Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếDịch sốt xuất huyết có xu hướng giảm

Dịch sốt xuất huyết có xu hướng giảm


Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP.Hà Nội, trong tuần qua trên địa bàn Thành phố ghi nhận 234 ca mắc sốt xuất huyết, phân bố tại 28 quận, huyện (giảm 40 trường hợp so với tuần trước đó).

Trong đó, các quận, huyện ghi nhận nhiều ca mắc như: Đan Phượng có 63 ca; Thanh Oai có 22 ca; Phúc Thọ và Hà Đông – mỗi nơi 15 ca.

Ngoài ra, các xã, phường ghi nhận nhiều ca mắc là xã Phương Đình (huyện Đan Phượng) có 29 ca; xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng) 7 ca; xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai) 7 ca; phường Dương Nội (quận Hà Đông) 6 ca mắc.





Ảnh minh họa.

Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc sốt xuất huyết của toàn thành phố là 2.284 ca, giảm 59% so với cùng kỳ năm 2023.

Về ổ dịch, trong tuần qua ghi nhận 17 ổ dịch sốt xuất huyết tại các quận, huyện: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoàn Kiếm, Thanh Oai, Ba Vì, Chương Mỹ, Đống Đa, Đông Anh, Thạch Thất và Thường Tín (tăng 2 ổ dịch so với tuần trước đó).

Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 104 ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện còn 34 ổ dịch đang hoạt động. CDC Hà Nội đánh giá, với điều kiện thời tiết nắng nóng kèm theo mưa nhiều như hiện nay dễ phát sinh muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết nếu như không triển khai triệt để các biện pháp vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi.

Trong tuần qua, CDC Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện giám sát, điều tra, xử lý dịch tại khu vực có ca bệnh, ổ dịch đang hoạt động. Qua đó, ghi nhận ổ bọ gậy tại nhiều dụng cụ như: Bể hở, lốp xe phế liệu, chậu cảnh, xô, chậu, chum, vại…

Công tác phòng, chống sốt xuất huyết sẽ tiếp tục được tăng cường trong tuần tới. Cụ thể, CDC Hà Nội tiếp tục thực hiện giám sát khu vực ổ dịch sốt xuất huyết đang hoạt động.

Cùng với đó, Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tập trung nguồn lực xử lý triệt để tại các khu vực ổ dịch; tổ chức phun hóa chất diệt muỗi bảo đảm tỷ lệ phun triệt để cao; triển khai vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy tại các khu vực nguy cơ có chỉ số côn trùng cao.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mắc mới sốt xuất huyết đã tăng gấp 30 lần trong vòng 50 năm qua. Ước tính hằng năm có khoảng 50-100 triệu trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 100 quốc gia có dịch bệnh lưu hành.

Gánh nặng kinh tế toàn cầu do sốt xuất huyết gây ra ước tính rơi vào khoảng 8,9 tỷ USD hằng năm. Trong đó, 40% thiệt hại kinh tế gây ra bởi năng suất lao động bị ảnh hưởng, khi người bệnh phải nghỉ làm hay nhập viện điều trị.

Hằng năm Việt Nam có hàng trăm ngàn ca nhiễm và hàng chục ca tử vong do mắc sốt xuất huyết ở trẻ em và người lớn, tuy nhiên nhiều năm qua chưa có vắc-xin phòng ngừa, các biện pháp kiểm soát nguồn lây như tiêu diệt muỗi trung gian truyền bệnh còn gặp nhiều khó khăn.

Theo thống kê từ Bộ Y tế, năm 2023 cả nước ghi nhận hơn 172.000 ca mắc sốt xuất huyết, 43 người trong đó đã tử vong. Sốt xuất huyết có 4 nhóm huyết thanh gây bệnh, không tạo miễn dịch chéo nên mỗi người có thể mắc bệnh 4 lần trong đời và những lần mắc sau sẽ nặng hơn do sự ảnh hưởng của các phức hợp miễn dịch chéo.

Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, người bệnh, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mãn tính, béo phì có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như tụt huyết áp, suy tim, suy thận, sốc mất máu, suy đa tạng, xuất huyết não, hôn mê… Với phụ nữ mang thai, sốt xuất huyết có thể gây suy thai, sinh non, thai chết lưu,..

Tại Việt Nam, vắc-xin phòng sốt xuất huyết, zona thần kinh, phế cầu 23 chủng nằm trong tổng số 40 loại thuốc, vắc-xin chế phẩm sinh học được Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) phê duyệt sử dụng tại Việt Nam vào chiều ngày 15/5/2024.

Dù vậy đến nay vắc-xin phòng sốt xuất huyết vẫn chưa được tiêm chủng do vậy biện pháp phòng dịch vẫn là hạn chế muỗi đốt và nguồn sinh sôi của muỗi.

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, chủ yếu chữa triệu chứng và theo dõi dấu hiệu cảnh báo. Bệnh nhân cần nhập viện khi có một trong các dấu hiệu như xuất huyết niêm mạc, chảy máu răng, mũi, tiêu hóa; đau bụng vùng gan; nôn nhiều; xét nghiệm tiểu cầu giảm nhanh và máu cô đặc; nước tiểu ít.

Với sốt xuất huyết, có những sai lầm khi điều trị khiến bệnh trở nặng mà người dân cần hết sức tránh. Theo đó, triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết dễ nhầm với sốt virus thông thường, khiến người bệnh chủ quan và bệnh dễ trở nặng, gây nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ: Nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Người bệnh thường chủ quan không đi khám mà tự điều trị.

Mức độ nhẹ, người bệnh có thể được chỉ định theo dõi tại nhà nhưng vẫn cần đi khám để được chẩn đoán, điều trị và theo dõi sát sao.

Mức độ nặng, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết nội tạng, tổn thương não, tổn thương gan thận, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

Hầu hết người bệnh đều lầm tưởng hết sốt là khỏi bệnh vì hạ sốt nên cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, trên thực tế sau giai đoạn sốt cao mới chính là giai đoạn nguy hiểm nhất.

Lúc này, người bệnh cần được bác sĩ theo dõi sát sao và nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế vận động nặng, đi lại nhiều bởi sau 2-7 ngày, lúc này tiểu cầu có thể giảm nặng và thoát huyết tương, người bệnh có thể gặp các triệu chứng xuất huyết dưới da, chảy máu cam,…

Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, sốc dengue, thậm chí tử vong.

Người bệnh sốt xuất huyết thường sốt cao liên tục, vì vậy muốn hạ sốt nhanh nên uống thuốc hạ sốt không tuân thủ đúng liều lượng được hướng dẫn.

Thậm chí, có rất nhiều trường hợp dùng sai thuốc hạ sốt như sử dụng aspirin và ibuprofen thay thế cho paracetamol dẫn đến tình trạng chảy máu ở người bệnh trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiều người cho rằng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết chỉ ở ao tù nước đọng công cộng, cống rãnh…

Tuy nhiên, muỗi vằn cư trú ở những nơi nước trong để lâu ngày như bể nước cá cảnh, bình cắm lọ hoa lưu nước, hòn non bộ, nước mưa đọng tại những mảnh bát vỡ trong vườn nhà, xóm ngõ hoặc sân thượng, công trình xây dựng… Vì vậy, cần loại bỏ những vật chứa nước tồn đọng là nơi cho muỗi vằn sinh sản và phát triển.

Để không bị muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, nhiều người cho rằng phun thuốc diệt muỗi vào giờ nào cũng được. Tuy nhiên, việc diệt muỗi đầu tiên là vệ sinh nhà cửa, lật úp hết nơi muỗi trú ẩn, để diệt bọ gậy, sau đó mới tiến hành phun thuốc diệt muỗi trưởng thành.

