Trang chủChính trịNgoại giaoLách thành công lệnh trừng phạt của EU, Nga mất nhiều tiền...

Lách thành công lệnh trừng phạt của EU, Nga mất nhiều tiền hơn, nền kinh tế lành mạnh cũng không hẳn tin tốt

Lượng hàng nhập khẩu từ Nga của Liên minh châu Âu (EU) giảm xuống mức thấp kỷ lục trong quý II/2024 nhưng vẫn có những dấu hiệu cho thấy, Moscow đang lách lệnh trừng phạt từ phương Tây thành công.

(Nguồn: Vestnikkavkaz)
Lượng hàng nhập khẩu từ Moscow vào EU đã giảm mạnh ngay khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2/2022. (Nguồn: Vestnikkavkaz)

Dữ liệu do Eurostat – cơ quan thống kê chính thức của EU – công bố ngày 28/8 cho thấy, lượng hàng nhập khẩu của khối này từ Nga đã giảm 16% trong quý II/2024 so với quý I/2024.

Vào tháng 6, tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của EU từ Nga giảm xuống còn 2,47 tỷ Euro – mức thấp nhất hàng tháng kể từ khi Eurostat bắt đầu thu thập dữ liệu vào tháng 1/2002.

Trước đó, tháng 4 và 5 chứng kiến ​​mức nhập khẩu hàng tháng thấp thứ hai và thứ ba, lần lượt ở mức 2,66 tỷ Euro và 2,89 tỷ Euro.

Xuất khẩu cũng ghi nhận mức giảm mạnh tương tự, giảm xuống còn 2,43 tỷ Euro vào tháng 6 – mức thấp nhất kể từ tháng 1/2003.

Xu hướng lách lệnh trừng phạt vẫn tồn tại

Lượng hàng nhập khẩu từ Moscow vào khối 27 thành viên đã giảm mạnh ngay khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2/2022. Xuất khẩu cũng giảm với tốc độ ổn định.

Philipp Lausberg, nhà phân tích tại Trung tâm Chính sách châu Âu (EPC) nói với hãng Euractiv rằng, một lý do có thể dẫn đến sự ổn định thương mại là 14 vòng trừng phạt của Brussels đối với Moscow. Những gói trừng phạt này đã chú trọng hơn vào việc cấm mua các mặt hàng cụ thể như dầu và than.

Nhà phân tích nhấn mạnh: “Hai gói trừng phạt gần đây nhất tập trung nhiều hơn vào việc thực thi và ngăn chặn việc lách luật. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, hoạt động thương mại giữa Nga và khối 27 thành viên giảm là có lý do”.

Dù vậy, các chuyên gia nhận thấy, xu hướng lách trừng phạt vẫn tiếp diễn.

Dữ liệu của Eurostat được đưa ra trong bối cảnh lo ngại dai dẳng về việc lách lệnh trừng phạt, khi hoạt động thương mại giữa các nước châu Âu và các nước châu Á, Kavkaz và Trung Đông tăng mạnh kể từ tháng 2/2022.

Ông Alexander Kolyandr, thành viên cấp cao không thường trú tại Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu (CEPS) lưu ý rằng, từ năm 2021 đến năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của EU sang Uzbekistan tăng gần gấp đôi từ (2,30 tỷ Euro lên 4,35 tỷ Euro), doanh số bán hàng hóa sang Armenia tăng gần gấp ba (từ 757 triệu Euro lên 2,16 tỷ Euro) và kim ngạch xuất khẩu sang Kyrgyzstan tăng hơn mười lần (263 triệu Euro lên 2,73 tỷ Euro).

Ông Kolyandr nhận định: “Điện Kremlin đã chứng minh được khả năng lách lệnh trừng phạt bằng cách giao dịch với các nước thứ ba. Các nước không thuộc Liên Xô cũ như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể là những con đường lách lệnh trừng phạt quan trọng”.

Trong khi đó, ông Lausberg nhận thấy, mặc dù việc lách các lệnh trừng phạt vẫn là một vấn đề lớn nhưng nếu Nga phải bán hàng thông qua một quốc gia thứ ba thì quốc gia này sẽ kiếm được một khoản tiền mà Nga mất.

“Không chỉ thế, khi mua những sản phẩm công nghệ cao và đồ điện tử, Moscow sẽ phải trả nhiều tiền hơn trước đây”, ông Lausberg khẳng định.

