Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTriển khai đồng bộ những đổi mới của chương trình giáo dục...

Triển khai đồng bộ những đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông


Phát huy sự chủ động, sáng tạo

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (Chương trình mới) khi bắt đầu triển khai gặp phải không ít thách thức nhưng dần được điều chỉnh phù hợp. Nội dung, phương pháp dạy học đã phát huy tính chủ động, sáng tạo của giáo viên, học sinh, giúp thay đổi từ gốc, chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Quá trình dạy học, các thầy, cô giáo và học sinh, cũng như các nhà trường tích cực chủ động nhiều giải pháp đổi mới theo yêu cầu của chương trình.

Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Mường Lống 1, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An dù thuộc vùng khó khăn nhưng khi triển khai đã nỗ lực, bắt nhịp tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới của Chương trình. Cô giáo Nguyễn Thị Vân, giáo viên nhà trường chia sẻ, từ khi thực hiện Chương trình mới theo hình thức cuốn chiếu từ lớp 1 đến nay, các em học sinh đã mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều. Mặc dù học sinh dân tộc thiểu số vốn nhút nhát nhưng giờ đây, các em đã dám thể hiện quan điểm của mình và chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập. Thầy giáo Trịnh Hoàng Tuấn, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Mường Lống 1 thì cho biết, sau bốn năm thực hiện Chương trình mới cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 4, chất lượng giáo dục được nâng lên. Nhà trường có 100% học sinh là người H’Mông nhưng tỷ lệ các em đọc, viết kém giảm rõ rệt; tính toán nhanh hơn, mạnh dạn, siêng năng phát biểu trong học tập và giao tiếp với thầy cô, bạn bè…

Trong khi đó, tại Trường THPT Lạc Thủy C, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, cô giáo Bùi Thị Hạnh, giáo viên dạy môn Địa lý chia sẻ điều tâm đắc nhất khi dạy học là Chương trình mới không bị bó buộc nên giáo viên có thể thỏa sức sáng tạo trong bài giảng, được linh hoạt sử dụng nhiều phương pháp như dạy học theo dự án, đóng vai hay thảo luận nhóm… Vì vậy, sau giờ học, các em vừa tự chiếm lĩnh kiến thức môn học, vừa được thực hành cũng như vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình Hoàng Ngọc Ánh cho biết, quá trình triển khai Chương trình mới, chất lượng giáo dục phổ thông trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực. Các mô hình đổi mới sáng tạo giáo dục được triển khai hiệu quả ở hầu hết các trường; gắn hoạt động trải nghiệm sáng tạo với thực tiễn sản xuất, nông nghiệp, du lịch, văn hóa của địa phương góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đáng chú ý, dù còn khó khăn nhưng 100% học sinh của tỉnh được học các môn học bắt buộc Tiếng Anh, Tin học theo yêu cầu của Chương trình mới, tạo nên những đổi thay đáng kể trong nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện.

Đánh giá công tác triển khai Chương trình mới, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Tân nhận định, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sâu sát với cơ sở, địa phương trong quá trình thực hiện chương trình; kịp thời có những điều chỉnh trong quá trình triển khai và tháo gỡ khó khăn trong thực hiện dạy học tích hợp và thiếu giáo viên ở các môn học mới. Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng thì cho biết, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới đã được triển khai đồng bộ với đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 trên phạm vi cả nước, phát huy được ưu điểm nổi bật giúp thay đổi từ gốc việc chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Việc đổi mới phương pháp giáo dục được thực hiện ở tất cả các cơ sở giáo dục, ngày càng phát huy tính chủ động, linh hoạt trong việc triển khai thực hiện Chương trình.

Đổi mới theo chiều sâu

Mặc dù đạt được một số kết quả nhưng quá trình triển khai Chương trình mới cũng cho thấy chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý không đồng đều khi thực hiện các nhiệm vụ đổi mới, đặc biệt là ở các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Tình trạng thiếu giáo viên cục bộ vẫn còn tồn tại hầu hết các địa phương, nhất là giáo viên dạy các môn học Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật. Một số giáo viên hạn chế về trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, thiếu nhạy bén với việc đổi mới cách tổ chức dạy học; năng lực ứng dụng công nghệ còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Trong khi đó, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu theo tiêu chuẩn đã ban hành.