Ðể diệt muỗi này có hiệu quả nên phun thuốc vào buổi sáng. Vì loài muỗi sốt xuất huyết hoạt động vào ban ngày, mạnh nhất vào những giờ đầu buổi sáng và thời gian trước lúc mặt trời lặn. Điều cần lưu ý, các loại thuốc phun diệt côn trùng có thời gian hiệu lực tốt trong 6 tháng kể từ khi phun.

Nhiều người cho rằng, vừa mắc sốt xuất huyết xong sẽ không mắc lại bệnh. Đây là quan niệm chưa hẳn đúng. Vì sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra có 4 chủng là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Cả 4 chủng virus này đều có khả năng gây bệnh.

Vì vậy, nếu người từng mắc sốt xuất huyết, trong thời gian mắc bệnh cơ thể có thể tạo ra kháng thể. Tuy nhiên, miễn dịch được tạo thành chỉ đặc hiệu đối với từng chủng riêng lẻ. Người bệnh có thể sẽ không nhiễm lại chủng virus cũ nhưng vẫn có thể nhiễm chủng mới nên có thể tái mắc sốt xuất huyết.

Nhiều người cho rằng, khi sốt xuất huyết chỉ uống bù điện giải không nên uống nước dừa vì không có tác dụng bù nước và khó nhận biết biến chứng.

Điều này là hoàn toàn sai lầm, trong sốt xuất huyết, việc sốt cao mấy ngày liên tục sẽ khiến bệnh nhân bị mất nước, mất dịch. Việc bù dịch đơn giản nhất là cho bệnh nhân uống Oresol.

Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân khó uống Oresol. Việc này có thể thay thế bằng uống nước dừa, nước cam, nước bưởi, nước chanh để bù lại lượng dịch đã mất. Hơn nữa, các loại quả trên chứa nhiều khoáng chất và vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng và tăng sự vững bền của thành mạch.

Nhiều bố mẹ có những xử trí không đúng khi con bị sốt xuất huyết. Khi thấy bé có nốt xuất huyết bầm tím thì cho rằng phải cắt lễ để lấy bớt máu độc sẽ nhanh khỏi.

Việc này có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu không cầm. Đây là đường vào cho vi trùng xâm nhập, có thể gây rối loạn đông máu nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.





Nguồn: https://baodautu.vn/ha-noi-dich-sot-xuat-huyet-co-xu-huong-giam-d223314.html

Cùng chủ đề

Hà Nội thí điểm cấm ô tô trên 16 chỗ khu vực phố cổ, hồ Gươm từ ngày 1/3

UBND TP Hà Nội vừa chấp thuận đề nghị của Sở GTVT về phương án thí điểm hạn chế xe ô tô trên 16 chỗ trong khu vực phố cổ và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm theo giờ từ ngày 1/3 tới đây. ...

Cháy bãi tập kết cuộn cao su băng tải ở Hà Nội, khói lửa cuồn cuộn

Một vụ cháy đã xảy ra tại bãi tập kết cuộn cao su băng tải trên đường Phan Trọng Tuệ (xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội), khói lửa cuồn cuộn bốc cao. Theo thông tin ban đầu, khoảng 17h15 ngày 10/2, một vụ cháy đã xảy ra tại bãi tập kết cuộn cao su băng tải trên đường Phan Trọng Tuệ (xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Người dân chứng kiến sự việc cho biết, thời điểm...

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị

6 chính sách được đề cập trong Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị (metro) tại Hà Nội, TP.HCM sẽ được xem xét tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV (dự kiến khai mạc ngày 12/2/2025). ...

6 nhóm cơ chế đặc thù phát triển đường sắt đô thị ở Hà Nội, TPHCM

Bộ GTVT được giao xây dựng nghị quyết với 6 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tối ưu hóa khai thác quỹ đất, trao quyền tự chủ cho Hà Nội, TPHCM phát triển đường sắt đô thị. Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa 15 sẽ xem xét nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và...