Đến khi nào kinh tế Nga trở lại mức trước xung đột với Ukraine?
Nga có mức tăng trưởng kinh tế lành mạnh hơn, dù đó không hẳn là tin tốt cho quốc gia phía Đông này. (Nguồn: AP)

Nền kinh tế Nga quá nóng?

Trong khi đó, hai nhà phân tích Kolyandr và Lausberg lưu ý rằng, EU và Nga dường như đã bắt đầu theo đuổi các quỹ đạo kinh tế khác nhau. Nga có mức tăng trưởng kinh tế lành mạnh hơn, dù đó không hẳn là tin tốt cho quốc gia phía Đông này.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nền kinh tế Nga dự kiến tăng trưởng nhanh gấp ba lần so với nền kinh tế EU trong năm nay (Moscow sẽ tăng khoảng 3,2% và EU ở mức 1,1%).

Ngành sản xuất của đất nước cũng có sự bùng nổ đáng kể kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, trong khi ngành công nghiệp của châu Âu vẫn chìm trong tình trạng trì trệ hoặc suy thoái.

Tuy nhiên, ông Lausberg lưu ý rằng, hiệu suất kinh tế mạnh mẽ của Nga là kết quả của sự phục hồi sau cuộc suy thoái kinh tế vào năm 2022, một phần không nhỏ là nhờ vào sự gia tăng mạnh mẽ về chi tiêu quân sự. Nhưng khoản chi tiêu này, theo nhà phân tích Lausberg, sẽ không đại diện cho “một khoản đầu tư dài hạn”.

Ông cũng chỉ ra rằng, Nga vẫn đang phải vật lộn với các vấn đề kinh tế như tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng và giá nhập khẩu hàng công nghệ cao tăng cao.

Nhà phân tích Kolyandr nhận thấy, nền kinh tế Nga tiếp tục cho thấy dấu hiệu “quá nóng” (một quá trình mà nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu tăng cao, tạo ra áp lực lạm phát mạnh mẽ).

“Hầu như mọi số liệu kinh tế đều chứng thực xu hướng này, như tỷ lệ thất nghiệp ở Nga giảm xuống mức thấp kỷ lục 2,6% trong tháng 4, trong khi tiền lương thực tế tăng 13% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái do thiếu lao động. Mức lương thực tế này tăng nhanh hơn gấp hai lần so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước”, ông Kolyandr nói.





Nguồn: https://baoquocte.vn/lach-thanh-cong-lenh-trung-phat-cua-eu-nga-mat-nhieu-tien-hon-nen-kinh-te-lanh-manh-cung-khong-han-tin-tot-284409.html

Cùng chủ đề

Trung Quốc chỉ trích lệnh cấm vận mới của Mỹ đối với Nga

(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa áp đặt thêm hàng trăm lệnh cấm vận mới nhằm gia tăng áp lực lên Nga, đồng thời củng cố các biện pháp đã được thực thi trước đó. ...

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Bước vào năm 2025, từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, dư luận bàn nhiều đến chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine. Thực hư thế nào và liệu có khả thi? Đi tìm câu trả lời từ tất cả các bên liên quan.

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Nga thông báo ngừng mua ngoại tệ

Ngày 27/11, Ngân hàng trung ương Nga cho biết sẽ ngừng mua ngoại tệ để giảm áp lực lên thị trường tài chính.

Cặp đồng minh “gai góc” Nga-Iran thực ra rất mong manh!

Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Moscow đã có chung mục tiêu với Iran. Nhưng bất chấp những điểm tương đồng, quan hệ đối tác của họ có thể trở nên mong manh hơn nhiều so với vẻ gai góc bề ngoài.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Singapore phải thích nghi với “thực tế mới” khi Mỹ không còn sẵn sàng bảo trợ trật tự toàn cầu

Bộ trưởng cấp cao Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh điều đó tại buổi tiệc mừng Tết Nguyên đán ở Câu lạc bộ Cộng đồng Teck Ghee hôm 8/2.

Thái Nguyên: Khai mạc Lễ hội Hương sắc trà xuân

Ngày 8/2, tại Không gian văn hóa trà Tân Cương, UBND TP. Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống “Hương sắc trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương” năm 2025.

Thị trường nội địa phấn khởi bước vào vụ thu hoạch, dự báo giá tiếp tục tăng

Giá tiêu hôm nay 10/2/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.500 – 159.000 đồng/kg.

