024.Trưa...

Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang: Tổ chức Hội nghị người lao động và triển khai nhiệm vụ năm...

Mới đây, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang tỉnh tổ chức Hội nghị người lao động và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định công nhận 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2024.Trưa 23/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà thăm, tặng quà Tết tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang

Ngày 22/1/2025, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã tới thăm và tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho Người có uy tín, hộ gia đình đồng bào DTTS nghèo, gia đình chính sách tại các xã Yên Cường, Lạc Nông và Đường Hồng thuộc huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Cùng tham gia Đoàn công tác có đại diện lãnh đạo...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Dòng nước cuồn cuộn, đường nông thôn bị ngập nặng, giao thông chia cắt vì mưa lớn tại Bình Định

Tại nhiều địa phương ở phía Bắc tỉnh Bình Định xuất hiện tình trạng ngập cục bộ, giao thông bị chia cắt do mưa lớn kéo dài. ...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Nuôi thành công chim két vốn xưa kia là động vật hoang dã, một nông dân Bạc Liêu bán 5 triệu/cặp

Ông Tường, nông dân nuôi chim két, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho biết: “Chim két thì cũng có nhiều chủng loại, nhưng loài chim két bố mẹ có giá thấp nhất cũng từ 4 - 5 triệu đồng/cặp, có loại lên đến 30 triệu...

Cùng chuyên mục

Năm 2029, chính thức vận hành thị trường carbon tại Việt Nam, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội được giao cung ứng dịch...

Hôm nay, 24/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam. Theo đó, năm 2029 sẽ chính thức vận hành thị trường carbon...

Đây là một huyện ở Ninh Bình vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. ...

Liều trồng quýt đường ở vùng núi rừng Kon Tum, tưởng là “rồ dại”, ngờ đâu trúng lớn

Anh Trần Văn Thời (47 tuổi, thôn Mô Pả, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích đất trồng mì sang trồng quýt đường cùng một số loại cây ăn trái khác trên vùng đất dốc đồi núi. ...

Trồng sầu riêng xuất khẩu kiểu gì mà một HTX ở Tây Ninh doanh thu 132 tỷ/năm, nhà nào cũng giàu?

HTX cây ăn trái Bàu Đồn ở ấp 7, xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, Tây Ninh được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam xét chọn, biểu dương là HTX tiêu biểu toàn quốc. Đặc biệt trong số 63 HTX tiêu biểu...

Tỷ phú Gia Lai là một ông nông dân trồng 4 cây chủ lực gì mà lãi ròng 1,6 tỷ/năm, cả làng phục lăn?

Đến nay, ông Rơ Châm Nhel, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) trồng được 3 ha cà phê, 3 ha cao su, 3 ha điều và hơn 1 ha lúa nước. Riêng năm 2023, ông thu hơn 11 tấn cà phê nhân, 50 tấn mủ cao su, 3...

Mới nhất

Hai tuyến metro tại Hà Nội hoạt động thế nào trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ?

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) vừa công bố lịch chạy tàu hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. ...

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh...

Đêm muộn, các phương tiện vẫn nối đuôi nhau về quê nghỉ Tết, đường Vành đai 3 trên cao bất ngờ vắng

Hơn 22 giờ ngày 24/1 (25 tháng Chạp), các tuyến đường cửa ngõ Hà Nội vẫn ùn tắc khi hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau di chuyển về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cảnh ùn...

Bưu điện Việt Nam làm việc đến trưa 29 Tết để trả đơn người nhận

Chậm nhất là đến 12h trưa ngày 28/1 (29 Tết), toàn bộ hàng hóa sẽ được Bưu điện Việt Nam chuyển phát đến tận tay người nhận. Theo Bưu điện Việt Nam, từ đầu tháng 1/2025 đến nay, sản lượng hàng hóa gửi qua bưu điện tăng 25% so với trước đó. Có thời điểm lên...

Ngoại trưởng Czech chuẩn bị thăm Mỹ

Chuyến thăm gửi tín hiệu về sự sẵn sàng của Czech trong việc tiếp tục phát triển quan hệ song phương năng động với Mỹ...

Mới nhất