Đề xuất 6 cơ chế đặc thù để tăng tốc các dự án đường sắt đô thị

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 12/2 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP HCM. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gợi mở thêm giải pháp để GDP tăng trên 8%

Nhất trí cao điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, đại biểu Quốc hội gợi mở thêm các giải pháp sát sườn, như tăng trưởng tín dụng cao hơn, hay tính toán gói kích thích kinh tế, tiếp tục miễn giảm thuế, phí trong một số lĩnh vực. Nhất trí cao điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, đại biểu Quốc hội gợi mở thêm các giải pháp...

Bất động sản tăng giá trị nhờ hoạt động văn hóa, nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật, văn hóa thêm sức hút cho khu đô thị trên toàn cầu, từ đó tăng giá trị bất động sản. Bất động sản tăng giá trị nhờ hoạt động văn hóa, nghệ thuậtCác hoạt động nghệ thuật, văn hóa thêm sức hút cho khu đô thị trên toàn cầu, từ đó tăng giá trị bất động sản. Kết hợp văn hóa, nghệ...

Các doanh nghiệp lớn kiến nghị gì trong cuộc gặp Thường trực Chính phủ

Nhiều cam kết và đề xuất cụ thể được đưa ra tại Cuộc gặp gỡ của Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới diễn ra sáng 10/2/2025. Các doanh nghiệp lớn kiến nghị gì trong cuộc gặp Thường trực Chính phủNhiều cam kết và đề xuất cụ thể được đưa ra tại...

Gọi tên tứ mã cổ phiếu ngành dược

Bốn mã cổ phiếu ngành dược phẩm vốn có tính phòng thủ cao đã chuyển thế tấn công với đà tăng giá cổ phiếu mạnh mẽ - đều đang có câu chuyện liên quan đến bán vốn cho đối tác chiến lược và/hoặc thoái vốn nhà nước. Bốn mã cổ phiếu ngành dược phẩm vốn có tính phòng thủ cao đã chuyển thế tấn công với đà tăng giá cổ phiếu mạnh mẽ - đều đang có câu chuyện liên...

Thông tin về thuốc Tamiflu và tình hình dịch cúm

Ngày 10/2, đại diện Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho hay, thuốc Tamiflu (chứa hoạt chất Oseltamivir) để điều trị cúm vẫn được đảm bảo, dù có sự gia tăng cục bộ các ca mắc cúm từ cuối năm 2024 và trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Tin mới y tế ngày 10/2: Thông tin về thuốc Tamiflu và tình hình dịch cúmNgày 10/2, đại diện Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho hay, thuốc Tamiflu (chứa...

Bài đọc nhiều

Đua trend trữ bánh chưng, bánh tét sau Tết, chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì?

Sau Tết, nhiều người tìm cách bảo quản và chế biến lại bánh chưng, bánh tét để sử dụng lâu hơn mà vẫn giữ trọn hương vị. Bác sĩ Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng quốc gia, khuyên hạn chế rán bánh vì...

Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”

Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). Tin mới y tế ngày 6/2: Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). ...

USAID ‘tạm nghỉ’ trên toàn cầu, dự án phòng chống lao, HIV/AIDS tại Việt Nam bị ảnh hưởng

Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã có thông tin chính thức về việc “nghỉ phép hành chính” trên toàn cầu từ 7-2. Điều này đồng nghĩa với việc những dự án USAID đang thực hiện tại Việt Nam cũng bị tạm dừng. ...

2 món ăn sáng béo gấp 5 lần mỡ lợn, là thủ phạm gây mỡ máu

Thường xuyên ăn 2 món này trong bữa sáng sẽ làm tăng nguy cơ cholesterol cao, có thể gây hẹp hoặc xơ cứng động mạch. ...

Số hoá dịch vụ công, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp

DNVN - Bộ Y tế ứng dụng công nghệ số trong việc tăng cường triển khai các dịch vụ công trực tuyến, giảm bớt các thủ tục giấy tờ không cần thiết, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính. ...