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Là người dân tộc Mông được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, thời gian qua, được sự hậu thuẫn của những cá nhân, tổ chức phản động, thiếu thiện chí, Vàng Chỉnh Mình đã lập ra cái gọi là “Liên minh người Mông vì công lý” để tiến hành các hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bài đọc nhiều

Văn phòng Trung ương Đảng cần tiên phong gương mẫu đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Chiều 7/2, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ công tác của Chánh văn phòng Trung ương Đảng.

Đức cân nhắc để Dòng chảy phương Bắc 2 “tái sinh”, vì không muốn phụ thuộc vào may rủi

Chính quyền Đức đang cân nhắc tái khởi động đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) để vận chuyển hydro xanh hoặc khí đốt tự nhiên từ Phần Lan.

LHQ sẽ tổ chức lễ ký Công ước về chống tội phạm mạng tại Việt Nam

Ngày 6/2, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Vienna, Văn phòng LHQ về Các vấn đề ma túy và tội phạm (UNODC) đã tổ chức buổi tham vấn thông tin tới các phái đoàn các nước thành viên về Công ước LHQ về chống tội phạm mạng và các công tác triển khai thực thi công ước này, cùng với kế hoạch về việc đàm phán Nghị định thư của Công ước. Sự kiện thu hút sự...

Biến đổi khí hậu và rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Tạp chí Stratfor Worldview nhận định, các thảm họa tự nhiên gia tăng do biến đổi khí hậu sẽ gây ra rủi ro ngày càng lớn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tăng cao ngay đầu vụ thu hoạch, kỳ vọng hồ tiêu xuất khẩu tiếp tục lập kỷ lục

Giá tiêu hôm nay 9/2/2025 tại thị trường trong nước tăng rất mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 150.500 – 153.000 đồng/kg.

Cùng chuyên mục

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Thị trường nội địa phấn khởi bước vào vụ thu hoạch, dự báo giá tiếp tục tăng

Giá tiêu hôm nay 10/2/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.500 – 159.000 đồng/kg.

Hàng Việt trước nguy cơ gia tăng phòng vệ thương mại từ Mỹ

Hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2025 cần cẩn trọng hơn trước chính sách thương mại mới của nước này, cùng với đó là rủi ro gia tăng từ các vụ việc phòng vệ thương mại.

65 doanh nghiệp Việt Nam góp mặt tại “sân chơi” của các thương hiệu mạnh

Từ 7-11/2, tại thành phố Frankfurt, bang Hessen của Đức diễn ra Ambiente 2025 - Hội chợ hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất. Hội chợ thu hút 4.660 doanh nghiệp từ gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Năm nay, Việt Nam có 65 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm tại "sân chơi" lớn dành cho các thương hiệu mạnh này.

Các nhà quản lý quỹ đầu tư châu Á “đau đầu” vì thuế quan Mỹ

Các biện pháp áp thuế quan mạnh tay và sự thay đổi chính sách liên tục từ chính quyền mới của Mỹ đang tạo ra thách thức lớn cho các nhà quản lý quỹ đầu tư châu Á. Đó là làm thế nào để bảo vệ danh mục đầu tư trước những biến động khó lường của thị trường.

Mới nhất

Sửa đổi quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

Chính phủ ban hành Nghị định 17/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu. Sửa đổi quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệtChính phủ ban hành Nghị định 17/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số...

Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trọng điểm

Đà Nẵng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm, trong đó Dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu là công trình có ý nghĩa quan trọng chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng. Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao...

Nga tiềm năng cấp vắc-xin ung thư miễn phí cho bệnh nhân sau 2,5 năm

NDO - Ngày 9/2, Hãng tin TASS của Nga dẫn lời ông Andrey Kaprin, Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu y khoa quốc gia Nga về ung thư cho biết, các bác sĩ Nga có thể bắt đầu điều trị bệnh nhân bằng vaccine mRNA được cá nhân hóa để điều trị ung thư sau 2,5 năm nữa,...

Tấn Trường tiết lộ thông tin bất ngờ về chấn thương của Công Phượng

(Dân trí) - Thủ thành Bùi Tấn Trường cho biết tiền đạo Nguyễn Công Phượng cần 2-3 tháng nữa mới có thể trở lại thi đấu. Đây là một tin không vui với HLV Kim Sang Sik cũng như người hâm mộ Việt Nam. "Công Phượng có thể hồi phục sau đây một tháng. Nhưng để thi đấu trở lại,...

Mới nhất