Vì vậy, năm học 2024-2025, khi triển khai đồng bộ việc dạy học theo Chương trình mới từ lớp 1 đến lớp 12, ngành giáo dục tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Toàn ngành chủ động rà soát và phát triển Chương trình mới bảo đảm đáp ứng yêu cầu đổi mới và phù hợp với thực tế triển khai tại các cơ sở giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ chỉ đạo các nhà trường tăng cường phối hợp cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục. Các thầy, cô giáo lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh bảo đảm chất lượng; trong đó, dành nhiều thời gian cho học sinh khai thác sử dụng sách giáo khoa, thực hành, thí nghiệm để tiếp nhận và vận dụng kiến thức thông qua thực hiện nhiệm vụ được giao và hoàn thành sản phẩm học tập cụ thể theo yêu cầu của giáo viên. Đối với các nhà trường, đa dạng các hình thức tổ chức dạy học (trong và ngoài lớp học, trong và ngoài khuôn viên nhà trường), khuyến khích các hình thức dạy học nhằm khơi gợi hứng thú học tập của học sinh; tăng cường sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, tổ chức các hội thảo, tọa đàm trao đổi hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá…

Từ góc độ triển khai thực tiễn tại địa phương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Thế Sơn cho biết, địa phương sẽ tập trung nâng cao trình độ chuẩn được đào tạo cho đội ngũ; chú trọng triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy cho giáo viên các cấp học. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình Đinh Thị Hường cho biết, ngành giáo dục tỉnh triển khai rà soát, quy hoạch hợp lý mạng lưới trường, lớp bảo đảm các điều kiện triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đặc biệt, tỉnh chú trọng kiên cố hóa trường lớp học, xóa phòng học tạm, bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ triển khai Chương trình mới…

Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, qua lộ trình 4 năm triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 gặp rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành giáo dục đã vượt qua, đạt được nhiều kết quả tích cực. Quá trình tổ chức dạy học theo Chương trình mới đã phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên. Tuy nhiên, bên cạnh việc giao thêm quyền tự chủ cho lãnh đạo trường học, giáo viên thì hình thức hỗ trợ, giám sát cũng cần được các cấp quản lý tăng cường nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình. Các tỉnh khó khăn cần áp dụng Chương trình mới một cách chủ động và tích cực hơn, có kế hoạch để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên một cách bền vững, lâu dài, nhất là giáo viên môn Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật. Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, năm học 2024-2025 có nhiều hoạt động mang tính chất tổng kết đối với các cấp học, cho nên cần có đánh giá lại quá trình thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, từ hệ thống sách giáo khoa đến phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá… để từ đó bước vào giai đoạn đổi mới theo chiều sâu được tốt hơn ■





Nguồn: https://nhandan.vn/trien-khai-dong-bo-nhung-doi-moi-cua-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-post828558.html

Cùng chủ đề

Dấu ấn, khó khăn, thách thức của ngành Giáo dục năm 2024

TPO - Năm 2024, đánh dấu thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước. Danh mục sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 đã hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt. Bộ GD&ĐT cũng chuẩn bị mọi điều kiện để đổi mới thi cử. Bên cạnh đó vẫn còn những bất cập, khó khăn. TPO - Năm 2024,...

Vụ chậm cấp thiết bị dạy học: “Chúng tôi rất trăn trở nhưng phải cẩn trọng”

Ngày 9/10 trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phạm Anh Giang, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa, thừa nhận đơn vị chậm trễ trong việc cấp thiết bị, đồ dùng dạy học theo Thông tư 39 của Bộ GD&ĐT.Ông Giang cho biết, thực hiện Thông tư 39, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã có hướng dẫn các trường thuộc cấp THPT trên địa bàn lựa chọn thiết...