Cùng chuyên mục

Thông tin về thuốc Tamiflu và tình hình dịch cúm

Ngày 10/2, đại diện Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho hay, thuốc Tamiflu (chứa hoạt chất Oseltamivir) để điều trị cúm vẫn được đảm bảo, dù có sự gia tăng cục bộ các ca mắc cúm từ cuối năm 2024 và trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Tin mới y tế ngày 10/2: Thông tin về thuốc Tamiflu và tình hình dịch cúmNgày 10/2, đại diện Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho hay, thuốc Tamiflu (chứa...

Điều gì sẽ xảy ra khi uống nước ép mướp đắng vào buổi sáng?

Không chỉ có thế, mướp đắng cũng có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa tự nhiên cùng một số vitamin nhóm B có lợi cho sức khỏe. Thường xuyên uống nước ép mướp đắng vào buổi sáng sẽ đem lại một số lợi ích như: chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường,... Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường Mướp đắng là nguồn giàu hợp chất (hợp chất hoạt tính sinh học...

Bí quyết vui khỏe cả năm

Lên kế hoạch cho cả năm vui khỏe, sau Tết quay lại nhịp làm việc ổn định, nhiều người bắt đầu lên kế hoạch tập luyện điều chỉnh lại dáng vóc, làm việc hiệu quả, tinh thần lạc quan tươi vui. Để một năm...

Đà Nẵng: Không có tình trạng quá tải tiêm vaccine phòng bệnh cúm

DNVN - Theo Sở Y tế Đà Nẵng, đến thời điểm này tình hình bệnh cúm trên địa bàn TP đang ghi nhận ở mức bình thường so với cùng kỳ các năm trước, không có tình trạng quá tải tiêm vaccine phòng bệnh cúm. ...

Những đối tượng cần tiêm vắc-xin cúm mùa

Cúm mùa là một căn bệnh truyền nhiễm dễ lây lan, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt đối với những người có hệ miễn dịch yếu. Cúm mùa là một căn bệnh truyền nhiễm dễ lây lan, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt đối với những người có hệ miễn dịch yếu. Các chuyên gia y tế...

Mới nhất

Hà Nội thí điểm cấm ô tô trên 16 chỗ khu vực phố cổ, hồ Gươm từ ngày 1/3

UBND TP Hà Nội vừa chấp thuận đề nghị của Sở GTVT về phương án thí điểm hạn chế xe ô tô trên 16 chỗ trong khu vực phố cổ và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm theo giờ từ ngày 1/3 tới đây. ...

Căng thẳng thương mại toàn cầu: Doanh nghiệp Việt Nam cần thích ứng linh hoạt

ANTD.VN -  Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SB LAW, cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần có cả giải pháp ngắn hạn và dài hạn để ứng phó với căng thẳng thương mại toàn cầu, song dù chọn giải pháp nào, cũng cần nhất là tính linh hoạt. ...

Xử lý nghiêm vi phạm trên nền tảng xuyên biên giới

Thời gian qua, nhiều nội dung vi phạm phát sinh trên nền tảng xuyên biên giới đặt ra đòi hỏi cần nhanh chóng có các giải pháp xử lý nghiêm, góp phần “làm sạch” môi trường mạng. Trong đó, việc phối hợp, đấu tranh, yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật...

Bà Rịa – Vũng Tàu sắp thu nghìn tỷ từ đấu giá ‘đất vàng’

TPO - Khu đất chợ du lịch cũ có diện tích 29.297 m2 nằm ở vị trí trung tâm khu vực Bãi Sau, phường Thắng Tam, TP. Vũng Tàu sẽ được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mang ra đấu giá ngày 14/3, với giá khởi điểm trên 1.000 tỷ đồng. TPO - Khu đất chợ du...

Giá vàng vọt lên 93 triệu đồng/lượng rồi tăng giảm loạn xạ

Trong vòng chưa đầy 24 giờ, giá vàng miếng SJC tăng thêm gần 3 triệu đồng/lượng, lên 93,1 triệu đồng/lượng vào sáng nay 11-2. ...

Mới nhất