Những tình huống học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học

TPO - Theo quy định, học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp. Tuy nhiên, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cho biết, có 2 tình huống học sinh được phép sử dụng điện thoại di động trong giờ học. Ngày 3/10, tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM (Sở GD&ĐT) đã...

Quận 1: Tạm thời không bố trí lớp cô giáo vận động phụ huynh mua laptop

Chiều 28-9, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 1 Võ Cao Long cho biết, Phòng GD-ĐT quận 1 đã làm việc với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương (quận 1) và giáo viên bị phụ huynh phản ảnh vận động tiền mua laptop.  https://www.youtube.com/watch?v=WkkGolS9qi0 Theo đó, toàn bộ số tiền phụ huynh đóng góp đã được hoàn trả cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để thực hiện đúng chức năng,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nga tiềm năng cấp vắc-xin ung thư miễn phí cho bệnh nhân sau 2,5 năm

NDO - Ngày 9/2, Hãng tin TASS của Nga dẫn lời ông Andrey Kaprin, Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu y khoa quốc gia Nga về ung thư cho biết, các bác sĩ Nga có thể bắt đầu điều trị bệnh nhân bằng vaccine mRNA được cá nhân hóa để điều trị ung thư sau 2,5 năm nữa, nhưng trước tiên các nghiên cứu trên người và thử nghiệm độc tính cần phải hoàn tất thành công. ...

[Ảnh] Bến nước-mạch sống của người Ê-đê

NDO - Với người Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk, từ xa xưa, bến nước đầu nguồn luôn được xem là mạch sống của buôn làng. Ngày nay, dù cuộc sống đã có nhiều thay đổi lớn, ở nhiều buôn làng của người Ê Đê, người dân đã sử dụng giếng đào, giếng khoan hay đã có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, nhưng bà con vẫn duy trì bến nước, xem đây là một...

Rực sắc lễ hội hoa đào 2025

NDO - Ngày 8/2, tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định), Lễ hội hoa đào 2025 đã chính thức khai mạc với chủ đề “Sắc Xuân hoa đào - Kết nối văn hóa”. Sự kiện diễn ra tại làng K3, xã Vĩnh Sơn đã thu hút hàng ngàn du khách từ khắp nơi đến tham dự và thưởng ngoạn. Lần đầu được tổ chức, lễ hội hoa đào sẽ diễn ra trong 2...

Các doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 10 đến 14/2

NDO - Danh sách các doanh nghiệp chốt trả cổ tức, thưởng và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông, các ngày trong tuần từ 10 đến 14/2, trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM. * Ngày 4/3/2025, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (HOSE: PGI) trả cổ tức năm 2024 bằng tiền, 1.000 đồng/cổ phiếu (CP), ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/2/2025 và ngày đăng ký cuối cùng là 14/2/2024....

Phú Quốc, Sa Pa tiếp tục trở điểm du lịch nổi bật, hút khách dịp Tết Nguyên đán 2025

NDO - Nhờ các sản phẩm, tour, tuyến hấp dẫn, năm nay, Việt Nam đón lượng du khách dịp Tết Ất Tỵ tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ Tết Giáp Thìn, cho thấy tín hiệu tích cực trong quá trình phục hồi của ngành du lịch. Một số điểm đến như: Phú Quốc, Sa Pa, Quảng Ninh... đạt được kết quả ấn tượng, góp phần tăng độ nhận diện thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế....

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Cả bốn thí sinh Đường lên đỉnh Olympia đều chịu thua bài toán lớp 5

Câu đố của chÆ°Æ¡ng trình Đường lên đỉnh Olympia này chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải bó tay. Câu đố trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia với nội dung như sau: "Một con cá có đuôi nặng 150 gam, đầu cá nặng bằng đuôi cộng nửa thân, thân nặng bằng đầu cộng đuôi. Hỏi con cá nặng bao nhiêu gam?"Thí sinh Tấn Sang đối diện với câu hỏi trên đã cho đáp án là 400 gam nhưng không...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

Cách viết thư UPU lần thứ 54 đúng chủ đề và sáng tạo

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025 không chỉ là một sân chơi bổ ích mà còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết, tư duy phản biện và khả năng trình bày quan điểm một cách thuyết phục. Cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2025 mang đến cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo và trách nhiệm với môi trường. Với chủ đề hóa thân thành đại dương, các...

Cùng chuyên mục

Có ảnh hưởng học bổng du học?

Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ, Bộ Giáo dục Mỹ và Hội đồng Anh là một số tổ chức nổi bật được cho là có nguy cơ dừng hoạt động trong thời gian tới. Điều này ảnh hưởng thế nào tới cơ...

Đứa trẻ mồ côi nhặt rác kiếm tiền đỗ vào đại học hàng đầu châu Á, giờ ra sao?

TRUNG QUỐC - Câu chuyện Vy Nhân Long mồ côi cha mẹ năm 13 tuổi, sống sót bằng cách nhặt rác, phế liệu và đỗ trường top 1 châu Á đã trở thành biểu tượng của sự nỗ lực và kiên trì vượt lên số phận. Mùa hè năm 2020, có một câu chuyện lan truyền trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc: Một chàng trai trẻ đến từ ngôi làng miền núi hẻo lánh ở thành phố Hợp...

Màn về đích nghẹt thở của 10X trường Bưởi giành vòng nguyệt quế Olympia

Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An - trường Bưởi, Hà Nội) giành chiến thắng trong trận thi tháng đầu tiên của quý II Đường lên đỉnh Olympia 25. Trận thi đấu tháng 1, quý II Đường lên đỉnh Olympia 25 diễn ra chiều nay chứng kiến màn so tài của bốn nhà leo núi: Nguyễn Trung Khánh (THPT Thạch Thất, Hà Nội), Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An, Hà Nội), Võ Tấn Phát (THPT Phan Bội Châu, Khánh...

Gợi ý của ban giám khảo về nội dung viết thư UPU lần thứ 54

Dưới đây là một số gợi ý của Ban giám khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025, các em học sinh có thể tham khảo để hoàn thiện bài dự thi của mình. Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ em, nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của...

Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

(NLĐO)- Tại vòng chung kết cuộc thi Công nghệ trẻ Châu Á - Youth Tech Asia Challenge (YTAC 2025), đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc đem về 2 huy chương vàng ...

Mới nhất

Tỷ phú Thái Bình ở xã này là một nông dân nuôi lợn, thu 2 tỷ/năm khiến cả làng phục lăn

Với số tiền vay ban đầu 200 triệu đồng từ Quỹ tín dụng nhân dân (TDND) xã Quỳnh Minh (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), sau 10 năm đầu tư phát...

Tỉ phú Mỹ đề xuất quỹ đầu tư mới ở Việt Nam

Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, tỉ phú người Mỹ Nicolas Berggruen - giám đốc Tập đoàn Berggruen Holdings, chủ tịch Viện Berggruen - đã hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ông đã chia sẻ về mô hình một quỹ để đầu tư...

Chàng trai Đồng Nai đi bộ trăm cây số để trải nghiệm du lịch theo cách đặc biệt

Nguyễn Văn Anh đã thực hiện một chuyến đi bộ dài 100km, từ Đồng Nai đến TP Phan Thiết (Bình Thuận) để trải nghiệm và khám phá thiên nhiên theo một cách đặc biệt. Khám phá cuộc sống qua từng bước chân Là nhân viên kinh doanh với thời gian làm việc linh hoạt, Văn Anh (29 tuổi) từ lâu đã...

NSND mang quân hàm Đại tá được nhiều sao Việt gọi là thầy: U80 vẫn miệt mài đi dạy

Từ một kỹ sư quân sự, NSND Dương Minh Đức trở thành người nghệ sĩ tài hoa và người thầy mẫu mực của biết bao thế hệ học trò trong suốt 44 năm giảng dạy. Được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) ở tuổi 75, Đại tá Dương Minh Đức vẫn miệt mài cống hiến trên con...

Mới nhất